You are on page 1of 3

BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

(1914-1918)

NHẬN BIẾT
Câu 1. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) ở Việt Nam, chính sách của
Pháp trong nông nghiệp tập trung vào
A. tăng thuế cũ, áp đặt thuế mới.
B. vơ vét lương thực từ nông dân.
C. khai thác lâm sản và nông nghiệp.
D. trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
Câu 2. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) ở Việt Nam, chính sách của
Pháp trong thương nghiệp là
A. nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
B. siết chặt chính sách độc quyền, ngăn cản tư bản người Việt kinh doanh, buôn bán.
C. đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
D. thi hành chính sách bảo hộ thuế quan, hàng chế hàng hóa bên ngoài nhập khẩu vào Đông Dương.
Câu 3. Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. giai cấp nông dân và công nhân.
B. giai cấp công nhân và tư sản dân tộc.
C. tiểu tư sản thành thị và công nhân.
D. giai cấp địa chủ và tư sản dân tộc.
Câu 4. Giai cấp phát triển nhanh nhất về số lượng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là
A. nông dân.
B. tư sản.
C. tiểu tư sản.
D. công nhân.
Câu 5. Cuộc đấu tranh nào dưới đây của nhân dân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 – 1918) có sự tham gia của vua Duy tân?
A. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.
B. Khởi nghĩa binh lính ở Thái Nguyên.
C. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào tiểu số.
D. Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ.
Câu 6. Từ năm 1911 – 1918, con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con
đường cứu nước của lớp người đi trước là
A. sang châu Mĩ tìm đường cứu nước. B. sang phương Tây tìm đường cứu nước.
C. sang châu Phi tìm đường cứu nước D. sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 7. Năm 1917, khi từ Anh trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong tổ chức nào
dưới đây?
A. Hội Liên hiệp thuộc ở Pari.
B. Hội những người Việt Nam yêu nước.
C. Đảng Xã hội Pháp.
D. Quốc tế Cộng sản.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây tác động đến sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành trong buổi
đầu hoạt động cứu nước (1911 – 1918)?
A. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
B. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918.
THÔNG HIỂU
Câu 9. Chính quyền thực dân Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Việt Nam trong những
năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Làm nảy sinh một loạt cuộc khởi nghĩa vũ trang của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
1
B. Làm cho xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc, xuất hiện các giai cấp mới.
C. Làm bùng nổ phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, nhất là nông nghiệp và công nghiêp.
Câu 10. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. đòi độc lập dân tộc.
B. vì quyền lợi kinh tế.
C. vì quyền lợi chính trị.
D. thay đổi giờ giấc làm việc
Câu 11. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), tư sản dân tộc Việt Nam có
điều kiện phát triển kinh tế vì
A. sự vùng lên đòi tự do kinh doanh của tư sản người Việt.
B. chính sách nới lỏng độc quyền kinh doanh của thực dân Pháp.
C. nhận được đơn đặt hàng của các nước tham chiến.
D. chính sách mua chuộc của thực dân Pháp.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước năm 1911?
A. đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
B. sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới.
C. Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
D. Nguyễn Tất Thành muốn đi theo con đường cứu nước của các bậc cách mạng tiền bối.
Câu 13. Ý nào dưới đây giải thích không đúng lí do Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây
tìm đường cứu nước vào năm 1911 ?
A. Xem các nước phương Tây làm thế nào để trở nên hùng cường rồi trở về giúp đồng bào mình.
B. Người muốn tìm hiểu những vì ẩn sau khẩu hiệu « Tự do – Bình đẳng – Bác ái ».
B. Người không tán thành con đường cứu nước cũ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
C. Người muốn sang phương Tây, trước hết là Pháp để nhờ khai hóa văn minh cho dân tộc.
Câu 14. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
A. Khảo sát và tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
C. Mở rộng quan hệ quốc tế, quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới.
D. Liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Câu 15. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có tác dụng như thế
nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Bước đầu thiết lập quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
B. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – cách mạng vô sản.
C. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 16. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam và
hoạt động của Nguyễn Tất Thành đã xuất hiện những cơ sở đầu tiên cho sự xuất hiện một khuynh
hướng cứu nước mới, đó là khuynh hướng
A. phong kiến.
B. vô sản.
C. tư sản.
D. tư sản dân quyền.
VẬN DỤNG
Câu 17. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 – 1918) so với trước chiến tranh có gì khác về hình thức?
A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang.
B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang.
D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình.

2
Câu 18. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 -1918) khác trước đó ở điểm
A. phối hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân.
B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
C. thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
D. khẳng định được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 19. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất, độc đáo nhất trong hành trình tìm đường cứu
nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) so với những người đi trước là ở
A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B. mục dích ra đi tìm đường cứu nước.
C. hướng đi và cách tiếp cận chân lí.
D. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
Câu 20. Một trong những kết luận quan trọng mà Nguyễn Tất Thành rút ra được trong hành trình tìm
đường cứu nước từ năm 1911 – 1918 là
A. không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà tự ta phải giải phóng cho ta.
B. muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
C. muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
VẬN DỤNG CAO
Câu 21. Nhận xét nào dưới đây về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những
năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là đúng?
A. Đi đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Đấu tranh có mục đích kinh tế, chính trị rõ ràng.
C. Có những nét riêng nhưng vẫn còn mang tính tự phát.
D. kết hợp hài hòa đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang.
Câu 22. Có ý kiến cho rằng: “Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX dường như trong đêm tối không đó đường ra”. Đó là ý kiến
A. đúng, vì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B. sai, vì phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra sôi nổi, quyết liệt với nhiều thắng lợi to lớn.
C. đúng, vì khuynh hướng cứu nước theo ngọn cờ dân chủ tư sản đã thất bại hoàn toàn.
D. sai, vì Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 23. Đâu là yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
mới cho dân tộc Việt Nam?
A. Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.
B. Xuất phát từu yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
C. Xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
D. Xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất.

You might also like