You are on page 1of 9

Họ và tên: ……………… KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (2021-2022)

Lớp: ……….. MÔN LỊCH SỬ (lần 3)


Thời gian : 15 phút.

ĐIỂM LỜI PHÊ

I / CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Chọn câu có ý đúng nhất khoanh tròn mỗi câu đạt (0.25 đ)
Câu 1.Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A.135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada
B.chế độ độc tài Batixta bị lật đổ
C.chế độ độc tài Batixta được thiết lập
D.cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn
Câu 2.Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
A.N. Manđêla B.Phiđen Cátxtơrô
C.G. Nêru D.M. Ganđi
Câu 3.Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
A.Chủ nghĩa tư bản
B.Chủ nghĩa xã hội
C.Quân chủ lập hiến
D.Cộng hòa Tổng thống
Câu 4.Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục
địa bùng cháy”?
A.Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
B.Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
C.Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
D.Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức
phong phú
Câu 5.Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A.Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ
B.Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau
C.Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng
CNXH
D.Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào
đấu tranh ở khu vực phát triển
Câu 6.Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với
châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là
A.Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai
B.Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ
C.Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân
D.Chống lại bọn đế quốc, thực dân.
Câu 7.Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A.Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.
B.Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C.Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D.Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.
Câu 8.Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời
gian nào?
A. Từ năm 1945-1975. B. Từ năm 1950-1975.
C. Từ năm 1918-1945. D. Từ năm 1945-1950.
Câu 9.Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
A.Anh. B.Pháp.
C.Liên Xô. D.Mỹ.
Câu 10.Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
A.Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
B.Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
C.Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
D.Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
Câu 11.Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A.Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
B.Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C.Vai trò của con người Nhật Bản
D.Chi phí cho quốc phòng ít.
Câu 12.Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
hai có điểm gì giống nhau?
A.Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B.Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C.Phát huy truyền thống tự lực.
D.Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.
Câu 13.Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?
A.Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B.Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
C.Chống lại Liên Xô và Trung Quốc
D.Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản
Câu 14.Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A.Bức tường Béc-lin sụp đổ
B.Nước Đức tái thống nhất
C.Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
D.Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau
Câu 15.Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu
có điểm gì nổi bật?
A.Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc
B.Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
C.Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á
D.Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV
Câu 16.Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và
phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B.Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
C.Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.
D.Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.
Câu 17.Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 – 1945)?
A.Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
B.Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
C.Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D.Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Câu 18.Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
A.Anh - Pháp - Mĩ. B.Anh - Mĩ - Liên Xô.
C.Anh - Pháp - Đức. D.Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.
Câu 19.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển
biến như thế nào?
A.Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
B.Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
C.Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp
D.Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh
Câu 20.Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
A.Trật tự hai cực Ianta sụp đổ B.Nước Đức được thống nhất
C.Bức tường Béc in sụp đổ D.Chiến tranh lạnh chấm dứt
Câu 21.Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?
A.Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
B.Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C.Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
D.Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.
Câu 22.Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
A.Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giưới
B.Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ
hội nghị Ianta.
C.Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới
D.Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ- Liên Xô sau chiến tranh
Câu 23.Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A.Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
B.Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C.Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
D.Duy trì hòa bình an ninh thế giới
Câu 24. Duy trì hòa bình và an ninh thể giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc
trên cơ sở tôn trọng độc lộp, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về
kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của
A.Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
B.Liên minh châu Âu (EU)
C.Liên hợp quốc
D.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Câu 25.Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?
A.Tổ chức Liên hợp quốc thành lập.
B.Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc.
C.Một trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực I-an-ta.
D.Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.Lời
giải
Câu 26.Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích
cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A.Sáng chế những vật liệu mới
B.Khoa học công nghệ
C.Cuộc “cách mạng xanh”
D.Tạo ra công cụ lao động mới
Câu 27.Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?
A.Máy tính điện tử
B.Giải mã bản đồ gen
C.Tạo ra phương pháp sinh sản vô tính
D.Tìm ra những nguồn năng lượng mới
Câu 28.Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A.Anh B.Mĩ C.Pháp D.Nhật Bản
Câu 29. Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân
loại?
A.Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực
lượng sản xuất và năng suất lao động.
B.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động
thường niên của các quốc gia.
C.Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy
triều được sử dụng phổ biến.
D.Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
Câu 30.Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A.Ô nhiễm môi trường
B.Tai nạn lao động
C.Các loại dịch bệnh mới xuất hiện
D.Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt
Câu 31. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động như
thế nào đến văn minh nhân loại?
A.Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp
B.Thúc đẩy sự phát triển của văn minh công nghiệp
C.Hoàn thiện nền văn minh nhân loại
D.Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp
Câu 32.Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật hiện đại là
A.Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
B.Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C.Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
D.Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
Câu 33.Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?
A.Đồn điền trồng lúa.
B.Đồn điền trồng cao su.
C.Đồn điền trồng chè.
D.Đồn điền trồng cà phê.
Câu 34.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân
hoá như thế nào?
A.Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B.Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C.Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D.Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 35.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của
cách mạng Việt Nam là
A.Công nhân. B.Nông dân. C.Tiểu tư sản. D.Tư sản dân tộc.
Câu 36.Vì sao Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 –
1929) ở Việt Nam?
A.Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam.
B.Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.
C Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
D.Để biến thị trường Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.
Câu 37.Số vốn đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) của
Pháp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành nào?
A.Công nghiệp nhẹ.
B.Thương nghiệp
C.Giao thông vận tải
D.Nông nghiệp
Câu 38.Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929)?
A.Công nhân, tư sản B.Tư sản, tiểu tư sản
C.Tiểu tư sản, công nhân, tư sản D.Tiểu tư sản, công nhân
Câu 39.Hình thức kinh doanh đồn điền cao su của Pháp từng được nhắc đến trong tác
phẩm văn học nào của Nam Cao?
A.Đôi mắt. B.Chí Phèo. C.Mất cái ví. D.Lão Hạc.
Câu 40.Trong phong trào dân tộc dân chủ công khai (1929-1925) sự kiện mở màn của
thời kì đấu tranh mới của dân tộc là
A.Tiếng bom của Phạm Hồng Thái.
B.Cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.
C.Đám tang cụ Phan châu Trinh.
D.Dùng báo chí bênh vực quyền lợi cho mình của giai cấp tư sản.

-HẾT-

You might also like