You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023

MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 11


---------------------
Chủ đề 8: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858-1884)
1) Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam
A. có những khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. bước đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. có những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
D. phát triển ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
2) Trước nguy cơ xâm lược từ thực dân phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?
A. Cải cách - duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân.
B. Tăng cường liên kết với các nước trong khu vực để nâng cao tiềm lực.
C."Đóng cửa" đối với các nước phương Tây để tránh tác động tiêu cực.
D.Thực hiện chính sách cấm đạo Ki-tô một cách triệt để hơn.
3) Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành xâm luợc Việt Nam năm 1858 là gì?
A. Giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. B. Để truyền đạo Thiên Chúa.
C. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường. D. “Khai hóa” văn minh cho nhân dân.
4) Thực dân Pháp vin vào cớ nào để tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ.
B. Nhà Nguyễn "cấm đạo Kitô".
C. Chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn.
D. Các vua nhà Nguyễn không tin tưởng người Pháp.
5) Đâu không phải là nguyên nhân khiến thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc
xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Là nơi cung cấp lương thực cho triều Nguyễn.
B. Dễ dàng tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
C. Có cảng biển nước sâu, tàu chiến dễ dàng hoạt động.
D. Lực lượng giáo dân đông, có thể đặt nội gián tiếp ứng.
6) Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858)
đã
A.bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. buộc Pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An.
C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. buộc Pháp chuyển sang thực hiện kế hoạch tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
7) Đâu không phải là lý do khiến Pháp quyết định tấn công Gia Định (1859)?
A. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam.
B. Gia Định không có quân triều đình chiếm đóng.
C. Gia Định có vị trí chiến lược rất quan trọng.
D. Hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi.
8) Sau khi thất bại hoàn toàn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định (1859),
thực dân Pháp chuyển sang thực hiện kế hoạch
A.“Đánh chắc, tiến chắc”.
B.“Chinh phục từng gói nhỏ”.
C.“Đánh lâu dài”.
D.“Vừa đánh, vừa đàm”.
1
9) Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 ?
A. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho Pháp.
C. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
D. Pháp hứa sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế.
10) Trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1858-1884), tính chất
chống phong kiến bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước nào với Pháp?
A. Hiệp ước Hác măng. B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
11) Thực dân Pháp chiếm được sáu tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Lực lượng quân Pháp mạnh, vũ khí hiện đại.
B. Nhà Nguyễn bạc nhược, mang nặng tư tưởng cầu hòa.
C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta không quyết liệt.
D. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ tích cực của nhà Thanh.
12) Đặc điểm nổi bật trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây
Nam Kì là
A. đã lôi cuốn nhiều hoàng thân triều Nguyễn tham gia.
B. kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến.
C. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
D. phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
13) Đâu không phải là nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở
Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp quá chênh lệch.
B. Triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp.
C. Nhân dân Nam Kì không kiên quyết kháng chiến chống Pháp.
D. Phong trào kháng chiến thiếu sự liên kết, thống nhất.
14) Vì sao trong những năm 70 thế kỷ XIX, thực dân Pháp ráo riết xâm lược Việt Nam?
A. Củng cố địa vị của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
B. Yêu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công đặt ra cấp thiết.
C. Nhu cầu mở rộng phạm vi lãnh thổ và thị trường tiêu thụ.
D. Góp phần ổn định tình hình kinh tế -xã hội của nước Pháp.
15) Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Giải quyết “vụ Đuy-puy” gây rối.
B. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.
D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.
16) Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (12-1873) đã buộc thực dân Pháp
A. phải xem xét lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình.
C. quyết tâm mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì.
D. ráo riết đẩy mạnh âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam.
17) Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Do so sánh lực lượng không có lợi cho ta.
B. Triều đình lo sợ sức mạnh quân sự của Pháp.
C. Triều đình lo sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
D. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

