You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG NĂM 2023 -2024

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1 MÔN: LỊCH SỬ


Thời gian làm bài: 60 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi
628

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Họ, tên thí sinh:.....................................................................

Câu 1: Nội dung nào không thuộc vào phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ giai đoạn 1936-
1939?
A. Đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động( 1/5/1938).
B. Đưa người của Mặt trận ra ứng cử vào các Viện dân biểu
C. Tổ chức đón tiếp các phái viên của chính phủ Pháp.
D. Lập các “ủy ban hành động” để thu thập “dân nguyện”.
Câu 2: Một trong những thành công trong chính sách đối ngoại của Liên Xô giai đoạn 1950 – 1991 là
A. Duy trì quan hệ tốt đẹp với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa tư bản.
C. Xóa bỏ được những mâu thuẫn lớn trong quan hệ quốc tế.
D. Góp phần làm cho chiến lược toàn cầu của Mĩ bị thất bại.
Câu 3: Từ những năm 50 của thế kỷ 20 các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì lý do
nào sau đây?
A. Trình độ kinh tế của các nước châu Âu đang phát triển mạnh.
B. Bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản.
C. Chịu sự tác động bởi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
D. Muốn xây dựng một mô hình nhà nước có bản sắc ở châu Âu.
Câu 4: Mối quan hệ giữa các nước thành viên trong tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên nền tảng nào sau
đây?
A. Chung sống hòa bình dựa trên sự nhất trí cao của các nước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước.
Câu 5: Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nhằm huy động toàn dân tộc vào sự nghiệp cứu nước được thể
hiện qua luận điểm nào trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Việc xác định đường lối chiến lược cách mạng “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”.
B. Xác định cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản trên thế giới.
C. Xác định Động lực cách mạng là bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tri thức tiểu tư sản…
D. Việc xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong của gia cấp
công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 6: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 -1925, sự kiện nào đánh dấu sự thay đổi về chất đầu tiên
trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
B. Công nhân Ba Son Sài Gòn đấu tranh 8/1925.
C. Sự thành lập tổ chức Công hội đỏ năm 1920.
D. Sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.
Câu 7: Mục đích chính của việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tháng 6/1925?
A. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai
để tự cứu lấy mình.
B. Đào tạo cán bộ, truyền bá lí luận cách mạng và chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
C. Giáo dục tư tưởng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân.
D. Giáo dục tư tưởng, truyền bá lí luận cách mạng giải Phóng dân tộc vào phong trào công nhân.

