You are on page 1of 10

Môn: Lịch Sử

Mã đề : 002

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KSCL ĐỘI DỰ TUYỂN HSG


CỤM TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Lịch Sử
Đề chính
1. thức Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Gồm có 07 trang
Mã đề : 002

Câu 1: Để hưởng ứng Khối đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ
hai, ở Việt Nam đã
A. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.
B. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
C. triệu tập Hội nghị lần thứ 8 (5/1941).
D. thành lập Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 2: Tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi
hương là hoạt động của ai, ở đâu?
A. Hoạt động của Nguyễn Ái quốc tại Pháp.
B. Hoạt động của Phạm Hồng Thái tại Quảng Châu Trung Quốc.
C. Hoạt động của Nguyễn Ái quốc tại Liên Xô.
D. Hoạt động của Phan Bội Châu tại Nhật Bản.
Câu 3: Các đơn vị “Xung phong công đoàn’’, “Thanh niên tiền phong” đã tham tổng
khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố nào?
A. Hà Nội. B. Sài Gòn.
C. Huế. D. Cả 3 thành phố này
Câu 4: Nét tương đồng về mặt xã hội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và
lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là
A. giai cấp nông dân không tăng về số lượng.
B. ra đời giai cấp tư sản dân tộc.
C. giai cấp nông dân có sự tăng lên về số lượng.
D. ra đời giai cấp tiểu tư sản.
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công
nhân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?
A. Các quyền lợi về kinh tế, thực hiện ngày làm 8 giờ, ngày nghỉ có lương.
B. Tăng lương, giảm giờ làm, ngày nghỉ có lương và cải thiện điều kiện lao động.
C. Các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cải thiện điều kiện làm việc.
D. Độc lập dân tộc.
Câu 6: Đâu là điểm khác biệt giữa châu Âu và châu Á trong quá trình thực hiện các
quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Hình thành các khối địa - chính trị.
B. Hình thành sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai khối xã hội.
C. Một số quốc gia bị chia cắt tạm thời.
D. Hình thành các tâm điểm đối đầu giữa hai cực.
Câu 7: Trong các đạo luật của Chính sách mới do tổng thống Ru-dơ-ven khởi xướng,
đạo luật nào có vai trò quan trọng nhất?
A. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
C. Đạo luật về phát triển thương nghiệp.
D. Đạo luật về ngân hàng.
Câu 8: Trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, phối hợp với mặt trận Biên giới
chiến tranh du kích phát triển mạnh ở những địa danh, địa phương nào?
A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
D. Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu.
Câu 9: Điểm tương đồng của chính quyền Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930-1931) và
chính quyền Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa sau cách mạng tháng Tám (1945) là
A. kêu gọi toàn dân xóa nạn mù chữ.
B. mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
C. kêu gọi tăng gia sản xuất, giải quyết nạn đói.
D. ban hành Hiến pháp mới.
Câu 10: Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại chủ yếu là do yếu
tố nào?
A. Âm mưu sử dụng của các cường quốc có những thành tựu vượt trội.
B. Chế tạo vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt lớn.
C. Do sự chia phối của các cường quốc có những thành tựu lớn.
D. Mục đích sử dụng của con người.
Câu 11: “…Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh
nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bó lột của chúng ta”. Đoạn trích
trên được thể hiện trong văn kiện nào của Đảng?
A. Cương lĩnh chính trịnh đầu tiên của Đảng.
B. Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
C. Bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc sau khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập.
D. Luận cương chính trị của Đảng.
Câu 12: Hoạt động nào không diễn ra trong cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Ở Mĩ Tho, Hậu Giang phong trào Việt Minh hoạt động mạnh.
B. Tù chính trị ở nhà lao Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò vượt ngục.
C. Việt Minh xây dựng cơ sở ở Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh.
D. Tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy lãnh đạo quần chúng khỡi nghĩa.
Câu 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có thể rút ra bài học kinh nghiệm
nào từ sự kiện “Brexit” của Anh ở Liên minh Châu Âu (EU)?
A. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn, chú trọng quan hệ với các đối tác lớn.
