You are on page 1of 8

Sự hình thành trật tự TGM sau CTTG2 + Liên Xô - Liên bang Nga

Câu 1: Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày
12 - 2 - 1945 được tổ chức tại đâu?
A. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ)
B. Tại I-an-ta (Liên Xô)
C. Tại Bec-lin( Đức)
D. Tại I-ta-li-a
Câu 2: Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, ba
cường quốc đã thống nhất mục đích gì?
A. Sử dụng bom nguyên tử đê tiêu diệt phát xít Nhật
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào của phát xít Đức ở
Bec-lin
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật
D. Mĩ sẽ tham gia chống Nhật.
Câu 3: Hội nghị cấp cao I-an-ta, được triệu tập khi:
A. CTTG2, bước vào giai đoạn kết thúc
B. CTTG2 vừa kết thúc
C. CTTG2 vừa nổ ra
D. CTTG2 bước sang năm thứ ba
Câu 4: Theo quy định của Hội I-an-ta,quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng
lãnh thổ Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô
B. Anh
C. Mĩ
D. Pháp.
Câu 5: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các
vùng Đông Đức, Đông Béc Lin?
A. Liên Xô
B. Anh
C. MĨ
D. Pháp.
Câu 6: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân
tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác
quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của:
A. Liên minh châu Âu
B. Hội nghị I-an-ta
C. ASEAN
D. Liên hợp quốc.
Câu 7: Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ thỏa thuận I-an-ta của những nước
nào?
A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mì
B. Liên Xô, Mĩ, Anh
C. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc
D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là quyết định của Hội nghị lanta?
A. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
quân phiệt Nhật
B. Giao cho quân đội Anh và Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương giải giáp
quân đội Nhật.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm cường quốc..
Câu 9: Trật tự thế giới được thiết lập sau CTTG2 là:
*A. Trật tự hai cực lanta
B. Trật tự Véc Xai – Oa sinhtown
C. Trật tự Xô – Mĩ
D. Trật tự Anh – Mĩ
Câu 10: Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn( Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp, Trung Quốc) là nguyên tắc hoạt động của tổ chức nào?
A. Liên minh châu Âu
B. Liên minh Châu Phi
C. ASEAN
*D. Liên hợp quốc
Câu 11: Sau CTTG2 tổ chức nào sau đây thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa
đấu tranh nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới?
A. Liên minh châu Âu
B. Liên minh Châu Phi
C. ASEA
*D. Liên hợp quốc.
Câu 12: Tổ chức nào sau đây không phải là cơ quan chuyên môn của Liên hợp
quốc?
A. Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
B. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
C. Diễn đàn khu vực (ARF)
D. Y tế thế giới (WHO)
Câu 13: Nguyên tắc nào sau đây tri phối mọi hoạt động của Liên Hợp Quốc.
*A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn( Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp, Trung Quốc)
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Câu 14: Tác động lớn nhất của Hội nghị Ianta đến thế giới là:
A. Những quyết định của Hội nghị cùng các thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – trật tự 2 cực lanta
B. Những quyết định của Hội nghị cùng các thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – trật tự Vé xai – Oa
sinh tơn.
C. Những quyết định của Hội nghị cùng các thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc đã thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
D. Những quyết định của Hội nghị cùng các thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc đã hình thành hai hệ thống xã hội đối lập là TBCN và XHCN.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế xã hội.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Câu 16: Cơ sở và cũng là căn cứ pháp lí để tòa án quốc tế ở La Hay( Hà Lan) xét
xử những tranh chấp quốc tế trên Biển Đông là:
A. Nguyên tắc chung sống hòa bình và sự Anhất trí của 5 nước Ủy viên không
thường trực
B. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 và tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông
(DOC)
C. Nguyên tắc dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế
D. Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982
Câu 17: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về yêu cầu của Liên xô sẽ tham
chiến chống quân Nhật ở châu Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở
châu Âu?
A. Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị A mất do cuộc chiến tranh Nga
Nhật(1904)
B. Giữ nguyên hiện trạng Mông cổ vàTrung Quốc
C. Liên xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin
D. Trả lại cho Liên xô miền Nam đảo Xakhalin
Câu 18: Khi mới thành lập, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc gồm có
A. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Bang Nga, Trung Hoa dân quốc
B. Mĩ, Anh, Pháp, Liên xô, Trung Hoa dân quốc
C. Mĩ, Anh, Đức, Liên Bang Nga, Trung Hoa dân quốc
D. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Câu 19: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam(1945), quân đội Trung Hoa dân
quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ:
A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam
B. vĩ tuyến 16 trở ra bắc
C. vĩ tuyến 16 trở vào Nam
D. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc
Câu 20: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam(1945), quân đội Anh vào Việt
Nam giải giáp quân đội Nhật từ:
A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam
B. vĩ tuyến 16 trở ra bắc
C. vĩ tuyến 16 trở vào Nam
D. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bước vào công cuộc
khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng CNXH trong hoàn cảnh:
A. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Đất nước khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Đất nước chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Rất thuận lợi vì liên xô là nước chiến thắng trong chiến tranh thế giới hai.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng.
B. Laika- sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.
C. I.Gagarin bay vòng quanh trái đất.
D. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 3: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong những năm 1946 - 1950 là:
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
B. Xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. Thành lập liên bang cồng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết.
D. Hoàn thành kế hoạch, thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
Câu 4: Nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế
(1946-1950) dựa vào:
A. Tinh thần tự lực tự cường.
B. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. Sự giúp đỡ của các nước đông âu.
D. Có nguồn tài nguyên phong phú.
Câu 5: Sau CTTG II, chính sách đối ngoại của Liên Xô luôn quán triệt mục tiêu
hòa bình, trung lập, không can thiệp vào:
A. Công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào.
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong tràocách mạng thế giới.
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của mĩ.
Câu 6: Trong khoảng ba thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là
nước đi đầu trong lĩnh vực:
A. Công nghiệp nặng và công nghiệp dầu mỏ.
B. Công nghiệp dầu mỏ và sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp điện hạt nhân.
D. Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
Câu 7: Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) khôi phục kinh tế
sau chiến tranh, đến 1947 Liên Xô đã:
A. Vượt mức trước chiến tranh về sản sản xuất nông nghiệp.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phục hồi sản xuất công nghiệp.
D. Phục hồi sản xuất công nông nghiệp.
Câu 8: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào Lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nào?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Liên Xô hoàn thành khôi phục kinh tế.
C. Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 9: Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo và mở đầu kỉ nguyên
chinh phục vũ trụ của loài người là:
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Mĩ.
D. Anh.
Câu 10: Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm
1949 là gì?
A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
B. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử.
D. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học - kĩ thuật Liên Xô.
Câu 11: Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
(từ 1950 – nửa đầu những năm 70) chứng tỏ:
A. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
B. Vị thế của liên xô trên trường quốc tế ngày càng cao.
C. Liên xô đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với mĩ.
D. Liên xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân chung nhất cho sự sụp đổ của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Do hầu hết các quốc gia này đều có trình độ phát triển thấp.
B. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
C. Do tiến hành cải tổ phạm phải sai lầmtrên nhiều mặt
D. Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Câu 13: Khẳng định nào sau đây không đúng về tình hình Liên Bang Nga 1991 -
2000?
A. Là quốc gia kế tục Liên Xô.
B. Kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.
C. Phải đối mặt với nhiều thách thức.
D. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga.
Câu 14: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là
ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở:
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ.
Câu 15: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Liên Xô có gì
khác so với Mĩ?
A. Làm bá chủ toàn cầu.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong
trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Là đồng minh tin cậy.
B. Là cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao.
C. Là nước viện trợ không hoàn lại.
D. Là chỗ dựa vững chắc.
Câu 17: Mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử của Liên Xô là?
A. Mở rộng lãnh thổ.
B. Khống chế các nước khác.
C. Duy trì nền hoà bình thế giới.
D. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
trong đầu thập niên 90 (thế ki XX)?
A. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Câu 19: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga trong giai đoạn 1991- 2000 là
liên minh chặt chẽ với Mĩ, đối đầu với:
A. Các nước Tây Âu
B. Ngả về phương Tây và khôi phục phát triển với châu Á
C. Ngả về các nước châu Á và thân với các nước Đông Âu
D. Ngả về các nước châu Á, đặc biệt khuvực Đông Nam Á
Câu 20: Từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam rút ra
bài học kinh nghiệm gì?
A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế.
B. Giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân.
Câu 21. Sự giúp đỡ của Liên Xô có ý nghĩa đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam là:
A. Là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần, củng cố đoàn kết dân tộc.
B. Xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế, củng cố đoàn kết dân tộc.
C. Củng cố đoàn kết dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Tăng sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Câu 22: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX là gì?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch đứng đầu là Mĩ.
B. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
C. Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt.
D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
Câu 23: Khó khăn lớn nhất của Liên Bang Nga trong những năm đầu thập kỉ 90 là
A. Tình trạng thiếu nước sạch và lương thực.
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
C. Mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền.
D. Nhiều phong trào li khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Câu 24: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô năm 1991 đã đánh dấu
A. Hình thành trật tự thế giới theo xu hướng “đa cực”.
B. Trật tự thế giới “một cực” đang hình thành.
C. Phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng.
D. Sự sụp đổ trật tự hai cực lanta.
Câu 25: Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm nào
rút ra cho Việt Nam trong phát triển kinh tế hiện nay?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường đa dạng nhiều thành phần kinh tế.
B. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa đa dạng thành phần kinh tế.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 26: Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học quan trọng Việt
Nam rút ra cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là gì?
A. Mở rộng quan hệ với các cường quốc.
B. Tăng cường tính dân chủ.
C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển.
D. Tăng cường sự đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân.

You might also like