2
18) Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong hai
lần quân Pháp đánh Bắc Kì (1873, 1882)?
A. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt nên nhanh chóng tan rã.
C. Thực hiện chiến thuật phòng thủ, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D. Triều đình chỉ lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
19) Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp, Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Bắc kỳ là đất bảo hộ,
Trung kỳ giao cho triều đình quản lí…được quy định trong hiệp ước
A. Nhâm Tuất. B. Patơnốt. C. Hácmăng. D. Giáp Tuất.
20) Ý nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của Hiệp ước Hác Măng (1883)?
A.Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
B. Đại diện của pháp ở Huế trực tiếp điều khiển công việc ở Trung Kì.
C. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm.
D. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.
21) Thực chất của bản Hiệp ước Hácmăng năm 1883 là
A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã kết thúc.
B. nhà Nguyễn đã suy yếu, mất hết quyền cai trị nước ta.
C. triều Nguyễn vẫn tồn tại nhưng chỉ là tay sai của Pháp.
D. nhà nước phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ.
22) Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam?
A. Các tỉnh thành ở Bắc Kì rơi vào tay quân Pháp.
B. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1874.
C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1883.
D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1884.
23) Mục đích của Pháp khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với triều đình Huế là
A. mở rộng các quyền lợi kinh tế, văn hóa cho nhân dân ta.
B. nới rộng các quyền lợi kinh tế, chính trị cho Việt Nam.
C. xoa dịu dư luận, mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng.
D. thể hiện sức mạnh của Pháp trong việc xâm lược Việt Nam.
24) Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp đã
A. chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Vỉệt Nam.
B. đánh dấu sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
C. mở đầu quá trình đầu hàng của nhà nước phong kiến Việt Nam.
D.chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến độc lập ở Việt Nam.
25) Sau năm 1884, Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã trở thành xã hội
A. thuộc địa, phong kiến.
B. thuộc địa, nửa phong kiến.
C. tư bản chủ nghĩa.
D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
26) Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có
đặc điểm gì?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.
C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
27) Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thoả hiệp bằng việc kí kết các
điều ước?
3
A. Lực lượng quân Pháp mạnh.
B. Sợ mất quyền lợi giai cấp.
C. Hoang mang dao động.
D. Sợ mất quyền lợi dân tộc.

Chủ đề 9: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP


CUỐI THẾ KỈ XIX
1) Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào dưới
đây?
A. Pháp đã hoàn thành việc thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
B. Pháp đang thực hiện chương trình khai thác Việt Nam lần thứ nhất.
C. Pháp hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược vũ trang Việt Nam.
D. Pháp hoàn thành công cuộc bình định quân sự Việt Nam.
2) Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào Cần vương (1885-1896)?
A. Thực dân Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
B. Phái chủ chiến phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế thất bại.
C. Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.
D. Việt Nam vẫn là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền.
3) Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương
A. kêu gọi nhân dân kháng chiến chống Pháp.
B. tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp.
D. C. kêu gọi nhân dân chung tay khôi phục đất nước.
kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân vì vua mà kháng chiến.
4) Mục tiêu chủ yếu của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là
A. chống Pháp, giành độc lập dân tộc.
B. chống các thế lực phong kiến đầu hàng.
C. đấu tranh tự vệ, chống Pháp mở rộng bình định.
D. giúp vua dựng lại triều đình phong kiến tiến bộ.
5) Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX diễn ra sôi nổi ở địa bàn nào?
A. Trung Kì và Nam Kì.
B. Bắc Kỳ và Nam Kì.
C. Bắc Kỳ và Trung Kì.
D. Khắp cả nước.
6) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là
A. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
7) Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong
trào Cần vương cuối thế kỉ XIX vì
A. qui mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, lập nhiều chiến công.
B.có lãnh đạo tài giỏi, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
C. tổ chức nghĩa quân chặt chẽ, khởi nghĩa kéo dài hơn 10 năm.
D. địa bàn hoạt động rộng lớn, làm chậm quá trình bình định Việt Nam.
8) Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là phong trào yêu nước
A. theo ý thức hệ phong kiến.

4
B. theo khuynh hướng tư sản.
C. theo khuynh hướng vô sản.
D. mang tính tự vệ của nông dân.
9) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế
kỉ XIX là gì?
A. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp.
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự liên kết thống nhất.
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố nền thống trị ở Việt Nam.
10) Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) ở Việt Nam chứng tỏ
A. văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh.
B. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
C. con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến có hạn chế.
D. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
11) Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
12) Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) bùng nổ là do
A. muốn giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.
B. bị vua quan phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
C. muốn lật đổ vương triều phong kiến nhà Nguyễn.
D. chống chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống.
13) Điểm khác biệt căn bản giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) so với phong trào Cần vương
(1885-1896) là gì?
A. Hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
B. Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Không thuộc phạm trù của phong trào Cần vương.
D. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
14) Phong trào Cần vương (1885-1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913) không có
hạn chế nào?
A. Xác định kẻ thù là thực dân Pháp.
B. Ít chủ động tiến công quân Pháp.
C. Đơn thuần sử dụng đấu tranh vũ trang.
D. Sử dụng chiến thuật chủ yếu là thủ hiểm.
15) Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là
A. chỉ diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở.
B. tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt.
C. nặng về phòng thủ và ít chủ động tiến công.
D. chưa được quần chúng nhân dân ủng hộ.
16) Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm
1885 – 1896 là
A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng tiên tiến của thời đại.
B. phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến.
C. phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
D. phong trào nông dân chống Pháp, chống phong kiến tay sai.
5
17) Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX chứng tỏ
A. các văn thân, sĩ phu không còn khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu
nước.
B. các trí thức phong kiến không thể tiếp thu hệ tư tưởng mới để đấu tranh giành
độc lập.
C. tư tưởng phong kiến không còn khả năng giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử
đặt ra.
D. kể từ đây, ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân tộc chuyển hẳn sang tay giai cấp tư
sản.
BÀI TẬP
1. Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Từ
sự thất bại của phong trào Cần vương, Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm gì trong
công cuộc bảo vệ Tổ quốc?
2. Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta?

