You are on page 1of 3

Bài 14.

VIỆT NAM SAU CTTG1 - CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN 2 CỦA
THỰC DÂN PHÁP (1919-1929)
Câu 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?
A. 1914. B. 1918
C. 1919. D. 1920
Câu 2. Quy mô và thời gian thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là
A. 10 năm (1919 – 1929), chỉ tập trung vào hai ngành công nghiệp và nông nghiệp.
B. 10 năm (1919 – 1929), đầu tư ở mọi lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và khai mỏ.
C. 7 năm (1919 – 1925), đầu tư ở mọi lĩnh vực nhưng tập trung vào công nghiệp và nông nghiệp.
D. 10 năm (1914 – 1925), đầu tư tất cả các ngành nhưng tập trung chủ yếu vào công - nông nghiệp.
Câu 2. Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là
A. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
C. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
D. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam
(1919 – 1929) để
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
B. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho Pháp.
C. cạnh tranh, vươn lên hàng thứ nhất về kinh tế trên thế giới.
D. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.
Câu 4. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào các
ngành
A. nông nghiệp và khai mỏ. B. nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
C. nông nghiệp và thương nghiệp. D. ngân hàng và giao thông.
Câu  5. Loại hình đồn điền phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp (1919 – 1929) là?  
A. Đồn điền trồng lúa. B. Đồn điền trồng cao su.
C. Đồn điền trồng chè. D. Đồn điền trồng cà phê.
Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929), thực dân Pháp tập trung chủ
yếu vào ngành công nghiệp nào?
A. Khai mỏ (chủ yếu là mỏ than). B. Khai mỏ (chủ yếu là mỏ dầu).
C. Điện khí. D. Nguyên tử.
Câu 7. Trong cuộc khai thác thuộc địa là thứ hai cua Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929), Pháp tăng cường đầu
tư vốn vào nông nghiệp (chủ yếu là cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than) vì?
A. Để bù đắp những thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
B. Cao su và than là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
C. Tạo điều kiện việc làm cho người lao động Việt Nam.
D. Thúc đầy các ngành kinh tế Việt Nam phát triển.
Câu 8. Mục đích chủ yếu thực dân Pháp đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam nhằm
A. phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân Việt Nam.
B. tận dụng nguyên liệu tại chỗ và nguồn nhân công dồi dào.
C. hạn chế sự phát triển của công nghiệp Việt Nam.
D. phục vụ nhu cầu của thực dân Pháp ở thuộc địa.
Câu 9. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở
Việt Nam nhằm mục đích
A. cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
B. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
C. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự của Pháp.
D. phát triển nền kinh tế dịch vụ ở Việt Nam.
Câu 10. Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp đầu tư phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam là
A. xây dựng cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
B. thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các vùng miền.
C. phục vụ cho mục đích của cuộc khai thác thuộc địa.
D. thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
Câu 11. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đánh thuế nặng các
hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam vì
A. muốn nắm chặt thị trường Việt Nam.
B. muốn cản trở sự phát triển của thương nghiệp Việt Nam.
C. muốn tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
D. muốn tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.
Câu 12. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, ngân hàng nào đại diện cho thế lực tư bản tài chính
Pháp, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương (trong đó có Việt Nam)?
A. Ngân hàng quốc gia Pháp. B. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
C. Ngân hàng tư bản Pháp. D. Ngân hàng Đông Dương
Câu 13. Về chính trị, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam Pháp đã áp dụng chính sách
A. ngu dân. B. khai hóa.
C. chia để trị. D. dân chủ.
Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để chia rẽ khối
đoàn kết dân tộc Việt Nam?  
A. Thực hiện chính sách “chia để trị”.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
C. Dung dưỡng bộ phận đại địa chủ.
D. Nới lỏng một số quyền tự do, dân chủ.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị, văn hóa, giáo dục của
Pháp ở Việt Nam trong những năm 1919-1930?
A. Để cho Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.
B. Đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
C. Khuyến khích các hành động mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội…
D. Sử dụng báo chí để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của Pháp.
Câu 16. Chính sách văn hoá - giáo dục của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất nhằm mục đích gì?
A. Đào tạo đội ngũ trí thức ở Việt Nam để đưa sang Pháp.
B. "Khai hoá" văn minh cho dân tộc ta.
C. Nô dịch, ngu dân nhân dân ta.
D. Nâng cao dân trí cho nhân dân Việt Nam.
Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất tham gia vào phong
trào cách mạng ở Việt Nam?
A. Công nhân. B. Tư sản dân tộc.
C. Tiểu tư sản. D. Nông dân.
Câu 18. Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam được ra đời từ quá trình khai thác thuộc địa lân thứ nhất của thực dân
Pháp và phát triển mạnh sau CTTG1?
A. Nông dân. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 19. So với giai cấp công nhân quốc tế, công nhân VN có đặc điểm riêng nào sau đây?
A. Bị ba tầng áp bức, bóc lột B. Sống tập trung, có kỉ luật cao.
C. Làm việc tại những thành phố lớn D. Bị giai cấp tư sản bóc lột
Câu 20. Giai cấp ở Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức bóc lột sau Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
hai của thực dân Pháp là
A. Tư sản dân tộc. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 21. Giai cấp nông nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp
A. địa chủ. B. công nhân.
C. tư sản. D. tiểu tư sản.
Câu 22. Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế
giới thứ nhất?  
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân. D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân
hóa thành hai bộ phận là
A. tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp. B. tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. tư sản dân tộc và tư sản mại bản. D. tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 24. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. công nhân và tư sản. B. nông dân và địa chủ.
C. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. D. địa chủ và tư sản.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt
Nam là
A. giữa công nhân, nông dân với và tư sản mại bản và đại địa chủ.
B. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến tay sai.
C. giữa công nhân, nông dân với thực dân Pháp và địa chủ.
D. giữa địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc với thực dân Pháp và tay sai.
Câu 26. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai mà Pháp tiến hành ở Việt Nam về kinh tế là
A. nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ theo chiều hướng tích cực.
B. kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.
C. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
D. kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước, nhưng vẫn lạc hậu, bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

You might also like