You are on page 1of 6

SỬ 11

I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Địa bàn, quy mô của phong trào Cần vương (1885 - 1888) ở Việt Nam là
A. diễn ra chủ yếu tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
B. diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
C. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là Trung Kì, Bắc Kì.
D. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Nam Kì.
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống pháp ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Pháp có ưu thế hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.
C. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.
D. Hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.
Câu 3. Phong trào Cần vương ở Việt Nam đều diễn ra trong bối cảnh Pháp đang đẩy mạnh
A. cuộc khai thác thuộc địa.
B. việc tiến hành bình định.
C. cướp đoạt ruộng đất của nhân dân.
D. tiêu diệt phái chủ hòa và chủ chiến.
Câu 4. Nội dung nào phản ánh không đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần
vương?
A. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và thiếu đường lối đúng đắn.
B. Phong trào Cần vương không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
C. Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
D. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết.
Câu 5. Nội dung nào phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc.
B. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
D. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây là minh chứng rõ rệt cho phong trào Cần vương (1885 - 1896) ở Việt
Nam mang tính dân tộc sâu sắc?
A. Hình thức đấu tranh của phong trào đều là khởi nghĩa vũ trang quyết liệt.
B. Lực lượng tham gia phong trào là các tầng lớp của nhân dân Việt Nam.
C. Thời gian tồn tại của phong trào kéo dài.
D. Thực dân Pháp chịu nhiều tổn thất lớn.

1
Câu 7. Điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong
trào Cần vương (1885 - 1896) là về
A. phương pháp đấu tranh.
B. lực lượng chủ yếu.
C. thành phần lãnh đạo.
D. kết quả đấu tranh.
Câu 8. Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp
ở Kinh thành Huế (7/1885) là do
A. quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
B. công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
C. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.
D. chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
Câu 9. Điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX

A. tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
B. xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
C. khởi nghĩa vũ trang theo phạm trù phong kiến.
D. làm chậm quá trình khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 10. Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1885 - 1896) là
A. theo khuynh hướng phong kiến dưới sự lãnh đạo của phong trào Cần vương.
B. theo khuynh hướng phong kiến, diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
C. thông qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân và các dân tộc thiểu số.
D. diễn ra đưới hình thức khởi nghĩa vũ trang của phong trào Cần vương và Yên Thế.
Câu 11. Từ năm 1897, tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam vì
A. đã hoàn thành xong việc xâm lược Việt Nam về mặt quân sự.
B. hoàn thành xong việc bình định Việt Nam (1896).
C. đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản Việt Nam phát triển mạnh.
D. đang thực hiện đưa Việt Nam thành trung tâm kinh tế của châu Á.
Câu 12. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, tư bản Pháp tập trung đầu tư
vốn nhiều nhất vào
A. nông nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. giao thông vận tải.
D. công nghiệp.
Câu 13. Giai cấp công nhân Việt Nam không có điểm chung nào so với giai cấp công nhân quốc tế?
A. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
B. Có tinh thần cách mạng và tính kỉ luật cao.
2
C. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
D. Ra đời trước giai cấp tư sản, chịu nhiều tầng áp bức.
Câu 14. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, những lực lượng xã hội mới
xuất hiện ở Việt Nam bao gồm
A. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.
B. tư sản mại bản, địa chủ và tiểu tư sản thành thị.
C. tư sản dân tộc, nông nhân và tiểu tư sản thành thị.
D. tiểu tư sản thành thị, công nhân và tư sản mại bản.
Câu 15. Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 – 1914) giai cấp
mới nào trong xã hội đã bổ sung lực lượng cho phong trào yêu nước?
A. Tư sản.
B. Công nhân.
C. Nông dân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 16. Trong khai thác thuộc địa, thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam vì
A. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
B. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
C. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
D. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
Câu 17. Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác
thuộc địa địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 - 1914) là
A. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.
D. đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp.
Câu 18. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897 - 1914) của thực dân Pháp đã
A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
Câu 19. Điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX so với đầu thế
kỉ XX là ở
A. tính chất và xu hướng khuynh hướng.
B. hình thức và phương pháp đấu tranh
C. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia.
D. quan niệm và khuynh hướng cứu nước.
3
Câu 20. Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương
A. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
B. thiết lập chính thể cộng hòa dân chủ.
C. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
D. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Câu 21. Cơ sở đảm bảo sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở
Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.
B. Ảnh hưởng từ phong trào Duy tân Mậu Tuất của Trung Quốc.
C. Ảnh hưởng từ thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
D. Yếu tố kinh tế, xã hội mới xuất hiện do cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 22. “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt
Nam” là
A. mục đích và nhiệm vụ của phong trào Đông du.
B. mục đích và nhiệm vụ của phong trào Duy tân.
C. chủ trương của Hội Duy tân.
D. chủ trương của Việt Nam Quang phục hội.
Câu 23. Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu
đã
A. xuất phát từ những khuynh hướng cứu nước khác nhau.
B. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
C. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.
Câu 24. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?
A. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.
B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.
D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.
Câu 25. “Một trong những tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là ở quan niệm về
phạm trù yêu nước”. Đây là nhận định
A. sai, vì khuynh hướng cứu nước mới của các sĩ phu không đem đến sự thành công.
B. sai, vì phạm trù “trung quân ái quốc” luôn ăn sâu vào tư tưởng người dân Việt Nam.
C. đúng, vì các sĩ phu đã đưa ra vấn đề yêu nước phải gắn với xây dựng xã hội tiến bộ.
D. đúng, vì hoạt động của các sĩ phu hướng tới mục tiêu đảm bảo “dân chủ”, “dân quyền”.
Câu 26. Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế
kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
4
B. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
C. Quan niệm tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Quan niệm phương pháp đấu tranh: từ đấu tranh vũ trang sang vận động cải cách dân chủ.
Câu 27. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong
trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
A. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.
B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
C. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
Câu 28. Đâu là yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm con đường cứu
nước mới cho dân tộc Việt Nam?
A. Xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
B. Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
C. Xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
D. Xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất.
Câu 29. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những người đi trước là ở
A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.
C. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
D. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
Câu 30. Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì
A. thực dân Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
B. đây là nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
D. đây là nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng.
Câu 31. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì đối với cách
mạng Việt Nam?
A. Là cơ sở để Người tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người.
C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp.
D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 32. Nối thời gian với hoạt động yêu cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)
Những hoạt động cứu nước ban đầu Thời gian
1) Ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân a. 1911 - 1917.
tộc.
b. Cuối năm 1917.
2) Chọn hướng đi về phương Tây, đi nhiều nước
5
và làm nhiều công việc khác nhau.
3) Trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong c. Tháng 6/1911.
Hội Những người Việt Nam yêu nước.
A.1-a,2-b,3-c.
B.1-c,2-a,3-b.
C.1-a,2-c,3-b.
D.1-c,2-b,3-a.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
a. Nêu những điểm giống nhau trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
b. So sánh những điểm khác nhau về chủ trương hoạt động yêu nước của hai cụ Phan theo nội dung:
Mục tiêu trước mắt, kẻ thù, cơ sở xã hội, phương pháp đấu tranh.

You might also like