You are on page 1of 5

BÀI 5.

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á


Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các
nước đế quốc Âu – Mĩ, ngoại trừ
A. Đông Timo. B. Thái Lan.
B. C. Philippin. D. Xingapo

Câu 2. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của
đế quốc
A. Pháp. B. Anh. C. Hà Lan. D. Nhật Bản.

Câu 3. Nước không nằm trong khu vưc Đông Nam Á là


A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Bru-nây. D. Trung Quốc.

Câu 4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai được khởi
đầu từ
A. khu vực Mĩ Latinh. C. khu vực Đông Bắc Á.
B. khu vực Bắc Phi. D. khu vực Đông Nam Á.

Câu 5. Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành
chính quyền?
A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. B. Việt Nam, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. D. Việt Nam, Campuchia.

Câu 6. Vào năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. B. Campuchia, Mailaixia, Brunây.
C. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia. D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.

Câu 7. Yếu tố khách quan nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam
Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô tiến vào giải phóng Đông Nam Á.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh.
D. Được sự giúp đỡ của Mĩ.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Sự viện trợ, giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 9. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp.
B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
C. từ thân phận là nước thuộc địa đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.
D. thành lập và mở rộng liên minh khu vực - ASEAN.

Câu 10. Điểm khác biệt (biến đổi) có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á
trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
B. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
C. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.
D. từ các nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập.
Câu 11. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc kháng chiến để
giành và bảo vệ độc lập vì
A. bị đế quốc Mĩ xâm lược trở lại.
B. sự đe dọa của các thế lực thù địch trong nước.
C. sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc.
D. sự xâm lược trở lại của thực dân Anh.

Câu 12. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á
A. ổn định. B. ngày càng phát triển phồn thịnh.
C. ngày càng trở nên căng thẳng. D. ổn định và phát triển.

Câu 13. Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình các nước Đông Nam Á ngày càng
căng thẳng là do
A. chính sách can thiệp của Nhật Bản vào khu vực.
B. chính sách can thiệp của Pháp vào khu vực.
C. chính sách can thiệp của Anh vào khu vực.
D. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

Câu 14. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở đâu? Vào thời gian
nào?
A. Băng Cốc (Thái Lan), tháng 8/1967.
B. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), tháng 8/1967.
C. Hà Nội (Việt Nam), tháng 7/1995.
D. Ba-li (In-đô-nê-xi-a), tháng 2/1976.

Câu 15. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành vào thời gian nào? Trụ sở
chính ở đâu?
A. Tháng 8/1967, Băng Cốc (Thái Lan).
B. Tháng 8/1967, Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
C. Tháng 7/1995, Hà Nội (Việt Nam).
D. Tháng 2/1976, Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

Câu 16. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ban đầu có 5 nước, gồm
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Mianma, Brunây
B. Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin
C.Xingapo, Malaixia, Mianma, Brunây, Philippin
D. Thái Lan, Philippin, Lào, Xingapo, Malaixia.

Câu 17. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Liên kết lại để tránh lại ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ).
C. Trung Quốc bành trướng trong vấn đề biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.
D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới đã cổ vũ sự hợp tác.

Câu 18. Sự khởi sắc của Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng
sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I họp tại Ba-li (2/1976).
B. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á được thành lập (1992).
C. Diễn đàn hợp tác Á- Âu được thành lập (1996).
D. Hiến chương ASEAN được thông qua (2007).

Câu 19. Hiệp ước Bali (2 – 1976) đã xác định các nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan
hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc
A. giải quyết bất đồng bằng phương pháp hòa bình và có sự nhất trí của 5 nước sáng lập.
B. tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng
vũ lực.
D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 20. Hiệp ước Ba-li được kí kết vào


A. tháng 2/1976. B. tháng 8/1967. C. tháng 7/1995. D. tháng 7/1992.

Câu 21. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Bali (1976) vào
A. tháng 7/1992. B. tháng 7/1995. C. tháng 8/1967. D. tháng 2/1976.

Câu 22. Cùng với Việt Nam, quốc gia nào đã tham gia vào Hiệp ước Bali vào tháng 7/1992?
A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Bru-nây.

Câu 23. Việt Nam, Lào chính thức gia nhập Hiệp ước Ba-li vào năm
A. 1975 B. 1980. C. 1992. D. 1995.

Câu 24. « Hiệp hội các nước Đông Nam Á» được thành lập tại quốc gia nào dưới đây ?
A. In-đô-nê-xia. B. Thái Lan. C. Xinh-ga-po. D. Ma-lai-xia.

Câu 25. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng


A. 7/1994 B. 7/1995 C. 4/1994 D. 8/1995

Câu 26. Thành viên thứ 6 của ASEAN là


A. Việt Nam B. Mi-an-ma C. Lào D. Bru-nây

Câu 27. Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào, Việt Nam B. Cam-pu-chia, Lào C. Lào, Mi-an-ma D. Mi-an-ma, Việt
Nam

Câu 28. Từ „ASEAN 5” phát triển thành „ASEAN 10” vào năm
A. 1984. B. 1995. C. 1997. D. 1999. (Tv10:
Cam)

Câu 29. Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực
A. phồn thịnh. B. ổn định và phát triển. C. mậu dịch tự do. D. hòa bình.

Câu 30. Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF) nhằm mục đích
A. hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
B. hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.
C. tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông
Nam Á.
D. hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 31. Quốc gia Đông Nam Á nào được coi là “con rồng” kinh tế ở châu Á?
A. Xinh-ga-po. B. Thái Lan C. Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a

Câu 32. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật đầu tiên của các nước
ASEAN là
A. sự mở rộng thành viên. B. hợp tác toàn diện.
C. đẩy mạnh hợp tác kinh tế. D. đẩy mạnh hợp tác chính trị.

Câu 33. Mục tiêu của ASEAN được xác định đầu tiên ở Tuyên ngôn thành lập ASEAN
(1967) là
A. phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên.
B. thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Ba-li.
C. hợp tác phát triển có kết quả về kinh tế, quân sự.
D. cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 34. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiện
mục tiêu đổi mới đất nước là một nhận định đúng, ngoại trừ việc
A. hội nhập, học hỏi và tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học-kĩ thuật từ bên ngoài.
B. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.
C. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với bên ngoài.
D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.

Câu 35. Đâu không phải là thách thức mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao.
B. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt.
C. Bản sắc văn hóa có nguy cơ bị sói mòn.
D. Nền kinh tế có nguy cơ tụt hậu nếu không biết tận dụng cơ hội để phát triển.

Câu 36. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, các nước ASEAN đã chuyển sang thực hiện
chiến lược công nghiệp hóa hướng về
A. xuất khẩu. B. nhập khẩu.
C. công nghiệp nặng. D. hàng nội địa.

Câu 37. Trên cơ sở 10 nước Đông Nam Á đều đứng chân trong một tổ chức thống nhất,
ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động hợp tác sang lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Văn hóa.
C. Quân sự. A. Chính trị.

Câu 38. SGK Lịch sử 9, Nxb GD 2015, trang 21 có nhận xét: “…từ sau năm 1945, ĐNA trở
thành khu vực của các quốc gia đã giành được độc lập, tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn,
đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển”. Minh chứng cho nhận xét
trên đó là
A. Đông Nam Á trở thành các quốc gia độc lập.
B. sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
C. sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
D. sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

You might also like