B. Việc gia nhập hay rút khỏi một tổ chức quốc tế, khu vực là việc bình thường.
C. Đảm bảo hài hòa quyền lợi dân tộc và quyền lợi tổ chức.
D. Khi quyền lợi dân tộc không đảm bảo thì sẵn sàng rời bỏ bất cứ tổ chức nào.
Câu 14: Sự kiện chứng tỏ sự thay đổi ngoạn mục, bất ngờ trong quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Sự thay đổi trong quan hệ Xô – Mĩ.
C. Sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau Hội nghị Ianta.
D. Sự hợp tác giữa Mĩ và Tây Âu.
Câu 15: Điểm tương đồng về mục tiêu, nhiệm vụ của Hội Việt nam cách mạng thanh
niên, Việt Nam Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Xác định lực lượng lãnh đạo và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
B. Đánh đuổi xâm lược và đô hộ.
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.
Câu 16: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa
Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ hoạt động của tổ chức nào?
A. Hội phục Việt. B. Hội Duy Tân.
C. Việt Nam Quang phục hội. D. Việt Nam quốc dân đảng.
Câu 17: Đâu không phải là hoạt động xuyên suốt của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên trong những năm 1925-1929?
A. Xuất bản sách báo cách mạng.
B. Xây dựng cơ sở trong nước.
C. Cùng lao động với công nhân.
D. Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ.
Câu 18: Một trong những chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh hồi đầu thế kỷ
XX là
A. chủ trương cứu nước gắn với phát triển kinh tế.
B. chủ trương cứu nước gắn với phát triển công nghiệp.
C. chủ trương cứu nước gắn với phát triển thương nghiệp.
D. chủ trương cứu nước gắn với xây dựng nền quân chủ lập hiến.
Câu 19: Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Liên Xô đã chọn giải pháp
nào để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị bao
vây cô lập?
A. Vừa đàm phán với Đức vừa hợp tác với Anh, Pháp, Mĩ để chống nguy cơ chiến
tranh.
B. Chủ trương đàm phán với Đức.
C. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
D. Đề nghị Anh, Pháp, Mĩ hợp tác với Liên Xô để chống phát xít Đức.
Câu 20: Điểm tương đồng trong Chính sách mới của Ru-dơ-ven, công cuộc cải cách
mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam là gì?
A. Đều do nhà nước nắm độc quyền các hoạt động kinh tế.
B. Đều xóa bỏ chế độ tập trung bao cấp, chuyển sang nền kinh thế nhiều thành
phần.
C. Đều thực hiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D. Có sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế.
Câu 21: Sau cách mạng tháng Tám 1945, bọn tay sai phản cách mạng đã có hành
động gì?
A. Đòi cung cấp lương thực, thực phẩm.
B. Đòi lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường.
C. Đòi những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
D. Đòi cung cấp phương tiện giao thông vận tải.
Câu 22: Điểm tương đồng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô thời kỳ trước
và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đều thực hiện các kế hoạch nhà nước.
B. Đều dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân.
C. Đều thực hiện Chính sách kinh tế mới.
D. Đều trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
Câu 23: Tại Hội nghị Ianta, vấn đề Trung Quốc và Triều Tiên đã được quyết định
như thế nào?
A. Đều trở thành các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Trung quốc trở thành quốc gia thống nhất, dân chủ, Triều Tiên tạm thời bị chia
cắt.
C. Đều trở thành các quốc gia thống nhất.
D. Hai miền bán đảo Triều Tiên sẽ thành lập hai nhà nước khác nhau.
Câu 24: Sau cách mạng tháng Tám 1945, để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù,
tránh những hiểu lầm trong và ngoài nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quyết
định quan trọng nào?
A. Ban hành một số sắc lệnh, kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.
B. Nhường cho Trung Hoa Dân quốc 70 ghế Quốc hội và 4 ghế bộ trưởng.
C. Tuyên bố tự giải tán.
D. Ký với Pháp Hiệp định sơ bộ đổi không gian lấy thời gian.
Câu 25: Ở Nhật Bản, cuộc khủng hoảng tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất là
trong nông nghiệp, vì sao?
A. Do chính phủ không quan tâm đến sản xuất ngông nghiệp.
B. Do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.
C. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
D. Do điều kiện tự nhiên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 26: Ngày 16/7/1945, một ngày trước khi Hội nghị Pốtxđam (Đức) khai mạc, Mĩ
đã có động thái gì?
