You are on page 1of 14

Câu 1.

Một trong những mục đích của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai
ở Đông Dương là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra. B. thúc đẩy sự phát triển kinh
tế ở chính quốc.
C. cạnh tranh kinh tế với thuộc địa. D. hạn chế sự phát triển kinh tế
ở Đông Dương.
Câu 2. Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
ở Đông Dương là
A. Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume. B. Toàn quyền Đông Dương H.
Méclanh.
C. Toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô. D. Toàn quyền Đông Dương
Catơru.
Câu 3. Tại sao trong các chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân
Pháp lại đầu tư chủ yếu vào Việt Nam?
A. Việt Nam có nhiều cảng biển nên giao thương thuận lợi.
B. Nhiều người Việt Nam đi lính cho Pháp trong các cuộc xâm lược.
C. Việt Nam là thuộc địa quan trọng nhất của Pháp ở Đông Dương.
D. Việt Nam là một trong những nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam, trọng tâm đầu tư của thực
dân Pháp là
A. công nghiệp và thương nghiệp. B. thương nghiệp và giao
thông vận tải.
C. giao thông vận tải và công nghiệp. D. nông nghiệp và công
nghiệp.
Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân
Pháp trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương?
A. Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại.
B. Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.
C. Kinh tế thuộc địa phải phục vụ đối đa cho kinh tế chính quốc.
D. Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới.
Câu 6: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư
sản trí thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A. Vận động quần chúng tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.
B. Châm ngòi cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.
C. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền cộng hòa.
D. Góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.
Câu 7. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp (1919-
1929), những giai cấp mới xuất hiện ở Việt Nam là
A. Công nhân và nông dân. B. Công nhân và tiểu tư
sản.
C. Tư sản và tiểu tư sản. D. Công nhân và tư
sản.
Câu 8. Dưới thời Pháp thuộc, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt
Nam là
A. Người cày có ruộng. B. Quyền dân chủ, tự
do.
C. Cải thiện dân sinh. D. Độc lập dân tộc.
Câu 9. Trong giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp nào hăng hái nhất trong cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do của dân tộc?
A. Tiểu thương, tiểu chủ. B. Trí thức, học sinh, sinh
viên.
C. Công chức, tiểu thương, tiểu chủ. D. Tiểu thương, tiểu chủ,
dân nghèo thành thị.
Câu 10. Giai cấp công nhân dưới thời thuộc địa phải chịu áp bức của
A. Đế quốc, tư sản. B. Đế quốc, phong kiến.
C. Đế quốc, phong kiến, tư sản. D. Đế quốc, tư sản và
tiểu tư sản
Câu 11: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu
tư sản trí thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A. Vận động quần chúng tham gia vào mặt trận dân tộc dân chủ.
B. Định hướng một số hoạt động trong phong trào dân tộc dân chủ.
C. Châm ngòi cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.
D. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền cộng hòa.
Câu 12: Sự kiện lịch sử thế giới nào có ảnh hưởng đến CM Việt Nam trong thời kì
1919-1930?
A. Liên hợp quốc thành lập. B. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết.D. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện.
Câu 13: Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam
A. phát triển vượt trội sao với kinh tế Pháp.B. phát triển cân đối giữa các vùng
miền.
C. có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.D. bị cột chặt vào nền kinh tế nước
Pháp.
Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam, ngành công nghiệp
được chú trọng nhất là
A. khai thác mỏ. B. luyện kim. C. chế biến nông sản. D. chế
tạo máy.
Câu 15. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam, hình thức tổ chức
sản xuất phổ biến nhất trong nền nông nghiệp Việt Nam là
A. hợp tác xã. B. đồn điền. C. nông trang. D. ruộng
tư.
Câu 16. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam, trong công nghiệp, thực
dân Pháp chỉ chú trọng ngành khai thác mỏ và chế biến là do
A. những ngành này mang lại sự phát triển cao cho kinh tế Đông Dương.
B. những ngành này rất quan trọng với chính quốc.
C. phát triển những ngành này Pháp mới cạnh tranh được với các quốc gia tư bản
khác.
D. có sẵn nguyên liệu, nhân lực và thị trường, không cạnh tranh với Pháp.
Câu 17. Do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa, nền kinh tế Việt Nam có
tính chất
A. Phong kiến. B. Tư bản chủ nghĩa.
C. Thực dân nửa phong kiến. D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 18: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp ở Đông Dương (1919-
1929) có tác động nào sau đây đến Việt Nam?
A. tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện.
B. cơ cấu giai cấp chuyển biến sâu sắc hơn.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân ra đời.
D. quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 19: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến CMVNthời kì
1919-1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. D. Liên minh châu Âu được thành lập.
Câu 20. Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) đối với Việt Nam?
A. Làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ. B. Làm cho cơ cấu kinh tế
phát triển cân đối.
C. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân.
D. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.
Câu 21. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở ViệtNam, cơ
cấu vùng kinh tế ở Việt Nam theo hướng
A. xuất hiện đồn điền, hầm mỏ, khu công nghiệp ở thành thị.
B. xuất hiện các khu chế xuất ở thành phố, gần cảng biển.
C. xây dựng nhiều thương cảng lớn ở cửa biển thuộc ba miền.
D. xuất hiện các khu công nghiệp lớn ở các thành thị lớn.
Câu 22. Sau CTTG thứ nhất, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự chuyển biến
mới là do
A. tác động của chính sách khai thác thuộc địa.
B. ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.
C. mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
D. bản thân các tầng lớp trong xã hội tiếp tục phân hóa.
Câu 23: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-
1929), Pháp đã
A. chỉ phát triển công nghiệp hóa chất. B. đầu tư nhiều vốn vào nông nghiệp.
C. tập trung vào công nghiệp luyện kim.D. chỉ phát triển công nghiệp cơ khí.
Câu 24. Trong cuộc đấu tranh GPDT sau CTTG I, giai cấp nào ở Việt Nam có thể
quy tụ được sức mạnh dân tộc? Vì sao?
A. Công nhân vì họ là đại biểu cho quyền lợi của dân tộc.
B. Nông dân vì họ bị áp bức bóc lột nặng nề nhất.
C. Tiểu tư sản vì họ được tiếp xúc với trào lưu mới.
D. Địa chủ vì họ gắn quyền lợi với chủ nghĩa đế quốc.
Câu 25. Giai cấp công nhân nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong
trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại là do
A. Công nhân bị bóc lột nặng nề nhất.
B. Công nhân là đại diện của dân tộc.
C. Công nhân chịu ảnh hưởng của cách mạng vô sản.
D. Công nhân đã thừa hưởng truyền thống yêu nước.
Câu 26. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội
Việt Nam là
A. Nông dân Việt Nam với toàn thể giai cấp phong kiến.
B. Nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai.
C. Tư sản Việt Nam với Tư sản Pháp và phong kiến.
D. Nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tư sản người Việt.
Câu 27. Năm 1923, những giai cấp tham gia cuộc đấu tranh chống tư bản Pháp độc
quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo tại Nam Kỳ là
A. Tư sản người Việt và tiểu tư sản. B. Công nhân và Tư sản
người Việt.
C. Địa chủ và Tư sản người Việt. D. Nông dân và Tư sản
người Việt.
Câu 28. Hạn chế lớn nhất về hoạt động của Tư sản Việt Nam trong cuộc khai thác
thuộc địa lần 2 là
A. khẩu hiệu đấu tranh không phù hợp. B. không lôi kéo được
nhân dân tham gia.
C. còn liên minh với giai cấp địa chủ. D. khi Pháp nhượng bộ thì thỏa
hiệp với chúng.
Câu 29. Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng
thư (Huế) là
A. những nhà xuất bản tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
B. những tạp chí tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
C. những tổ chức chính trị của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
D. cơ quan ngôn luận của Đảng Lập Hiến.
Câu 30. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến
mới của phong trào công nhân Việt Nam là do
A. lần đầu tiên công nhân đấu tranh bằng hình thức bãi công.
B. thể hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị, đoàn kết quốc tế.
C. làm cho thực dân Pháp phải lúng túng trong việc đối phó.
D. buộc giới chủ phải đáp ứng yêu sách tăng lương cho công nhân.
Câu 31. An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè là tên gọi của
A. những cuốn sách tiến bộ viết bằng tiếng Pháp.
B. những nhà xuất bản tiến bộ ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
C. những tờ báo tiến bộ viết bằng tiếng Pháp.
D. những tổ chức chính trị ở miền Bắc, Trung, Nam.
Câu 32. Những sự kiện nổi bật nhất của phong trào yêu nước dân chủ công khai
chống thực dân Pháp trong những năm 1919 – 1925 là
A. cuộc vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
B. đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì.
C. sự thành lập Tâm tâm xã và mưu sát Toàn quyền Meclanh.
D. đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và truy điệu Phan Châu Trinh.
Câu 33. Một trong những ý nghĩa của PTDTDC của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam
nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX là
A. làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng vô sản.
B. chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản những năm sau.
C. làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng tư sản.
D. đưa tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng tư sản.
Câu 34. Đảng Lập Hiến là Đảng của những giai cấp nào?
