You are on page 1of 13

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 9

I.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
CỦA THẾ KỈ XX
Câu 1: Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
B. Củng cố quốc phòng an ninh
C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
D. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 2: Những năm 1946 – 1950, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với việc
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?
A. Kế hoạch 5 năm lần thứ ba
B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư
C. Kế hoạch 5 năm lần thứ năm
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu.
Câu 3: Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều
kế hoạch dài hạn với mục đích gì?
A.Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
D.Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 4: Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?
A.Bị phát xít Đức chiếm đóng.
B. Lệ thuộc vào Liên Xô.
C. Là thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu.
D.Lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.

Câu 5: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?
A.Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.
C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng.
D.Mĩ chế tạo thành công máy bay.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn
gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?
A.Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô.
B. Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô.
D.Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô.

Câu 7: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập vào thời gian nào?
A.Tháng 8/1945
B. Tháng 8/1949
C. Tháng 9/1949
D.Tháng 10/1949

Câu 8: Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm
1991 là
A.hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc.
C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ.

Câu 9. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5
năm (1946 – 1950)?
A. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
B. Liên Xô nhận được sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ.
C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
D. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 10. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Anh
D. Ấn Độ

Câu 11. Chiến tranh đã làm nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại bao nhiêu năm?
A. 5 năm
B. 10 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
Câu 12. Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư là gì?
A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm so với kế hoạch.
B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn.
C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại.
Câu 13. Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển trong thời kì 1946 –
1950 là
A. Đưa con người bay vào vũ trụ.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ.
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử
D. Đưa con người lên Mặt Trăng.
Câu 14. Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà
nước Liên Xô thất bại đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô.
B. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
C. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô bị suy giảm.
D. Các nước cộng hòa kí hiệp định giải tán Liên bang Xô viết.

BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU
NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX

Câu 1. Những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế Liên Xô
A. Phát triển tương đối ổn định
B. Liên Xô trở thành cường quốc kinh tế
C. Nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, khủng hoảng nghiêm trọng
D. Khủng hoảng trong thời gian đầu nhưng nhanh chóng phát triển trở lại

Câu 2. Công cuộc cải tổ của M. Gooc-ba-chốp bắt đầu từ


A. Tháng 2/1985
B. Tháng 3/1985
C. Tháng 2/1986
D. Tháng 3/1986

Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt?
A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động
B. Các nước cộng hoà tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập
C. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống
D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập

Câu 4. Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới, trong những năm 70 của
thế kỉ XX Liên Xô đã:
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội phù hợp
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới
C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội
D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để

Câu 5. Ngày 21/12/1991 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Liên Xô?


A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ.
B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
C. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô.
D. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
Câu 6: Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi
A. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
D. sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Câu 7. Chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại bao nhiêu năm?


A. 71 năm
B. 72 năm
C. 73 năm
D. 74 năm

BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

Câu 1: Ngày 1/10/1949 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Trung Quốc?


A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
B. Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua đường lối cải cách, mở cửa.
D. Vua Phổ Nghi tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến chuyên chế sụp đổ.

Câu 2: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách, mở cửa vào
A. Tháng 10/1949
B. Tháng 12/1958
C. Tháng 5/1966
D. Tháng 12/1978

Câu 3: Tháng 7/1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với
A. Đài Loan
B. Hồng Công
C. Ma Cao
D. Thượng Hải

Câu 4. Ý nào không phải là nội dung của Đường lối chung trong công cuộc cải cách, mở cửa của
Trung Quốc?
A. Tiến hành cải cách và mở cửa
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D. Tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường an ninh quốc phòng.

Câu 5. Trunng Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao vào
A. Tháng 12/1999
B. Tháng 7/1997
C. Tháng 10/1949
D. Tháng 12/1978

Câu 6. Cho các dữ kiện sau:


1. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách, mở cửa
2. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
3. Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo trình tự thời gian.
A. 1, 2, 3
B. 3, 1, 2
C. 3, 2, 1
D. 2, 3, 1

Câu 7. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á sau thắng lợi của
A. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (năm 1945)
B. Cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ ở Trung Quốc (năm 1949)
C. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Lào (năm 1945)
D. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân In-đô-nê-xi-a (năm 1945)

Câu 8. Nội dung nào phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa?
A. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. Tăng cường lực lượng và mở rộng phạm vi của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, đưa Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 9. Trọng tâm trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là
A. Kinh tế
B. Văn hóa
C. Chính trị
D. Tư tưởng

BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Câu 1: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của
thực dân phương Tây?
A. Phi-lip-pin.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a
D. Mi-an-ma

Câu 2: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 6 – 8 – 1967.
B. Ngày 8 – 8 – 1967.
C. Ngày 6 – 8 – 1976.
D. Ngày 8 – 8 – 1976.

