You are on page 1of 5

Câu 80. Theo “Phương án Maobattơn”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào?

A. Bănglađét và Pakixtan. B. Ấn Độ và Bănglađét.


C. Ấn Độ và Pakixtan. D. Pakixtan và Nêpan.
Câu 81. Thủ đoạn chính của thực dân Anh khi thực hiện “Phương án Maobattơn” là gì?
A. Trao quyền độc lập cho Ấn Độ.B. Chỉ trao quyền tự trị cho Ấn Độ.
C. Xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.D. Tiếp tục cai trị Ấn Độ theo cách
thức mới.
Câu 82. Sau khi thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobatton”, nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp
tục đấu tranh vì lý do nào dưới đây?
A. Đời sống không được cải thiện. B. Không muốn bị chia rẽ về tôn giáo .
C. Không chấp nhận “Phương án Maobattơn”.D. Muốn thực dân Anh trao trả độc lập hoàn
toàn.
Câu 83. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do chính
đảng của giai cấp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp vô sản.
C. Giai cấp địa chủ. D. Giai cấp tiểu tư sản.
Câu 84. Sự kiện nào có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm
1948 đến năm 1950?
A. Ấn Độ tuyên bố độc lập và trở thành nước cộng hoà.B. Nê-ru trở thành người lãnh đạo
Đảng Quốc đại.
C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan ra đời.D. Phương án Maobatton bị phá sản.
Câu 85. Sự kiện nào ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XX có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới?
A. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.B. Nước Cộng hoà Ấn Độ được thành lập.
C. Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.D. Ấn Độ phóng thành công vệ tinh
nhân tạo.
Câu 86. Nội dung nào sau đây thể hiện điểm chung của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á
trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Trải qua hai chiến lược phát triển kinh tế.B. Thực hiện chính sách đối ngoại trung lập.
C. Tham gia tổ chức liên kết khu vực.D. Giành được độc lập dân tộc.
Câu 87. Điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ với các nước Đông
Nam Á là gì?
A. Khuynh hướng đấu tranh. B. Tổ chức lãnh đạo.
C. Giai cấp lãnh đạo. D. Hình thức đấu tranh.
Câu 88. Một trong những hậu quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại ở Ấn Độ
hiện nay là gì?
A. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. B. Chia rẽ giữa các đảng phái chính trị.
C. Vơi cạn tài nguyên thiên nhiên. D. Sự du nhập của văn hoá phương Tây.
Câu 89. Từ năm 1995, nông nghiệp Ấn Độ đã đạt được thành tựu nổi bật nào?
A. Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.B. Tự túc được lương thực, có dự trữ và xuất
khẩu.
C. Nền nông nghiệp được cơ giới hoá.D. Hoàn thành “cuộc cách mạng xanh”.
Câu 90. Quốc gia nào thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
A. Campuchia. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc.
Câu 91. Sự kiện nào đánh dấu sự thiết lập mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam?
A. Chính thức đặt quan hệ ngoại giao (năm 1972).B. Thiết lập mối quan hệ chính trị (năm
1991).
C. Trở thành đối tác hợp tác toàn diện (năm 1994).D. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
(năm 2007).
Câu 92. Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Ấn Độ?
A. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.B. Chú trọng vào ngành công nghiệp nặng .
C. Áp dụng triệt để thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
D. Coi trọng việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 93. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi bùng nổ trong bối cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 94. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập năm 1952 có ý nghĩa gì
đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Lật đổ Vương triều Pha-rúc.B. Lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.
C. Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
D. Lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
Câu 95. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra
sớm nhất ở đâu?
A. Bắc Phi. B. Nam Phi C. Trung Phi. D. Tây Phi
Câu 96. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Angiêri. B. Ai Cập. C. Ghinê. D. Tuynidi.
Câu 97. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là Năm châu Phi vì
A. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất .
D. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 98. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi là gì?
A. Năm châu Phi (1960).B. Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập (1990).
C. Nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc (1952).
D. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la (1975).
Câu 99. Năm 1975, nhân dân các nước ở châu Phi đã hoàn thành công cuộc đấu tranh
A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pác-thai.
D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pác-thai.
