You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 (BÀI 6,7,8,9)


BÀI 6
Câu 1: Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới.
B. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
C. trung tâm khoa học - kĩ thuật lớn nhất thế giới.
D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 2: Ý nào dưới dây không phải là trụ cột chính trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của
Tổng thống B. Clintơn trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
A. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
B. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
C. Tìm cách khống chế các nước đang phát triển bằng viện trợ kinh tế.
D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc của các nước khác.
Câu 3: Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ cao.
B. Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
C. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá, lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
D. Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản
phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
Câu 4: Thành tựu cơ bản của cách mạng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp ở Mĩ là gì?
A. Sử dụng cơ khí hóa, hóa học hóa trong nông nghiệp.
B. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp.
C.Thực hiện cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp”.
D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là sai?
A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới.
B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới.
C. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 6: Tình hình kinh tế nước Mĩ trong những năm từ 1983 đến 1991 là
A. không còn đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế tài chính.
B. tỉ trọng của kinh tế Mĩ giảm sút, bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh.
C. là chủ nợ lớn nhất của thế giới.
D. ngành công nghiệp luyện thép và dệt phát triển mạnh.
Câu 7: Mĩ đã làm gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 - 1973?
A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.
B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.
C. Kêu gọi các nước tư bản đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước
thế giới thứ ba.
D. Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ
nhiều nước.
Câu 8: Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ
A. phát triển nhanh chóng. C. trải qua những đợt suy thoái ngắn.
B. lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. D. phát triển “thần kì”.
Câu 9: Đường lối đối ngoại của Mĩ sau khi Liên Xô tan rã là
A. tăng cường đe dọa, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa: Cuba, Việt Nam, Trung Quốc.
B. giải tán khối quân sự NATO.
C. thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

1
D. muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối và lãnh đạo.
Câu 10: Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào
A. năm 1986. B. năm 1990. C. năm 1995. D. năm 2000.
Câu 11. Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài
chính lớn nhất thế giới?
A. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
C. Sản lượng nông nghiệp bằng hai lần Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, Italia cộng lại.
D. Chiếm hơn 50% số lượng tàu bè đi lại trên mặt biển.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến 2000?
A. Tiến hành chạy đua vũ trang, chống lại các nước trên thế giới.
B. Tiến hành chiến tranh xâm lược, chống lại chủ nghĩa khủng bố.
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước tư bản.
D. Hình thức thực hiện khác nhau nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 13: Năm 1972, Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô vì
A. muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.
B. muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
C. muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
Câu 14: Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
C. Kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định.
D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là
A. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.
B. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D. thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

BÀI 7
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. trải qua một cơn suy thoái ngắn, sau đó phục hồi và phát triển trở lại.
B. lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
C. bước đầu phục hồi và phát triển nhờ chính sách viện trợ của Mĩ.
D. phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Câu 2: Từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chính sách
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. C. hợp tác với Liên Xô.
B. mở rộng hợp tác với các nước Đông Bắc Á. D. liên minh với các nước Đông Âu.
Câu 3: Tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh hiện nay là
A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
B. Hiệp ước thương mại tự do ASEAN (AFTA).
C. Liên minh Châu Âu (EU).
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
Câu 4: Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh trong những
năm 1950 – 1973 là
A. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất lao động, nâng
cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…
B. nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
C. ngân sách chi cho quốc phòng rất thấp, chủ yếu đầu tư cho phát triển kinh tế.

