You are on page 1of 5

ĐỀ SỐ 4 LSTG

Câu 1: Để khắc phục những khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh đã phải:
A..Tập trung nghiên cứu khoa học – kĩ thuật
B..Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mới
C..Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
D..Nhận viện trợ kinh tế của châu Âu
Câu 2: Hội nghị Ianta thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự
nhất trí của 5 cường quốc nào:
A..Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Đức
B. Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Đức
C.Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp
D. Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức
Câu 3: Chính sách đối ngoại của Anh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:
A..Trung lập
B.Thân Mĩ
C.Thân Liên Xô
D.Thân cả Mĩ và Liên Xô
Câu 4: Những yếu tố đưa đến việc Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” là:
A. Sau chiến tranh, Mĩ trở thành một nước mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong phe tư bản
chủ nghĩa
B. Sự suy yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
C. Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc
D. Mỹ muốn trở thành nước nổi
Câu 5: “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản là:
A..Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình dân chủ thế giới
C. Khống chế các nước đồng minh
D. Bá chú thế giới
Câu 6: Tổng thống MĨ đầu tiên đưa ra “chiến lược toàn cầu” là
A..Truman
B. Kennơđi
C.Aixenhao
D. Giônxơn
Câu 7: Chính sách thực lực của Mĩ có ý nghĩa là:
A. Chính sach xâm lược thuộc địa
Chạy đua vũ trang với Liên Xô
B. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ
C. D.Thành lập các khối quân sư
Câu 8: Dấu hiệu đầu tiên biểu hiện quan hệ quốc tế chuyển từ xu thế đối đầu sang xu thế đối thoại là:
A. 5 nước lớn Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, thay đổi đường lối đối ngoại của mình
B. Các nước tư bản chủ nghĩa đi sau vào cách mạng khoa học – công nghệ
C. Quan hệ Xô – Mĩ thay đổi từ đối đầu sang đối thoại
D. Các nước lớn trên thế giới thỏa thuận từng bước giảm chạy đua vũ trang
Câu 9: Quan hệ hợp tác Xô – Mĩ từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX đã ảnh hưởng tới vấn đề gì?
A. Việc phá vỡ các khối quân sự Vacsava và NATO
B. Các vụ xung đột khu vực giảm xuống
C. Quan hệ giữa 5 nước là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
D. Chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại, hợp tác”
Câu 10: trong thời kì chiến tranh lạnh, tức hai cực Xô – Mĩ đối đầu nhau thì:
A. Anh – Pháp thực hiện chính sách trung lập
B. Trung Quốc liên minh với Liên Xô
C. Trung Quốc liên minh với Mĩ
D. Anh, Pháp phụ thuộc vào Mĩ
Câu 11: Trung Quốc liên minh với Mĩ chống Liên Xô, đó là đặc điểm của thời kì:
A. Những năm 60 của thế kỉ XX
B. Những năm 70 của thế kỉ XX
C. Từ năm 1972 đến cuối những năm 80 của TK XX
D. Những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 12: Mục tiêu kinh tế của EEC:
A. Ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất công – nông nghiệp, tài chính
thương mại với các nước, đặc biệt là Mĩ – Nhật Bản
B. Tiến tới thống nhất với nhau về chính sách đối nội, đối ngoại
C. Phát triển nhanh chóng nền kinh tế châu Âu
D. Sử dụng đồng tiền chung châu Âu
Câu 13: Chính sách đối ngoại của Liên Xô thời kì sau chiến tranh lạnh:
A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ
B. Không can thiệp vào tình hình các nước Đông Âu
C. Trung lập
D. Cắt đứt quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trước đây
Câu 14: Dấu hiệu đầu tiên đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta:
A. Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949
B. Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản châu Âu
C. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc những năm 50, 60 của thế kỉ XX
D. Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản
Câu 15: Trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên Xô, Liên Xô đã mắc những thiếu xót, sai lầm:
A. Không chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
B. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh
C. Thiếu công bằng xã hội, chủ quan, nóng vội và đốt cháy giai đoạn
D. Thực hiện dân chủ
Câu 16: Chiến lược toàn cầu của Mĩ thất bại do:
A. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển
B. Các nước tư bản phương Tây có chính sách mới trong phát triển kinh tế
C. Phong trào giải phóng dân tộc có bước phát triển mới
D. Không còn phù hợp
Câu 17: Tổng thống Mĩ nào đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh một phía” tại miền Nam Việt Nam:
A.Tơruman
B. Nichxơn
C.Aixenhao
D.Rigân
Câu 18. Từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, Mỹ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào:
A. Braxin
B. CuBa
C. Mêxicô
D. Chilê
Câu 19: Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng chính thức tuyên bố chấp nhận đầu hàng
A. Đồng minh
B. Đông Dương
C. Phát xít
D. Hiệp ước
Câu 20: Tình hình quân sự của Nhật từ năm 1945 đến năm 1950 là thời kì:
A. Kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp
B. Kinh tế Nhật Bản phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ
C. Nhật Bản thực sự bị quân đội nước ngoài thực hiện chế độ quân quản
D. Nhật Bản tìm cách vươn lên trở thành siêu cường
