You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 SONG BẰNG


NĂM HỌC 2023-2024
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
- Kiến thức từ bài 5 đến bài 20.
II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc
Âu-Mĩ trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Xingapo. B. Malaysia. C. Thái Lan. D. Inđônêxia.
Câu 2. Ba quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất sau Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia. B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaysia.
C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. D. Việt Nam, Lào, Philippin.
Câu 3. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng vì lí do gì?
A. Chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
B. Kinh tế khủng hoảng trầm trọng.
C. Phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa nổ ra mạnh mẽ.
D. Liên Xô và các nước Đông Âu can thiệp vào khu vực.
Câu 4. “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên,
trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A. Liên hợp quốc. B. SEATO. C. ASEAN. D. APEC.
Câu 5. Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?
A. Hệ thống thuộc địa của đế quốc ở châu Phi tan rã.
B. Hầu hết các nước châu Phi giành độc lập.
C. Chủ nghĩa A-pác-thai bị xóa bỏ ở châu Phi.
D. 17 nước châu Phi giành độc lập.
Câu 6. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, khu vực nào được ví như “Lục địa
bùng cháy”?
A. Châu Phi. B. Mĩ la tinh. C. Châu Á. D. Châu Âu.
Câu 7. Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế-chính
trị ở khu vực?
A. Liên minh châu Phi. B. Cộng đồng kinh tế châu Phi.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi. D. Hiệp hội các nước châu Phi.
Câu 8. Chế độ Apácthai là gì?
A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản.
B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da).
C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia.
D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa.
Câu 9. Tổ chức liên minh Châu Phi hiện nay là tổ chức nào?
A. AU. B. ASEAN. C. EU. D. ASEM.
Câu 10. Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
A. N. Manđêla. B. Phiđen Cátxtơrô. C. G. Nêru. D. M. Ganđi.
Câu 11. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.
B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.
Câu 12. Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
A. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”. B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới.
C. Đưa con người lên mặt trăng. D. Tạo ra cừu Đô-li.
Câu 13. Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975
là gì?
A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
B. Trừng phạt kinh tế Việt Nam.
C. Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.
D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.
Câu 14. Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kì hiện nay là ai?
A. Joe Biden. B. B. Obama. C. B. Clinton. D. D. Trump.
Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng
dưới danh nghĩa quân Đồng minh?
A. Anh. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ.
Câu 16. Hội nghị Ian-ta (11/2/1945) đã có quyết định quan trọng nào?
A. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
B. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ
C. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Phi giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
D. Phân chia lại thuộc địa ở các châu lục.
Câu 17. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau năm 1945 là
A. Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu. B. Mĩ – Nhật Bản – Đức.
C. Mĩ – Nhật Bản – Hàn Quốc. D. Mĩ – Tây Âu – Đức.
Câu 18. Nửa sau thế kỉ XX, thế giới tồn tại trong tình trạng
A. hòa bình, hữu nghị. B. hợp tác chống phát xít.
C. "Chiến tranh lạnh". D. chia thành nhiều phe phái.
Câu 19. Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc
giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Cuộc “Cách mạng xanh”. B. Những phát minh về công nghệ sinh học.
C. Chế tạo công sản xuất mới. D. Chế tạo phân bón sinh học.
Câu 20. Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những
nguồn lợi nào?
A. Cao su và than. B. Nông nghiệp. C. Các loại thuế. D. Công nghiệp.
Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc?
A. Gửi bản yêu sách tới hội nghị Véc-xai.
B. Sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
C. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 22. Địa điểm nào diễn ra Hội nghị thành lập Đảng?
A. Mao Cao (Trung Quốc). B. Hà Nội (Việt Nam).
C. Cao Bằng (Việt Nam). D. Hương Cảng (Trung Quốc).
Câu 23. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy
nhất lấy tên là gì?
A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 24. Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?
A. Hà Nội. B. Nam Định. C. Nghệ An, Hà Tĩnh. D. Sài Gòn.
Câu 25. Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp,
đoàn kết nhân dân đấu tranh?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày vai trò của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Liên hệ các biện pháp để bảo vệ hòa bình thế giới
hiện nay.
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác
quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế.
Liên hệ:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện sức khỏe
- Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình
- Không phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, màu da, năng lực…
- Tôn trọng văn hóa, truyền thống của các quốc gia khác…
Câu 2. Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, lựa chọn một thành tựu em thích nhất và giải
thích vì sao.
Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
* Tích cực:
- Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của con người.
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp
giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.
* Tiêu cực:
- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới
- Dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
Lựa chọn thành tựu HS thích nhất, giải thích lí do.
Câu 3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
có có vai trò như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Ý nghĩa việc thành lập Đảng:
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
- Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách
mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Vai trò của Đảng hiện nay:
- ĐCSVN có đủ bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh…

CHÚC CÁC CON ÔN TẬP TỐT!

You might also like