You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM SỬ 8.

Câu 1. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì?
A. Lực lượng của ta bố phòng B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không
mỏng. đánh.
C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều
bắn, bị giết. đình Huế.
Câu 2. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng trong
những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Hoàng Diệu.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 3. Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là:
A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản.
Câu 4. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần Vương là:
A . Bảo vệ quyền lợi của nông dân B . Bảo vệ quyền lợi của địa chủ
C . Giúp vua chống Pháp D . Bảo vệ quyền lợi của thương nhân
Câu 5. Người anh hùng đã lãnh đạo nghĩa quân đột cháy tàu Pháp trên sông
Vàm Cỏ Đông là:
A.Trương Định. B.Nguyễn Trung Trực. C.Nguyễn Tri Phương. D.Trương
Quyền.
Câu 6. Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta.
A. 1/ 9/1858 B. 1/ 8/ 1857 C. 1/ 9/1857 D. 1/ 8/
1858
Câu 7. Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của triều đình Huế đối với thực
dân Pháp.
A. Giáp Tuất B. Nhâm Tuất C. Hác- măng D. Pa-tơ-nốt.
Câu 8. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất?
A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 9. Hiệp ước Hác-măng quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất
nào?
A. Bắc Kì B. Trung Kì
C. Ba Tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh D. Nam Kì
Câu 10. Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã làm gì để giúp
vua cứu nước?
A. Rèn đúc vũ khí. B. Tích trữ lương thực.
C. Tập luyện võ nghệ. D. Ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần vương.
Câu 11.Tại sao Phan Đình Phùng chọn Ngàn Trươi làm căn cứ chính của
cuộc kháng chiến?
A. Địa thế hiểm trở, thuận lối đánh du kích.
B. Là nơi đông dân cư.
C. Được nhân dân nơi đây nhiệt tình hưởng ứng.
D. Là nơi kín đáo, dễ cố thủ.
Câu 12. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là:
A. Đề Nắm B. Hoàng Hoa Thám C. Phan Đình Phùng D. Cả A và B
đều đúng
Câu 13. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là:
A. Đuypuy B. Gác- ni- ê C. Ri-vi e D. Hác- măng
Câu 14. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là:
A. Đuypuy B. Gác- ni- ê C. Ri-vi e D. Hác- măng
Câu 15. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là:
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Quyền
C. Phan Liêm D.Trương Định
Câu 16. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:
A. Nguyễn Thiện Thuật B. Phan Đình Phùng C. Cao Thắng D. Đinh
Công Tráng
Câu 17.Triều Đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước ngày 15 -03-1874 có
tên là:
A. Pa-tơ-nốt. B. Giáp Tuất C. Nhâm Tuất D.
Hác Măng
Câu 18. Tại Căn cứ nào Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương?
A. Kinh thành Huế B. Tân Sở C. Phú Gia D.
Gia Định
Câu 19. Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Do lực lượng của Pháp đông. B. Nhân dân ta không kiên quyết
chống Pháp.
C. Vũ khí của nhân dân còn thô sơ D. Chính sách bảo thủ của triều
đình Huế.
Câu 20.“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh
Tây” là câu nói của:
A.Nguyễn Trung Trực B. Trần Bình Trọng C. Nguyễn Hữu Huân D.Nguyễn
Đình Chiểu
Câu 21. Trận Đà Nẳng có kết quả
A. Pháp thua, phải rút về nước B. Pháp thắng, chiếm được Đà Nẳng
C. Pháp chiếm được bán đảo Sơn Trà D.Triều đình giảng hoà với Pháp
Câu 22. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì ?
A. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân chống phái chủ hoà.
C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 23. Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước
thực dân Pháp là:
A . Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai B . Hiệp ước Hăc – măng
C . Quân Pháp tấn công Thuận An D . Hiệp ước Patơnơt
Câu 24. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?
A. Khiến quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
B. Khiến quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc kì.
D. Khiến triều đình Huế càng quyết tâm đánh Pháp
Câu 25. Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà
Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập là:
A. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An triều đình phải xin đình chiến
(1883)
B. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt
(1884)
C. Vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn, quân Pháp tiến đánh và chiếm được
Thuận An
D. Quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn (1882)

Câu 26. Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào
bài làm.
Cột A Cột B
1. Ngày 5-6-1862 a. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi
2. Ngày 15-3- 1874 b. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
3. Ngày 25- 8- 1883 c.Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt
4. Ngày 11-5- 1884 d. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất
5. Ngày 6-6-1884
Câu 27. Cho các cụm từ sau 20-11-1873, 19-5-1883, Đà Nẵng, Cầu Giấy em hãy chọn
cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (……….) để hoàn thành tư liệu sau rồi ghi vào
bài làm.
“ Ngày……………… ( 1), hơn 500 tên địch kéo ra …………………( 2) đã lọt
vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen phối hợp với quan của Hoàng Tá Viêm đổ
ra đánh . Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e ”.
TỰ LUẬN LÊN TRƯỜNG CÔ DẶN

You might also like