You are on page 1of 6

Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Câu 1 (NB): Ngày 8/8/1967 đánh dấu sự ra đời của tổ chức nào sau đây?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Liên minh Châu Âu (EU).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 2 (NB):Những quốc gia nào dưới đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) ?
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.
B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.
C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.
Câu 3 (NB): Nước nào sau đây là thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) ?
A. Brunây. B. Lào. C. Campuchia. D. Việt Nam.
Câu 4 (NB): Ngày 23/10/1991 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nào?
A. Nước Cộng hòa nhân dân Campuchia thành lập.
B. Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia.
C. Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
D. Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari.
Câu 5 (NB): Đảng Quốc Đại là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ?
A. Tư sản. B. Vô sản. C. Nông dân. D. Tiểu tư sản.
Câu 6 (NB): Ngày 26/1/1950 ở Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nào?
A. Tuyên bố độc lập. B. Cuộc đấu tranh ở Bom Bay.
C. Thử thành công bom nguyên tử. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 7 (NB): Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế
giới?
A. Cách mạng công nghệ. B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng công nghiệp.
Câu 8 (NB): Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
phần mềm lớn nhất thế giới?
A. Cách mạng chất xám. B. Cách mạng xanh.
C. Cách mạng tư sản. D. Cách mạng vô sản.
Câu 9 (NB): Theo phương án “Maobáttơn”, thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ dựa trên
cơ sở nào?
A. Tôn giáo. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Văn hóa.
Câu 10 (NB): Quốc gia nào tuyên bố độc lập muộn nhất ở Đông Nam Á?
A. Inđônêxia. B. Brunây. C. Mianma. D. Đông Timo.
Câu 11 (NB): Ấn Độ thi hành chính sách đối ngoại nào sau khi giành độc lập?
A. Hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Trung lập, tiếp nhận sự viện trợ từ nhiều quốc gia trên thế giới.
C. Hòa bình và tham gia các liên minh quân sự ở châu Á.
D. Trung lập, không tham gia một liên minh quân sự nào.
Câu 12 (NB): Đường lối nào được Chính phủ Xihanúc thực hiện ở Campuchia từ năm 1954 đến
năm 1970?
A. Trung lập tích cực. B. Hòa bình, trung lập.
C. Kháng chiến chống Mĩ. D. Kháng chiến chống Pháp.
Câu 13 (NB): Trong giai đoạn 1967 – 1975, ASEAN là một tổ chức như thế nào?
A. Liên kết chặt chẽ. B. Phát triển toàn diện.
C. Non trẻ, hợp tác lỏng lẻo. D. Lớn mạnh, hợp tác hiệu quả.
Câu 14 (NB): Chiến lược kinh tế nào được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành trong
những năm đầu sau khi giành độc lập?
A. Mở cửa nền kinh tế. B. Kinh tế hướng ngoại.
C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. D. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 15 (NB): Ý nào sau đây là thành tựu mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đạt được khi tiến
hành chiến lược kinh tế hướng nội?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết được vấn đề việc làm.
B. Giải quyết được vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội.
C. Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.
D. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp.
Câu 16 (NB): Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân Lào trên các mặt trận
A. quân sự - chính trị - ngoại giao. B. chính trị - quân sự - văn hóa.
C. kinh tế - chính trị - ngoại giao. D. quân sự - kinh tế - văn hóa.
Câu 17 (NB): Văn kiện nào đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước
Đông Dương?
A. Hiệp định Sơ bộ 1946 B. Hiệp định Giơnevơ 1954.
C. Hiệp định Viêng Chăn 1973. D. Hiệp định Pari 1973.
Câu 18 (NB): Ý nào sau đây là mục tiêu của tổ chức ASEAN?
A. Phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.
C. Hợp tác giữa các quốc gia để cùng phát triển.
D. Giải quyết những bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực.
Câu 19 (NB): Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi của nhân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mĩ xâm lược?
A. Hiệp định Sơ bộ 1946.B. Hiệp định Giơnevơ 1954.
C. Hiệp định Viêng Chăn 1973. D. Hiệp định Pari 1973.
Câu 20 (NB): Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết
thúc thắng lợi?
A. Hiệp định Giơnevơ 1954.
B. Hiệp định Pari 1973.
C. Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng 1975
D. Nước Cộng hòa nhân dân Campuchia thành lập 1979.
Câu 21 (NB): Tổ chức nào lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào giai đoạn
1955 - 1975?
A. Đảng nhân dân Lào. B. Đảng Cộng sản Lào.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương D. Đảng dân chủ Lào.
Câu 22 (NB): Theo “phương án Maobáttơn” Ấn Độ được chia thành những quốc gia nào?
A. Ấn Độ và Nêpan. B. Ấn Độ và Pakixtan.
C. Ấn Độ và Ápganixtan. D. Ấn Độ và Tátgikixtan.
Câu 23 (NB): Ngày 6/1/1950 diễn ra sự kiện nào ở Ấn Độ?
A. Ấn Độ bị chia thành hai quốc gia tự trị: Ấn Độ và Pakixtan.
B. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
C. Lãnh tụ Đảng Quốc Đại M. Ganđi bị ám sát.
D. Cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân Cancútta.
Câu 24 (NB): Năm 1984 đánh dấu sự kiện nào của tổ chức ASEAN?
A. Lào trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
B. Campuchia được kết nạp vào tổ chức ASEAN.
C. ASEAN trở thành tổ chức khu vực với 10 thành viên.
D. Brunây trở thành thành viên của tổ chức ASEAN.
Câu 25 (NB): Năm 1945những quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập?
