You are on page 1of 5

Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 (P2)

Câu 1. Mĩ phát động chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu


A. chống Liên Xô và các nước XHCN.
B. chống phong trào công nhân.
C. chống phong trào giải phóng dân tộc.
D. liên minh với các nước phương Tây.
Câu 2. “ Trật tự hai cực Ianta” bị sụp đổ vì
A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. Liên Xô và Mĩ “ chán ngán” việc chạy đua vũ trang.
C. ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.
D. mô hình XHCN tan rã ở Liên Xô.
Câu 3. Đến cuối thập kỉ 90(thế kỉ XX), liên minh châu Âu(EU) trở thành..............lớn
nhất thế giới.
A. Liên minh kinh tế B. Liên minh chính trị
C. Liên minh kinh tế - chính trị D. Liên minh kinh tế tài chính
Câu 4. Mĩ tự cho mình quyền “lãnh đạo” thế giới là do
A. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
B. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai .
C. Mĩ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. kinh tế Mĩ giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 5. Xu thế hòa bình hợp tác bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. B. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ
XX.
C. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX . D. Nửa đầu những năm 90 của thế kỉ
XX.
Câu 6. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian
cuộc chiến tranh lạnh là
A. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.
B. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh
thế giới.
C. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
D. các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các
loại vũ khí hủy diệt.
Câu 7. Nhân tố chủ yếu, tác động và chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ
của nửa sau thế kỉ XX là
A. sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. sự ra đời của khối NATO.
C. "Chiến tranh lạnh".
D. phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới diễn ra mạnh mẽ.
Câu 8. Nguyên nhân nào khiến chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ được coi là sản
phẩm của Chiến tranh lạnh?
A. Cuộc chiến đấu diễn ra giữa Mĩ và Việt Nam được sự hỗ trợ của Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
B. Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa mà Mĩ cần tiêu diệt.
C. Mĩ âm mưu dùng Việt Nam làm tiền đồn chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa
cộng sản ở Châu Á.
D. Nó diễn ra trong thời điểm nóng nhất của Chiến tranh lạnh.
Câu 9. Tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" được kí kết bởi hai nguyên thủ nào? tại
đâu?
A. M. Goócbachốp và Níchxơn. Niu Oóc (Mĩ).
B. M. Goócbachốp và G.Busơ (cha). Manta (Liên Xô).
C. M. Goócbachốp và R.Rigân. Niu Oóc (Mĩ).
D. M. Goócbachốp và Bill Clintơn. Manta (Liên Xô)
Câu 10. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
A. hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
C. cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi.
D. hoà nhập nhưng không hoà tan.
Câu 11. “Chiến tranh lạnh” chấm dứt đưa đến hệ quả nào?
A. Mĩ từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng, Mĩ không còn là một cường quốc
trên thế giới.
C. Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.
D. Sự giải thể của NATO, Vácsava cùng hàng loạt các căn cứ quân sự khác trên toàn
cầu.
Câu 12. Mục tiêu của Mĩ trong cuộc Chiến tranh lạnh là
A. Mĩ lôi kéo các nước đồng minh của mình chống Liên Xô.
B. chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
C. phá hoại phong trào cách mạng thế giới.
D. Mĩ và các nước đồng minh thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các
nước XHCN.
Câu 13. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do
A. bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt.
B. kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII đầu thế kỉ
XIX.
C. nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
D. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh".
Câu 14. Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nửa sau thế kỉ XX

A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Pháp. D. Nhật Bản.
Câu 15. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nửa sau thế kỉ
XX là
A. khoa học gắn liền với kỉ thuật.
B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
C. có nhiều phát minh lớn.
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 16. Một hệ quả quan trong của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nửa sau
thế kỉ XX là
A. bùng nổ dân số.
B. nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cao.
C. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
D. sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 17. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện vào thời gian nào?
A. Đầu những năm 70 thế kỉ XX. B. Cuối những năm 70 thế kỉ XX.
C. Đầu những năm 80 thế kỉ XX. D. Đầu những năm 90 thế kỉ XX.
Câu 18. Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hoá là
A.tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài.
B. tiếp thu thành tựu to lớn của cách mạng khoa học- công nghệ.
C. nhập khẩu hàng hoá với giá thấp.
D. xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
Câu 19. Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ
tụt hậu, nếu như
A. không đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
B. không phát minh, cải tiến khoa học- kĩ thuật.
C. bỏ lỡ cơ hội, không có sự thích ứng, hoà nhập và tiếp thu tiến bộ KH-KT.
D. tự tin vào chính mình.
Câu 20. Sự kiện nào là một minh chứng cho những tổn thất nặng nề của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế?
A. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
C. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ
Câu 21. Sự chạy đua giữa các cường quốc thời kì sau Chiến tranh lạnh xoay quanh vấn
đề nào?
A. Sức mạnh kinh tế. B. Sức mạnh văn hóa.
C. Sức mạnh chính trị. D. Sức mạnh quân sự.
Câu 22. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
A. hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
C. cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi.
D. hoà nhập nhưng không hoà tan.
Câu 23. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất là
A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa
nông dân với địa chủ phong kiến.
B. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.
C. mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
D. mâu thuẫn giữa các giai cấp cũ với các giai cấp, tầng lớp mới.
Câu 23.Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn
điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Cao su và than là hai mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
B. Thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn về hai mặt hàng này.
C. Khai thác hai ngành này, Pháp tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, thu lợi nhuận
lâu dài.
D. Cao su và than của Việt Nam có chất lượng tốt nhất thế giới.
Câu 24. Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.
C. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp- Phổ.
D. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thưa nhất.
Câu 25. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, kinh tế Việt
Nam ra sao?
A. Phát triển tương đối độc lập, tự chủ.
B. Có sự phát triển nhất định nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
C. Lạc hậu, què quặt, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
D. Phát triển, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

You might also like