You are on page 1of 2

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1

I. Trắc nghiệm
Câu 1. Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới
là:
A. các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.
B. khối SEV được thành lập.
C. tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 2. Sau kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa:
A. nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
C. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Câu 3. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở
cửa vào thời gian nào?
A. Năm 1950.
B. Năm 1959.
C. Năm 1978.
D. Năm 1979.
Câu 4. Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập trong năm 1945?
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 5. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1997
B. Tháng 6 năm 1995
C. Tháng 7 năm 1995
D. Tháng 7 năm 1997
Câu 6. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
Câu 7: Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu
đáo, cần cù lao động.
B. Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao
C. Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước
D. Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài.
Câu 8. “Năm châu Phi” (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây?
A. Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập.
B. Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất và mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 9. Nenxơn Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh
A. giải phóng dân tộc ở châu Phi.
B. xóa bỏ đói nghèo ở Nam Phi.
C. chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cuba.
Câu 10. Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng
dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?
A. Chi-lê
B. Ni-ca-ra-goa
C. Bô-li-vi-a
D. Cu-ba
Câu 11: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào
khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1945 đến 1975.
B. Từ năm 1950 đến 1980.
C. Từ năm 1918 đến 1945.
D. Từ năm 1945 đến 1950.
Câu 12: Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không
nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.
Câu 13: Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải
tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu.
B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa
Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.
Câu 14: Hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich (Hà Lan) quyết
định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Cộng đồng than thép châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 15. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 16: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào
trong cơ cấu dân cư lao động?
A. Cân bằng tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ.
B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao
động trong các ngành dịch vụ tăng lên.
C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao
động trong các ngành dịch vụ giảm dần.
D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
II. Tự luận
Câu 1: Yếu tố làm nên sự phát triển thần kì của Nhật Bản là gì? Yếu tố nào có tính
quyết định? Từ đó, ta có thể rút ra bài học gì cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 2: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc thời gian nào và là thành viên thứ
mấy?
Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?
Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.

Câu 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.
Câu 4: Em hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?

You might also like