You are on page 1of 11

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THI GIỮA KÌ I MÔN SỬ KHỐI 12

NĂM HỌC 2021 - 2022

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã hoàn toàn kết thúc.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang diễn ra vô cùng ác liệt.
D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 2. Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta”?
A. Trật tự thế giới mới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.
C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác...
Câu 4. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Đông Âu, Đông
Đức, Đông Béc-lin và Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. các nước Tây Âu.
C. Liên Xô.
D. Mĩ. Anh, Pháp.
Câu 5. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Tây Âu, Tây
Đức, Tây Béc-lin và Nam Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. các nước Tây Âu.
C. Liên Xô.
D. Mĩ. Anh, Pháp.
Câu 6. Nước nào sau đây không tham gia Hội nghị cấp cao diễn ra ở Ianta (2-1945)?
A. Anh. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Đức.
Câu 7. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô sẽ
A. tham chiến chống Nhật ở châu Á.
B. khôi phục lại trật tự thế giới mới.
C. cùng với đồng minh hàn gắn lại hậu quả của chiến tranh.
D. hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật.
Câu 8. Tổ chức Liên hợp quốc được đề nghị thành lập tại hội nghị nào?
A.Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị Xan-phran-xix-cô.
C. Hội nghị Pốtx-đam.
D. Hội nghị Véc-xai.
Câu 9. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích
A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ và đồng minh.
D. hỗ trợ kinh tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật cho các nước thành viên.
Câu 10. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. chung sống hòa bình,vừa hợp tác vừa đấu tranh.
C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 11. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên
thường trực là
A. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Nhật Bản.
B. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật.
C. Liên Xô, Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc.
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 12. Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào?
A. là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức Liên hợp quốc duy trì hoạt động.
B. là cơ sở bắt buộc để Liên hợp quốc thực hiện các hoạt động.
C. là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và những hoạt động của tổ chức này.
D. là cơ sở lý luận cho Liên hợp quốc xây dựng những đường lối kinh tế chính trị.
Câu 13. Hiện nay, Việt Nam vân dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?
A. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
C. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
Câu 14. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến
chương (1945) là
A. Tòa án quốc tế.
B. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.
C. Tổ chức y tế thế giới.
D. Quỹ nhi đồng.
Câu 15. Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là
A. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa năm cường quốc lớn.
D. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 16. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình
thành với đặc trưng lớn là
A. thế giới chia làm 2 phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
B. Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang ở khắp nơi.
C. thế giới chìm trong "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động.
D. loài người đứng trước thảm hoạ "đung đưa trên miệng hố chiến tranh".
Câu 17. Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua với điều kiện phải
A.có nửa số thành viên của Hội đồng tán thành.
B. 2/3 số thành viên đồng ý.
C. được tất cả thành viên tán thành.
D. có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 19. Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ chắc chắn được thông qua khi
A. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống.
B. không có nước nào bỏ phiếu chống.
C. không có nước nào bỏ phiếu trắng.
D. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận.
Câu 20. Việc Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có
ý nghĩa
A. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
B. nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường thế giới.
C. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.
D. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.
Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) Liên Xô là nước
A. thu lợi nhiều nhất từ bán vũ khí.
B. bại trận song kinh tế tăng trưởng cao.
C. thắng trận, kinh tế phát triển.
D. chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh.
Câu 22. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây,
khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mĩ.
Câu 23. Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. các nước phương Tây cấm vận.
B. các thế lực phản động chống phá.
C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Mĩ tiến hành Chiến tranh lạnh.
Câu 24. Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm
A. phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.
C. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 25. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối
ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
C. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
D. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
Câu 26. Yếu tố nào sau đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế
hoạch 5 năm (1946-1950)?
A. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
B. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
C. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
D. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 27. Trong những năm 1945-1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. phá thế bao vây, cấm vận.
B. xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật.
C. mở rộng quan hệ ngoại giao.
D. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Câu 28. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. buộc các nước Tây Âu phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
C. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu 29. Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc
công nghiệp đứng thứ mấy thế giới?
A.Thứ nhất thế giới.
B.Thứ hai thế giới.
C.Thứ ba thế giới.
D.Thứ tư thế giới.
Câu 30. Trong thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đi
đầu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Công nghiệp sản xuất điện dân dụng.
B. Chế tạo vũ khí tên lửa đạn đạo.
C. Công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
D. Cuộc “cách mạng xanh”.
Câu 31. Việc Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ (1961) đưa nhà du hành vũ trụ
Gagarin bay vòng quanh Trái đất đã
A. khẳng định sức mạnh vượt bậc về khoa học-kỹ thuật.
B. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
C. phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
D. chứng tỏ Liên Xô là một quốc gia có tiềm lực mạnh.
Câu 32. Một trong những nội dung quan trọng về chính trị của Liên bang Nga từ năm 1991
đến năm 2000 là
A. ban hành chính sách hòa hoãn với các dân tộc, tôn giáo.
B. ra nhiều chính sách chống khủng bố và phần tử li khai.
C. ban hành Hiến pháp Liên bang Nga (12-1993).
D. đẩy lùi được nạn thất nghiệp, tích cực chống khủng bố.
Câu 33. Nội dung nào sau đây là khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch.
C. Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 34. Ý nào sau đây không phải là một trong những nội dung của tình hình Liên bang
Nga từ năm 1991 đến năm 2000?
A. Kinh tế có sự tăng trưởng nhanh nhưng xen kẻ những đợt suy thoái kéo dài.
B. Một trong hai thách thức lớn của nước Nga là sự tranh chấp giữa các đảng phái.
C. Vừa ngả về phương Tây vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.
D. Từ năm 2000, Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do phần tử li khai gây ra.
Câu 35. Từ năm 1946-1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn nào trong công cuộc khôi
phục kinh tế sau chiến tranh thế giới II ?
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
C. Xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D. Thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Câu 36. Tháng 12 -1993, Hiến pháp Liên bang Nga ban hành, quy định nước Nga đi theo
thể chế gì?
A. Quân chủ lập hiến
B. Thể chế Đại nghị
C. Cộng hòa Đại nghị
D. Tổng thống Liên bang
Câu 37. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại nào?
A. “Định hướng phương Tây”
B. “Định hướng Á – Âu”
C. “Định hướng phương Đông”
D. “Định hướng Thái Bình Dương”