Chủ đề 10: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT


CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
 XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC
DÂN PHÁP
1) Mục đích của Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) nhằm để
A. phát triển kinh tế Việt Nam.
B. khai hóa văn minh cho Việt Nam.
C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.
2) Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, tư bản Pháp tập
trung vào lĩnh vực nào?
A. Hóa chất. B.Cơ khí. C. Luyện kim. D. Khai thác mỏ.
3) Trong nông nghiệp, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của Pháp thể
hiện ở việc
A. cướp ruộng đất lập đồn điền.
B. thu mua lúa gạo với giá rẻ.
C. đầu tư máy móc vào sản xuất.
D. tăng nhanh các loại thuế .
4) Mục đích chính của thực dân Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là để
A. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân.
B. phát triển hệ thống giao thông vận tải cho thuộc địa.
C. để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
D. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
5) Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914), kinh
tế Việt Nam chuyển biến như thế nào?
A. Xuất hiện nhiều đồn điền trồng lúa, cà phê, cao su do Pháp làm chủ.
B. Kinh tế ít có sự chuyển biến và hầu như không bị lệ thuộc vào Pháp.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
D. Xuất hiện một số thành thị và khu công nghiệp hoạt động sản xuất.
6) Tác động ngoài ý muốn của Pháp khi thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất ở Đông Dương (1897-1914) là
6
A. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
B. kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. kinh tế Việt Nam mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
D.Việt Nam thiếu vắng những ngành công nghiệp chủ chốt.
7) Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), cơ cấu
kinh tế Việt Nam
A. phát triển cân đối, không lệ thuộc Pháp.
B. mất cân đối, lệ thuộc kinh tế Pháp.
C. thiếu vắng công nghiệp nhẹ.
D. thiếu vắng công nghiệp khai khoáng.
8) Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), Việt
Nam từ một xã hội phong kiến đã trở thành
A. xã hội tư bản chủ nghĩa.
B. xã hội nửa thuộc địa.
C. xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
D. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
9) Lực lượng xã hội mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp (1897-1914) là
A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
B. tư sản, tiểu tư sản.
C. tư sản, công nhân, nông dân.
D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
10) Giai cấp mới xuất hiện ở Việt Nam trong quá trình thực dân Pháp tiến hành chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897-1914) là
A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Địa chủ.
11) Giai cấp nào ở Việt Nam ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng?
A. Tư sản dân tộc. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.
12) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương
(1897-1914), xã hội Việt Nam có biến đổi nào sau đây?
A. Giai cấp nông dân ra đời. B. Giai cấp địa chủ ra đời.
C. Xuất hiện tầng lớp tư sản. D. Xuất hiện giai cấp tiểu tư sản.
13) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) đã làm tăng thêm
mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là
A. giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nông dân với thực dân Pháp và tay sai.
C. giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai.
D. giữa công nhân với tư sản Pháp và tư sản người Việt.
14) Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) đã
A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC & CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)