Câu 100. Một trong những ý nghĩa mà thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Mô-dăm-bích và
Ăng-gô-la năm 1975 mang lại là gì?
A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
B. Thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi.
C. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.
D. Đánh dấu sự tan rã về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
Câu 101. Đối tượng chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân Nam
Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chủ nghĩa Apácthai. D. chủ nghĩa đế quốc.
Câu 102. Sự kiện đánh dấu chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là gì?
A. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la (năm 1975).
B. Nước Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập (năm 1990)
C. Bản Hiến pháp mới được thông qua (năm 1993).
D. Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi (năm 1994).
Câu 103. Phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi có ảnh hưởng từ chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954 ở Việt Nam ? (Chiến thắng DBP ảnh hưởng đến chiến thắng
của nước nào?)
A. Ai Cập. B. Tuy-ni-di. C. Ăng-gô-la. D. An-giê-ri
Câu 104. Cuộc đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào
hàng ngũ của
A. phong trào công nhân thế giới. B. phong trào cộng sản thế giới.
C. phong trào cách mạng vô sản. D. phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 105. Chủ nghĩa Apácthai là
A. một hình thức của chủ nghĩa thực dân.B. giai đoạn đầu của chủ nghĩa thực dân.
C. giai đoạn cuối của chủ nghĩa thực dân. D. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Câu 106. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh đều là
A. thuộc địa của Anh, Pháp. B. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. những nước hoàn toàn độc lập. D. những nước thực dân kiểu mới.
Câu 107. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, Mĩ Latinh đã được mệnh
danh là
A. “Hòn đảo tự do”. B. “Lục địa mới trỗi dậy”.
C. “Lục địa bùng cháy”. D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
Câu 108. Đối tượng chủ yếu của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lâp của các nước Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. quân đội viễn chinh Mĩ. B. các chế độ độc tài thân Mĩ.
C. chính quyền Batixta. D. thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 109. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là gì?
A. Biến thành “sân sau” của Mĩ. B. Biến thành đồng minh của Mĩ.
C. Đầu tư phát triển kinh tế ở Mĩ Latinh. D. Hợp tác chính trị với các nước Mĩ Latinh.
Câu 110. Lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài Batixta và từng bước tiến
lên CNXH là
A. Hô-xê-mác-ti. B. A-gien-đê. C. Chê Ghê-va-na. D. Phiđen Cax-tơ-rô.
Câu 111. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc
ở Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức chủ yếu nào?
A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh vũ trang
Câu 112. Cách mạng Cuba thành công đã mở đầu cho cao trào gì ở Mĩ Latinh?
A. Đấu tranh vũ trang. B. Bãi công của công nhân.
C. Đấu tranh nghị trường. D. Nổi dậy đòi ruộng đất của nông dân.
Câu 113. Sự kiện được đánh giá là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Cuba. B. Thắng lợi của cách mạng Pê ru.
C. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo. D. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
Câu 114. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của các nước Mĩ Latinh là gì?
A. Giành và bảo vệ độc lập. B. Giải phóng dân tộc.
C. Xây dựng CNXH. D. Thành lập chính phủ dân chủ.
Câu 115. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa phát xít. B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 116. So với châu Phi, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
có điểm khác biệt là
A. giành độc lập sớm hơn. B. giành độc lập muộn hơn.
C. phát triển mạnh mẽ. D. do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Câu 117. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thề
giới thứ hai
A. do giai cấp tư sản lãnh đạo.B. do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. do giai cấp tư sản và vô sản lãnh đạo.D. do liên minh giai cấp tư sản và vô sản lãnh đạo.
Câu 118. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng
cháy” vì
A. núi lửa thường xuyên hoạt động.
B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.
C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức.
D. lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động giành lại chủ quyền dân tộc.
Câu 119. Mục đích Mĩ thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” ở Mĩ Latinh là gì?
A. Khống chế, nô dịch các nước Mĩ Latinh.
B. Giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
C. Đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mĩ Latinh.
D. Lôi kéo đồng minh, ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.

You might also like