You are on page 1of 3

Cuối năm 1948, Quang Dũng phải chuyển đơn vị khác.

Rời xa đoàn binh Tây Tiến chưa được


bao lâu, khi kỉ niệm về Tây Tiến và hơi ấm đồng đội hầu như vẫn còn nguyên vẹn, tại Phù Lưu
Chanh - một làng nhỏ bên bờ sông Đáy hiền hòa, ông nhớ về đơn vị cũ nên viết bài thơ này.
Bằng bút pháp lãng mạn hòa cùng chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình
tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh hùng vĩ mà thơ mộng của thiên nhiên miền tây Tây
Bắc. Và với tám câu thơ đầu, thông qua nỗi nhớ da diết của tác giả, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến
hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ.
Hai câu thơ đầu mở ra nỗi nhớ mênh mang:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nhớ về Tây Tiến, nhà thơ nhớ đầu tiên là sông Mã. Trải dài trên địa bàn hoạt động của đoàn
quân, con sông đã gắn liền với chặng đường hành quân của người lính, trở thành người bạn đồng
hành của các anh đồng thời là chứng nhân lịch sử, ghi lại toàn bộ những ngày tháng chiến đấu
gian khổ. Sông Mã giờ đây không còn đơn thuần là dòng sông của thiên nhiên nữa mà là dòng
sông của cảm xúc, của tâm trạng để khơi nguồn cảm hứng, tâm trạng của thi sĩ. Đối tượng nhớ
thứ hai là Tây Tiến hay chính là nhớ đồng đội cũ, nhớ bao gương mặt sát cánh một thời chinh
chiến. Nếu hai đối tượng “sông Mã”, “Tây Tiến” ở câu thứ nhất gợi lên một nỗi nhớ chủ đạo
xuyên suốt cả tác phẩm: “nhớ Tây Tiến” thì đối tượng thứ ba của nỗi nhớ: “rừng núi” đã cụ thể
hóa nỗi nhớ ấy trong tám câu đầu là nhớ về rừng, về núi, về những miền đất đoàn quân đã đi qua,
đã gắn bó sâu đậm nhưng nay đã “xa rồi”. Hai từ “nhớ” đặt trong cùng một câu nhưng lại tách ra
làm hai vế càng thêm tô đậm cảm xúc nhung nhớ khôn nguôi, thổn thức. Đặc biệt, với từ láy
“chơi vơi” Quang Dũng đã vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ: một nỗi nhớ thật khó định hình,
hụt hẫng, miên man khiến người ta đứng ngồi không yên. Âm “ơi” trong “chơi vơi” là âm mở lại
hiệp vần với chữ “ơi” (“Tây Tiến ơi”) ở câu thơ đầu tạo nên âm hưởng vang vọng, lan tỏa, nỗi
nhớ thường trực trong tâm hồn như trào ra, bao trùm cả không gian.
Ngược dòng nỗi nhớ, nhà thơ đưa ta trở về những đêm hành quân gian lao, vất vả:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Sài Khao, Mường Lát là những địa danh xa lạ miền Tây Bắc, mang ý nghĩa khái quát, tạo nên
không gian rừng rú, gây ấn tượng về một chốn xa xôi, hẻo lánh, đầy hoang dã. Vốn là những
chốn xa xôi vậy mà lúc này chúng lại là nơi in những dấu chân kỷ niệm, tại hiện lại một thời kì
lịch sử hào hùng mà gian khổ của những chàng lính Hà Thành. Cụm từ “sương lấp”, “đoàn quân
mỏi” đưa người đọc đến với cuộc sống khắc nghiệt của người chiến sĩ Tây Tiến. Thời tiết khắc
nghiệt, những biển sương mù dày đặc mang theo gió rét, buốt giá nuốt chửng cả không gian,
“lấp” cả đường đi, “lấp” dáng người trong mờ mịt. Hành quân suốt ngày đêm, bị nhấn chìm
trong biển sương lạnh giá, đoàn quân không thể tránh khỏi sự mỏi mệt.Nhưng “đoàn quân mỏi”
chứ tinh thần không mỏi. Tuy phải đối mặt với hiện thực khắc nghiệt, những chàng lính Hà
Thành vẫn phát hiện được vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
Không phải đêm sương mà là “đêm hơi”- một cách sử dụng từ ngữ đầy tài tình, khéo léo. “đêm
hơi” lại gợi lên hình ảnh sương núi bồng bềnh trong đêm thật huyền ảo, thật mơ hồ. Giữa màn
“đêm hơi” ấy, cái nhìn lãng mạn của người lính hướng đến những đóa hoa. “Hoa” có thể là
những bông hoa rừng nở rộ thơm ngát, cũng có thể là hoa đuốc lung linh soi đường. Dù là hoa
rừng hay hoa đuốc, chúng đều làm dịu đi vẻ dữ dội, tô thêm nét thơ mộng cho bức tranh núi
rừng. Song song với hình ảnh, nhịp điệu cũng góp phần tạo nên sự hài hòa giữa hai câu thơ. Trái
ngược với một loạt thanh trắc (“lấp”, “mỏi”) đem lại cảm giác mỏi mệt, nặng nề ở câu ba, những
thanh bằng trong câu thơ thứ tư mang đến cho người đọc cảm nhận về sự thanh thoát, nhẹ nhàng.
