You are on page 1of 4

Câu 1: Tình hình Việt Nam trước nguy cơ xâm lược của Pháp đang ở trong tình trạng

A. phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.


B. kinh tế không phát triển nhưng chính trị, xã hội ổn định.
C. yếu nhất khu vực Đông Nam Á.
D. khủng hoảng trầm trọng và suy yếu về mọi mặt.
Câu 2: Đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. kinh tế thương nghiệp phát triển. B. kinh tế phát triển toàn diện.
C. kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp. D. kinh tế tư bản phát triển nhanh.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng với tinh thần thái độ nhân dân Việt Nam trước sự
xâm lược của thực dân Pháp?
A. Nhân dân đoàn kết với quan quân triều đình chống Pháp.
B. Nhân dân chiến đấu anh dũng, bền bỉ, kiên cường.
C. Nhân dân chiến đấu bảo vệ địa phương, giai cấp mình.
D. Nhân dân chủ động chống Pháp rất kiên quyết, sáng tạo.
Câu 4: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam thế kỉ XIX không phát triển được vì
A. các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ liên tục.
B. không có những ngành nghề thủ công truyền thống.
C. các thương nhân nước ngoài không quan hệ với Việt Nam.
D. các chính sách, chủ trương của nhà nước phong kiến triều Nguyễn kìm hãm.
Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, Pháp đã
A. duy trì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
B. duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực.
C. mở rộng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
D. phát triển tất cả các ngành nghề, tập trung cho công nghiệp.
Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, xã hội Việt Nam chuyển biến vì
A. Pháp đàn áp, bóc lột nhân dân ta.
B. cơ cấu kinh tế Việt Nam đã biến đổi.
C. nhiều giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
D. phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ..
Câu 7: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
A. cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền. B. bất bạo động.
C. bất hợp tác với Pháp. D. bạo động vũ trang đánh Pháp.
Câu 8: Điểm khác nhau về tính chất giữa khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào Cần vương là
A. tự giác B. tự phát.
C. cách xây dựng căn cứ. D. chống phong kiến đầu hàng.
Câu 9: Chiến lược phòng ngự bị động của quan quân triều đình nhà Nguyễn dẫn đến hậu quả
A. phong trào kháng chiến của nhân dân chống Pháp càng khó khăn hơn.
B. Pháp có nhiều cơ hội tập trung quân tiến đánh các vùng đất khác.
C. Pháp có điều kiện củng cố, tăng cường lực lượng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược.
D. Triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp, ký các bản hiệp ước bất bình đẳng.
Câu 10: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: Pháp nổ súng đánh Hà Nội lần thứ nhất(1),
Pháp đánh chiếm Nam Định (2), Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (3).
A. 3, 1, 2 B. 3, 2, 1 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 1
Câu 11: Điểm giống nhau giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