Trang 1/6 - Mã đề thi 628


Câu 8: Công việc cấp bách cần tiến hành để bảo vệ chính quyền mới sau cách mạng tháng Mười Nga?
A. Thành lập Hồng quân công nông.
B. Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa xí nghiệp.
C. Khẩn trương xây dự bộ máy nhà nước mới.
D. Đạp tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản.
Câu 9: Ngòi nổ của phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ ở các đô thị trong giai đoạn 1919 – 1925 là
A. Hoạt động của tiểu tư sản.
B. Những hoạt động của tư sản dân tộc và địa chủ yêu nước
C. Hoạt động của giai cấp công nhân.
D. Hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Câu 10: Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, tuy có sự khác nhau về phương pháp và cách thức hoạt
động, nhưng đều có điểm chung là:
A. gắn hoạt động cứu nước cứu dân với sự cầu viện và nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
B. gắn hoạt động cứu nước với cứu dân, độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
C. tất cả các phong trào đều xác định đúng mục tiêu, xác định đúng được kẻ thù và sử dụng phương
pháp đấu tranh bạo lực để giành độc lập dân tộc.
D. đều xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu cứu nước giải phóng dân tộc và được chi
phối bởi hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
Câu 11: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1930 -1945, sự kiện nào đã đánh dấu bước đầu Đảng ta đã
khắc phục được hạn chế của Luận Cương chính trị về tập hợp lực lượng cách mạng?
A. Hội nghị TW tháng 7/1936. B. Hội nghị quân sự Bắc kì 4/1945.
C. Hội nghị TW tháng 11/ 1939. D. Hội nghị TW tháng 5/1941.
Câu 12: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ-Tĩnh với phong trào đấu tranh cả
nước năm 1930 là gì?
A. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.
B. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.
C. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
D. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là đúng về bản hiệp định sơ bộ Việt –Pháp( ngày 6/3/1946)?
A. Là sách lược của Việt Nam để tiếp tục kéo dài thời gian hòa hoãn với Pháp.
B. Công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có quyền dân tộc tự quyết.
C. Biến một hiệp ước hai bên thành thỏa thuận ba bên có lợi cho cách mạng.
D. Chuyển từ vị trí đối tác trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là không đúng về trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật
tự thế giới hai cực Ianta?
A. Ra đời gắn liền với những hội nghị quốc tế.
B. Là hệ quả của những cuộc chiến tranh thế giới.
C. Các cường quốc chi phối có cùng chế độ chính trị.
D. Quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ở châu Á, châu
Phi và khu vực Mĩ Latinh là
A. nhân tố hàng đầu chi phối đời sống chính trị thế giới.
B. kết quả tất yếu từ sự sụp đổ của hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
C. nhân tố quan trọng khiến Trật tự hai cực Ianta bị “xói mòn”.
D. cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: Hội nghị ban thường vụ Trung ương Đảng (3/1945) và hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945)
đều.
A. phát động cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước.
B. nêu cao khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật.
C. xác định thời cơ khởi nghĩa ở nước ta đã chín muồi.
D. chú trọng nhiệm vụ đánh đổ phát xít Nhật xâm lược.
Câu 17: Tại sao sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để giải quyết nạn đói ta không chủ trương tiến
hành cải cách ruộng đất mà chỉ đề ra chính sách tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia cho dân
cày nghèo và chia lại ruộng đất công?
A. Vì ta chưa đủ cơ sở và tiềm lực để tiêu diệt giai cấp địa chủ.
Trang 2/6 - Mã đề thi 628
B. Vì ta muốn huy động giai cấp địa chủ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
C. Vì ta đang tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
D. Vì lúc này giai cấp địa chủ là một động lực quan trọng của cách mạng.
Câu 18: Nhận định nào dưới dây là đúng về hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 21/7/1954?
A. Thể hiện sự thắng lợi trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Đánh dấu một nấc thang đi lên trong tiến trình giải phóng dân tộc Việt Nam.
C. Thể hiện sự ngang tầm với chiến thắng quân sự của nhân dân Việt Nam.
D. Chứng tỏ nguyên tắc không nhân nhượng của Việt Nam trong đàm phán.
Câu 19: Căn cứ vào nguyên nhân nào đến nửa sau thế kỉ XX, nền kinh tế các nước tư bản có đà tăng
trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình
thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới?
A. Nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển và chậm
phát triển
B. Nhờ áp dụng thành công cuộc cách mạng Khoa học- kĩ thuật hiện đại.
C. Nhờ vào việc tận dụng tốt nguồn vốn từ bên ngoài.
D. Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời và chính sách điều tiết hợp lý của nhà nước.
Câu 20: Nội dung của hội nghị nào đã bước đầu khẳng định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn?
A. Hội nghị Trung 8 tháng 5/1941
B. Hội nghị Trung ương tháng 7/1936
C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lâm thời tháng 10/1930.
D. Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939.
Câu 21: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công nhân Việt Nam
trong bối cảnh bị mất nước là
A. Tự do, cơm áo, hòa bình.
B. Độc lập dân tộc.
C. Tăng lương giảm giờ làm, được nghỉ ngày chủ nhật.
D. Đòi quyền lợi về kinh tế và quyền lợi cho giai cấp.
Câu 22: Yếu tố nào sau đây cản trở ý đồ thiết lập trật tự thế giới một cực của Mĩ trong thế giới hiện nay?
A. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc. B. Vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mĩ.
C. Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ. D. Xu thế hoà hoãn của thế giới.
Câu 23: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát
triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Tập trung chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với hội nhập quốc tế.
C. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Tập trung chủ đạo vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Câu 24: Liên Bang Nga là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyền như thế nào?
A. Quyền can thiệp vào tất cả các vấn đề ở các nước và các khu vực trên thế giới.
B. Quyền biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C. Quyền biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. Quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Câu 25: Vì sao cách mạng Trung Quốc thắng lợi lại là nhân tố làm xói mòn trật tự 2 cực Ianta?
A. Vì Trung Quốc là nước lớn và đông dân nhất thế giới sau khi giành thắng lợi đã tham gia đời sống
chính trị thế giới tạo thế cân bắng về lực lựng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. Vì cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới.
C. Vì Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc góp phần tăng cường ảnh hưởng lực lượng của chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
D. Vì đã làm mất đi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở khu vực này .
Câu 26: Sau chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế đang chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác
phát triển tuy nhiên đâu đó trên thế giới vẫn còn những di chứng của chiến tranh lạnh với nguy cơ bùng
nổ các cuộc xung đột, điển hình là cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Theo em đâu là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên?