A. Công nhân và nông dân. B. Tư sản và tiểu tư sản.
C. Tư sản và địa chủ. D. Tư sản và công nhân.
Câu 35. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của công nhân trong PTDTDC ở Việt
Nam (1919 – 1925) là
A. sự ra đời của Công hội bí mật ở Sài Gòn (1920).
B. cuộc đấu tranh của công nhân lò nhuộm Sài Gòn (1922).
C. cuộc đấu tranh của công nhân rượu Hà Nội (1924).
D. cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn (1925).
Câu 36. Khi từ Anh trở lại Pháp (1917), Nguyễn Tất Thành quyết định gia nhập
Đảng Xã hội Pháp vì
A. đó là tổ chức chính trị duy nhất mang tính cách mạng.
B. đó là tổ chức chính trị duy nhất của quần chúng.
C. đó là tổ chức chính trị duy nhất theo tư tưởng Đại Cách mạng Pháp.
D. đó là tổ chức chính trị duy nhát ở Pháp ủng hộ cách mạng Việt Nam.
Câu 37. NAQ tham dự Hội Nghị của các nước thắng trận ở Vecxai (Pháp, 1919)
với tư cách là
A. đại biểu của các nước thuộc địa. B. đại biểu của
Đảng Xã hội Pháp.
C. đại biểu của những người Việt Nam yêu nước. D. đại biểu của
Quốc tế Cộng sản.
Câu 38: Một trong những hoạt động của NAQ ở Pháp trong những năm 1919-
1923 là
A. triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
B. soạn thảo Chính cương của Đảng Cộng sản Đông Dương
C. soạn thảo Sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
D. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 39: Trong thời kì 1919-1930, Nguyễn Ái Quốc đã
A. ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.B. thành lập Nha Bình dân học vụ.
C. chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam.D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
Câu 40. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin ở
A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh.
D. Pháp.
Câu 41. Báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của
A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp. B. Đảng Xã Hội Pháp
ở Pháp.
C. Đảng Cộng sản Pháp ở Pháp. D. Quốc tế Cộng sản ở
Liên Xô.
Câu 42. Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối
với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?
A. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản.
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
D. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
Câu 43. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Nguyễn Ái Quốc từ chủ
nghĩa yêu nước trở thành người đảng viên cộng sản là
A. dự hội nghị Vecxai ở Pháp.B. tìm được con đường cứu nước theo khuynh
hướng vô sản.
C. dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua.D. dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ V
ở Liên Xô.
Câu 44. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu Nguyễn Ái Quốc thiết lập mối quan hệ
giữa CM Việt Nam với PTGPDT trên thế giới?
A.Sau khi trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
B.Tham gia lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
D.Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 45. Sau khi Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vécxai
(1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận
A. đế quốc luôn tàn bạo, độc ác; người lao động luôn bị bóc lột dã man.
B. muốn giải phóng, các dân tộc chỉ trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
C. muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản.
D. ở các nước thuộc địa, nông dân có vai trò và sức mạnh hết sức to lớn.
Câu 46. Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của
A. Báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp).
B. Báo Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn LĐ Pháp).
C. Tạp chí Thư tín Quốc tế (của Quốc tế Cộng sản).
D. Báo người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa).
Câu 47. Những tác phẩm và bài viết của Nguyễn Ái Quốc được viết trong những
năm 20 của thế kỉ XX đã hình thành hệ thống lí luận về
A. Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản.
B. Cách mạng vô sản theo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường riêng của Việt Nam.
D.Cách mạng tư sản theo lí tưởng của Đảng Cách mạng Pháp.
Câu 48. Nhận xét nào sau đây là đúng về PT công nhân Việt Nam những năm
1928-1929?
A. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
Câu 49. NAQ khẳng định muốn cứu nước và GPDT phải đi theo con đường
CMVS sau khi
A. trở thành Đảng viên Đảng Xã hội Pháp.
B. dự Hội nghi của các nước đế quốc thắng trận ở Vecxai.
C. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I.Lênin.
D. tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua.
Câu 50. Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào sau đây?
A. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn
C. Chấn hưng nội hóa.D. Thành lập Đảng lập hiến.
Câu 51. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương
(1919 – 1929), về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
vì lý do gì sau đây?
A. Pháp hạn chế đầu tư vốn vào ngành nông nghiệp.
B. Phương thức sản xuất tư bản chưa được Pháp du nhập.
C. Phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.
D. Pháp không đầu tư vốn, nhân lực và kỹ thuật mới.
Câu 52. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã
làm sâu sắc thêm mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa.
A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ.
C. giai cấp vô sản với chế độ phản động thuộc địa. D. dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp.
Câu 53. Tại Hội nghị của những nước thắng trận ở Vecxai (1919), Nguyễn Ái
Quốc đã gửi
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B. Bản án chế độ
thực dân Pháp.
C. tờ báo “Người cùng khổ”. D. bức tranh biếm
họa “Con rồng tre”.
Câu 54. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929),
thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
A. tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế. B. làm cho kinh tế thuộc địa
phát triển cân đối.
C. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. D. xóa bỏ phương thức sản xuất
phong kiến.
Câu 55. Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
(1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân
Pháp ở Đông Dương là
A. lĩnh vực khai thác mỏ được đầu tư nhiều nhất.
B. nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước.
C. Pháp đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
D. ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
Câu 57. Sự kiện nào đánh dấu sự kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc?
A. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I.Lênin.
B. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức, tuyên truyền lí luận cách mạng.
D. Về nước chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 58. Nhận xét nào sau đây là đúng về PT công nhân Việt Nam những năm
1928-1929?
A. Phát triển mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B. Có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước.
C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng.
D. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn

BÀI 13.
Câu 1. Sau khi tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc
mở tại Quảng Châu, Trung Quốc (1924 – 1927), phần lớn học viên đã
A. sang Pháp hoạt động trong phog trào công nhân.
B. tiếp tục học tập tại Trường Quân sự Hoàng Phố.
C. bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc.
D. đến Liên Xô học tập tại Trường Đại học Phương Đông.
Câu 2. Từ năm 1925 đến năm 1930, ở Việt Nam có những tổ chức yêu nước theo
khuynh hướng cách mạng vô sản là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đảng Tân Việt.
B. Đảng Tân Việt và Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đảng Lập hiến.
Câu 3: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt động nào sau
đây?
A. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh. B. Phát động khởi nghĩa Yên Bái.
C. Phát động phong trào “vô sản hóa”. D. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa.
Câu 4. Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức
A.Đảng lập hiến. B. Hội phục Việt. C. Đảng Thanh niên. D.
Cộng sản đoàn.
Câu 5. Những thanh niên thành lập nhóm cộng sản đoàn được Nguyễn Ái Quốc
lựa chọn trong số thanh niên tích cực của
A. Công hội bí mật ở Sài Gòn. B. Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ.
C. Tâm tâm xã ở Quảng Châu (TQ). D. nhóm Nam Phong ở Bắc Kỳ.
Câu 6. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm
A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
B. phát động nhân dân đòi thực dân Pháp phải cải cách hành chính.
C. kêu gọi thanh niên Việt Nam tham gia vào các tổ chức chính trị.
D. đào tạo những cán bộ xuất sắc và cho đi học ở nước ngoài.
Câu 7. Cơ quan lãnh đạo cao nhất và cấp cơ sở của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên là
A. Kì bộ và Tỉnh bộ. B. Tổng bộ và Chi bộ. C. Tổng bộ và Huyện bộ. D.
Kì bộ và Chi bộ.
Câu 8.Một chính đảng yêu nước theo khuynh hướng CMDCTS ở Việt Nam thành
lập năm 1927 là
A.Tân Việt Cách mạng Đảng. B. Đông Dương Cộng sản
đảng.
C.Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông dương Cộng sản liên
đoàn.
Câu 9. Đa số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước.
B. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
C. trung địa chủ, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc.
D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam.
Câu 10. Sau khi học xong, đa số học viên dự lớp huấn luyện đào tạo cán bộ ở
Quảng Châu (TQ)
A. được gửi sang học trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva.
B. được cử đi học Trường Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc.
C. bí mật về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chính quyền thuộc địa.
D. bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dân tộc .
Câu 11. Cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. báo Thanh niên. B. báo Người cùng khổ.
