You are on page 1of 7

Ôn tập HK 1 - lớp 11

I. Phần trắc nghiệm

Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1917. B. Năm 1918. C. Năm 1919. D. Năm 1922.
Câu 2: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
Câu 3: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá
trình thành lập:
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô
viết là:
A. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
C. Ban hành Hiến pháp mới.
D. Chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 5: Câu nói này do ai phát biểu" Bây giờ đây, ở nức Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí
vào việc xây dựng một nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa"?
A. Hồ Chí Minh. B. Mao Trạch Đông. C. Lê-nin. D. Giôn Rít
Câu 6: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lenin trong việc thành lập Liên bang Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.
tấn công Nga Xô viết?
A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Nhật
Câu 7: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng văn hóa.
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở
Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
Câu 9: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và
thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa để quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế
quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 10: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở
bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát
triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
C. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.
Câu 11: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Xô viết?
A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế
giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á,
châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 12: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu 13: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai
chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ D. Đảng Thống nhất công nhân

===========================================================
Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Câu 1: Trước năm 1945, nước nào là nước duy nhất đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?
A. Việt Nam. B. Liên Xô. C. Trung Quốc D. Cuba
Câu 2: Cuba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?
A. 1961. B. 1955. C. 1958. D. 1957
Câu 3: Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?
A. Trung Quốc. B. Cuba. C. Ba Lan. D. Việt Nam
Câu 4: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:
A. Tháng 12/1978. B. Tháng 06/1985 C. Tháng 01/1990. D. Tháng 11/1998
Câu 5: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:
A. Mỹ và các nước Đông Âu. B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô D. Liên Xô và Trung Quốc
Câu 6: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
vào thời gian nào?
A. 1949. B. 1955. C. 1958. D. 1957
Câu 7: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông
Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:
A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. . Thực hiện các quyền tự do, dân chủ. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã
có sự kiện gì?
A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội.
D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục
Câu 9 : Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?
A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
C. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
D. Sau Đổi mới năm 1986
Câu 10: Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ
Latin là cơ sở vững chắc để:
A. Chứng minh chủ nghĩa xã hội có không có sức sống, triển vọng thực sự trên thế giới
B. Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển
của thời đại
C. Tiến hành chiến tranh thế giới lần thứ ba nhằm đưa toàn thế giới đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa.
D. Đáp án khác
Câu 11: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã có tác động như thế nào?
A. Đã đưa Việt Nam trở thành đất nước áp dụng thành công nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội, tạo tiền đề thích nghi cho các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại sắp tới.
B. Đã đưa Việt Nam trở thành siêu cường về quân sự, đủ sức khiến cho tất cả các nước khác
trên thế giới không dám có hành động xâm chiếm như trước kia.
C. Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành
nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải
thiện rõ rệt.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Ở Trung Quốc lấy phát triển .... nào làm trung tâm:
A. Quân sự B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Kinh tế
Câu 13: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước
Đông Âu?
A. Tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ.
B. Không tiến hành cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước.
Câu 14: Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước Đông Âu?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước.
B. Phạm nhiền sai lầm trong cải tổ.
C. Không bắt kịp bước phát triển của KH-KT.
D. Thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Câu 15: Vai trò của tổ chức hiệp ước Vác-sava là gì ?
A. Hợp tác, giúp đỡ các nước trên thế giới
B. Tương trợ, giúp đỡ những nước theo chế độ XHCN.
C. Giữ gìn hòa bình an ninh ở châu Âu và thế giới.
D. Là tổ chức phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN.
Câu 16: Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV là gì ?
A. Tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế kĩ thuật các nước.
B. Tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về quân sự ở các nước.
C. Duy trì hòa bình an ninh ở khu vực các nước XHCN.
D. Tăng cường sức mạnh để chống lại Mĩ và các nước TBCN.
Câu 17: Điểm giống nhau cơ bản trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cuộc cải cách mở cửa ở
TQ là
A. Thực hiện đa nguyên đa đảng để cùng lãnh đạo đất nước.
B. Thực hiện đổi mới đồng bộ và toàn diện về kinh tế, xã hội.
C. Chú trọng đổi mới chính trị và xã hội.
D. Tiến hành khi đất nước khủng hoảng.