Câu 3: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:
A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1995
B. Tháng 6 năm 1995
C. Tháng 7 năm 1995
D. Tháng 8 năm 1995

Câu 5: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
A. Chiến tranh ác liệt.
B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
D. Ổn định và phát triển.

Câu 6: Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. khoa học – kĩ thuật.

Câu 7. Nội dung nào không đúng với nguyên tắc hoạt động của ASEAN?
A. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào nội bộ của nhau.
C. Giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, hợp tác có kết quả.
D. Các nước tham gia khối SEATO

Câu 8. Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 là gì?
A. Nhật đầu hàng, các dân tộc ĐNA nổi dậy đấu tranh
B. Các nước ĐNA tiến hành chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập
C. Mĩ can thiệp vào ĐNA và mở rộng chiến tranh Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy
giành độc lập?
A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.
B. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh.
C. Phát xít Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản.

Câu 10. Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
A. Inđônêsia, Việt Nam, Lào.
B. Philippin, Singapo, Lào.
C. Singapo, Thái Lan, Mianma.
D. Inđônêsia, Malaixia, Việt Nam.
Câu 11 Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại
A. Hà Nội
B. Viêng-chăn
C. Gia-cac-ta
D. Băng Cốc
Câu 12. Văn kiện đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là:
A. Hiến chương ASEAN
B. Tuyên bố Băng Cốc
C. Hiệp ước Bali
D. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II

BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

Câu 1: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở:
A. Bắc Phi
B. Nam Phi
C. Trung Phi
D. Đông Phi

Câu 2: Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”?
A. Tất cả các nước ở châu Phi tuyên bố độc lập
B. Năm có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập
C. Giải phóng khu vực Bắc Phi
D. Châu Phi là “Lục địa trỗi dậy”

Câu 3. Liên minh châu Phi viết tắt là:


A. AU
B. EU
C. ASEAN
D. SNG

Câu 4: Thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang từ năm 1954 – 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật
đổ ách thống trị của thực dân nào?
A. Đức
B. Tây Ban Nha
C. Bồ Đào Nha
D. Pháp

Câu 5. Sự kiện được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952)
B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962)
C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952)
D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956)
Câu 6. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở các nước châu Phi bùng nổ khi Chiến tranh thế
giới thứ hai
A. Bùng nổ và ngày càng lan rộng
B. Đang diễn ra vô cùng ác liệt
C. Bước vào giai đoạn cuối
D. Đã hoàn toàn kết thúc

Câu 7. Nội dung nào phản ánh không đúng tình hình châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX
đến nay
A. Xung đột nội chiến
B. Đói nghèo
C. Tỉ lệ sinh thấp
D. Dịch bệnh hoành hành

Câu 8. Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập?
A. 15
B. 16
C. 17
D. 18

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

CHỦ ĐỀ 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH


THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế
kỉ XX
I. LIÊN XÔ
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
- Khó khăn: chịu nhiều tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70.000 làng mạc,
3200 nhà máy… bị tàn phá.
- Năm 1946, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư trước thời hạn 9 tháng và đạt nhiều thành
tựu:
+ Sản xuất công nghiệp tăng 73%.
+ Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử,
Ý nghĩa: phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Nguyên nhân của sự phát triển: Sự thống nhất về tư tưởng, chính trị. Tinh thần tự lập, tự cường,
cần cù lao động của nhân dân
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH (từ 1950 – những năm 70
của thế kỉ XX)
- Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch 5 năm nhằm:
+ Phát triển công nghiệp nặng
+ Thâm canh trong SX nông nghiệp
+ Đẩy mạnh khoa học kĩ thuật, tăng cường quốc phòng…
- Kết quả
+ Kinh tế: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới và chiếm 20% sản
lượng công nghiệp thế giới.
+ Khoa học-kĩ thuật:
* Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo -> mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.
* Năm 1961, phóng tàu “Phương Đông” đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích
cực ủng hộ các cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức
II. ĐÔNG ÂU
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Dưới sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân Đông Âu lần lượt nổi dậy giành chính quyền
và thành lập nhà nước dân chủ nhân dân như: Ba Lan (7.1944), Rumani (8.1944)…
- Từ 1945 – 1949, các nước Đông Âu tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thực
hiện quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống của nhân dân.
III. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XHCN

- Ngày 8.1.1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập nhằm đẩy mạnh sự hợp tác và
giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
- Tháng 5.1955, Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va được thành lập nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng
CNXH và góp phần duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

CHỦ ĐỀ 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH


THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những
năm 90 của thế kỉ XX.
I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

