You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2020 - 2021


Mã đề thi: 132 Môn: Lịch sử Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
Ngày thi:

Câu 1: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, để bóc lột nhân dân ta thực
dân Pháp đã dựa vào giai cấp
A. Tư sản. B. tiểu tư sản.
C. công nhân. D. địa chủ phong kiến.
Câu 2: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp công nhân ra đời từ
giai cấp nào?
A. Tư sản dân tộc. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ nhỏ.
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương
B. Biết chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.
C. Địa bàn khởi nghĩa rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kỳ
D. Có sự phối hợp với cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng
Câu 4: Trước khi Pháp xâm lược (1858), xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Công nhân và bình dân. B. Địa chủ phong kiến và tư sản.
C. Địa chủ phong kiến và nông dân. D. Địa chủ phong kiến và nô lệ.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc
để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Nhà Nguyễn để mất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ không tất yếu thành tất yếu.
B. Thực dân Pháp quá mạnh, mất nước là tất yếu.
C. Nhà Nguyễn chịu một phần trách nhiệm trong việc để mất nước ta vào tay thực dân
Pháp.
D. Nhà Nguyễn chịu trách nhiệm trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ
XIX?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 7: Lãnh đạo của phong trào “ Cần vương” cuối thế kỷ XIX chủ yếu là
A. tầng lớp tiểu tư sản và tư sản. B. liên minh công - nông.
C. liên minh công – nông - binh. D. văn thân sĩ phu yêu nước.
Câu 8: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) sau khi chiếm hầu hết châu Âu,
phát xít Đức tập trung lực lượng đánh
A. Việt Nam. B. Ấn Độ. C. Liên Xô. D. Trung Quốc.
Câu 9: Cuối thế kỷ XIX sau khi cơ bản bình định xong nước ta về quân sự, thực dân Pháp
tiến hành
A. xoá nạn mù chữ. B. phát động cải cách văn hoá.
C. khai thác thuộc địa. D. khai hoá văn minh.

Trang 1/4 - Mã đề thi 132


Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1896 – 1914), lĩnh vực nào không
được thực dân Pháp thực hiện?
A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp.
C. Giao thông vận tải. D. Hàng không.
Câu 11: Phong trào “ Cần vương” kết thúc bằng sự thất bại bởi
A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. khởi nghĩa Ba Đình. D. khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 12: Ngày 13 tháng 7 năm 1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đã làm
gì?
A. Soạn thảo chiếu “ Cần vương”.
B. Ra chiếu “ Cần vương”.
C. Tuyên bố đánh Pháp cứu nước, cứu dân.
D. Đưa vua Hàm nghi về căn cứ ở Quảng Trị.
Câu 13: Hiệp ước nào đánh dấu nước ta từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một
nước thuộc địa nữa phong kiến, kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nhâm Tuất ( 1862). B. Patonot ( 1884).
C. Quý Mùi ( 1883). D. Giáp Tuất ( 1874).
Câu 14: Âm mưu cơ bản nhất của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là
A. Đà Nẵng là cảng biển nước sâu nên tàu Pháp dễ dàng hoạt động.
B. có Quảng Nam là vùng đất giầu có.
C. làm căn cứ tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều Nguyễn đầu hàng.
D. chiếm được Đà Nẵng cắt đứt đường tiếp viện từ Huế vào Nam kì.
Câu 15: Trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là
A. Bãi Sậy. B. Ba Đình. C. Yên Thế. D. Hương Khê.
Câu 16: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú ý đến việc mở rộng hệ
thống giao thông nhằm phục vụ cho
A. cuộc khai thác lâu dài. B. mục đích đánh chiếm Việt Nam.
C. thông thương với bên ngoài. D. thuận lợi cho người dân đi lại.
Câu 17: Phong trào “ Cần vương” mang tính chất
A. yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản. B. nông dân tự phát.
C. yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. D. yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản.
Câu 18: Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã ném 2 quả bom
nguyên tử xuống quốc gia nào?
A. Triều Tiên. B. Cộng hoà dân chủ Đức.
C. Nhật Bản. D. Việt Nam.
Câu 19: Chính sách nào nổi bật nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp?
A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Đẩy mạnh khai thác mỏ, lập đồn điền.
C. Độc quyền nội, ngoại thương. D. Tăng thuế.
Câu 20: Vì sao các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đều thất bại?
A. Chưa xác định rõ mục tiêu khởi nghĩa.
B. Chưa có sự tập hợp đoàn kết thống nhất đấu tranh.

