You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I SỬ 9 NĂM HỌC 2023 – 2024

Câu 1: Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa
B.Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Câu 2 Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất hiện nay?
A. Thành lập được Nghị viện châu Âu với sự tham gia của các nước thành viên.
B. Sử dụng đồng tiền chung châu Âu ở nhiều nước thành viên.
C. Là tổ chức có số lượng thành viên lớn, có dân số đông nhất thế giới và có lực lượng lao động với trì
nh độ cao.
D. Chiếm ¼ GDP của thế giới, có trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tr
anh thế giới thứ hai?
A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Câu 4 Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực như thế nào đối với
phong trào giải phóng dân tộc của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền.
Câu 5 Vì sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng
đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển, xác lập vị trí ưu thế
B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa
C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước
D. Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội
Câu 6 Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giưới
B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ hội ng
hị Ianta.
C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới
D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ- Liên Xô sau chiến tranh
Câu 7. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển
của nền kinh tế?
A. Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi
trọng tiết kiệm.
B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.
C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao.
Câu 8: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?
A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế
B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.
C. Tiến tới thống nhất chính sách đối
Ngoai
Câu 9 Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 10 Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sa
u chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô. D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.
Câu 11 Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến
tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông - Tây không còn?
A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ
B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh
C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn
D. Chủ nghĩa khủng bố nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng
D. Phát hành đồng tiền chung.
Câu 12: Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?
A. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đã làm suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô
C. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ.
Câu 13: Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
A. Phạm Tuyên. B. Phạm Hùng. C. Phạm Tuân D. Phạm Văn Lanh
Câu 14: Nội dung nào sau đây chứng minh rằng “ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ
phát triển mạnh vươn lên chiến ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản, trở thành
nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?
A. Chiếm hơn 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy
nhất thế giới.
B. Chiếm hơn 48 % sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp
của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất
thế giới, Quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền vũ khí nguyên tử.
C. Chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp
của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất
thế giới
D. Chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông
nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ
nợ duy nhất thế giới, Quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền vũ khí nguyên tử.
Câu 15: Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) là
A. Xuất phát điểm B. Mức độ liên kết
C. Nguyên tắc hội nhập D. Quy mô
Câu 16: Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp B. Anh rời khỏi EU
C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Câu 17: Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực như thế nào đối vớ
i phong trào giải phóng dân tộc của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Câu 18: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các n
gành kinh tế của các nước phát triển cao?
A. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên
B. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống
C. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống
D. Lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên
Câu 19: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đế
n văn minh nhân loại?
A. Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp
B. Thúc đẩy sự phát triển của văn minh công nghiệp
C. Hoàn thiện nền văn minh nhân loại
D. Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp
Câu 20 Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư
bản chủ nghĩa?
A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. . D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.
Câu 21 Em hãy cho biết hình ảnh trên liên quan đến sự kiện gì?

A. Ba nguyên thủ của ba nước Anh, Liên Xô, Pháp gặp gỡ tại I-an-ta ( Liên Xô ) ngày 4 – 10/2/1945.
B. Ba nguyên thủ của ba nước Pháp, Liên Xô, Mĩ gặp gỡ tại I-an-ta ( Liên Xô ) ngày 4 – 10/2/1945.
C. Ba nguyên thủ của ba nước Anh, Liên Xô, Mĩ gặp gỡ tại I-an-ta ( Liên Xô ) ngày 4 – 11/2/1945.
D. Ba nguyên thủ của ba nước Anh, Nga, Mĩ gặp gỡ tại I-an-ta ( Liên Xô ) ngày 4 – 11/2/1945.
Câu 22 Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. B. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc.
C. Mĩ, Liên Xô, Anh. D. Mĩ, Anh, Pháp
Câu 23 Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?
A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.
Câu 24 Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì?
A. Tiến hành cải cách nền kinh tế.
B. Nhận viện trợ từ Mĩ.
C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.
D. Trở lại xâm lược thuộc địa.
Câu 25 Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên ở châu Âu là tổ chức nào?
A. Cộng đồng than thép châu Âu.
B. Cộng đồng châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 26 Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?
A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.
Câu 27: Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX với cuộc c
ách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống
Câu 28: Đâu KHÔNG phải là nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc?
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Phân chia khu vực và phạm vi ảnh hưởng giữa các thành viên.
C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền giữa
các dân tộc.
D. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo…
Câu 29 Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm nói về vai trò của Liên Hợp Quốc?
Liên Hợp Quốc thành lập vào thời gian……..( 1 )
Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng trong việc …( 2)…thế giới, …( 3 )….xoá bỏ chủ nghĩa thực dân
và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, …( 4 )…………các nước về về kinh tế, văn hoá…đặc biệt là các
nước Á, Phi
1. 10/1945
2. Duy trì hoà bình và an ninh
3. Đấu tranh
4. Giúp đỡ
Câu 30: Điền Đ hoặc S vào trước những đáp án sau ( 1đ)
A. Để khôi phục nền kinh tế đất nước, 1948, 16 nước châu Âu đã nhận viện trợ kinh tế của
Đ Mĩ theo “ kế hoạch phục hưng châu Âu” do Mĩ đề ra.
S B. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự SEATO do
Mĩ lập ra ( 4/1949 ) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
Đ C. Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành
cuộc chiến tranh Triều Tiên ( 6/1950 ) được coi là “ ngọn gió thần” đối với kinh tế Nhật
s Bản.
D. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng hoà và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền ở
Đ E. Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết kinh tế giữa các
nước trong khu vực.
Đ
F. Hội nghị I-an-ta đã thông qua quyết định quan trọng về phân chia khu vực và phạm vi
ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô.
S G. Xu thế của thế giới hiện nay là thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối
Câu 31 Nối nội dung Cột A tương ứng cột B
A.
Thời gian Nối sự kiện
1. 4/1951 1- … a. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng
kinh tế châu Âu thành lập
2. 3/1957 2- … b. cộng đồng than, thép châu Âu ra đời
3. 7/1967 3- … c. Đổi tên thành Liên minh châu Âu
4. 12/199 4- … d. Ba cộng đồng trên sát nhập thành cộng đồng châu Âu ( EC)
1
B.
Lĩnh vực Nối Thành tựu
1. Khoa học cơ bản 1- … a. 3/2000 Công bố Bản đồ gen người
2. Công cụ sản xuất mới 2- … b. 1969 Con người đặt chân lên Mặt Trăng
3. Vật liệu mới 3- … c. Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động
4. Khoa học vũ trụ 4- … d. Chất dẻo Pô-li-me
A: 1 – B/ 2 – A/3 – D/4 – C
B : 1 – A/ 2 – C/ 3 – D/ 4 - B

You might also like