You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: LỊCH SỬ - Lớp 11


Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ GỐC 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (32 câu – 8,0 điểm)


Câu 1. Chỉ huy quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ nhất là
A. Ri-vi-e.
B. Gác-ni-ê.
C. Cuốc-xi.
D. Cuốc-bê.
Câu 2. Bản hiệp ước nào dưới đây đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858-1884)?
A. Hiệp ước Patơnốt.
B. Hiệp ước Hácmăng.
C. Hiệp ước Nhâm Tuất.
D. Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 3. Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt
Nam vì
A. nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng cấp thiết.
B. các nước đế quốc đã thống nhất xong việc phân chia thị trường trên thế giới.
C. nước Pháp đã chuyển sang giai đoạn đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất đã kí kết năm 1874.
Câu 4. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tinh thần quyết đánh của quan quân triều đình nhà Nguyễn
khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Lập các nghĩa hội, phong trào “tị địa”, phối hợp với nhân dân đánh Pháp đến cùng.
B. Tổng đốc Hà Nội bị thương nặng nhưng kiên quyết khước từ sự chữa chạy của Pháp.
C. 100 binh sĩ triều đình do viên Chưởng cơ chỉ huy chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng.
D. Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm để bảo vệ thành.
Câu 5. Sai lầm của triều đình Huế trong hai lần nhân dân ta giành chiến thắng ở trận Cầu Giấy lần thứ
nhất (1873) và lần thứ hai (1883) là gì?
A. Sử dụng con đường thương lượng để Pháp rút quân khỏi Hà Nội và Bắc Kì.
B. Yêu cầu nhân dân ta bãi binh để quân Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc Kì.
C. Không tập trung lực lượng tiêu diệt quân Pháp mà xây dựng chiến lũy.
D. Cầu viện nhà Thanh đem quân sang giúp đỡ để đánh đuổi Pháp.
Câu 6. Thực dân Pháp ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng (1883), sau đó đề nghị kí thêm Hiệp ước
Patơnốt (1884) là nhằm
A. xoa dịu dư luận trong nước và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
B. đáp ứng thỏa thuận giữa nhà Thanh với Pháp trong Quy ước Thiên Tân (5-1884).
C. giải quyết sự bất đồng giữa hai phái chủ hòa và chủ chiến trong triều đình Huế.
D. biến Việt Nam từ một nước độc lập trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 7. Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam so với vua
quan triều đình nhà Nguyễn là gì?
A. Kiên quyết đấu tranh chống Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.
B. Phối hợp với Pháp để lật đổ sự thống trị của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
C. Thái độ chống Pháp không kiên định, phân hóa thành bộ phận chủ hòa và chủ chiến.
D. Khuất phục trước sức mạnh của Pháp, ngừng các hoạt động đấu tranh chống xâm lược.
Câu 8. Điểm tương đồng trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) của quân dân Bắc Kì là
A. đều thể hiện sự quyết tâm của quan quân triều đình trong kháng chiến chống Pháp.
B. làm phá sản hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
C. có sự chỉ huy của quan quân triều đình Huế, do Nguyễn Tri Phương đứng đầu.
D. có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

