You are on page 1of 6

Câu 1.

Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở:

A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi.

Câu 2. Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập?

A. 15 B. 16 C. 17 D. 18

Câu 3 . Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?

A. Pháp B. Tây Ban Nha C. Bồ Đào Nha D. Anh

Câu 4. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ.

Câu 5. Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?

A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc C. Tổ chức thống nhất châu Phi D. PLO

Câu 6. Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?

A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do. B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống.

C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ. D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen.

Câu 7. Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì?

A. Bóc lột tàn bạo người da đen. B. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi.

C. Tước quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.

Câu 8. Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?

A. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri

C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la

Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định trong những năm 80 của thế kỉ XX?

A. Thường xuyên sảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo.

B. Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất.

C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10. Chiến lược “Kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam phi ra đời với tên gọi là gì?

A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen. B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.

C. Hội nhập, cùng phát triển. D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
Câu 1. Chiến tranh đã làm nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại bao nhiêu năm?

A. 5 năm B. 7 năm C. 10 năm D. 20 năm

Câu 2. Những năm 1946 – 1950, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?

A. Lần thứ tư B. Lần thứ năm C. Lần thứ sáu D. Lần thứ bảy

Câu 3. Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) là gì?

A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn. B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng.

C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch. D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại.

Câu 4. Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945 – 1950 là:

A. đưa con người bay vào vũ trụ B. đưa con người lên mặt trăng C. chế tạo tàu ngâm nguyên tử D. chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu 5. Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kt nào?

A. Công nghiệp nặng. B. Công nghiệp nhẹ C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.

Câu 6. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại những thế nào?

A. Muốn làm bạn với tất cả các nước. B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. Chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích:

A. Xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Âu.

B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.

C. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản.

D. B và C đều đúng.

Câu 8. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1946. B. Từ 1946 đến 1947. C. Từ 1947 đến 1948. D. Từ 1945 đến 1949.

Câu 9. Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là:

A. các nước dân chủ Đông Âu được thành lập. B. khối SEV được thành lập.

C. tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập. D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Câu 10. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất:

A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 1. Những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế Liên Xô như thế nào?

A. Phát triển tương đối ổn định. B. Liên Xô trở thành cường quốc kinh tế.

C. Nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, khủng hoảng nghiêm trọng. D. Khủng hoảng trong thời gian đầu nhưng nhanh chóng phát triển trở lại.

Câu 2. Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (3 – 1885), Goóc-ba-chốp đã thực hiện:

A. tăng cường quan hệ với Mĩ. B. đường lối cải tổ. D. tiếp tục thực hiện những chính sách cũ. D. hợp tác với các nước phương
Tây.

Câu 3. Công cuộc cải tổ được tiến hành trong thời gian bao nhiêu năm?

A. 4 năm (1985 – 1989) B. 5 năm (1985 – 1990) C. 6 năm (1985 – 1991) D. 7 năm (1985 – 1992)

Câu 4. Nội dung của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là gì?

A. Cải tổ về kinh tế. B. Cải tổ hệ thống chính trị. C. Cải tổ xã hội. D. Cải tổ kinh tế, chính trị và xã hội.

Câu 5. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt?

A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. B. Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập.

C. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.

Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở các nước Đông Âu lên tới đỉnh điểm trong thời gian nào?

A. Đầu năm 1988. B. Cuối năm 1988. C. Đầu năm 1991. D. Cuối năm 1991.

Câu 7. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng trầm trọng Chính phủ các nước Đông Âu đã có những hành động gì?

A. Tiến hành một loạt cải cách về kinh tế và chính trị. B. Tuyên bố giải tán, từ bỏ quyền lãnh đạo.

C. Kêu gọi sự trợ giúp của Liên Xô. D. Đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.

Câu 8. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV giải thể vào năm nào?

A. Năm 1989 B. Năm 1990 C. Năm 1991 D. Năm 1992

Câu 9. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể năm nào?

A. Năm 1989 B. Năm 1990 C. Năm 1991 D. Năm 1992

Câu 10. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nướ Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm lớn nào?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệ.

C. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô, không phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

D.Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.


Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Phi-lip-pin B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma

Câu 2. Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?

A. Chiến tranh ác liệt. B. Ngày càng phát triển phồn thịnh. C. Ngày càng trở nên căng thẳng. D. Ổn định và phát triển.

Câu 3. Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng?

A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).

B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.

C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự.

D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Câu 4. Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?

A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po. B. Thái Lan, Phi-lip-pin. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. D. Miến Điện, Thái Lan.

Câu 5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 6 – 8 – 1967. B. Ngày 8 – 8 – 1967. C. Ngày 6 – 8 – 1976. D. Ngày 8 – 8 – 1976.

Câu 6. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:

A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 7. Hiệp ước Ba-li được kí kết vào thời gian nào?

A. Tháng 2 – 1967. B. Tháng 2 – 1976. C. Tháng 8 – 1967. D. Tháng 8 – 1976.

Câu 8. Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên đối
đầu căng thẳng do:

A. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. B. chính sách can thiệp của Trung Quốc vào khu vực.

C. vấn đề Cam-pu-chia. D. sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế giữa hai nhóm nước.

Câu 9. Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:

A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. khoa học – kĩ thuật.

Câu 10. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

A. Tháng 5 năm 1995 B. Tháng 6 năm 1995 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 8 năm 1995
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là:

A. Các nước châu Á giành được độc lập. B. Các nước châu Á gia nhập ASEAN.

C. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?

A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Xin-ga-po

Câu 3. Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.

Câu 4. Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa:

A. nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc. D. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu 5. Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (1946 – 1949) như thế nào?

A. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan. B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại phải chấm dứt quyền lãnh đạo.

C. Cuộc nội chiến không phân thắng bại, lãnh đạo hai Đảng kí hòa ước. D. Mĩ và Liên Xô can thiệp cuộc nội chiến kết thúc trong hòa bình.

Câu 6. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong thời gian nào?

A. Ngày 1 – 1 – 1949. B. Ngày 1 – 10 – 1949. C. Ngày 10 – 10 – 1949. D. Ngày 11 – 10 – 1949.

Câu 7. Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.

B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới.

Câu 8. Nhân dân Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế từ khi nào?

A. Năm 1949. B. Năm 1950. C. Năm 1953. D. Năm 1978.

Câu 9. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa khi nào?

A. Năm 1950. B. Năm 1959. C. Năm 1978. D. Năm 1979.

Câu 10. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

You might also like