C. báo An Nam trẻ. D. Đông Pháp thời báo.
Câu 12. Người sáng lập tờ báo Thanh niên của hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên là
A. Lê Hồng Sơn. B. Hồ Tùng Mậu. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Lê
Hồng Phong.
Câu 13. Phương pháp đấu tranh của Việt Nam quốc dân Đảng là
A. chính trị. B. bạo lực. C. công khai. D. bí mật.
Câu 14. Tư tưởng cốt lõi trong bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam là
A. chủ nghĩa Mác – Lênin. B. cách mạng dân chủ
tư sản.
C. độc lập, tự do. D. cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
Câu 15. Những bài giảng ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc) được
Nguyễn Ái Quốc in thành tác phẩm
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B.Bản án chế
độ thực dân Pháp.
C. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. D.Đường
Kách mệnh.
Câu 16. Những tài liệu trang bị lí luận GPDT cho cán bộ của HVNCMTNđể tuyên
truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam là
A. báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh.
B. báo Người cùng khổ và báo nhân đạo.
C. báo Người cùng khổ và sách Bản án chế độ thực dân pháp.
D. báo Thanh niên và sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 17: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) (1924 – 1927), Nguyễn Ái
Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của
PTGPDT Việt Nam?
A. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.
B. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.
C. Trang bị lí luận cách mạng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt.
D. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 18.Những sự kiện chứng tỏ bước đầu NAQ đã thiết lập mối quan hệ CM Việt
Nam với PTGPDT trên thế giới là
A. trình bày tham luận trong Hội nghị thành lập Quốc tế nông dân.
B. nêu vai trò của nông dân ở thuộc địa tại Đại Hội Quốc tế Cộng sản lần IV.
C. lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông.
D. tích cực nghiên cứu lí luận cách mạng ở thuộc địa theo con đường vô sản.
Câu 19. Nội dung chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên là
A. đưa cán bộ của Hội cùng lao động với công nhân để vận động cách mạng.
B. đưa công nhân vào tất cả các phong trào đấu tranh chống đế quốc.
C. đưa cán bộ của Hội tham gia lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
D. đưa cán bộ của Hội đấu tranh cùng giai cấp tiểu tư sản và tư sản ở thành thị.
Câu 20. Đảng Tân Việt được thành lập ở Trung Kì (1925) là tổ chức chính trị của
A. tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. B. tư sản dân tộc và
trung, tiểu địa chủ.
C. tư sản dân tộc và tiểu tư sản yêu nước. . D. trí thức và thanh niên
tiểu tư sản yêu nước.
Câu 21 .Đảng Tân Việt có sự phân hóa: một số gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, số còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập đảng cộng sản là do
A. Đảng Tân Việt là tổ chức chính trị theo khuynh hướng cộng sản.
B. Đảng Tân Việt chịu tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Tân Việt chịu tác động của Việt Nam Quốc dân đảng.
C. đảng viên của Đảng tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin.
Câu 22.Tư tưởng nền tảng của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. chủ nghĩa Mác-Lênin.
C. tư tưởng của Đại cách mạng Pháp. D. lí luận giải phóng dân tộc
của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 23. Những hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. tham gia biểu tình cùng giai cấp nông dân. B. tích cực tuyên truyền và vận
động cách mạng.
C. ám sát trùm mộ phu Badanh và khởi nghĩa Yên Bái. D. tham gia bãi công
cùng giai cấp công dân.
Câu 24: Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là
A. Đảng Dân chủ Việt Nam. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Phục Việt.
Câu 25. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo nổ ra
trong hoàn cảnh
A. Đảng lâm vào bị động và có nguy cơ tan rã.
B. khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế.
C. mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc, quần chúng sẵn sàng đấu tranh.
D. hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt.
Câu 26. Trong tình thế bị động, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam
Quốc dân đảng quyết định tiến hành khởi nghĩa Yên Bái với tư tưởng
A. “không thành công cũng thành nhân’’. B. phải kiên quyết giành
thắng lợi.
C. phải giữ vững cơ sở của Đảng. D. giành cho được chính
quyền cách mạng.