Câu 38. Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 -
60 của thế kỉ XX?
A. Mĩ
B. Nhật Bản
C. Trung Quốc  
D. Liên Xô
Câu 39. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và Đông Âu là
A. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. tập trung cải cách chính trị.
C. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
D. duy trì nền kinh tế bao cấp.
Câu 40. Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì?
A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 41. Các nước Đông Bắc Á bao gồm
A. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhâ ̣t Bản và Trung Quốc.
B. Đài Loan, Triều Tiên, Nhâ ̣t Bản và Nga.
C. Trung Quốc, Nhâ ̣t Bản, Triều Tiên và Nga.
D. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Nhâ ̣t Bản.
Câu 42. Tháng 9/1948, trên bán đảo Triều Tiên diễn ra sự kiê ̣n gì?
A. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.
B. Nhà nước Đại Hàn Dân quốc được thành lâ ̣p.
C. Nhà nước Cô ̣ng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
D. Cuô ̣c nô ̣i chiến giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ.
Câu 43. Nô ̣i dung nào không phản ánh đúng những biến đổi quan trọng của khu vực Đông
Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?
A. Các nước tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
B. Tổ chức liên minh khu vực ra đời và phát triển.
C. Nước Cô ̣ng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Hai nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên.
Câu 44. Biến đổi nào dưới đây ở khu vực Đông Bắc Á không phải do tác đô ̣ng từ những
quyết định của Hô ̣i nghị Ianta (2/1945)?
A. Nhâ ̣t Bản bị Mỹ chiếm đóng theo chế đô ̣ quân quản.
B. Bán đảo Triều Tiên bị chia đôi theo vĩ tuyến 38.
C. Hai nhà nước mới ra đời trên bán đảo Triều Tiên.
D. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.
Câu 45. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa – chính trị thế giới?
A. Nhâ ̣t Bản phát triển thần kì, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
B. Nước Cô ̣ng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN.
C. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi bâ ̣t nhất của khu vực ĐBÁ.
D. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á.
Câu 46. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai trở thành “bước đô ̣t phá” làm xói mòn trâ ̣t tự hai cực Ianta?
A. Quyết định của Hô ̣i nghị Ianta (2/1945).
B. Tác đô ̣ng của cuô ̣c Chiến tranh Nga – Nhâ ̣t.
C. Hai miền Triều Tiên thỏa thuâ ̣n, kí Hiê ̣p định Bàn Môn Điếm (1953).
D. Thỏa thuâ ̣n của Mĩ và Liên Xô.
Câu 47. Trước khi trở về chủ quyền của trung Quốc, Hồng Công và Ma Cao là vùng đất
thuô ̣c địa của
A. Bồ Đào Nha và Pháp.
B. Tây Ban Nha và Anh.
C. Anh và Bồ Đào Nha.
D. Mỹ và Tây Ban Nha.
Câu 48. Ngày 25/6/1950, diễn ra sự kiê ̣n gì ở hai miền Nam – Bắc Triều Tiên?
A. Mỹ và Liên Xô rút khỏi Nam, Bắc Triều Tiên.
B. Mỹ tìm cách hất cẳng Liên Xô ra khỏi Bắc Triều Tiên.
C. Liên Xô tuyên bố không can thiê ̣p vào nô ̣i bô ̣ của Nam, Bắc Triều Tiên.
D. Cuô ̣c chiến tranh giữa hai miền Nam, Bắc Triều Tiên bùng nổ.
Câu 49. Biến đổi quan trọng nhất của các nước của các nước châu Á sau Chiến tranh ttthhhế
giới thứ hai là gì?
A. Trở thành những quốc gia đô ̣c lâ ̣p.
B. Có tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
C. Thoát khỏi sự đói nghéo và liên kết khu vực.
D. Ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Câu 50. Nhâ ̣n định nào sau đây phản ánh đúng về sự biến đổi kinh tế của khu vực ĐBÁ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nước Cô ̣ng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền ở vĩ tuyến 38.
C. Nhìn chung, các nước có tốc đô ̣ tăng trưởng nhanh chóng.
D. Hồng Công và Ma Cao lần lượt được trở về Trung Quốc.
Câu 51. Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoă ̣c của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là
A. Công cuô ̣c cải cách – mở cửa.
B. Thử thành công bom nguyên tử.
C. Thu hồi chủ quyền Hồng Công và Ma Cao.
D. Sự thành lâ ̣p nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa.
Câu 52. Cuô ̣c nô ̣i chiến ở Trung Quốc nổ ra 1946 – 1949 là do
A. Đảng Cô ̣ng sản phát đô ̣ng.
B. Quốc Dân đảng phát đô ̣ng có sự giúp đỡ của Nhâ ̣t Bản.
C. Đế quốc Mĩ phát đô ̣ng.
D. Quốc dân đảng cấu kết với bọn phản đô ̣ng quốc tế.
Câu 53. Nô ̣i dung nào dưới đây phản ánh đúng tính chất cuô ̣c nô ̣i chiến ở Trung Quốc (1946
