You are on page 1of 5

CÁC NƯỚC PHI – MĨ LATINH

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có tác động tích cực đối với phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự giúp đỡ của các nước XHCN. B. Sự suy yếu của đế quốc Anh, Pháp.
C. Sự xác lập của trật tự hại cực lanta. D. Sự suy yếu của thực dân Tây Ban Nha.
Câu 2. Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi là
A. Môdăm-bích và Ănggola. B. Angiêri và Tuynidi.
C. Ai Cập và Libi. D. Marốc và Xuđăng.
Câu 3. Năm 1960, với 17 quốc gia giành được độc lập, lịch sử ghi nhận là
A. Năm châu Phi. B. Năm châu Á. C. Năm châu Mĩ. D. Năm châu Âu.
Câu 4. Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn. (Khi nelson madela đc lên làm
tổng thống Châu Phi)
B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn. (chưa thể xóa bỏ hoan toan)
C. hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn.
D. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
A. Năm 1960, 17 quốc gia giành được độc lập.
B. Cộng hòa Môdămbích, Ănggola giành độc lập năm 1975.
C. Năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập.
D. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ.
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản.
B. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
C. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.
D. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh tại khu vực Nam Phi.
Câu 7. Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là về
A. nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu. B. kết cục của cuộc đấu tranh.
C. mục tiêu đấu tranh chủ yếu. D. tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục.
Cả nhiệm vụ đấu tranh và mục tiêu đấu tranh đều chống chế độ TD cũ, giải phóng dân tộc
Câu 8. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chủ nghĩa Apacthai. ( Apacthai là một loại của CNTD cũ) D. chủ nghĩa thực dân cũ
và mới.
Câu 9. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi là cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc
A. là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân mới. B. có quan hệ gắn bó với chủ nghĩa thực dân.
C. là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. D. do chủ nghĩa đế quốc trực tiếp đặt ách thống trị.
Câu 10. Vai trò nào sau đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?
A. Chiến sĩ tiêu biểu chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ănggôla.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 11. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam (1954) ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải
phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi?
A. Ai Cập. B. Tuynidy C. Anggola.( nằm ở Trung Phi) D.
Angiêri.
Câu 12. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã khiến khu vực này được mệnh danh là
A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Lục địa bùng cháy”.
C. “Lục địa thức tỉnh”. D. “Lục địa bão táp”.
Câu 13. Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
B. cuộc đấu tranh và tiến bộ xã hội ở châu Phi đã hoàn thành triệt để.
C. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
Câu 14. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Angiêri. B. Ai Cập. C. Ghinê. D. Tuynidi.
Câu 15. Khu vực Mĩ Latinh bao gồm
A. Trung Mỹ và Nam Mĩ, một phần Bắc Mĩ (Mêhicô).
B. Trung Mĩ, Nam Mĩ và vùng biển Caribê.
C. Nam Mĩ, Trung Mĩ, vùng biển Caribê và một phần Bắc Mĩ (Mêhicô).
D. Nam Mĩ, Trung Mĩ và Bắc Mĩ.
Câu 16. Trước khi trở thành “sân sau” của Mĩ, các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của
A. Tây Ban Nha, Pháp, Anh. B. Đức, Hà Lan, Pháp.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 17. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ
A. độc tài Batista. (chỉ ở Cuba) C. thực dân Tây Ban Nha.
B. độc tài thân Mĩ. D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 18. Tháng 1/1959 diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Guyanua được trao trả độc lập. B. 13 quốc gia vùng Caribê giành độc lập.
C. Mĩ trao trả độc lập cho Panama. D. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
Câu 19. Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
Latinh”?
A. Achentina. B. Chile. C. Nicaragua. D. Cuba.
Câu 20. Tháng 4/1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường XHCN trong điều kiện nào?
A. Đánh thẳng sự can thiệp của Mĩ. B. Hoàn thành cuộc cải cách dân chủ.
C. Thành lập Đảng Cộng sản Cuba. D. Cách mạng Cuba thành công.
Câu 21. Vào thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy” vì
A. phong trào chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.
B. cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra quyết liệt.
C. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi.
D. có sự tham gia của đông đảo lực lượng binh lính.
Câu 22. Cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cuba được mở đầu bởi
sự kiện nào?
A. Tổ chức cách mạng mang tên “Phong trào 26/7" được thành lập.
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 137 thanh niên Cu-ba yêu nước (26/7/1953).
C. Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê (tháng 11/1956).
D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm thủ đô La-ha-ba-na (1/1959).
Câu 23. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ
A. độc tài thân Mĩ. C. độc tài Batista. B. thực dân cũ. D. phân biệt chủng tộc.
Câu 24. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ
Latinh đã được mệnh danh là
A. “Hòn đảo tự do” (Cuba) B. “Lục địa mới trỗi dậy”.
C. “Lục địa bùng cháy”. D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
Câu 25. So với cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ
Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác biệt?
A. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh thuộc về giai cấp vô sản.
C. Nhân dân Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức liên minh khu vực.
Câu 26. Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh
trong những năm 60 – 80 của thế kỉ XX là
A. nhiều nước giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha.
B. chính quyền độc tài bị lật đổ, chỉnh phủ dân tộc dân chủ được thiết lập ở nhiều nước.
C. các nước vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành nước công nghiệp mới.
D. phá vỡ được thế bao vây, cô lập và cấm vận của đế quốc Mĩ.
Câu 27. Năm 2016, sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa Cuba và Mỹ?
A. Tổng thống Mĩ – Obama viện trợ kinh tế cho Cuba.
B. Mĩ xóa bỏ cấm vận kinh tế Cuba sau nhiều thập kỉ kéo dài.
C. Chủ tịch Phiđen qua đời, kết thúc thời kì MT – Cuba căng thẳng.
D. Mĩ xóa bỏ điều luật cấm người dân Cuba nhập cư vào nước Mĩ.
Câu 28. Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Phi sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. chủ yếu là đấu tranh chính trị. B. hình thức đấu tranh phong phú.
C. do giai cấp tư sản lãnh đạo. D. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 29. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước
Mỹ Latinh diễn ra dưới hình thức chủ yếu nào sau đây?
A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang. D. Sự nổi dậy của người dân.
Câu 30. Điểm khác nhau cơ bản về mục tiêu đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so
với châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập. B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
C. đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ. D. chống lại sự phân biệt sắc tộc.
Câu 31. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phát triển mạnh nhưng không đồng đều giữa các khu vực.
B. chống lại chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mĩ đứng đầu.
C. hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
D. do Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo.
Câu 32. Sự kiện chủ yếu nào đã làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới nửa sau thế kỉ XX?
A. CNXH trở thành hệ thống thế giới. C. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển
B. Trật tự hai cực lanta hình thành. D. Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
Câu 33. Biến đổi nào sau đây chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Hệ thống thuộc địa và tàn dư của chế độ thực dân hoàn toàn bị xóa bỏ.
B. Sau khi giành độc lập các nước đều tiến lên xây dựng chế độ TBCN.
C. Các nước đầu tư phát triển kinh tế và trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).
D. Từ những nước thuộc địa, phụ thuộc đã có trên 100 quốc gia giành được độc lập.
Câu 34. Biến đổi nào sau đây chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Đã xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thuộc địa và tàn dư của chế độ thực dân. (tàn dư chế độ TD vẫn còn)
B. Sau khi giành độc lập các nước đều tiến lên xây dựng chế độ XHCN. (ko có, chỉ có ĐNA)
C. Trật tự hai cực lanta bị xói mòn do sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.
D. Áp dụng thành công khoa học – kĩ thuật và trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).
Câu 35. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh so với phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi là đấu tranh
A. xóa bỏ chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ.
B. chống chủ nghĩa thực dân cũ và tay sai để giành độc lập dân tộc.
C. giành độc lập, tự do và đi lên xây dựng CNXH.
D. chống chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc bằng đấu tranh chính trị.
Câu 36. Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là đều
A. chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập.
C. hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
D. do Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo.
Câu 37. Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mĩ Latinh sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống lại chủ nghĩa thực dân cũ. C. hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ tran
B. chống lại chủ nghĩa thực dân mới. D. do Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo.
Câu 38. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ
hai có tác động nào sau đây?
A. Dẫn tới sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên.
B. Dẫn đến sự xác lập của trật tự thế giới hai cực lanta.
C. Phương thức sản xuất TBCN được hình thành.
D. Phạm vi ảnh hưởng của các nước đế quốc bị thu hẹp.
Câu 39. Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 40. Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
B. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội. (chỉ có một vài nc)
C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
D. Trật tự hai cực lanta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
Câu 41. Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tính chất quần chúng sâu rộng B. Thời gian giành độc lập.
C. Đối tượng đấu tranh. D. Hình thức đấu tranh.

You might also like