2
D. tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng
đồng châu Âu (EC).
Câu 5: Sáu nước Tây Âu thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (18 – 4 – 1951) gồm
A. Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua.
B. Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Tây Ban Nha và Hà Lan.
C. Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan và Lúcxămbua.
D. Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Câu 6: Tính đến năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu nước thành viên?
A. 25 nước thành viên C. 27 nước thành viên.
B. 26 nước thành viên. D. 28 nước thành viên.
Câu 7: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối
cảnh lịch sử nào?
A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. Sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
Câu 8: Liên minh châu Âu ra đời nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh
vực
A. kinh tế, quân sự, văn hóa.
B. tiền tệ và chính trị.
C. kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
D. kinh tế, văn hóa.
Câu 9: Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki do
A. kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. bức tường Béc lin đã sụp đổ.
C. Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
D. tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 10: Sở dĩ nói Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới
giai đoạn 1950 đến 1973 là do các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có
A. trình độ kinh tế, kĩ thuật đứng đầu thế giới.
B. quan hệ hợp tác về kinh tế rộng rãi.
C. trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
D. nền kinh tế được hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 11: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau
Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 12: Điểm tương đồng về nguyên nhân khiến kinh tế Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản phát triển
nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên.
C. không chịu sự tàn phá của chiến tranh thế giới.
D. chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện phát triển kinh tế.
Câu 13: Đâu không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ và Tây
Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
B. Do vai trò điều tiết quản lý của nhà nước.
C. Do tận dụng được các yếu tố khách quan thuận lợi.
D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ cộng đồng EC.
Câu 14: Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay?
A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.
3
B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.
C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩlatinh.
D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.
Câu 15: Hãy sắp xếp các dữ kiện theo trình tự thời gian về quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu:
1. Sáu nước Tây Âu thành lập tổ chức “Cộng đồng than thép châu Âu”; 2. Hợp nhất ba tổ chức lại
thành “Cộng đồng Châu Âu” (EC); 3. “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng
kinh tế châu Âu” được thành lập; 4. Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơ-rô); 5. EC được
đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
A.1,3,4,2,5. B.1,3,4,5,2. C.1,3,2,5,4. D.4,1,5,2,3.

BÀI 8
Câu 1: Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên trở thành siêu cường số một thế giới về
A. tài chính. C. quân sự.
B. kinh tế. D. khoa học kĩ thuật.
Câu 2: Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?
A. Đầu tư ra nước ngoài. C. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
B. Mua các bằng phát minh, sáng chế. D. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Câu 3: Đâu không phải yếu tố giúp Nhật Bản nhanh chóng vươn lên trở thành một siêu cường
kinh tế?
A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
B. Nguồn tài nguyên, thiên nhiên phong phú.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp.
D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
Câu 4: Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh
tế?
A. Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị.
B. Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự.
C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc.
D. Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước.
Câu 5: Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
A. Phát triển nhanh. C. Phát triển không ổn định.
B. Phát triển “thần kì”. D. Khủng hoảng.
Câu 6: Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản là:
A. Siêu cường tài chính số một thế giới.
B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. Nước chiếm hơn 50% tỷ trọng cộng nghiệp của thế giới.
Câu 7: Khoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực sản xuất nào?
A. Công nghiệp quốc phòng. C. Ứng dụng dân dụng.
B. Công nghiệp phần mềm. D. Năng lượng tái tạo.
Câu 8: Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác
có hiệu quả với Mĩ, Nga trong các chương trình nào?
A. Vũ trụ quốc tế. C. Giáo dục - khoa học.
B. Công nghiệp điện hạt nhân. D. Vật liệu mới và năng lượng.
Câu 9: Năm 1956 diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản?
A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và là thành viên của Liên hợp quốc.
B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc.
C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
D. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 10: Từ những năm 90 trở đi, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có điểm gì nổi bật?
A. Mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển với các nước Tây Âu.
B. Tiếp tục duy trì sự liên minh chặt chẽ với Mĩ.
4
C. Tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Mĩ.
D. Chú trọng quan hệ hợp tác với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các
nước thuộc Đông Âu và SNG.
Câu 11: Cuộc cải cách nào không được thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?
A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế. C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
B. Cải cách ruộng đất. D. Dân chủ hóa lao động.
Câu 12: Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ
XX là gì?
A. Đa dạng hóa, đa phương hóa. C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Toàn cầu hóa. D. Xu hướng “quay trở về” châu Á.
Câu 13: Yếu tố khách quan có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế
Nhật Bản là:
A. Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).
B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh.
D. Con người Nhật Bản năng động, cần cù, thông minh,…
Câu 14: Từ 1952 đến 1973, chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1%
GDP) là do
A. Nhật Bản không được phát triển lực lượng quân đội thường trực.
B. Nhật Bản đã cam kết từ bỏ chiến tranh.
C. Nhật Bản nhận được sự bảo hộ hạt nhân từ Mĩ.
D. tình hình khu vực Đông Bắc Á ổn định.
Câu 15: Nguyên nhân nào là chủ yếu, quyết định sự phát triển nhanh, phát triển “thần kì” của
kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?
A. Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất. C. Nhân tố con người.
B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. D. Chi phí cho quốc phòng ít.