Trang 1/6
Câu 9. Thực dân Pháp đã sử dụng phương thức chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858-
1884)?
A. Kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn chính trị - ngoại giao.
B. Kết hợp các thủ đoạn chính trị - ngoại giao với thủ đoạn kinh tế.
C. Sử dụng thương nhân và nhà truyền giáo để điều tra tình hình Việt Nam.
D. Phối hợp với triều đình nhà Nguyễn đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước.
Câu 10. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) có đặc
điểm nổi bật nào dưới đây?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
C. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.
D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
Câu 11. Chỉ huy quân đội triều đình trong kháng chiến chống thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai
(1882) là
A. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
B. Tổng đốc Trần Quang Diệu.
C. Tổng đốc Hoàng Diệu.
D. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 12. Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương tại
A. Tân Sở - Quảng Trị.
B. Ba Đình – Thanh Hóa.
C. Thuận An – Huế.
D. Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Câu 13. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (1885-1896) ở Việt Nam là
A. Bãi Sậy.
B. Ba Đình.
C. Hương Khê.
D. Yên Thế.
Câu 14. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng bối cảnh của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam
cuối thế kỉ XIX?
A. Việt Nam đã mất độc lập hoàn toàn.
B. Khuynh hướng phong kiến bao trùm.
C. Chưa xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
D. Pháp đã hoàn thành việc bình định nước ta.
Câu 15. Trung tâm kháng chiến lớn nhất của phong trào Cần vương ở Bắc Kì (1885-1896) là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. khởi nghĩa Hương Khê.
C. khởi nghĩa Ba Đình.
D. khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 16. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam đã kết thúc?
A. Vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết lánh sang Trung Quốc.
B. Tiếng súng trên núi Vụ Quang (Hương Khê – Hà Tĩnh) chấm dứt.
C. Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng.
D. Cao Thắng hi sinh, Phan Đình Phùng trúng đạn và bị bắt.
Câu 17. Ý nào dưới đây phản ánh đúng nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương (13-7-1885)?
A. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà kháng chiến.
B. Lên án hành động đầu hàng quân Pháp của phái chủ hòa trong triều đình.
C. Tố cáo âm mưu và hành động xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
D. Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công ở Kinh thành Huế.
Câu 18. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chủ yếu diễn ra ở Bắc Kì và Trung Kì mà
không phải ở Nam Kì vì lí do nào dưới đây?
A. Nhân dân Nam Kì từ sớm đã chán ghét nhà Nguyễn không muốn đấu tranh.
B. Đồng bào Bắc Kì và Trung Kì có truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất.
Trang 2/6
C. Nam Kì đã bị thực dân Pháp biến thành thuộc địa và hoàn thành bình định từ rất sớm.
D. Triều đình nhà Nguyễn ngăn cản nhân dân Nam Kì đấu tranh chống thực dân Pháp.
Câu 19. Một trong những chính sách thâm độc của thực dân Pháp để đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong
phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là gì?
A. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
B. Triệt phá con đường tiếp tế của cuộc khởi nghĩa.
C. Tra tấn, sát hại những người thân của nghĩa binh.
D. “Dùng người Việt trị người Việt”.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nông dân
Yên Thế (1884-1913)?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương.
B. Chống chính sách bình định của Pháp.
C. Chống lại chính sách cướp bóc của Pháp.
D. Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương.
Câu 21. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào
yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ở nước ta là gì?
A. Xác định giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
B. Xây dựng được một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết toàn dân.
C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để giải quyết vấn đề dân tộc.
Câu 22. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp là
A. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.
B. tư sản, nông dân và tiểu tư sản thành thị.
C. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.
D. tiểu tư sản thành thị, công nhân và nông dân.
Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam, tư bản Pháp tập trung vốn
đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào dưới đây?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp khai thác mỏ.
C. Thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
Câu 24. Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914) của thực dân Pháp đã
A. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
B. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
Câu 25. Mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ nhất ở Việt Nam (1897-1914) là gì?
A. Đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
B. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của tư bản Pháp.
C. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
D. Đầu tư phát triển toàn diện cho nền kinh tế Việt Nam.
Câu 26. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897-1914), thực dân Pháp đặc biệt coi
trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì lí do nào dưới đây?
A. Xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị bậc nhất Đông Nam Á.
B. Phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.
C. Muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. Phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
Câu 27. So với giai cấp công nhân ở các nước phương Tây, công nhân Việt Nam có đặc điểm khác biệt
gì?
A. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của thời đại.
Trang 3/6
B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
C. Sống tập trung, có tinh thần kỉ luật và đấu tranh triệt để.
D. Ra đời trước giai cấp tư sản và bị ba tầng áp bức bóc lột.
Câu 28. Biến đổi bao trùm lên cả xã hội Việt Nam do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)
của thực dân Pháp là gì?
A. Xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B. Trong xã hội đã xuất hiện thêm nhiều giai cấp, tầng lớp mới.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện, lãnh đạo phong trào yêu nước.
D. Phong trào yêu nước được bổ sung thêm các lực lượng đấu tranh mới.
Câu 29. “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt
Nam” là tôn chỉ hoạt động của
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. phong trào Đông Du.
C. Hội Duy tân.
D. phong trào Duy tân.
Câu 30. Sự xuất hiện của phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đầu thế kỉ XX không chịu tác động bởi nhân tố nào dưới đây?
A. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
B. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914).
C. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến lâm vào bế tắc.
D. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1867).
Câu 31. Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải
A. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
B. thành lập khối liên minh công nông vững chắc.
C. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.
D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 32. Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế
kỉ XX có sự khác nhau về
A. hệ tư tưởng.
B. mục đích cuối cùng.
C. phương pháp đấu tranh.
D. tầng lớp lãnh đạo.
B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 2,0 điểm)
Câu 33: So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước – cách mạng đầu thế kỉ
XX ở Việt Nam theo bảng sau:
Phong trào yêu nước Phong trào yêu nước và cách mạng
Nội dung
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Mục tiêu đấu tranh
Lực lượng lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Hình thức đấu tranh
----------- HẾT ----------