- Năm 1973, thế giới lâm vào khủng hoảng. Tuy nhiên, Liên Xô không tiến hành cải cách... đến đầu
những năm 80, LX lâm vào khó khăn.
- Tháng 3.1985 Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo và tiến hành cải tổ. Nhưng do nhiều
nguyên nhân, cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào bị động, lúng túng và đất nước ngày càng lâm vào
khủng hoảng, rối loạn.
- Ngày 19.8.1991, cuộc đảo chính thất bại, Nhà nước Liên bang tê liệt, các nước đòi độc lập và tách
khỏi Liên bang.
- Ngày 21.12.1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang tuyên bố rút khỏi Liên bang và thành lập
Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Đêm 25.12.1991, Gorbachev từ chức, chế độ XHCN chấm dứt sau 74 năm tồn tại.
II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XHCN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
- Đầu những năm 80, các nước Đông Âu cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính
trị: công-nông nghiệp suy giảm, nhân dân đấu tranh khắp nơi….
- Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh cao, nhân dân các nước đấu tranh đòi cải cách
kinh tế, đa nguyên chính trị, tổng tuyển cử tự do….
- Kết quả, các đảng cộng sản đã thất bại. Đến cuối năm 1989, chế độ XHCN sụp đổ ở các nước
Đông Âu.
- Ngày 28.6.1991, SEV chấm dứt hoạt động.
- Ngày 1.7.1991, Vacsava tuyên bố tự giải thể.
Câu hỏi thêm:
- Nhận xét về thành tựu khoa học  kĩ thuật của LX.
- Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
---------------

CHỦ ĐỀ 2. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH


TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 4: Các nước châu Á
I. TRUNG QUỐC
1. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa
- Sau chiến tranh, nội chiến Quốc – Cộng bùng nổ (1946 – 1949), Tưởng Giới Thạch thất bại và
chạy ra Đài Loan.
- Ngày 1.10.1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập do Mao Trạch Đông đứng
đầu.
- Ý nghĩa: Kết thúc ách nô dịch hơn100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm phong kiến, tiến lên
xây dựng CNXH và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
2. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978 đến nay)
- Tháng 12.1978, Trung ương ĐCS TQ đề ra đường lối đổi mới xây dựng CNXH mang màu sắc
TQ, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thành tựu:
+ Kinh tế phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 9,6%).
+ Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt.
+ Đối ngoại: bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, củng cố địa
vị trên trường quốc tế.
Câu hỏi thêm:
1. Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa
-------

Bài 5: Các nước Đông Nam Á


I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945
- Trước 1945: đều là thuộc địa của các nước Phương Tây
- Sau 1945, các nước đều giành được độc lập như: Indonesia (17.8.1945), VNDCCH (2.9.1945),
Lào (12.10.1945) …
- Từ năm 1950, tình hình các nước ĐNA căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ
II. SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN
- Hoàn cảnh: Để hợp tác cùng nhau phát triển và hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài, ngày
8.8.1967, Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với
5 thành viên: Singapo, Indonesia, Malaysia, Philippin và Thái Lan.
- Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước
thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
+ Không can thiệp vào nội bộ của nhau,
+ Giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả.
III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”

- Tháng 1. 1984, ASEAN kết nạp Bru-nây => hình thành “ASEAN 6”
- Từ đầu những năm 90, ASEAN mở rộng thêm:
+ Tháng 7.1995, kết nạp Việt Nam.
+ Tháng 9.1997, kết nạp Lào và Myanma.
+ Tháng 4.1999, kết nạp Campuchia
- Như vậy, “ASEAN 6” đã phát triển thành “ASEAN 10”. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh
hoạt động hợp tác quốc tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát
triển (hợp tác kinh tế: AFTA năm 1992, Hợp tác an ninh: ARF năm 1994)
=> Ý nghĩa: mở ra một chương mới cho lịch sử ĐNA.
Câu hỏi thêm:
1. Hiểu được ý nghĩa lá cờ ASEAN.

Lá cờ ASEAN tượng trưng hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động:
Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động,
màu trắng thể hiện sự thuần khiết, và màu vàng thể hiện sự thịnh vượng. 10 nhánh lúa tượng trưng
cho 10 nước ASIAN cùng nhau gắn kết tình bạn và sự đoàn kết.
2. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN: ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT,
VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
------

Bài 6: Các nước châu Phi


I. TÌNH HÌNH CHUNG
- Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu Phi.
+ Tháng 7.1952, binh lính Ai Cập khởi nghĩa, thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (18.6.1953)
+ Năm 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập. Từ đó, các nước châu Phi lần lượt giành được độc
lập.
- Sau khi độc lập, các nước bắt tay xây dựng đất nước và phải đối mặt nhiều khó khăn như: xung
đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, nợ nần, dịch bệnh hoành hành.
- Hiện nay, được sự giúp đỡ của quốc tế, các nước tìm cách khắc phục khó khăn, thành lập Tổ
chức thống nhất châu Phi (Liên minh châu Phi – AU).
Câu hỏi thêm:
-Giải thích tại sao năm 1960 được gọi là năm châu Phi?
----Hết----

You might also like