A. vận động nhân dân cải cách. B. sử dụng bạo lực vũ trang chống Pháp.
C. muốn đánh giặc Pháp để cứu nước. D. yêu nước, muốn cứu nước.
Câu 12: Điểm giống nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa
nông dân Yên Thế là
A. mục đích chống Pháp B. thành phần lãnh đạo.
C. kết quả thất bại. D. địa bàn rộng lớn
Câu 13: Quân Pháp nhanh chóng chiếm được thành Hà Nội (1873) chủ yếu là do
A. sự yếu kém, không quyết tâm đánh giặc của triều đình nhà Nguyễn.
B. quân Pháp tấn công quá bất ngờ.
C. lực lượng quân Pháp quá mạnh.
D. nhân dân miền Bắc không ủng hộ triều đình Nguyễn đánh giặc.
Câu 14: Thực chất của phong trào Cần vương là
A. phong trào đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp phong kiến.
B. cuộc tranh chấp quyền lực nội bộ giai cấp phong kiến
C. phong trào khởi nghĩa của nông dân chống Pháp.
D. phong trào dân tộc yêu nước chống Pháp xâm lược.
Câu 15: Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ sau 1862 là
A. lực lượng khởi nghĩa quy tụ nhiều thành phần xã hội khác nhau.
B. quy tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, ngày càng chặt chẽ.
C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra với quy mô nhỏ, phân tán.
D. kháng chiến bí mật vì triều đình Nguyễn ban lệnh giải tán các nghĩa binh.
Câu 16: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào Cần vương thất bại là gì?
A. mang nặng tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu.
B. chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, chu đáo.
C. vua Hàm Nghi bị bắt, không có giai cấp lãnh đạo.
D. địa bàn còn nhỏ hẹp ở địa phương.
Câu 17: Phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ có đặc điểm
A. tập trung chống phong kiến đầu hàng. B. nổ ra khắp nơi, hình thức phong phú.
C. khởi nghĩa nhỏ, lẻ tẻ. D. tập trung tổ chức khởi nghĩa lớn.
Câu 18: Thái độ và chủ trương đối phó của triều đình Huế trước việc Pháp đánh chiếm các tỉnh
Nam kỳ là
A. tăng cường lực lượng cho Nam kỳ để đánh Pháp.
B. kêu gọi nhân dân cùng triều đình chống Pháp.
C. tiếp tục thực hiện chiến lược phòng ngự bị động.
D. thiếu tin tưởng, lúng túng và mang tư tưởng đầu hàng.
Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh là
A. khuynh hướng đấu tranh, phương thức hoạt động, mục đích đấu tranh.
B. nhiệm vụ, hình thức đấu tranh và phương thức hoạt động.
C. nhiệm vụ, khuynh hướng đấu tranh, mục đích đấu tranh.
D. hình thức đấu tranh, khuynh hướng đấu tranh, mục đích đấu tranh.
Câu 20: Đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đến giữa thế kỉ XIX là
A. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
B. bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây, cấm đạo thiên chúa.
C. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
D. câu B và C đúng.
Câu 21: Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các
nước phương Đông là do
A. phương Đông giàu tài nguyên thiên nhiên
B. nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu.
C. câu A và câu B
D. cần khai hóa các nước phương Đông lạc hậu.
Câu 22: Tháng 8/1908, phong trào Đông Du
A. bắt đầu hoạt động . B. hoạt động mạnh mẽ.
C. tan rã. D. gặp nhiều khó khăn .
Câu 23: Chiến thắng nức lòng nhân dân Nam kỳ chống Pháp là
A. trận Cầu Giấy (19/5/1883) làm cho Pháp hoang mang.
B. phục kích và giết chết tên đại úy Bac-bê tại Gia Định.
C. đánh chìm tàu chiến Pri-mô-ghê trên sông Đồng Nai.
D. đánh chìm tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 24: Trong chính sách kinh tế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, Pháp
tập trung
A. xây dựng các cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống.
B. xây dựng hệ thống giao thông, phục việc khai thác lâu dài.
C. khai thác đồn điền cao su.
D. khai thác mỏ kim loại, than.
Câu 25: Pháp lấy cớ gì để xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất?
A. Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp tuất.
B. Giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
C. Triều đình nhà Nguyễn cấm đạo thiên chúa .
D. Triều đình nhà Nguyễn nhờ giải quyết vụ Gacniê gây rối ở Hà Nội.
Câu 26: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương là gì?
A. Là nguồn gốc xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.
B. Buộc Pháp lật đổ triều đình tay sai Đồng Khánh.
C. Thể hiện ý chí bất khuất chống quân xâm lược của nhân dân ta.
D. Góp phần củng cố chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ.
Câu 27: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ chống
Pháp (1859-1863) là
A. khởi nghĩa Trương Định. B. khởi nghĩa Thủ khoa Huân.
C. khởi nghĩa Cao Bá Quát. D. khởi nghĩa Phan Bá Vành.
Câu 28: Cuối thế XIX, đầu thế kỉ XX, Việt Nam trở thành một nước
A. thuộc địa nửa phong kiến. B. phụ thuộc.
C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. thuộc địa.
Câu 29: Tình hình kinh tế Việt Nam giữa thế kỉ XIX đang ở trong tình trạng
A. công, nông, thương nghiệp bị sa sút, đình đốn.
B. nông nghiệp lạc hậu nhưng công thương nghiệp phát triển.
C. mầm móng kinh tế TBCN đang xuất hiện.
D. kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.
Câu 30: Các giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam trước khi Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất là
A. địa chủ phong kiến và nông dân. B. nhân dân và địa chủ phong kiến.
C. địa chủ phong kiến và công nhân. D. nông dân và công nhân.

You might also like