Câu 21 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Chính phủ Nhật Bản:
A. Bị thủ tiêu hoàn toàn
B. Giữ vai trò chỉ huy tối cao, duy nhất
C. Giữ vai trò là chính quyền thứ hai sau Bộ chỉ huy Đồng minh
D. Là cánh tay phải của Mỹ
Câu 22: Mục tiêu chủ yếu của lực lượng Đồng minh đến chiếm đóng Nhật Bản là:
A. Thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, xóa bỏ guồng máy chiến tranh
B. Thực hiện chế độ dân chủ hóa nước Nhật
C. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nước tư bản chủ nghĩa
D. Thủ tiêu hoàn toàn các phong trào đấu tranh ở Nhật Bản
Câu 23: Từ những năm 1947 – 1948 trở đi, Mĩ thực hiện “đường lối đảo ngược” trong chính sách chiếm đóng Nhật
Bản, nhằm mục đích gì:
A. Nới lỏng cho Chính phủ Nhật Bản phục hồi kinh tế
B. Kìm hãm hơn nữa sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản
C. Trao toàn bộ quyền quyết định cho Chính phủ Nhật Bản
D. Giúp Nhật nhanh chóng giành lại vị thế của mình
Câu 24: Dấu hiệu đánh dấu nền công nghiệp Nhật Bản có bước phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949
B. Từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (tháng 6 năm 1950)
C. Từ khi Mĩ bắt đầu viện trợ cho Pháp ở Đông Dương
D. Sau khi kinh tế Nhật phục hồi
Câu 25: Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 của thế kỉ XX
B. Những năm 60 của thế kỉ XX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 26: Đặc điểm cơ bản của sự phát triển khoa học – kĩ thuật Nhật Bản là:
A. Chỉ tiêu kinh phí nhiều cho việc nghiên cứu khoa học
B. Mua các bằng phát minh, sáng chế từ bên ngoài
C. Mỹ viện trợ các phát minh cho Nhật
D. Vì nền kinh tế của đất nước
Câu 27: Mục đích của việc hình thành “liên minh Mĩ – Nhật” là:
A. Kìm hãm các nước tư bản chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ
B. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở vùng Viễn Đông
D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật
Câu 28: “Kế hoạch Macsan” còn được gọi là:
A. Khôi phục kinh tế châu Âu
B. Phục hưng kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa
C. Phục hưng châu Âu
D. Phục hưng kinh tế châu Âu
Câu 29: Nền kinh tế Pháp từ 1945 – 1950 phát triển chậm là do nguyên nhân gì?
A. Hậu quả của chiến tranh gây nên
B. Nhà nước không có chính sách phát triển phù hợp
C. Không nhận được viện trợ của nước ngoài
D. Mất hết thuộc địa
Câu 30: Nguyên nhân nào không đúng trong các nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II
sau đây:
A. Điều kiện tựu nhiên thuận lợi
B. Không bị chiến tranh tàn phá
C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
D. Ra sức bóc lột sức lao động của nhân dân Đ.D
Câu 31: Quê hương của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là:
A. Anh
B. Nhật
C. Đức
D. Mĩ
Câu 32: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai được bắt đầu vào khoảng thời gian nào:
Đầu thế kỉ XX
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
D. Những năm 40 của thế kỉ XX
Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp Mĩ chiếm:
A. Hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới
B. Bằng 2 lần sản lượng của Anh – Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, và Nhật Bản cộng lại
C. Bằng sản lượng công nghiệp châu Âu
D. Gấp 2 lần sản lượng công nghiệp của Liên Xô
Câu 34: Đặc điểm của nền kinh tế Anh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:
A. Phát triển càng mạnh mẽ về mọi mặt
B. Vượt qua các nước tư bản chủ nghĩa, chỉ sau Mĩ
C. Sự suy yếu của nó trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
D. Tham gia và lệ thuộc vào kế hoạch Macsan
Câu 35: Đến nay, loài người đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. Đó là:
A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật thế kỉ XX
B. Cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học, kĩ thuật
thế kỉ XX
C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay
D. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX
Câu 36: Điểm khác biệt căn bản giữa cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất
là:
A. Mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguộn từ thực tiễn kinh nghiệm
D. Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ cuộc sống
Câu 37: Sự ra đời của thuyết tương đối hiện đại gắn liền với tên tuổi của nhà bác học nào?
A. Ninxơ Bo
B. Anbe Anhxtanh
C. Niu tơn
D. Giêm oát
Câu 38: Động lực và nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuật hiện nay là:
A. Sự bùng nổ dân số và nhu cầu sinh hoạt của con người
B. Yêu cầu của cuộc đấu tranh để cải tiến vũ khí, sáng tạo ra các loại vũ khí mới có sức hủy diệt lớn
C. Yêu cầu của cuộc sống con người, cụ thế là yêu cầu của kĩ thuật và của sản xuất
D. Yêu cầu của việc lợi dụng những thuận lợi, khắc phục những hạn chế của thiên nhiên gây ra
Câu 39: Đức bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ kinh tế - xã hội khác nhau đó là:
A. Đông Đức theo chế độ tư bản chủ nghĩa
B. Tây Đức theo chế độ tư bản chủ nghĩa
C. Tây Đức là cộng hòa dân chủ Đức d
D. Đông Đức là cộng hòa liên bang Đức
Câu 40: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại cơ bản nào:
A. Quan hệ bình đẳng với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây
B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu”, âm mưu thống trị toàn thế giới
C. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới
D. Trung lập

You might also like