===========================================================

Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

Câu 1: Qúa trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước
Đông Nam Á;
A. Kinh tế suy thoái. B. Chế độ phong kiến khủng hoảng. C. Chế độ phong kiến phát triển. D.
Đang tiến hành cải cách
Câu 2: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm
Indonesia?
A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Anh D. Pháp
Câu 3: Năm 1898, nước nào đã thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin?
A. Mỹ. B. Bồ Đào Nha. C. Anh. D. Pháp
Câu 4: Năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của?
A. Mỹ. B. Bồ Đào Nha. C. Anh. D. Pháp
Câu 5: Tại Việt Nam, liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu quá
trình xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. 1858. B. 1867. C. 1868. 1886
Câu 6: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được
thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
A. các nước phương Đông. B. Nhật Bản
C. các nước phương Tây. D. Trung Quốc
Câu 7: Nội dung cải cách về chính trị, quân sự ở Xiêm?
A. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại
B. Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương
C. giải tán hội đồng quý tộc
D. Tất cả đáp án trên đúng
Câu 8: Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây do
đâu?
A. Khu vực giàu tài nguyên
B.Có nguồn nguyên liệu, hàng hóa phong phú
C. Nằm trên các tuyế đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây
D. A,B,C đúng
Câu 9: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
A. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
B. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và
phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào
cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội
truyền thống trong khu vực.
C. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có
tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng
sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 11: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
A. Việt Namm. B. Xiêm C. Cam-pu-chia D. Sing-ga-po
Câu 12: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương
quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu
họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân
phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan. B. Mỹ và Nga. C. Việt Nam và Ngan D. Anh và Pháp
Câu 14: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất
phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình
đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để
phát triển
Câu 15: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử
Xiêm là
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Câu 16: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị. D. Cộng hòa tổng thống
Câu 20: Sau cuộc chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha, Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của?
A. Anh. B. Đức. C. Mỹ. D. Tây Ban Nha

========================================================

Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu 1: Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh là giai đoạn nào?
A. 1945-1975. B. 1920-1945
C. Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. D. 1945-1955
Câu 2: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là giai đoạn nào?
A. 1945-1975. B. 1920-1945
C. Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 D. 1945-1955
Câu 3: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo
dài trong bao lâu?
A. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ. B. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ D. 1643, kéo dài hơn 100 năm
Câu 4: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai
đoạn nào
A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 B. 1920 – 1945. C. 1945 – 1954. D. 1954 – 1975
Câu 5: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?
A. Indonesia. B. Việt Nam. C. Malaysia. D. Thái Lan
Câu 6: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Việt Nam. B. Indonesia. C. Lào. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:
A. Brunei. B. Singapore. C. Myanmar D. Lào
Câu 8: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất
sớm, tiêu biểu là ở:
A. Indonesia và Malaysia B. Indonesia và Philippines
C. Malaysia và Brunei D. Singapore
Câu 9: Thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam từ năm nào?
A. 1858 B. 1869 C. 1884. D. 1911
Câu 10: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở Campuchia?
A. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivotha (1861 – 1892)
B. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863 – 1866)
C. Cuộc khởi nghĩa của Pucombo (1866 – 1867)
D. Cuộc khởi nghĩa của Jose Rizal (1895 – 1899)
Câu 11: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:
A. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
B. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
C. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
D. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
Câu 12: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?
A. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)
B. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh
C. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc.
D. Đáp án khác
Câu 13: Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã
làm thất bại kế hoạch gì của thực dân Pháp?
A. Đánh chậm, kiểm soát kĩ. B. Đánh nhanh, thắng nhanh
C. Biến Đông Dương thành tân thế giới. D. Cả B và C.
Câu 14: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu trào theo ý
thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng:
A. Phong trào theo xu hướng cộng sản B. Phong trào theo xu hướng tư sản
C. Phong trào theo xu hướng hợp tác cùng phát triển. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Thực dân Pháp phải mất bao nhiêu năm mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước
Việt Nam?
A. 26 năm B. 27 năm C. 28 năm D. 29 năm
Câu 16: Bru-nây tuyên bố độc lập vào năm nào?
A. 1984 B. 1897 C. 1887. D. 1985
Câu 17 : ĐNA Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập là giai đoạn nào?
A. 1945-1975 B. 1920-1945 C. Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 D. 1945-1955

II. Tự luận
1. Cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc
2. Cuộc cải cách của Xiêm
Lưu ý: Ôn phần tự luận theo yêu cầu của ma trận ( mức độ vận dụng )

You might also like