BÀI 9
Câu 1: Nguồn gốc của tình trạng hai cường quốc Xô - Mĩ chuyển sang thế đối đầu sau cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai là do
A. Liên Xô cạnh tranh thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ.
B. Mĩ can thiệp vào tình hình nội bộ các nước Đông Âu.
C. sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
D. Liên Xô muốn xoá bỏ trật tự thế giới hai cực.
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ khi bước
sang thế kỉ XXI?
A. Phong trào li khai. C. Sự suy thoái về kinh tế.
B. Chủ nghĩa khủng bố. D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
A. Cuộc chiến tranh Triều Tiên. C. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.
B. Xung đột ở Trung Cận Đông. D. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Dương.
Câu 4: Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh bao trùm
cả thế giới là
A. Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khôi NATO tháng 2-1952.
B. Liên Xô giúp Bắc Triều Tiên thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cuối 1948.
C. sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. cuộc khủng hoảng Caribê 1962.
Câu 5: Xu hướng hoà hoãn Đông - Tây được bắt đầu bằng sự kiện
A. Trung Quốc quan hệ thân thiện với Mĩ.
B. các nước Đông Âu và Tây Âu chấm dứt tình trạng đôi đầu.
C. Xô - Mĩ tổ chức các cuộc gặp gỡ, thương lượng.
D. cuộc chiến tranh chông Mĩ của Việt Nam thắng lợi.
Câu 6: Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT–1) kí kết năm 1972 giữa
5
A. Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức.
B. 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Cannada.
C. Liên Xô và các nước Đông Âu với Mĩ và các nước Tây Âu.
D. Liên Xô và Mĩ.
Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập tháng 1 năm 1949 gồm
A. Liên Xô và các nước Đông Âu. C. 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada.
B. Liên Xô và Mĩ. D. Mĩ và các nước Tây Âu.
Câu 8: Tổ chức hiệp ước Vácsava là
A. liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở
châu Âu.
C. tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 9: Sự kiện đánh dấu kết thúc mối quan hệ đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô là
A. Mĩ kí với Liên Xô Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.
B. M. Goócbachốp và G.Busơ (cha) tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
C. cuộc tấn công khủng bố vào nước Mĩ ngày 11 – 9 – 2001.
D. tổng thống Mĩ B. Clintơn sang thăm Liên Xô.
Câu 10: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung trong quan hệ quốc tế là
A. tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B. hòa bình, hợp tác và phát triển
C. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
D. cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
Câu 11: Hậu quả của việc Mĩ đề ra “Học thuyết Truman”, “Kế hoạch Mácsan” và thành lập
NATO là
A. hoà bình ở châu Âu bị đe doạ nghiêm trọng.
B. tạo nên sự phân chia và đôi lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Đông Âu và Tây Âu.
C. các nước Tây Âu nhanh chóng hồi phục kinh tế.
D. quan hệ giữa Tây Đức và Đông Đức trở nên căng thẳng.
Câu 12: Định ước Henxinki là biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa vì lí do nào dưới đây?
A. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
B. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.
C. Giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Á.
D. Giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị châu Âu.
Câu 13: Tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô – Mĩ là
A. Cộng hòa dân chủ Đức và Hà Lan.
B. Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức.
C. Bỉ và Cộng hòa Liên bang Đức.
D. Pháp và Italia.
Câu 14: Mục đích của việc kí kết Định ước Henxinki là nhằm
A. bảo đảm an ninh và sự hợp tác giữa các nước châu Âu.
B. tăng cường sức cạnh tranh kinh tế với Mĩ và Canada.
C. cân bằng về vũ khí chiến lược giữa Đông Âu và Tây Âu.
D. tạo cơ sở tiến đến thành lập Liên minh châu Âu.
Câu 15: Sự kiện cơ bản đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta là
A. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV tự giải thể.
B. chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô.
C. phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi.
D. tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.

-------------------------HẾT-------------------------
6

You might also like