You are on page 1of 11

CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

CÂU HỎI LUYỆN TẬP BÀI 5

Các bạn nhớ giữ tài liệu, chỉ dành riêng cho học sinh trong lớp của cô Sen.

[LSCS 1]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những điều kiện khách quan thuận
lợi thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc ở châu Phi phát triển là

A. sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. B. sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.

C. sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. D. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
[LSCS 2]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở châu Phi có phong trào đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây?
A. Philippin. B. Angola. C. Thái Lan. D. Singapore.
[LSCS 3]: Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 - 1962), quốc gia nào ở châu
Phi đã giành được thắng lợi?
A. Xuđăng. B. Angiêri. C. Maroc. D. Tuynidi.

[LSCS 4]: Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu
tranh

A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pac-thai.

B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.

C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pac-thai.

[LSCS 5]: Biến động nào của tình hình thế giới những năm 1989-1991 gây bất lợi cho
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh?
A. Sự vươn lên của Tây Âu
B. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 1
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

C. Xô- Mĩ tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.


D. Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta.
[LSCS 6]: Cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi (1945 – 1975) có nội dung chủ yếu nào
sau đây?
A. Chống chủ nghĩa phát xít. B. Chống chủ nghĩa khủng bố.
C. Chống chế độ độc tài thân Mỹ. D. Chống chế độ thực dân cũ.
[LSCS 7]: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng
CuBa, ở khu vực Mĩ la tinh Mĩ đã đề xướng thành lập tổ chức nào?
A. Liên minh vì sự tiến bộ.
B. Liên minh châu Mĩ.
C. Liên minh khu vực Mĩ la tinh.
D. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
[LSCS 8]: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, hình thức đấu tranh nào
đã biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”?

A. Tuyên truyền, vận động. B. Đấu tranh vũ trang.

C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh chính trị.

[LSCS 9]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh xoá bỏ các chế độ độc tài thân
Mĩ diễn ra ở nơi nào sau đây?

A. Châu Úc. B. Châu Á. C. Châu Âu. D. Mĩ La-tinh.

[LSCS 10]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những điều kiện khách quan thuận
lợi thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển là

A. sự xuất hiện xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc.

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 2
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

C. sự trưởng thành của các lực lượng xã hội.

D. có sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.

[LSCS 11]: Năm 1959, quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng
hòa?

A. Cuba. B. Ai Cập. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.

[LSCS 12]: Tháng 8-1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các
nước nào?

A. Bắc Phi. B. Mĩ Latinh. C. Tây Âu. D. Đông Âu.

[LSCS 13]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở khu vực nào sau đây đấu tranh
chống chế độ độc tài thân Mĩ

A. Tây Âu. B. Mĩ Latinh. C. Nam Âu. D. Đông Âu.

[LSCS 14]: Nhận xét nào sau đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trực tiếp làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản.
D. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.
[LSCS 15]: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?
A. Chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Chỉ chống lại chế độ phân biệt chủng tộc.
C. Chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
D. Chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 3
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

[LSCS 16]: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi trong những năm 1945-1975
diễn ra trong điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Mĩ đã từ bỏ chiến lược toàn cầu.
B. Có sự ủng hộ của cách mạng thế giới.
C. Nhận được nhiều viện trợ của Tây Âu.
D. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã tan rã.

[LSCS 17]: Quốc gia mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi
trong những năm 50 của thế kỉ XX là

A. Cuba. B. Ai Cập. C. Myanmar. D. Campuchia.

[LSCS 18: Quốc gia nào là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ai Cập. B. Angiêri. C. Ấn Độ. D. Cuba.

[LSCS 19]: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ
Latinh có phong trào đấu tranh chống chế độc tài là
A. Chile. B. Philippin. C. Thái Lan. D. Singapore.
[LSCS 20]: Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập.
B. Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập.
C. Angiêri giành được độc lập.
D. “Năm châu Phi”.
[LSCS 21]: Thắng lợi cách mạng Cu ba (1959) đã mở đầu cho quá trình giành và bảo vệ
độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh dưới hình thức
A. đấu tranh đòi cải cách. B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh hòa bình. D. đấu tranh bất bạo động.

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 4
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

[LSCS 22]: Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Angola trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Bồ Đào Nha năm 1975 đánh dấu
A. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã.
B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi bị xóa bỏ.
C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.
D. chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi cơ bản tan rã.
[LSCS 23]: Trong phong trào đấu tranh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000,
Mĩ Latinh được gọi là

A. “Hòn đảo tự do”.

B. “Lục địa bùng cháy”.

C. “Lục địa mới trỗi dậy”.

D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.

[LSCS 24]: Nội dung nào dưới đây được bản hiến Pháp tháng 11 - 1993 ở Nam Phi chính
thức xóa bỏ?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chính quyền của người da trắng.

