You are on page 1of 6

Bài 5.

CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH


NHẬN BIẾT
Câu 1 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm
nhất là khu vực
A. Trung Phi.
B. Bắc Phi.
C. Đông Phi.
D. Nam Phi.
Câu 2 (NB): Hai quốc gia giành được thắng lợi sớm nhất ở Châu Phi sau năm 1945 là
A. Nam Phi và Tuynidi
C. Angiêri và Tuynidi
B. Ănggôla và Êtiôpia
D. Ai Cập và Libi
Câu 3 (NB): Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của
A. chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ.
C. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. thực dân Anh và Pháp.
Câu 4 (NB). “Apácthai” là tên gọi của chế độ phân biệt
A. chủng tộc.
C. dân tộc.
B. đẳng cấp.
D. giàu nghèo.
Câu 5 (NB): Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh trở thành
A. “sân sau” của Mĩ.
B. “vùng đệm” của Mĩ.
C. thuộc địa của thực dân phương Tây.
D. vùng tranh chấp của các nước đế quốc.
Câu 6 (NB): Tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là thắng lợi của cách mạng
A. Cuba.
B. Panama.
C. Pêru.
D.Vênêxuêla.
Câu 7 (NB): Trong cuô ̣c đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ Latinh được mê ̣nh danh là
A. "Lục địa bùng cháy".
B. “Hòn đảo tự do”.
C. "Lục địa mới trỗi dâ ̣y".
D. "Tiền đồn của chủ nghĩa xã hô ̣i".
Câu 8 (NB): Bản Hiến pháp năm 1993 ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ
A. phân biệt chủng tộc.
B. thực dân cũ.
C. thực dân mới.
D. phân biệt đẳng cấp.
Câu 9 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh bị lệ thuộc vào nước nào?
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 10 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân
dân Mĩ Latinh diễn ra dưới nhiều hính thức, ngoại trừ
A. nổi dậy của nông dân.
B. bãi công của công nhân.
C. cải cách đất nước.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 11 (NB): Lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên
Chủ nghĩa xã hội là
A. Nêru.
B. Nenxơn Manđêla.
C. Gan di.
D. Phiđen Cátxtơrô.
Câu 12 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu gì đối với khu vực Mĩ Latinh?
A. Biến Mĩ latinh trở thành "sân sau" của mình.
B. Lôi kéo các nước Mĩ latinh vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
C. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước ở Mĩ latinh.
D. Khống chế các nước Mĩ latinh không cho quan hệ với các nước khác.
Câu 13 (NB): Kết quả phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80
của thế kỉ XX là
A. nhiều nước Mĩ Latinh thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
B. chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập.
C. các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
D. các nước Mĩ Latinh vươn nhanh về kinh tế và trở thành các nước công nghiệp.
Câu 14 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ Latinh nhằm
chống lại lực lượng nào?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Thực dân phương Tây.
C. Chính quyền độc tài phản động thân Mĩ.
D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 15 (NB): Hãy sắp xếp các dữ kiện về cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi từ sau năm 1945
theo trình tự thời gian: 1. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ; 2. Ai Cập và
Libi giành được độc lập; 3. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ cùng hệ thống thuộc địa ở châu Phi cơ bản bị
sụp đổ; 4. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2,4,3,1.
B. 1,3,4,2.
C. 1,4,2,3.
D. 4,1,3,2.

THÔNG HIỂU:

Câu 1 (TH): Sự kiện đánh dấu chấm dứt về cơ bản ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi

A. năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập.
B. năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
C. năm 1990, Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
D. năm 1994, Nenxơn Manđê la trở thành Tổng thống Nam Phi .
Câu 2 (TH): Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì
A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
C. chủ nghĩa thực dân cũ hoàn toàn bị sụp đổ.
D. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 3 (TH): Sự kiện đánh dấu chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi là
A. năm 1975, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la lật đổ được ách thống trị của Bồ Đào Nha.
B. năm 1990, Na-mi-bi-a thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi và tuyên bố độc lập.
C. tháng 11-1993, Hiến pháp Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
D. tháng 4-1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống đầu tiên của Nam Phi.
Câu 4 (TH): Sự kiện đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi là
A. năm 1975, cách mạng Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la lật đổ ách thống trị Bồ Đào Nha.
B. năm 1990, Na-mi-bi-a thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi và tuyên bố độc lập.
C. năm 1993, Hiến pháp Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
D. năm1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Nam Phi.
Câu 5 (TH): Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ
sau năm 1975?
A. Đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Giành độc lập dân tộc.
C. Giành quyền sống của con người.
D. Đánh đổ chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 6 (TH): Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân châu Phi trong phong trào giải phóng dân tộc ở nửa sau
thế kỉ XX là chống chế độ
A. thực dân cũ.
B. thực dân mới.
C. Apacthai.
D. độc tài thân Mĩ.
Câu 7 (TH): Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc ở nửa
sau thế kỉ XX là chống chế độ
A. thực dân cũ.
B. thực dân mới.
C. Apacthai.
D. độc tài Batixta.
Câu 8 (TH): Năm 1961, Mĩ thành lập Liên minh vì tiến bộ là để
A. ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
B. lôi kéo các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
C. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 9 (TH): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hình thức đấu tranh nào quyết định để Mĩ Latinh được
mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
A. Bãi công của công nhân.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Biểu tình của nông dân.
D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 10 (TH): Thắng lợi của cách mạng nước nào được đánh giá là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cuba.
B. Mêhicô.
C. Ê-cua-đo.
D. Panama.
Câu 11 (TH): Nhiệm vụ chính của cách mạng các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống chế độ thực dân mới.
B. chống chế độ thực dân cũ.
C. chống chế độ phân biệt chủng tộc.
D. chống chế độ phong kiến.
Câu 12 (TH): Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tô ̣c ở các
nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự trưởng thành vượt bâ ̣c của các lực lượng cách mạng ở châu Phi.
B. Sự suy yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp.
C. Thất bại của chủ nghĩa phát xít.
D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tô ̣c ở châu Á.
Câu 13. (TH): Điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ
A. độc tài thân Mĩ.
B. thực dân Tây Ban Nha.
C. độc tài Batixta.
D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 14 (TH): Chọn phương án sai trong các phương án sau khi nói về cách mạng Cuba.
A. Sau Chiến tranh thế giới 2, Mĩ thống trị Cuba bằng hình thức chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Để thực hiện âm mưu thống trị, Mĩ đã thiết lập chế độ độc tài quân sự Batixta ở Cuba.
C. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Cuba là Đảng Cộng sản Cuba.
D. Cách mạng Cuba là "'Lá cờ đầu" trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh.
Câu 15 (TH): Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa thực dân cũ.
B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. chủ nghĩa thực dân mới.
D. chế độ phân biệt chủng tộc.

