You are on page 1of 5

Bài 5: Các nước châu Phi, Mĩ La tinh

Câu 1 (NB). Thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Châu Phi:
A. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt. B. trước chiến tranh thế giới thứ hai
C. ngay từ thế kỷ XVI- XVII D. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Câu 2 (NB). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào chống chủ nghĩa thực dân của nhân
dân các nước Châu Phi đặc biệt phát triển ở khu vực nào?
A. Bắc Phi. B. Trung Phi C. Nam Phi D. Đông Phi
Câu 3 (NB). Mở đầu cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập, chống thực dân
Anh là lật đổ Vương triều:
A. Pharuc B. Ottoman C. Đêli D. Mô gôn
Câu 4 (NB). Năm 1960, 17 quốc gia Châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là:
A. “Năm Châu Phi” B. “Năm giải phóng Châu Phi”
C. “ Năm Châu Phi giải phóng” D. “Năm thắng lợi cách mạng Châu Phi”
Câu 5 (NB). Chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã với
thắng lợi của:
A. Ăng gô la và Mô dăm bích. B. Ai Cập và Li bi
C. Li bê ri a và Ê ti ô pi a D. Nam phi
Câu 6 (NB). Sau năm 1975, nhân dân Ăng gô la và Mô dăm bích đã nổi dậy đấu tranh chống
thực dân:
A. Bồ Đào Nha B. Tây Ban Nha C. Anh D. Pháp
Câu 7 (NB). Nhiệm vụ của nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi sau năm 1975 là:
A. Hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống
của con người.
B. Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, giành quyền sống của con
người.
C. Xây dựng, phát triển đất nước.
D. Lật đổ các chính quyền độc tài thân Mỹ
Câu 8 (NB). Năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của:
A. Nam Phi B. Tây Ban Nha C. Bồ Đào Nha D. Pháp
Câu 9 (NB). Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A pác thai chính thức xóa bỏ khi nào?
A. Thông qua Hiến pháp tháng 11/1993
B. Nen xơn Man đê la trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi
C. Nam Phi thông qua đạo luật Các khu vực nhóm người năm 1950.
D. Nam Phi thông qua đạo luật Phân biệt tiện nghi năm 1953.
Câu 10 (NB). Nhiệm vụ cơ bản của nhân dân Châu Phi sau khi giành được độc lập là gì?
A. Xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.
B. Xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân
C. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
D. Liên kết khu vực cùng phát triển trong tổ chức AOU
Câu 11 (NB). Điểm khác cơ bản của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ la tinh so
với Châu Á và Châu Phi là gì?
A. giành được độc lập từ rất sớm, ngay từ thế kỷ XVI- XVII.
B. Giành độc lập ngay từ đầu thế kỷ XX.
C. Giành độc lập muộn vào cuối thế kỷ XX.
D. Không bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân
Câu 12 (NB). Ngay sau khi vừa giành độc lập, khu vực Mĩ la tinh lệ thuộc vào nước nào?
A. Mĩ B. Mê hi cô
C. Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha D. Anh
Câu 13 (NB). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ la tinh thành
A. “Sân sau” B. “Chiến hạm không chìm”
C. “Chỗ dựa tin cậy nhất” D. “Đồng minh quan trọng nhất”
Câu 14 (NB). Cuộc đấu tranh ở khu vực Mĩ la tinh diễn ra mạnh mẽ với thắng lợi tiêu biểu ở đất
nước nào?
A. Cu ba B. Mê hi cô
C. Tri ni đát và Tô ba gô D. Braxin
Câu 15 (NB). Với sự giúp đỡ của Mĩ, chế độ nào được thiết lập ở Cuba?
A. Độc tài quân sự Batixta. B. Chế độ độc tài Phranco
C. Chế độ độc tài Mutxulini D. Chế độ Khơ me đỏ
Câu 16 (NB). Cuộc đấu tranh đầu tiên chống chế độ độc tài quân sự Batixta của nhân dân Cu ba
là:
A. Cuộc tấn công vào trại lính Môn ca đa. B. Cuộc đổ bộ vào “Vịnh con lợn”
C. Cuộc tấn công và thủ đô La ha ba na. D. Chiến dịch la Ofensiva
Câu 17 (NB). Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cu ba, Mĩ đã làm gì?
A. Đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì sự tiến bộ”.
B. Thực hiện học thuyết Mơn rô
C. Thành lập “Liên minh dân tộc các nước Cộng hòa Châu Mỹ”
D. Thi hành chính sách “Chiếc gậy lớn” và “Ngoại giao đồng Đô la”
Câu 18 (NB). Những quốc gia giành độc lập sớm nhất Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai
là:
A. Ai Cập và Li bi B. Ăng gô la và Mô dăm bích.
C. Li bê ri a và Ê ti ô pi a D. Nam phi
Câu 19 (NB). Mĩ la tinh là khu vực gồm:
A. Một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung – Nam Mĩ, các đảo trên biển Caribê.
B. Toàn khu vực Châu Mỹ
C. toàn bộ Trung – Nam Mĩ, các đảo trên biển Caribê.
D. Một phần Trung Mĩ, toàn bộ Bắc – Nam Mĩ, các đảo trên biển Caribê.
Câu 20 (NB). Nhà lãnh đạo đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt củng tộc ở Nam
Phi là:
A. N.Manđêla. B. M. Gan đi
C. Phi đen Cát tơ rô D. Batixta
Câu 21 (NB). Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về những khó khăn, thách thức của các
nước Châu Phi đang phải đối mặt trong công cuộc xây dựng đất nước?
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự bùng nổ về dân số.
B. Liên minh Châu Phi không phát huy được vai trò
C. Tàn dư của chế độ thực dân, dân trí thấp, dịch bệnh
D. Nội chiến, nghèo đói và phụ thuộc vào nước ngoài
Câu 22 (NB). Kẻ thù chủ yếu trong công cuộc giải phóng dân tộc của người da đen ở Nam Phi
là:
A. Chủ nghĩa Apácthai. B. Chế độ độc tài Baxtita
C. Đế quốc Mỹ D. Thực dân Anh
Câu 23 (NB). Ý nào sau đây giải thích đúng về chủ nghĩa A pác thai?
A. Là sự phân biệt chủng tộc. B. Là sự kỳ thị về tôn giáo, tín ngưỡng
C. Sự phân biệt giàu- nghèo D. Sự kì thị giới tính
Câu 24 (NB). Phong trào được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là?
A. Cách mạng Cu ba. B. Cách mạng Mê hi cô