A. Chủ động đàm phán với Liên Xô để cùng đạt được mục đích tại hội nghị.
B. Đàm phán trước với Anh để tạo áp lực với Liên Xô.
C. Thử thành công bom nguyên tử.
D. Lên kế hoạch ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản để phô trương thanh thế,
nhằm trấn áp Liên Xô.
Câu 27: Một phản ứng đích thực của Hoa kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng tích cực
của cách mạng tháng Mười Nga cũng như chính sách ngoại giao hòa bình, tiến bộ của
chính quyền Xô Viết là
A. can thiệp chính trị, vũ trang chống chính quyền Xô Viết.
B. bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị.
C. thực hiện chính sách trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước
Mĩ.
D. “Chương trình 14 diểm” của tổng thống Wilson.
Câu 28: Sự kiện diễn ra nằm ngoài sự tính toán của các nước tư bản, đế quốc khi
chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn cuối là gì?
A. Mĩ quyết định tham chiến, tạo nên sự thay đổi cục diện của chiến tranh.
B. Phong trào cách mạng dâng cao ở các nước châu Á.
C. Cách mạng tháng Hai ở Nga diễn ra và giành thắng lợi.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
Câu 29: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, việc Liên Xô tham gia chống Nhật ở
Châu Á là xuất phát từ
A. lòng yêu chuộng hòa bình của Liên Xô.
B. trách nhiệm của một cường quốc đối với hòa bình nhân loại.
C. sự thỏa thuận về quyền lợi giữa các cường quốc.
D. tính yêu việt của Chủ nghĩa xã hội.
Câu 30: Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, toàn quyền Đông Dương
tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến
mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực…” tuyên bố này được đăng tải ở tờ báo nào?
A. Báo Dư luận. B. Báo Công luận.
C. Báo Đông Dương thời báo. D. Báo Đông Dương nhật báo.
Câu 31: Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã có
hoạt động nào sau đây?
A. Nhiều lần phát biểu về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B. Ba lần phát biểu về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.
D. Đề nghị Quốc tế Cộng sản tăng cường lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 32: Trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, ngoài thuế là nguồn thu
chủ yếu làm giàu cho ngân sách của chính quốc, Pháp còn bắt nhân dân Việt Nam
phải làm gì?
A. Tham gia thị trường chứng khoán.
B. Mua công trái.
C. Mua cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ.
D. Mua trái phiếu chính phủ.
Câu 33: Trong công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến chống Pháp, để bồi
dưỡng sức dân, Đảng và Chính phủ đã có quyết định nào?
A. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
B. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
C. Tổ chức đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
D. Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, triệt để cải cách ruộng đất.
Câu 34: Điểm tương đồng giữa Hiệp định sơ bộ (06/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ
(21/7/1954) là
A. hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
B. văn bản pháp lý ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C. công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập tự do.
D. thực hiện ngừng bắn.
Câu 35: Sự phá sản của hệ thống Vecxai-Oasington và Hội quốc liên được đánh dấu
bằng sự kiện nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939).
B. Hiệp định Muy-ních được ký kết (1938).
C. Đức tấn công Liên Xô (1941).
D. Liên Xô ký với Đức hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau (1939).
Câu 36: Sở dĩ có sự khác nhau trong việc xác định nhiệm vụ và lực lượng của cách
mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị là
A. do sự khác nhau về thời điểm ra đời hai văn kiện.
B. do nhận thức về lý luận và thực tiễn có sự khác nhau.
C. do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
D. do có sự thay đổi tên gọi của Đảng nên phải thay đổi nhiệm vụ và lực lượng.
Câu 37: Các chiến dịch; Việt Bắc thu – đông 1947, Biên giới thu – đông 1950, Điện
Biên Phủ 1954 có điểm tương đồng nào?
A. Thực hiện chiến thuật vận động chiến, du kích chiến.
B. Thực hiện chiến thuật đánh điểm, diệt viện, đánh công kiên.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
D. Thực hiện các chiến thuật chiến đấu trên chiến trường.
Câu 38: Điểm tương đồng trong quá trình thực hiện Hiệp định sơ bộ (1946) và Hiệp
định Giơnevơ (1954) là
A. được thực hiện đầy đủ, nghiê túc.
B. không được thực hiện một cách trọn vẹn.
C. có những điều khoản không được thực hiện.