Trang 2/4 - Mã đề thi 132


C. Người lãnh đạo phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chế.
D. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.
Câu 21: Cách đánh độc đáo nào được sử dụng chủ yếu trong cuộc khởi nghĩa Hương
Khê?
A. tập kích, phục kích. B. bao vây, đánh tỉa.
C. bao vây, tập kích. D. phục kích, đánh lén.
Câu 22: Phong trào khởi nghĩa Yên Thế do
A. triều đình tổ chức. B. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại.
C. nông dân tự động kháng chiến. D. hưởng ứng phong trào Cần Vương.
Câu 23: Cuộc tấn công quân Pháp vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 – 7 - 1885 được
tiến hành bởi phái
A. chủ hoà. B. phản động. C. chủ chiến. D. trung lập.
Câu 24: Ngày 1/9/1939 đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai
A. bùng nổ. B. sắp kết thúc . C. diễn ra ác liệt.
D. kết thúc.
Câu 25: Lực lượng nào giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong
chiến tranh thế giới thứ 2?
A. Anh, Mỹ, Liên Xô. B. Liên Xô.
C. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp. D. Anh, Mỹ.
Câu 26: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã
A. thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản bắt đầu.
B. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
C. đánh dấu sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
D. mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa được giải quyết.
Câu 27: Giai cấp làm việc chủ yếu trong các đồn điền cao su cuối thế kỷ XIX là
A. địa chủ. B. công nhân. C. tiểu tư sản. D. nông dân.
Câu 28: Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhằm đẩy chiến tranh về phía
Liên Xô, các nước đế quốc Anh - Pháp đã thực hiện chính sách gì?
A. Thành lập phe Đồng minh. B. Nhượng bộ phát xít.
C. Khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á. D. Ngăn chặn Đức tấn công Ba
Lan.
Câu 29: Hậu quả lớn nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với kinh tế nước ta

A. thiếu công nghiệp nặng. B. nông nghiệp phát triển mạnh.
C. lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. D. tan rã nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Câu 30: Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với kinh tế nước
ta là
A. công nghiệp nặng không phát triển. B. lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
C. nông nghiệp dậm chân tại chỗ. D. xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Trang 3/4 - Mã đề thi 132


Câu 31: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào 15/8/1945, cách mạng
Việt Nam đứng trước cơ hội
A. bắt tay với Pháp để giành chính quyền. B. ngàn năm có một để giành chính quyền.
C. đánh Pháp, Nhật để giành chính quyền. D. đánh Nhật để giành chính quyền.
Câu 32: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã xuất hiện lực lượng xã hội mới nào?
A. Địa chủ, công nhân, tư sản. B. Nông dân, tiểu tư sản, công nhân.
C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản. D. Công nhân, tư sản, nông dân.
Câu 33: Hai câu: “Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường”
( Dịch: Một sông hai nước lời khôn nói, bốn tháng ba vua triệu chẳng lành).
Phản ánh giai đoạn nào lịch sử nước ta?
A. Giai đoạn 1884-1885. B. Giai đoạn 1883-1884.
C. Giai đoạn 1886-1896. D. Giai đoạn 1858 -1882.
Câu 34: Đều là các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm hưởng ứng chiếu “ Cần vương”, ngoại trừ
A. khởi nghĩa Bãi Sậy. B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Hương Khê. D. khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 35: Sau thất bại của kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng năm 1858,
Pháp đã chuyển sang kế hoạch nào?
A. Đánh lâu dài. B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Đánh chắc tiến chắc. D. Chinh phục từng gói nhỏ.
Câu 36: Để cùng nhau tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, tháng 1 – 1942 các nước Mỹ - Anh –
Pháp – Liên Xô đã thành lập
A. mặt trận Đồng Minh. B. mặt trận dân chủ Đông Âu.
C. mặt trận Việt Minh. D. mặt trận thống nhất Đông Dương.
Câu 37: Ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược
A. Huế. B. Đã Nẵng. C. Gia Định. D. Bắc kỳ.
Câu 38: Phong trào Cần Vương diễn ra từ 1885 đến 1896 được chia thành mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn. B. Bốn giai đoạn. C. Năm giai đoạn. D. Ba giai đoạn.
Câu 39: Phong trào Cần Vương diễn ra trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1896, trong đó
“ Cần Vương” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Giúp vua cứu nước. B. Cần thay thế ông vua sáng suốt, yêu nước hơn.
C. Cần một người lãnh đạo tài giỏi. D. Cần một vị vua mới sáng suốt.
Câu 40: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là
A. thuộc địa của Pháp. B. quốc gia phong kiến độc lập.
C. phụ thuộc vào Pháp. D. thuộc địa của Tây Ban Nha.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

You might also like