Trang 3/6 - Mã đề thi 628


A. Do vẫn còn tồn tại sự mâu thuẫn về ý thức hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản
chủ nghĩa.
B. Do âm mưu của Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực.
C. Do sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai ở một số khu vực trên thế giới.
D. Do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.
Câu 27: Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã
hội?
A. “Tự lực, tự cường”. B. “Tự do dân chủ”. C. “Tự lực khai hóa”. D. “Tự lực cánh sinh”.
Câu 28: Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ Việt Bắc Thu Đông năm 1947,
Biên Giới Thu Đông 1950, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953-1954) đến chiến dịch Điện Biên
Phủ (1954) được thể hiện rõ nét nhất ở:
A. Địa bàn tác chiến. B. Nghệ thuật chiến dịch.
C. Loại hình chiến dịch. D. Phương châm chiến dịch.
Câu 29: Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra
trong khoảng thời gian nào?
A. sau khi Nhật đảo chính Pháp đến trước tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
B. từ sau khi phát xít Đức tuyên bố đầu hàng Đồng Minh(5/1945) đến trước tổng khởi nghĩa tháng
8/1945.
C. từ sau hội nghi TW8(5/1941 đến trước tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945)
D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Câu 30: Em hiểu như thế nào là đúng về bài học kinh nghiệm “ Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết
hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc, chông phong kiến” đước Đảng ta rút ra từ Cách mạng tháng
Tám?
A. Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau,
nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến có tính độc lập tương đối.
B. Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau,
nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ
chống đế quốc.
C. Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau,
nhưng nhiệm vụ chống phong kiến là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống đế quốc có tính độc lập tương đối.
D. Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau,
nhưng nhiệm vụ chống phong kiến là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống đế quốc phải phục tùng nhiệm vụ
chống phong kiến.
Câu 31: Trong thời kì chiến tranh lạnh, sự kiện nào đánh dấu giữa Mĩ và Liên Xô hình thành thế cân
bằng chiến lược về lực lượng quân sự nói chung và về vũ khí hạt nhân chiến lược nói riêng?
A. năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ABM) và
hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SaLT -1).
B. cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô xoay quanh vấn đề chiến tranh Việt Nam từ 1945 -
1975.
C. năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. Sự ra đời của tổ chức quân sự hiệp ước Bắc đại Tây Dương (Nato) và liên minh Phòng thủ Vácsava.
Câu 32: Vì sao nói Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2/1951), là đại hội kháng chiến thắng
lợi?
A. vì Đại hội đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng.
B. vì Đại hội đã thông qua được tuyên ngôn, chính cương, điều lệ mới của Đảng.
C. vì Đại hội đã quyết định đưa Đảng ta ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng lao động Việt
Nam.
D. vì Đại hội đã bổ sung, phát triển những vấn đề quan trọng về đường lối và nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng.
Câu 33: Thực tiễn của việc xác lập trật tự thế giới trong thế kỷ XX của nhân loại chứng tỏ?
A. các nước tư bản ở các châu lục đều giữ vai trò chi phối trật tự thế giới.
B. trật tự thế giới mới tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc.
C. sự hình thành trật tự thế giới mới đều gắn liền với vai trò của Mỹ và Liên Xô
D. quan hệ quốc tế là một vấn đề lớn và có những diễn biến phức tạp.