A. Việt Nam, Cappuchia, Lào. B. Inđônêxia, Lào, Việt Nam.
C. Việt Nam, Myanma, Inđônêxia. D. Malaixia, Việt Nam, Lào.
Câu 26 (TH): Ý nào sau đây là hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Các quốc gia đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
B. Ảnh hưởng của trào lưu dân tộc chủ nghĩa.
C. Các nước đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
D. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực.
Câu 27 (TH): Ý nào sau đây là mục tiêu Chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng
lập ASEAN?
A. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa phát triển sản xuất.
Câu 28 (TH): Sự kiện nào đánh dấu quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối
thoại?
A. Hiệp ước Bali được kí kết. B. Việt Nam gia nhập ASEAN.
C. Vấn đề Campuchia được giải quyết. D. Việt Nam kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
Câu 29 (TH): Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. Hiến chương ASEAN được kí kết.
B. Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
C. Vấn đề Campuchia được giải quyết.
D. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
Câu 30 (TH): Ý nào sau đây là đặc điểm phát triển của ASEAN trong giai đoạn 1967 – 1975?
A. Liên kết chặt chẽ. B. Phát triển toàn diện.
C. Non trẻ, hợp tác lỏng lẻo. D. Lớn mạnh, hợp tác hiệu quả.
Câu 31 (TH): Nguyên nhân khách quan nào dưới đây đã tạo điều kiện cho các quốc gia Đông
Nam Á giành được độc lập năm 1945?
A. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Thực dân Hà Lan mất quyền thống trị ở Inđônêxia.
D. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
Câu 32 (TH): Ý nào sau đây là mục tiêu chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập
ASEAN?
A. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế.
B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
C. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
D. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 33 (TH): Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến việc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển
sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A. Lệ thuộc quá lớn vào bên ngoài.
B. Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng nội địa phát triển mạnh.
D. Xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 34 (TH): Ý nào sau đây là nguyên nhân chủ quan giúp ba nước Inđônêxia, Việt Nam và
Lào giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật.
C. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
D. Có sự chuẩn bị lâu dài kết hợp với chớp thời cơ giành chính quyền.
Câu 35 (TH): Ý nào sau đây là nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954
-1975?
A. Kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
C. Đánh đuổi phát xít Nhật giành độc lập dân tộc.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Câu 36 (VD): Ý nào sau đây là điểm khác biệt giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào
và cách mạng Việt Nam năm 1945?
A. Tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ.
B. Thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập.
C. Không giành được chính quyền từ phát xít Nhật.
D. Giành được chính quyền từ thực dân Pháp.
Câu 37 (VD): Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Lào và cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1975?
A. Giành độc lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Chung kẻ thù và những mốc thắng lợi quan trọng.
C. Buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
D. Do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Câu 38 (VD): Ý nào sau đây là điểm khác nhau giữa cách mạng Campuchia và cách mạng Lào
trong giai đoạn 1954 - 1975?
A. Lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật. B. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập. D. Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân.
Câu 39 (VD): Nội dung nào sau là thành tựu nổi bật của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Giành được độc lập từ các nước đế quốc.
B. Trở thành khu vực năng động và phát triển.
C. Khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác toàn diện.
D. Đạt nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế.
Câu 40 (VD): Ý nào dưới đây là nhiệm vụ chung của cách mạng ba nước Đông Dương trong
giai đoạn 1945 - 1954 ?
A. Đánh đổ phát xít Nhật. B. Kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập. D. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 41 (VD): Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau của cách mạng Lào và Campuchia trong
giai đoạn 1969 - 1973?
A. Do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
B. Chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Chống lại chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
D. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 42 (VD): Ý nào dưới đây là điểm khác biệt của cách mạng Campuchia so với cách mạng
Lào trong giai đoạn 1975 – 1979?
A. Xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Xây dựng nhà nước Dân chủ nhân dân.
C. Thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập.
D. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 43 (VD): Nội dung nào dưới đây là thách thức của các quốc gia Đông Nam Á khi gia nhập
tổ chức ASEAN?
A. Sự cạnh tranh về kinh tế và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.
C. Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước.
D. Ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực.
Câu 44 (VD): Ý nào dưới đây là đặc điểm sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)?
A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra lâu dài.
B. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khu vực.
C. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.
D. Chịu sự chi phối của các nước lớn đối với khu vực.
Câu 45 (VD): Sự ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (8/1967) là biểu hiện của xu thế
nào?
A. Đa cực, nhiều trung tâm. B. Hòa hoãn Đông - Tây.
C. Liên kết khu vực. D. Toàn cầu hóa.
Câu 46 (VDC): Các nước ASEAN cần làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?
A. Sự đồng thuận giữa các quốc gia và vai trò trung tâm của ASEAN.
B. Lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn về vấn đề biển Đông.
C. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển.
D. Phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực.
Câu 47 (VDC): Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm
5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.
C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 48 (VDC): Ý nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mở rộng thành viên của tổ
chức ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại?
A. Tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
B. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
C. Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.
D. Các nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
Câu 49 (VDC): Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ sự phát triển kinh tế của Ấn Độ sau khi
giành được độc lập?
A. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
B. Coi trọng việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng.
D. Áp dụng triệt để các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
Câu 50 (VDC): Ý nào sau đây là trở ngại lớn của các nước Đông Nam Á trong việc khai thác
các nguồn lợi ở Biển Đông?
A. Việc vi phạm chủ quyền lãnh hải của ngư dân.
B. Ô nhiễm môi trường biển và cạn kiện nguồn tài nguyên.
C. Tác động của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
D. Giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

You might also like