You are on page 1of 4

Đề Cương Lịch Sử

I)Trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra
B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
D. Khôi p hục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến
Câu 2:Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế
nào đến thực dân Pháp?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
D. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Câu 3 : Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là
A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân
C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện
B. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển
C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng
D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
Câu 5: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
A. Nguyễn Lộ Trạch
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Bùi Viện
D. Phạm Phú Thứ
Câu 6: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa
nào sau đây?
A. Thể hiện trình độ hiểu biết, thức thời của các văn thân, sĩ phu
B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ
C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam
Câu 7: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến
hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 – 1918
B. 1896 – 1914
C. 1897 – 1914
D. 1898 – 1918
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được
tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?
A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.
B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.
D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.
Câu 9: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt
Nam?
A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam
B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam
C. Thành lập ngân hàng Đông Dương
D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi
Câu 10: Phương thức bóc lột chính của các chủ đất mới trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất là gì?
A. Phát canh thu tô
B. Bóc lột giá trị thặng dư
C. Chiếm nô
D. Rào đất cướp ruộng
Câu 11: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng
xây dựng hệ thống giao thông?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương
Câu 12: Vì sao thực dân Pháp lại mở một số trường học ở Việt Nam?
A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ
B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh
C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam
D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại
Câu 13: Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và
tay sai?
A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai
C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến
D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi
Câu 14: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào?
A. Nông dân
B. Thợ thủ công
C. Nô tì
D. Binh lính
Câu 15: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai
giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Công nhân và nông dân
Câu 16: Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
D. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản
Câu 17: Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong
trào đấu tranh trước đó là gi?
A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải cách xã hội
C. Chủ trương đoàn kết quốc tế
D. Xác định công - nông là động lực của cách mạng
Câu 18: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào
A. Nga
B. Nhật Bản
C. Pháp
D. Mĩ
Câu 19: Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập
C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ
D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập
Câu 20: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-
1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản
B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam
C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Câu21: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu
thế kỉ XX là gì?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến, thiếu đường lối cách mạng đúng
đắn
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu .
Câu 22: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ
C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
Câu 23: Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam vào đầu thế kỉ XX?
A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến
D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến
Câu 24: Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các
phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?
A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế
B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước
C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.
D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn
II)Tự luận
Câu 1: Các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương
trình khai thác bóc lột của thực dân Pháp
-Địa chủ phong kiến: Số lượng tăng lên, đầu hàng làm tay sai cho Pháp, địa vị kinh tế
được tăng cường
-Nông dân: Ngày càng bị phân hóa
Họ căm ghét thực dân Pháp sẵn sàng hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng
-Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới
+Tư sản: Thế lực nhỏ yếu, bị tư sản Pháp chèn ép, không dám mạnh dạn đấu tranh
+Tiểu tư sản: Cuộc sống bấp bênh, có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận
động cứu nước đặc biệt là tiểu tư sản tri thức
+Công nhân: Số lượng tăng nhanh, bị bóc lột nặng nề  Là giai cấp cách mạng có tinh
thần kiên quyết đấu tranh chống đế quốc, phong kiến

Câu 2: So sánh Phong trào Đông Du với Cuộc vận động Duy Tân và Phong trào
chống thuế ở Trung Kì:
Phong trào Đông Du (1905-1909) Cuộc vận động Duy Tân
(1908)
Lãnh đạo Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Huỳnh Thúc Kháng
Chủ Dựa vào Nhật đánh Pháp giành độc lập, Cải cách văn hóa, xã hội theo lối
trương phát triển đất nước theo con đường dân tư sản, truyền bá nếp sống mới
chủ tư sản
Biện pháp Dùng vũ lực Dựa vào pháp thực hiện cải cách
Hoạt động -1904, thành lập Hội Duy tân -Mở trường học đến tận xã
-Đưa học sinh sang Nhật du học, đào -Đả phá các hủ tục lạc hậu,
tạo cán bộ chống quan lại xâu
-Vận động sống theo lối mới
-Mở mang công thương nghiệp
-Phong trào chống đi phu, chống
sưu thuế

Câu 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
-5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
-1917 Người trở về Pháp:
+ Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
+ Viết báo, truyền đơn, tố cáo tội ác của Pháp, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga
=>Đây là những điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc
Câu 4: Nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX? Đầu thế kỉ
XX?
a)Nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
- Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đều do các văn thân sĩ phu yêu nước
lãnh đạo. Họ chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến muốn đứng lên đánh đổ thực dân
Pháp giành độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến
b)Nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX:
- Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX, đều do các tri thức Nho học tiến bộ lãnh
đạo. Họ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ châu Âu được truyền bá vào nước
ta, từ Chủ nghĩa Tam Dân do Tôn Trung Sơn đề xướng và Tấm gương Nhật Bản nên đã đi
theo con đương cứu nước mới – con đường dân chủ tư sản

You might also like