Trang 4/6 - Mã đề thi 628


Câu 34: Nội dung nào phản ánh mối quan hệ của phong trào công nhân với phong trào yêu nước trong
những năm 1919 – 1925?
A. Phong trào công nhân hòa mình vào phong trào yêu nước, trở thành một bộ phận trong phong trào
yêu nước.
B. Phong trào công nhân lôi cuốn phong trào yêu nước.
C. Phong trào công nhân lãnh đạo phong trào yêu nước vì giai cấp công nhân được xác định là giai cấp
lãnh đạo cách mạng.
D. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào cách mạng.
Câu 35: Bản chỉ thị “ Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” là của:
A. Hồ Chí Minh.
B. Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Tổng bộ Việt Minh và TW Đảng.
D. Cứu quốc quân.
Câu 36: Sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đầu tiên trong cuộc đời hoát động cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc?
A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930
B. Gửi bản yêu sách tới hội nghị Vécxai năm 1919
C. tháng 12 năm 1920, tham dự đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp.
D. tháng 7/1920, đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin.
Câu 37: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc vì?
A. chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
B. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân.
D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
Câu 38: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở
Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho CNXH.
B. Giai cấp vô sản Nga có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
C. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
D. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế
giới.
Câu 39: Địa bàn nông thôn có vai trò như thế nào trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
A. Là trận địa vững chắc chỗ dựa an toàn và phát triển chiến tranh du kích.
B. Là nơi để xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa.
C. Là địa bàn xung yếu chỗ dựa để phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. Là nơi để phát triển các đoàn thể cứu quốc xây dựng căn cứ địa chiến lược.
Câu 40: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về quá trình xây dựng hậu phương trong kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam?
A. Xây dựng tiềm lực kháng chiến kết hợp đem lại quyền lợi cho giai cấp nông dân.
B. Vừa xóa bỏ giai cấp bóc lột vừa tạo mầm mống cho chế độ mới.
C. Là quá trình hoàn thành mục tiêu “ người cày có ruộng” ngay trong kháng chiến.
D. Xây dựng tiềm lực kháng chiến và hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng”.
Câu 41: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, xác định đường lối chiến lược: tiến hành “ Tư
sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản” nghĩa là:
A. Cách mạng phải trải qua quá trình lâu dài và những giai đoạn chiến lược khác nhau.
B. Tư sản dân quyền cách mạng quyết định đến sự thành công của thổ địa cách mạng.
C. Cách mạng đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
D. Nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh ở cả hai phương diện chính trị và kinh tế.
Câu 42: Mầm mống và là hình thức vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam là
A. Các đội du kích Bắc Sơn. B. Đội du kích Ba tơ.
C. Đội tự vệ đỏ. D. Đội tự vệ Cao Bằng.
Câu 43: Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là
A. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực ” .
B. trở thành đồng minh chiến lược của EU, Trung Quốc và ASEAN.
Trang 5/6 - Mã đề thi 628
C. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.
D. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Câu 44: Một trong những bài học xuyên suốt, trở thành nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam từ 1930 đến này là
A. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 45: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm
1921-1929, có điểm khác biệt nào sau đây so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX?
A. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của thực dân.
B. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyển.
D. Giành độc lập gắn với khôi phục chế độ quân chủ.
Câu 46: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam, chiến thắng nào của
ta được ghi nhận là "cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc"?
A. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
D. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947.
Câu 47: Thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930, đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau
đây cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
B. Tập trung xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng.
C. Tập trung và coi trong việc xây dựng lực lượng chính tri và lực lượng vũ trang để tiến hành cách
mạng bằng sắt và máu.
D. Coi binh lính là lực lượng chủ yếu quyết định để tiến hành bạo lực cách mạng.
Câu 48: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu có điểm tiến bộ nào sau đây so với chủ trương cứu
nước của Phan Châu Trinh?
A. Xác định đúng đắn bạn thù của dân tộc.
B. Xác định đúng mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
C. Gắn nhiệm vụ cứu nước với canh tân đất nước.
D. Thấy rõ được sự hủ bại trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Câu 49: Nội dung nào sau đây không phản ánh bước phát triển của chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm
1950 so với chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm1947?
A. Phương thức tác chiến đa dạng, chủ yếu là quân chủ lực.
B. Ta buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
C. Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Ta chủ động mở chiến dịch.
Câu 50: Thực tiễn cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-
1946, đã để lại bài học kinh nghiệm gì trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay?
A. Dự báo đúng các khả năng và đề ra những đối sách thích hợp.
B. Nhận định đúng xu thế phát triển để thay đổi mục tiêu chiến lược.
C. “Thêm bạn, bớt thù”, thương lượng, thỏa hiệp với các nước lớn.
D. Ngoại giao giữ vai trò quyết định trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 6/6 - Mã đề thi 628

You might also like