You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP SỬ 8

Câu 0: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
   A. Cho quân tiếp viện.
  B. Cầu cứu nhà Thanh.
    C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
 D. Thương thuyết với Pháp.

Câu 1: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành
Huế?
  A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
C. Pháp được tăng viện binh.
D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 2: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô
Thanh Hà?
A. Viên Chưởng Cơ B. Phạm Văn Nghị
C. Nguyễn Mậu Kiến D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình
Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 4: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn
với tư cách là một quốc gia độc lập ?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hác - măng (1883 D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 5: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã
tâm gì?
   A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
   B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
   C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
   D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 6: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội ?
   A. Hoàng Diệu  B. Nguyễn Tri Phương
   C. Tôn Thất Thuyết  D. Phan Thanh Giản
Câu 7: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?
   A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.
   B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương
   C. Quân Pháp thiếu lương thực.
   D. Khí hậu khắc nghiệt.
Câu 8: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?
   A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực.
   C. Nguyễn Hữu Huân D. Trương Quyền.
Câu 9: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
   A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
   B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.
   C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
   D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
Câu 10: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế
hoạch gì?
   A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
   C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
  D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.
Câu 11: Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?
   A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.
   B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
   C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
   D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
Câu 1: Nhân dân Bắc kì đã kháng chiến chống Pháp như thế nào trong những năm 1882
– 1884?
- Tại Hà Nội: Nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình chống giặc.
- Tại các địa phương:
+ Nhân dân tiếp tục đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy chống Pháp
+ Quân ta lập nên chiến thắng cầu Giấy lần thứ 2 ( 19-5-1883) Ri- Vi- e bị giết.
+ Pháp định rút chạy khỏi Hà nội và một số nơi. Triều đình chủ trương thương lượng với
Pháp.

Câu 2: Nêu diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882?
- Pháp lấy cớ triều Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, quân Pháp do Rivie chỉ huy
tiến đánh Bắc Kì.
- 25/4/1882 nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Kết quả: Thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh
đồng bằng, quân Thanh cũng kéo sang Việt Nam.
Câu 3: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“………… là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15
tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại
thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Paul-
Louis-Félix Philastre - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ. Hiệp ước gồm có 22
điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ
quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp
tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.”
Nguồn: Wikimedia
a. Em hãy cho biết tên hiệp ước được nhắc tới trong đoạn văn là gì?
b. Ai là người đại diện cho triều đình nhà Nguyễn kí vào bản hiệp ước này?
c. Nội dung chính của bản hiệp ước là gì?
a, Hiệp ước Giáp Tuất
b. Đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn
Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần
c. Hiệp ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm
Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền
ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự
do truyền đạo.
(HS có thể trình bày theo ý kiến của mình)
Hết

You might also like