– 1949)?
A. Cuô ̣c cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Cuô ̣c cách mạng dân tô ̣c dân chủ nhân dân.
C. Cuô ̣c cách mạng xã hô ̣i chủ nghĩa.
D. Chiến tranh giải phóng dân chủ nhân dân.
Câu 54. Ở Trung Quốc sự kiê ̣n nào ghi nhâ ̣n đã “đưa đất nước bước sang kỉ nguyên mới –
độc lập tự do và đi lên chủ nhĩa xã hội”?
A. Triều đình phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc đã bị sụp đổ.
B. Thắng lợi của các mạng văn hóa vô sản.
C. Thành lâ ̣p nước Cô ̣ng hòa Nhân dân Trung Hoa.
D. Thắng lợi của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước.
Câu 55. Mô ̣t trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lâ ̣p nước Cô ̣ng hòa Nhân dân Trung
Hoa (1/10/1949) là
A. cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tô ̣c ở Đông Bắc Á.
B. làm cho chủ nghĩa xã hô ̣i trở thành mô ̣t hê ̣ thống của thế giới.
C. tạo điều kiê ̣n nối liền chủ nghĩa xã hô ̣i từ châu Âu sang châu Á.
D. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diê ̣n Chiến tranh lạnh.
Câu 56. Đảng Cô ̣ng sản Trung Quốc tiến hành công cuô ̣c cải cách – mở cửa vào thời điểm
nào?
A. Đã hoàn thành cuô ̣c cách mạng dân tô ̣c dân chủ nhân dân.
B. Đất nước trải qua 20 năm phát triển không ổn định, phải thay đổi.
C. Kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển nhanh chóng.
D. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị cô lâ ̣p và xâm lược.
Câu 57. Nô ̣i dung nào dưới đây phản ánh không đúng về công cuô ̣c cải cách, mở cửa (từ
năm 1978) của Trung Quốc?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trong tâm, thông qua cải cách, mở cửa.
B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
C. Đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 của thế giới.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i mang đă ̣c sắc Trung Quốc.
Câu 58. Công cuô ̣c cải cách, mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) lấy nô ̣i dung nào làm
trọng tâm?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hô ̣i chủ nghĩa.
C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
D. Xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp.
Câu 59. Công cuô ̣c cải cách – mở cửa ở Trung Quốc và cải tổ ở Liên Xô có điểm tương đồng
về
A. diễn ra trong bối cảnh đất nước bị khủng hoảng nghiêm trọng.
B. tiến hành toàn diê ̣n trên các lĩnh vực, trong đó kinh tế là quan trọng.
C. lấy cải tổ chính trị tư tưởng làm nền tảng cho sự phát triển.
D. thực hiê ̣n củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cô ̣ng sản.
Câu 60. Nô ̣i dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng trong đường lối cải
cách mở cửa của Trung quốc với đường lối đổi mới ở Viê ̣t Nam?
A. Thực hiê ̣n đa nguyên trong đổi mới chính trị.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cô ̣ng sản.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN.
Câu 61. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của
A. các nước đế quốc Tây Âu.
B. các nước đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. các nước đế quốc Châu Âu – Mĩ.
D. các nước đế quốc Anh, Pháp.
Câu 62. Vào thời điểm nào, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á?
A. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
B. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn sắp kết thúc.
C. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
D. Khi Nhật đánh chiếm xong các nước Tây Á.
Câu 63. Ngày 12.10.1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Lào?
A. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.
B. Chính phủ Lào ra mắt trước quốc dân và tuyên bố độc lập.
C. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào.
D. Quân tình nguyện VN sang giúp Lào kháng chiến chống Pháp.
Câu 64. Ngày 18-3-1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Cam-pu-chia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân kiểu mới cũa Mĩ ?
A. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ chính phủ Xi-ha-núc.
B. Mĩ mang quân xâm lược Cam-pu-chia.
C. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Cam-pu-chia.
D. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Cam-pu-chia.
Câu 65. Trong giai đoạn 1954 – 1970, chính phủ Xi-ha-núc thực hiện chính sách gì?
A. Thân Mĩ.
B. Hòa bình, trung lập.
C. Liên kết với nhân dân Lào, Việt Nam chống Mỹ.
D. Bắt tay với Mĩ chống Việt Nam.
Câu 66. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