7
15) Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX?
A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng.
B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến.
D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến.
16) Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới từ bên ngoài truyền vào Việt Nam đầu
thế kỉ XX?
A. Nông dân.
B.Công nhân.
C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ.
D. Văn thân, sĩ phu yêu nước.
17) Từ những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã hồ hởi
đón nhận ảnh hưởng của
A. chủ nghĩa Tam dân.
B. chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. trào lưu tư tưởng tư sản.
D. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
18) Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã
ảnh hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước Đông Nam Á.
B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
19) Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện làm nảy sinh phong trào yêu nước theo
khuynh hướng mới ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914).
B. Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911).
C. Cách mạng dân chủ tử sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga (1905 – 1907).
D. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.
20) Đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng cứu nước mới – dân chủ tư sản ở Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XX là
A. Phan Bội Châu và Lương Văn Can.
B. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
C. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
D. Phan Bội Châu và nhóm Đông Kinh nghĩa thục.
21) Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với
A. đánh đổ phong kiến tay sai.
B. tiến hành cải biến xã hội.
C. giành độc lập dân tộc.
D. giải phóng giai cấp nông dân.
22) Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam
đầu thế kỉ XX?
A. Sử dụng hình thức đấu tranh truyền thống của dân tộc.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
C. Sử dụng chủ yếu hình thức đấu tranh chính trị, ngoại giao.
D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu Pháp trao trả độc lập.
8
23) Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương
A. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
B. thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ.
C. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
D. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
24) Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức
phong trào
A. Đông Kinh Nghĩa Thục.
B. Duy Tân.
C. Đông Du.
D. “ Chấn hưng nội hóa”.
25) Năm 1912, khi về Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào sau
đây?
A. Hội Duy Tân.
B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Tâm Tâm xã.
D. Hội Phục Việt.
26) “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc
Việt Nam” là chủ trương của
A. phong trào Đông du.
B. Duy tân hội.
C. phong trào Duy tân.
D. Việt Nam Quang phục hội.
27) Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ
A. Duy tân Minh Trị (Nhật Bản). B. Cách mạng tư sản Pháp 1789.
C. Cải cách của vua Ra-ma V (Xiêm). D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).
28) Điểm nổi bật trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh là gì?
A.Chống Pháp và chống phong kiến, dựa vào sự ủng hộ của nhân dân.
B.Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
C. Dựa vào sự cầu viện nước ngoài để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống Pháp để khôi phục độc lập dân tộc.
29) Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỷ XX) không có nội dung nào dưới
đây?
A. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.
B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.
D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.
30) Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vực
A. kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. kinh tế, quân sự, ngoại giao.
C. kinh tế, xã hội, quân sự.
D. văn hóa, xã hội, quân sự.
31) Hoạt động tiêu biểu của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX là
A. tổ chức phong trào Đông Du. B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
C. thành lập Hội Duy tân. D. mở trường Đông Kinh nghĩa thục.

9
32) Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam chú ý đến
việc
A. khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán.
B. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
C. vận động nhân dân “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.
D. mở trường dạy học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ.
33) Trong cuộc vận động Duy tân về giáo dục, các sĩ phu tiến bộ đã có chủ trương
A. mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới.
B. thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.
C. tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học.
D. sử dụng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán trước đó.
34) Một hoạt động độc đáo trong lĩnh vực đời sống của cuộc vận động Duy tân do Phan Châu
Trinh khởi xướng đầu thế kỉ XX là
A. tiến hành khai thác mỏ than và lập đồn điền.
B. mở trường dạy chữ Quốc ngữ và các môn học mới.
C. vận động cải cách trang phục và lối sống.
D. phát triển nghề làm vườn và nghề thủ công.
35) Sự kiện nào chứng tỏ tư tưởng duy tân đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa của người khởi
xướng Phan Châu Trinh?
A. Nhân dân từ bỏ hết mọi hủ tục phong kiến.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
C. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907).
D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).
36) Ở Việt Nam, phong trào Duy tân (1906 - 1908) được đánh giá là
A. hoạt động duy nhất trong xu hướng cải cách đầu thế kỷ XX.
B. một phong trào rộng lớn diễn ra cả trong và ngoài nước.
C. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhưng chưa triệt để.
D. cuộc vận động yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản.
37) Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam, xu hướng bạo động có điểm khác biệt gì so với xu hướng
cải cách?
A. Kết hợp giải phóng dân tộc với duy tân, thay đổi chế độ xã hội.
B. Đưa đất nước phát triển đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh để khôi phục lại độc lập dân tộc.
D. Kết hợp tập hợp lực lượng trong nước với sự cầu viện từ bên ngoài.
38) Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đều
A. không bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
B. xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
D. do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
39) Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ
phu tiến bộ
A. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.
B. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
C. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.