D. có sự giám sát của một ủy ban quốc tế.
Câu 39: Nội dung cốt lõi, bao trùm trong đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-
1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. chiến tranh nhân dân.
B. kháng chiến trường kì.
C. tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Câu 40: Các cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ đầu những năm 70 của thế kỷ XX,
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức và Định ước
Henxinki
A. đánh dấu sự cải thiện tích cực trong quan hệ quốc tế.
B. làm cho tình hình chính trị ở châu Âu và thế giới bớt căng thẳng.
C. là những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
D. là các điều kiện thuận lợi để xác lập trật tự thế giới mới.
Câu 41: Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng tháng Tám ở Việt Nam có điểm
tương đồng nào?
A. Đều mang tính dân tộc điển hình.
B. Đều là các cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa điển hình trên thế giới.
C. Đều có các văn kiện quan trọng ra đời trước tổng khởi nghĩa.
D. Đều mang tính dân chủ điển hình.
Câu 42: Điểm tương đồng trong quyết định của Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) và Đại
hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951) là
A. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng cho phù hợp.
B. tăng cường tự quyết dân tộc.
C. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng và một chính đảng riêng.
D. quyết định đưa đảng ra hoạt động công khai với những tên gọi mới.
Câu 43: Sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và sự ra đời của
các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai chứng tỏ
A. điều kiện chủ quan có vai trò quan trọng.
B. điều kiện khách quan có vai trò quan trọng.
C. sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh là điều kiện quan trọng.
D. sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh là tất
yếu.
Câu 44: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), một quyết định được đánh giá là
sáng suốt, kịp thời mang đến thắng lợi của chiến dịch là
A. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “tiêu diệt từng phân khu nhỏ”.
B. chuyển từ chiến tranh du kích sang chiến tranh hiện đại, tổng lực, bất ngờ.
C. chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh nhanh, thắng nhanh”.
D. chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Câu 45: Trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954, để tăng cường lực lượng cho
Plâyku, Pháp đã làm gì?
A. Điều lực lượng từ Điện Biên Phủ chi viện cho Plâyku.
B. Bỏ dở cuộc tiến công ở Tuy Hòa (Phú Yên).
C. Đề nghị Mĩ tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự.
D. Điều quan từ Kon Tum chi viện cho Plâyku.
Câu 46: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, đánh thắng chiến
dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”, đoạn trích trên nói đến
chiến dịch nào trong kháng chiến chống Pháp?
A. Chiến dịch Thượng Lào 1953.
B. Chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954.
C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 47: Vào khoảng thời gian nào phong trào cách mạng Việt Nam được đánh giá là
rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
A. Những năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
C. Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
D. Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Câu 48: Một trong những điểm tương đồng trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh là
A. dựa vào lực lượng thanh niên yêu nước làm trụ cột thực hiện chủ trương cứu
nước.
B. dựa vào Pháp.
C. dựa vào Nhật.
D. dựa vào yếu tố khách quan.
Câu 49: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954 ở Việt Nam?
A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
D. Kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 50: Để can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp, Mĩ đã ký với
Pháp và chính Bảo Đại các hiệp ước, hiệp định về kinh tế và quân sự, ngoài ra Mĩ
còn thực hiện việc gì?
A. Tuyển chọn, đưa người Việt Nam sang Mĩ để đào tạo.
B. Đưa quân đội trực tiếp sang chiến trường Đông Dương.
C. Chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng thay chân Pháp.
D. Tăng cường quân đội người Việt trên chiến trường Đông dương.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Họ và tên thí sinh…………………………..………Số báo danh…………………………………..


Họ tên, chữ kí của giám thị .............………………………………………………………………..
(Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu )

You might also like