A. Việt Nam, Philippin, Lào.        B. Philippin, Lào, Việt Nam.

C. Inđonêxia, Việt Nam, Lào.       D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.

Câu 67. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhân cơ hội nào trong năm 1945 để đứng lên
đấu tranh giành độc lập dân tộc?

A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. Liên Xô truy kích quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

C. Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Quân Đồng minh tiến hành giải giáp phát xít Nhật.

Câu 68. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương?

A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.

B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.

D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.

Câu 69. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tô ̣c ở các
nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức đô ̣c lâ ̣p và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tô ̣c.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hê ̣ thống xã hô ̣i chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 70. Nguyên nhân quyết định thắng lợi của nhân dân Viê ̣t Nam và Lào trong cuô ̣c đấu
tranh giành đô ̣c lâ ̣p năm 1945 nhờ có

A. Thời cơ thuâ ̣n lợi, Nhâ ̣t đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiê ̣n.
B. Tình đoàn kết của nhân dân hai nước.
C. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cô ̣ng sản đông Dương.
D. Truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất của dân tô ̣c.

Câu 71. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuô ̣c địa của các
nước Âu – Mĩ, ngoại trừ

A. Thái Lan.
B. Nhâ ̣t Bản.
C. Singapo.
D. Philippin.

Câu 72. Trong cùng mô ̣t hoàn cảnh thuâ ̣n lợi vào năm 1945 nhưng ở ĐNÁ chỉ có 3 nước
tuyên bố đô ̣c lâ ̣p, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoă ̣c giành thắng lợi ở
mức đô ̣ thấp vì

A. Không biết tin Nhâ ̣t Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiê ̣n.
B. Quân Đông minh do Mĩ điều khiển ngăn cản.
C. Các nước không đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. Không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoă ̣c chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 73. Ý nào dưới đây không phải là đă ̣c điểm nổi bâ ̣t của cách mạng Lào từ 1945 đến năm
1975?

A. Nhân dân các bô ̣ tô ̣c Lào tiến hành khởi nghĩa, tuyên bố đô ̣c lâ ̣p.
B. Tiến hành cuô ̣c kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại.
C. Tiến hành cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
D. Gia nhâ ̣p liên minh khu vực (ASEAN).

Câu 74. Từ 1979 đến 1991, trong lịch sử Campuchia là giai đoạn

A. thống trị của tâ ̣p đoàn Khơme đỏ.


B. đấu tranh chống chế đô ̣ diê ̣t chủng.
C. xây dựng dất nước.
D. nô ̣i chiến.

Câu 75. Điểm khác biê ̣t cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Viê ̣t
Nam trong năm 1945 là gì?

A. Tiến hành chống chế đô ̣ diê ̣t chủng khơme đỏ.


B. Lâ ̣t đổ ách thống trị của Pháp, tuyên bố đô ̣c lâ ̣p.
C. Thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, trung lâ ̣p.
D. Chưa giành được chính quyền từ phát xít Nhâ ̣t.

Câu 76. Cuô ̣c kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào (1946 – 1954) được sự
giúp đõ của quân tình nguyê ̣n

A. Viê ̣t Nam.
B. Mã Lai.
C. Miến Điê ̣n.
D. Indonexia.

Câu 77. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là gì?

A. Từ các nước thuô ̣c địa trở thành các nước đô ̣c lâ ̣p.
B. Nhiều nước có tốc đô ̣ phát triển khá nhanh.
C. Sự ra đời của khối ASEAN.
D. Ngày càng mở rô ̣ng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Nam Á và EU.

Câu 78. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều bị

A. Anh, Pháp và Mĩ bóc lô ̣t, cai trị.


B. quân Nhâ ̣t Bản chiếm đóng, cai trị.
C. biến thành vùng đê ̣m của phát xít.
D. thực dân Âu – Mĩ bóc lô ̣t, cai trị.

Câu 79. Từ năm 2002, khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia đô ̣c lâ ̣p, tự chủ?

A. 13 nước.
B. 12 nước.
C. 11 nước.
D. 10 nước.
Câu 80. Nô ̣i dung nào sau đây là biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mở rô ̣ng đối ngoại, kết nối hai lục địa Á – Âu (ASEM).
B. Hình thành và mở rô ̣ng liên minh khu vực (ASEAN).
C. Tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và liên tục.
D. Lần lượt trở thành những quốc gia đô ̣c lâ ̣p tự chủ.

You might also like