Trang 4/6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: LỊCH SỬ - Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN ĐỀ GỐC 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (32 câu – 8,0 điểm)


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp
B A A A A A A D A B C A C D A B
án
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
Đáp
A C D A A A B B B D D A A A A C
án

B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 2,0 điểm)


Câu Nội dung Điểm
Câu 33 Phong trào yêu nước Phong trào yêu nước và 2,0
Nội dung
2,0 đ cuối thế kỉ XIX cách mạng đầu thế kỉ XX
Mục tiêu đấu tranh Chống Pháp, giành độc Chống Pháp và phong kiến, (Mỗi nội
lập dân tộc, khôi phục lại giành lại độc lập dân tộc kết dung đúng
chế độ phong kiến (Cần hợp cải cách xã hội đưa nước được 0,25
vương) hoặc bảo vệ cuộc ta theo con đường tư bản chủ điểm).
sống của người dân (Yên nghĩa.
Thế).
Lực lượng lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước Văn thân, sĩ phu tiến bộ đang
(Cần vương) hoặc nông trên đường tư sản hóa.
dân tiêu biểu (Yên Thế).
Địa bàn hoạt động Chủ yếu ở Bắc Kì và Kết hợp các hoạt động trong
Trung Kì. và ngoài nước.
Hình thức đấu tranh Vũ trang khởi nghĩa đơn Bạo động, cải cách trên tất cả
thuần. các lĩnh vực kinh tế - văn hóa
– xã hội.
------HẾT------

Trang 5/6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: LỊCH SỬ - Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ

Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề
Câu
132 209 357 485 570 628 743 896
1 C A C A B A A B
2 A A A C C B C D
3 D C D C C B B A
4 A D B A A B B B
5 D C D C B B D D
6 A B C B B C C D
7 D D A B A C C A
8 A D A A C C D D
9 D A B C D C D C
10 A B D B A D C C
11 C A A A C A D D
12 C C A C D B B A
13 B D D A D A A B
14 C A C C C D B A
15 B C D D D D A C
16 D C B D B C A B
17 C B C D A A C A
18 C C B B B D C C
19 B B B B D A D A
20 B C C D D D B B
21 C D B A B C D C
22 D C A B C C B A
23 A A C A C B A D
24 B B A D C A D B
25 B D D A A D A B
26 D A A C D D A C
27 B A C C B B D D
28 C D C B B D A B
29 A B B D A A B A
30 A B D D A A B C
31 B D B B A C C D
32 D B D D D B C C

Trang 6/6

You might also like