C. Chủ nghĩa thực dân cũ.

D. Chủ nghĩa thực dân mới.

[LSCS 25]: Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ
ra sớm nhất ở đâu?

A. Tây Phi.

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 5
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

B. Bắc Phi.

C. Đông Phi.

D. Nam Phi.

[LSCS 26]: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến
tranh thế giới thứ hai?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Chủ nghĩa thực dân mới.

D. Giành độc lập dân tộc.

[LSCS 27]: Kết quả phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh sau chiến
tranh thế giới thứ hai?

A. Đều đã giành được độc lập.

B. Lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Thành lập các nước cộng hòa.

D. Lật đổ chủ nghĩa thực dân mới.

[LSCS 28]: Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là

A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc.

B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).

C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 6
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

D. Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.

[LSCS 29 Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì

A. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".

B. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

[LSCS 30]: Khác với châu Á và châu Phi, từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã
sớm giành được độc lập dân tộc từ tay thực dân?

A. Anh và Hà Lan.

B. Pháp và Tây Ban Nha.

C. Anh và Mĩ.

D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

[LSCS 31]:Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng
bước tiến lên CNXH là

A. Hô-xê-mác-ti. B. Phi-đen Cax-tơ-rô.

C. Chê Ghê-va-na. D. A-gien-đê.

[LSCS 32]:Mục đích của Mĩ khi đề xướng thiết lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ tháng 8 -
1961?

A. Nhằm biến Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 7
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

B. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba tới các nước Mĩ Latinh.

C. Nhằm viện trợ cho các nước Mĩ Latinh.

D. Thúc đẩy sự hợp tác ở các nước Mĩ Latinh.

[LSCS 33]:Giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

A. Tư sản dân tộc. B. Vô sản.

C. Tư sản và vô sản. D. Vô sản và nông dân

[LSCS 34]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á,
châu Phi và khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh trong bối cảnh thuận lợi nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. Chính quyền Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu.
C. Nhận được viện trợ của tất cả các nước Tây Âu.
D. Các cường quốc đều ủng hộ cách mạng thế giới.

[LSCS 35]:Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954) và thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) đã

A. làm cho hệ thống tư bản không còn bao trùm thế giới.

B. góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

C. mở rộng không gian của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

D. đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước.

[LSCS 36]: Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc của các
nước Á, Phi, Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước tư bản chủ nghĩa.
CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 8
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

B. Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng trong nước.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời
D. Sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
[LSCS 37]:Điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ với các nước
Đông Nam Á là gì?
A. Tổ chức lãnh đạo. B. Giai cấp lãnh đạo.
C. Khuynh hướng đấu tranh. D. Hình thức đấu tranh.
[LSCS 38]:Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi
và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến quan
hệ quốc tế?
A. Mở đầu cho xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới.
B. Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
C. Trực tiếp làm cho cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D. Chấm dứt vai trò của các nước tư bản trong lịch sử.
[LSCS 39]:Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
[LSCS 40]: Một trong những tác động to lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á,
châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. kết thúc những xung đột trên thế giới.
B. đưa tới xu thế hòa hoãn Đông-Tây.
C. Ảnh hưởng lớn đến xu thế toàn cầu hóa.
D. giải trừ được chủ nghĩa thực dân.

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 9
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

[LSCS 41]: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh so với châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng.
C. Các phong trào đều có tính chính nghĩa.
B. Chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
D. Mục tiêu và kết quả đấu tranh cuối cùng.
[LSCS 42]:Bốn con rồng kinh tế ở châu Á là
A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.
B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore.
C. Hàn Quốc,Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia.
D. Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.
[LSCS 43]: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai có điểm tương đồng về
A. đối tượng đấu tranh. B. lực lượng tham gia.
C. hình thức đấu tranh chủ yếu. D. thời gian giành độc lập.
[LSCS 44]: Nhận xét nào sau đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trực tiếp làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản.
D. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.

ĐÁP ÁN

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 10
CÂU HỎI THEO BÀI – KHÓA TỔNG ÔN CẤP TỐC 8+ - LỚP SỬ CÔ SEN

1.C 2.B 3.B 4.C 5.B 6.D 7.A 8.B 9.D 10.B

11.A 12.B 13.B 14.B 15.A 16.B 17.B 18.D 19.A 20.D

21.B 22.A 23.B 24.A 25.B 26.C 27.A 28.C 29.D 30.D

31.B 32.B 33.A 34.A 35.C 36.B 37.A 38.B 39.B 40.D

41.B 42.A 43.B 44.B

CHĂM CHỈ - CẨN THẬN – QUYẾT TÂM CAO – GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 11

You might also like