10
40) Tính cách mạng của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
đầu thế kỉ XX thể hiện ở nội dung nào?
A. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân đất nước, thay đổi chế độ.
B. Kiên trì con đường đấu tranh vũ trang để giành độc lập cho dân tộc.
C. Kết hợp đấu tranh vũ trang với cải cách và tiến hành cầu viện.
D. Tiến hành cải cách là con đường duy nhất để tiến tới độc lập dân tộc.
41) Điểm mới và là điểm tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam những
năm đầu thế kỉ XX là quan niệm
A. về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
B. cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
C. muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.
D. về tập hợp lực lượng đã thay đổi : gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.
42) Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu
nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cơ sở kinh tế - xã hội chưa đủ mạnh.
B. Những người lãnh đạo có nhiều hạn chế.
C. Chưa gắn cứu nước với cải biến xã hội.
D.Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
43) Cuộc vận động yêu nước của những sĩ phu tiến bộ đầu thế kỷ XX chưa có khả năng làm
bùng nổ của một cuộc cách mạng tư sản ở Việt Nam, chủ yếu là do
A. thiếu cơ sở kinh tế - xã hội vững mạnh.
B. những người lãnh đạo có những hạn chế.
C. thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
D. thiếu một đường lối chính trị đúng đắn.
44) Thất bại của các phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ
nhất để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?
A. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để đấu tranh giành độc lập.
B. Tiến hành đồng thời cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất.
C. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D. Chỉ khi lực lượng vũ trang lớn mạnh mới phát động quần chúng đấu tranh.
45) Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của
phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.
B. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
C. Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
D. Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
46) Thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ
A. khuynh hướng tư sản không đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
B. sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản chưa rõ nét.
C. bộ phận sĩ phu tiến bộ chưa thể tiếp thu tư tưởng mới.
D. quần chúng nhân dân không ủng hộ phong trào yêu nước.
47) Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX -
đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
A. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.
B. xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.
C. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
11
BÀI TẬP
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ
XX.
2. Lập bảng so sánh các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

Nội dung Phong trào yêu nước Phong trào yêu nước đầu
cuối thế kỉ XIX thế kỉ XIX
Hoàn cảnh lịch sử
Mục tiêu đấu tranh
Tầng lớp lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Hình thức đấu tranh
Hoạt động tiêu biểu
Nguyên nhân thất bại

Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nói lên
điều gì? Bài học kinh nghiệm rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào
yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-
1918)
48) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Thực dân Pháp xây dựng hệ thống chính quyền hoàn chỉnh ở Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đang ảnh hưởng sâu rộng.
D. Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đang bế tắc, không có lối thoát.
49) Sự kiện nào sau đây có ảnh hưởng đến quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
(1911-1920)?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức.
C. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
D. Trật tự hai cực Ianta được xác lập.
50) Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách
mạng tháng Mười Nga 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
A. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
C. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
51) Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành những năm 20 của thế kỷ
XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
A. lực lượng cách mạng. B. khuynh hướng chính trị.
C. đối tượng cách mạng. D. mục tiêu trước mắt.
52) Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành (1911 – 1918) so với những người đi trước là
A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.
C. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
D. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
12
53) Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918

A. quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
B. quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
C. quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
D. quá trình tìm hiểu thông tin về các tư bản phương Tây.
54) Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 đã
A. đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
C. chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
BÀI TẬP
Điểm khác biệt trong con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối.

----------------HẾT--------------

LỊCH SỬ TIỀN GIANG


1. Sự kiện mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở Tiền Giang.
+ Trận tập kích vào đoàn xe chở tiền lương của địch.
2. Ý nghĩa phong trào “ Đồng khởi”
+ Góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh một phía” của Mĩ.
+ Mở ra thời kì mới của CM miền Nam (có TG): thời kì thực hiện liên tục thế chiến lược tiến công
3. Thắng lợi mở đầu / tiêu biểu của TG trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở TG:
Ấp Bắc
4. Ý nghĩa chiến thắng Ấp Bắc:
+ Góp phần quan trọng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở MN….
5. Trong thời kì 1965 – 1968, Mĩ Tho trở thành nơi thí điểm của chiến thuật nào?
+ “ Hạm đội nhỏ trên sông”
6. Chiến thắng nổi bật nhất của TG trong chống “Chiến tranh cục bộ” là
+ Ba Rài
7. Chiến thắng Ba Rài mở đầu cho sự phá sản của chiến thuật nào?
+ “ Hạm đội nhỏ trên sông”
8. Chiến thắng nào làm phá sản hoàn toàn chiến thuật “ Hạm đội nhỏ trên sông”?
+ Rạch ruộng
9. Ý nghĩa cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968:
+ Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh
+ Buộc Mĩ đến Pari đàm phán
10. Sự kiện đánh dấu thắng lợi của k/c chống Mĩ ở Mĩ Tho - Gò Công

-----------------------------Hết------------------------------

13
14

You might also like