C. Cách mạng Vê nê xua la D. Cách mạng Braxin
Câu 25 (TH). Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến Châu Phi
thành:
A. “Lục địa mới trỗi dậy” B. “Lục địa bùng cháy”
C. “Người khổng lồ thức tỉnh” D. “Lục địa rực cháy”
Câu 26 (TH). Ý nào dưới đây làm đất nước Cu ba gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng
đất nước sau khi giành độc lập?
A. Bị Mỹ thực hiện cấm vận kéo dài và trình độ dân trí thấp.
B. Tình hình chính trị mất ổn định, tốc độ tăng dân số nhanh.
C. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nghèo tài nguyên.
D. Hậu quả của chính sách thống trị của chế độ độc tài Baxtita.
Câu 27 (TH). Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ la tinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là:
A. “Lục địa mới trỗi dậy” B. “Lục địa bùng cháy”
C. “Người khổng lồ thức tỉnh” D. “Lục địa rực cháy”
Câu 28 (TH). Nhận định nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Nen xơn Manđêla?
A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh giải xóa đói giảm nghèo ở Nam Phi.
C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của Châu Phi.
Câu 29 (TH). Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Cu ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh
hùng”?
A. trực tiếp ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh
B. là nước đi đầu đánh đổ chế độ độc tài thân Mỹ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội
C. Có lãnh tụ Phi đen Cát tơ rô đã đánh bại thế lực tay sai thân Mỹ
D. trong cuộc đánh bại thế lực tay sai thân Mỹ, đất nước Cu ba đã sản sinh ra nhiều vị anh hùng.
Câu 30 (TH). Sự kiện nào đã đánh dấu Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ hoàn toàn sụp đổ ?
A. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
B. Thắng lợi của cuộc binh biến lật đổ vương triều Pha rúc ở Ai Cập
C. Thắng lợi của cách mạng Ăng gô la và Mô dăm bích
D. Thắng lợi của Li bê ri a và Ê ti ô pi a
Câu 31 (TH). Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân
Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.
B. chống lại chế độ độc tài Batixa.
C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.
D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 32 (TH). Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã được
đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Thắng lợi ở Ai Cập và Angiêri. B. Thắng lợi ở Ănggôla và Môdămbích.
C. Thắng lợi ở Namibia. D. Thắng lợi ở Nam Phi.
Câu 33 (TH). Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm Châu Phi” vì?
A. Có nhiều nước Châu Phi được trao trả độc lập
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm.
C. Có 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”
Câu 34 (TH). Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh từ những năm 60 đến
những năm 80 của thế kỷ XX, diễn ra dưới hình thức chủ yếu nào?
A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang. D. Mít tinh, biểu tình.
Câu 35 (TH). Thủ đoạn của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh là
A. xây dựng căn cứ quân sự khắp các nước Mĩ Latinh.
B. thực hiện viện trợ cho các nước Mĩ Latinh.
C. xây dựng chế độ tự trị ở các nước Mĩ la tinh.
D. xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 36 (TH). Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của
nhân dân các nước Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang. D. Mít tinh, biểu tình.
Câu 37 (VD). Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về những khó khăn, thách thức của các
nước Châu Phi đang phải đối mặt trong công cuộc xây dựng đất nước?
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự bùng nổ về dân số.
B. Liên minh Châu Phi không phát huy được vai trò
C. Tàn dư của chế độ thực dân, dân trí thấp, dịch bệnh
D. Nội chiến, nghèo đói và phụ thuộc vào nước ngoài
Câu 38 (VD). Hình ảnh “ Lục địa bùng cháy” chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?
A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công chính trị của giai cấp công nhân.
B. Sự bùng nổ của phong trào đấu tranh vũ trang.
C. Sự bùng nổ của phong trào đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân.
D. Sự bùng nổ của phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 39 (VD). Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là
A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 40 (VD). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
C. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. D. Sự suy yếu của các đế quốc Anh và Pháp.
Câu 41 (VD). Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh
chống thực dân Bồ Đào Nha có ý nghĩa như thế nào?
A. Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai)
B. Đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc.
C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.
D. Hoàn thành phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Câu 42 (VDC). Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa bản Hiến pháp tháng 11/1993 của
Nam Phi?
A. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân mới.
D. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 43 (VDC). Câu nói nào sau đây thể hiện tình đoàn kết của nhân dân Cu Ba đối với nhân dân
Việt Nam?
A. Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn.
B. Vì Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.
C. Vì Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình.
D. Vì Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả tính mạng của mình

You might also like