VẬN DỤNG:

Câu 1 (VD): Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước châu Phi
và Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
A. Hơn 100 nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập dân tộc.
B. Làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân.
C. Làm cho các quốc gia độc lập trẻ tuổi đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội.
D. Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu - Mỹ trên thế giới.
Câu 2 (VD): Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
C. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.
D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
Câu 3 (VD): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm khác nhau căn bản của phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ Latinh so với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi là đấu tranh chống
A. các thế lực thân Mĩ thành lập chính phủ dân tộc dân chủ qua đó giành độc lập chủ quyền.
B. đế quốc thực dân phương Tây và phong kiến tay sai để giải phóng dân tộc, giành độc lập.
C. các thế lực phong kiến, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân và độc lập chủ quyền dân tộc.
D. giai cấp tư sản phản động, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 4 (VD): Nét khác biệt về đối tượng đấu tranh của cách mạng Mĩ Latinh so với châu Á và châu
Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. chống chế độ thực dân cũ.
C. chống các thế lực phong kiến.
D. chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 5 (VD): Thực chất chế độ Apacthai ở Nam Phi là
A. một chế độ phân biệt đẳng cấp vô cùng nghiệt ngã.
B. một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
C. một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.
D. một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.
Câu 6 (VD): Ở châu Phi từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới
hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ diệt chủng.
Câu 7 (VD): Nhận định nào sau đây là đúng khi cho rằng: châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới
trỗi dậy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Châu Phi là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
B. Châu phi có phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước đã giành được độc
lập.
C. Cơn bão táp cách mạng chống chủ nghĩa thực dân bùng lên và giành thắng lợi sau một thời gian dài
diễn ra yếu ớt.
D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị phong trào cách mạng ở châu Phi làm rung chuyển.
Câu 8 (VD): Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
B. Hiệp định Giơnevơ 1954.
C. Hiệp định Pari 1973.
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 9 (VD): Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào
phong trào giải phóng dân tộc?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
B. Chống phân biệt chủng tộc là cuộc đấu tranh tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc.
C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu.
D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi.
Câu 10 (VD): Chế độ Apácthai ở Nam Phi được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là sự phân biệt con người dựa vào tài sản.
B. Là sự phân biệt con người dựa trên màu da.
C. Là sự phân biệt con người dựa vào quốc gia.
D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa.

VẬN DỤNG CAO:

Câu 1 (VDC): Ý nào sau đây là nhận định đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ hoàn toàn.
B. Dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX.
C. Làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ trên phạm vi toàn thế giới.
D. Góp phần vào việc giải trừ chủ nghĩa thực dân ở nửa sau thế kỉ XX.
Câu 2 (VDC): Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cu Ba (1959) với cách mạng
tháng Tám của Việt Nam (1945) là
A. đấu tranh ngoại giao.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Khởi nghĩa từng phần.
Câu 3 (VDC): Những năm đầu thập kỉ 90 (thế kỉ XX), biến động nào của thế giới tạo bất lợi lớn cho
phong trào cách mạng Cuba?
A. Sự vươn lên của các nước Tây Âu.
B. Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta.
C. Xô - Mĩ tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.
D. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 4 (VDC): Câu nói nổi tiếng nào trở thành biểu tượng của tình đoàn kết giữa nhân dân Cu Ba với
nhân dân Việt Nam?
A. “Việt Nam, chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”.
B. “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiếng dâng cả máu của mình”.
C. “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thành công”.
D. “Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam”.
Câu 5 (VDC): Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập khởi nguồn từ sự kiện nào?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam (1954).
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (1954).
C. Tuyên bố phi thực dân hóa của Liên Hợp quốc (1960).
D. Phong trào không liên kết ra đời (1955).

You might also like