Câu 27. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, đánh dấu sự chấm dứt vai trò lịch sử của
A. Tân Việt Cách mạng đảng và khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cùng sứ mệnh lịch sử của Hội.
D. các bộ phận trí thức, tiểu tư sản và tư sản dân tộc Việt Nam.
Câu 28. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định tổ chức giữ vai
trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
A. Hội phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Dân chủ
Đông Dương.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Mặt trận Việt
Minh.
Câu 29. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại của khuynh
hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là
A. thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học
B. thiếu sự thống nhất về tổ chức lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
C. tổ chức chính trị của tư sản lỏng lẻo, thiếu cơ sở quần chúng.
D. ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng
Câu 30. Mặc dù khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930 thất bại, nhưng những hành
động yêu nước, quả cảm của chiến sẽ Yên Bái có ý nghĩa to lớn. Đó là
A. mở đường cho khuynh hướng vô sản phát triển
B. là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
C. thể hiện vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng trong phong trào dân tộc.
D. cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù của nhân dân chống Pháp và tay sai.
Câu 31. Việc đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng Sản để thay thế Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên được đoàn đại biểu Bắc Kì đề ra tại
A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5/1929).
B. Đại hội thành lập Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929).
C. Đại hội An Nam Cộng sản đảng thông qua đường lối chính trị (11/1929)
D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản ở Hương Cảng (Trung Quốc, 1/1930).
Câu 32. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian : 1. Chi bộ Cộng sản đầu tiên; 2.Hội
nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Đông Dương Cộng sản đảng thành
lập; 4. An Nam Cộng sản đảng thành lập; 5. Đông Dương Cộng sản liên đoàn
thành lập.
A. 2,1,3,4,5. B. 1,3,4,5,2. C. 3,2,1,4,5. D. 5,4,3,2,1.
Câu 33. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam chứng tỏ xu thế khách quan
của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường
A. cách mạng tư sản. B. cải cách chính trị. C. cải cách hành chính.
D. cách mạng vô sản.
Câu 34. Khi triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở VN, Nguyễn Ái
Quốc lấy cương vị là
A. người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.B. đảng viên đầu tiên của
Việt Nam.
C. đảng viên của Đông Dương Cộng sản đảng. D. phái viên của Quốc tế
Cộng sản.
Câu 35. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản VN gồm có
A. đại diện của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
B. đại diện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đông Dương Cộng sản
đảng.
C. đại diện của Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. đại diện của Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
Câu 36: Tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ
chức cách mạng nào?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa. B. Đảng Dân chủ Việt Nam.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 37. Tên chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. Đảng Cộng sản
Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Lao động
Việt Nam.
Câu 38: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái
Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Xây dựng lí luận cách mạng đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc.
B. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.
C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.
D. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
Câu 39. Văn kiện đầu tiên của Đảng được thông qua tại HN thành lập ĐCSVN đầu
năm 1930 là
A. Cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 40. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định
đường lối chiến lược cách mạng là
A. tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
B. tư sản dân quyền cách mạng, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
C. nhanh chóng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. giành độc lập, tự do, đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình.
Câu 41. Nhiệm vụ “cách mạng tư sản dân quyền’’ được đề ra trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm
A. nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ ruộng đất.
B. làm cách mạng ruộng đất để đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. làm nhiệm vụ chống đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Câu 42. Một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên là
A. đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ phong kiến.
B. đánh đổ tư sản mại bản và chế độ phong kiến.
C. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
D. tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và phong kiến.
Câu 43. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng cách
mạng gồm
A. công nhân, nông dân, tiểu địa chủ, phú nông. B. công nhân, nông dân, tiểu
tư sản, tri thức.
C. công nhân, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. D. công nhân, nông
dân, tư sản dân tộc.
Câu 44. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định mối quan hệ giữa
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới là
A. trở thành một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế.
B. phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
C. phải liên lạc với cách mạng ở các thuộc địa của Pháp.
D. phải liên lạc với cách mạng ở các thuộc địa tại Á Đông.
Câu 45. Đối với những bước phát triển tiếp theo của lịch sử dân tộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời là
A. sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định.
B. nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
C. một sự kiện chính trị trọng đại có tầm vóc lịch sử.
D. kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc.
Câu 46. Nhân tố quyết định thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam là
A. sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản. B. sự đoàn kết của tổ chức Cộng
sản.
C. uy tín và năng lực của Nguyễn Ái Quốc. D. sự thống nhất về quan điểm của
các tổ chức Cộng sản.

You might also like