Bốn câu thơ tiếp đậm chất họa, là bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội,
hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây - địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Chỉ với
vài nét phác họa, chặng đường hành quân của lính Tây Tiến hiện lên là những đèo cao, dốc thẳm:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
. Từ “dốc” tuy được điệp hai lần trong một câu, lại được tách thành hai vế khiến cả chặng đường
dường như chỉ toàn trùng điệp những dốc, hết “dốc lên khúc khuỷu” lại đến “dốc thăm
thẳm”.“Khúc khuỷu” “thăm thẳm” là các từ láy giàu tính tạo hình, đặc tả những cung đường trúc
trắc, gập ghềnh, vừa lên cao đã lại đổ xuống. Nếu “khúc khuỷu” chỉ những con đường có nhiều
đoạn gấp khúc ngắn, nối tiếp, quanh co thì “thăm thẳm” gợi lên cả độ cao lẫn độ sâu, cảm giác
như con đường phía trước cao đến hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng.
Song hành cùng phép điệp và các từ láy, tác giả còn sử dụng rất nhiều các thanh trắc đặt ở cả
đầu, giữa cũng như cuối câu khiến chặng đường hành quân của người lính vốn đã gập ghềnh trúc
trắc nay càng thêm gân guốc, gồ ghề.
Vượt qua cái khúc khuỷu, thăm thẳm của dốc, đoàn quân đặt chân đến những đỉnh núi cao
đến chạm trời:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Từ láy heo hút - gợi ra sự vắng vẻ, hiu quanh- qua biện pháp đảo ngữ được đặt lên đầu câu như
nhấn mạnh cái hẻo lánh, hoang sơ, lạnh lẽo nơi đỉnh núi. Núi cao, cao vời vợi, cao ngập cả vào
trong mây. Mây tụ lại quanh đỉnh núi, xếp thành từng tầng từng tầng tạo thành những “cồn mây”
lơ lửng. Người lính trèo lên những ngọn núi tưởng chừng như đang đi trên mây, mũi súng chạm
đến trời. Nhưng thay vì “súng chạm trời” tác giả lại viết “súng ngửi trời”. Hình ảnh nhân hóa thật
hóm hỉnh. Súng vốn là một vũ khí chết chóc, biểu tượng cho sự không yên bình, bất ổn thì với
một chữ “ngửi” hình ảnh cây súng lại được nhìn ở góc độ có phần tinh nghịch, trẻ trung. Dù câu
thơ không nói đến người lính mà ta vẫn thấy được hình bóng của họ. Người lính vai khoác súng,
đứng trên đỉnh núi cao chót vót mà vẫn tếu táo, đùa vui trêu ghẹo cả tạo hóa. Giữa thiên nhiên,
vắng vẻ, heo hút, chân dung người lính vẫn sừng sững kiên cường với vẻ đẹp của con người
mang tư thế sánh ngang với trời đất.
Tiếp nối nét vẽ gân guốc, gập ghềnh ở câu “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, câu thơ tiếp
theo như được ngắt làm đôi, vẽ ra hai chặng của con đường hành quân:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Điệp ngữ “ngàn thước” là một ước lệ nghệ thuật, diễn tả sinh động miền đất cheo leo, hiểm trở,
gập ghềnh. Dấu phẩy ngắt câu thơ làm hai vế tiểu đối, gây nên sự thay đổi đột ngột của cảm giác:
nửa vế đầu đưa ta lên cao tận chân mây: “ngàn thước lên cao”, nửa vế sau “gập” xuống một nét
đầy dứt khoát: “ngàn thước xuống”. Đồng thời, yếu tố tương đồng của điệp ngữ “ngàn thước” và
tính chất tương phản của các động từ “lên - xuống” trong hai vế đã cho người đọc cảm nhận đầy
chân thực về độ cao của dốc, độ sâu của vực: một bên dựng đứng, vút cao chót vót, một bên đổ
xuống hun hút, thăm thẳm. Đọc những câu thơ này của Quang Dũng ta liên tưởng đến hai câu
thơ của Lí Bạch tả cảnh thác Hương Lô:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây
Câu thơ thứ bảy với nét vẽ dứt khoát và khỏe khoắn đã đặc tả thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, tráng
lệ, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Từ đây, bản lĩnh của người chiến sĩ phải
ngày ngày leo dốc, vượt đèo càng được thể hiện rõ nét.
Bức tranh kết lại bằng những nét vẽ mềm mại:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Không còn những thanh trắc nặng nề, câu thơ toàn bộ là thanh bằng cùng âm mở “ơi” kết thúc
gợi lên một cảm giác thật nhẹ nhàng như nhịp thở thư giãn của người lính. Khung cảnh thiên
nhiên lúc này như cũng bớt lạnh lẽo, heo hút bởi sự xuất hiện của sự sống: “Nhà ai”. Đại từ
phiếm chỉ “ai” khiến hai tiếng “nhà ai” trở nên sao da diết, bâng khuâng đến thế. Quang Dũng
đặt điểm nhìn từ xa hướng về làng bản những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các
anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn. Một lần nữa, địa danh miền
tây Tây Bắc được nhắc đến nhưng khác với những Sài Khao, Mường Lát, cái tên Pha Luông
nghe thật nhẹ nhàng, làm dịu đi bầu không khí rừng rú, hoang dại trải dài suốt tám câu thơ. Mưa
rừng vốn lạnh, vốn rét, nhưng với hình ảnh sáng tạo: “mưa xa khơi”, Quang Dũng như đã làm lu
mờ đi cái lạnh, cái rét ấy và to đậm thêm nét kì bí, trữ tình. Cả câu thơ cho ta hình dung cảnh
người lính sau chặng đường dài vất vả, tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra xa qua
một không gian mịt mù sương rừng, mây núi thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng
bềnh trôi giữa biển khơi. Nét gân guốc, dữ dội của thiên nhiên nhạt dần nhường chỗ cho vẻ đẹp
thơ mộng, bình yên. Sự mỏi mệt, nặng nhọc của con người cũng mờ đi, để lại những thư thái,
thanh thản. Qua câu thơ, ta không chỉ thấy một Tây Tiến thơ mộng hài hòa với núi non hùng vĩ
mà còn thấy được tâm hồn lãng mạn hòa quyện với nét đẹp hào hùng của người lính.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Bao sự khó khăn, cơ cực của người lính Tây Tiến đổ dồn lên từ láy "dãi dầu": họ đã chịu
đựng, trải qua nhiều mưa nắng, vất vả, gian truân. Từ "gục" đã nói lên một thực tế đau xót trên
chiến trường khi người lính cố gắng tiến về phía trước nhưng rồi đến lúc vẫn phải kiệt sức và
nằm lại, không thể bước tiếp cùng đồng đội của mình nữa. Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn
như thế, Quang Dũng ở đây đã không hề né tránh hiện thực, mà tái hiện thực tế chiến trường. Sự
hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do.Vần thơ nói đến cái
mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương. Tác giả đã dùng cách nói giảm nói tránh
cùng với cách diễn đạt chủ động trong cụm từ “bỏ quên đời” để tránh đi màu sắc tang thương,
giúp ta thấy rằng người lính Tây Tiến khi nằm xuống trong lòng đất mẹ dường như rất nhẹ nhàng
và thanh thản. Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh đã được Quang Dũng biểu hiện bằng cách
nói thật lãng mạn, qua đó, nhà thơ đã làm hiện lên không phải khó khăn mà chính là vẻ đẹp hào
hùng của những người chiến sĩ kiên cường sẵn sàng đương đầu với tất cả những thử thách gian
truân.

You might also like