You are on page 1of 20

TÀI LIỆU ÔN TẬP SỬ 11

Chủ đề 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN


CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Câu 1. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, phương thức sản xuất nào chiếm ưu thế và
phát triển mạnh ở các nước Âu – Mỹ?
A. Chiếm hữu nô lệ. B. Phong kiến.
C. Tư bản chủ nghĩa. D. Cộng sản nguyên thuỷ.
Câu 2. Điểm khác biệt cơ bản về ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp (1789) so với
Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?
A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
C. Ảnh hưởng đến phong trào cách mạng châu Âu.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.
Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản về tiền đề chính trị của cuộc Chiến tranh giành độc
lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ so với Cách mạng tư sản Pháp là gì?
A. Đặt dưới sự cai trị của chế độ phong kiến.
B. Đặt dưới ách cai trị của chủ nghĩa thực dân.
C. Tồn tại với vị thế quốc gia độc lập.
D. Theo thể chế quân chủ lập hiến.
Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) so với
cách mạng tư sản Pháp là
A. xã hội đều phân chia thành đẳng cấp.
B. nguyên nhân trực tiếp đều do vấn đề tài chính.
C. đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào công nghiệp.
D. đều do quý tộc mới lãnh đạo.
Câu 5. Mục tiêu chung về mặt kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản là
A. thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính tập trung.
B. giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc.
C. xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ tư sản.
D. quản lí đất nước bằng pháp luật của giai cấp tư sản.

1
Câu 6. Mục tiêu chung về mặt chính trị của các cuộc cách mạng tư sản là
A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.
B. giải phóng dân tộc, giành độc lập cho thuộc địa.
C. xây dựng nhà nước dân chủ tư sản.
D. thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
Câu 7. Giai cấp nào sau đây không đóng vai trò lãnh đạo trong các cuộc cách
mạng tư sản từ buổi đầu thời cận đại cho đến đầu thế kỉ XX?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp vô sản.
C. Tầng lớp quý tộc mới.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 8. Động lực quyết định thắng lợi chung của các cuộc cách mạng tư sản thời kì
cận đại là
A. đối tượng cách mạng.
B. quần chúng nhân dân.
C. giai cấp lãnh đạo.
D. giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
Câu 8. So với cách mạng Anh (thế kỉ XVII), tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỉ
XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
A. Giai cấp tư sản nắm quyền.
B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc Cách mạng tư sản.
Câu 9. Ghép thông tin ở cột A với cột B sao cho tương ứng để xác định rõ nhiệm
vụ dân tộc và dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản
Cột A Cột B
1. Nhiệm vụ a. Xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên
dân tộc chế.
b. Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

2
c. Thống nhất thị trường, hình thành
một quốc gia dân tộc.
d. Xác lập nền dân chủ tư sản.
e. Khẳng định quyền tự do và quyền tư
2. Nhiệm vụ
hữu của người dân.
dân chủ
f. Đánh đuổi thực dân, giành độc lập
dân tộc.

Câu 10. Xác định Đúng/Sai cho các mệnh đề sau về tiền đề xã hội của các cuộc
cách mạng tư sản tiêu biểu
STT Mệnh đề Đúng/Sai
1 Quý tộc mới là một trong những giai cấp, tầng lớp đại diện
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nước Anh.
2 Giai cấp tư sản Anh có thế lực về chính trị nhưng không có
quyền lợi về kinh tế.
3 Mâu thuẫn nổi bật tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mâu
thuẫn giữa tư sản, chủ nô với chế độ cai trị của thực dân
Anh.
4 Xã hội Pháp được phân chia thành bốn đẳng cấp: Tăng lữ,
Quý tộc, tư sản và thị dân.
5 Giai cấp đông đảo nhất trong xã hội Pháp là giai cấp nông
dân, những người cực khổ nhất và bị nhiều tầng lớp áp
bức, bóc lột.
6 Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Pháp là giữa tư sản,
các tầng lớp nhân dân với chế độ thực dân.
7 Các giai cấp mới xuất hiện ở nước Pháp trước cách mạng
là tư sản, bình dân thành thị và nông dân.

Câu 11. Quan sát hình và trả lời câu hỏi

3
Hình 1. Hình 2.
a. Hai hình ảnh trên phản ánh hai sự kiện lịch sử nào trong của Cách mạng tư sản
Anh (thế kỉ XVII) và Cách mạng tư sản Pháp (1789)?
b. Từ đó, rút ra kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.
Câu 12. Quan sát bức tranh biếm hoạ và thực hiện nhiệm vụ

Hình 3. Tranh biếm hoạ “Con ngựa Mỹ hất văng chủ”.


a. Bức tranh miêu tả nội dung gì của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
b. Anh/chị dự đoán điều gì cho số phận của “con ngựa” Mỹ và nhân vật cưỡi nó?
Câu 13. Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong các câu sao
cho phù hợp với thông tin về kết quả các các cuộc cách mạng tư sản
A. cộng hoà dân chủ; B. chế độ quân chủ lập hiến; C. giải phóng thuộc địa.
- Cách mạng Nê đéc lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ đã …(1), lập ra nhà nước
cộng hòa tư sản;
4
- Cách mạng tư sản Anh giành được quyền lực cho phe Nghị viện, thiết lập chế
độ…(2);
- Cách mạng tư sản Pháp đập tan chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền …
(3).
Câu 14. Đọc nhận định sau và thực hiện nhiệm vụ
“Các bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng tư sản
mang tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người, quyền công dân. Do đó,
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mỹ La-tinh.”
(Hà Minh Hồng (Chủ biên), Sách giáo khoa Lịch sử 11 bộ Chân trời sáng tạo,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2023)
a. Liệt kê một số bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng
tư sản.
b. Làm sáng tỏ ảnh hưởng của một văn kiện lịch sử kể trên đối với phong trào giải
phóng dân tộc ở Á – Phi – Mĩ La-tinh.
Câu 15. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và châu Mỹ vào
khoảng thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XVII.
B. Nửa sau thế kỉ XVIII.
C. Nửa đầu thế kỉ XIX.
D. Nửa đầu thế kỉ XX.
Câu 16. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu bước chuyển biến như
thế nào trong hệ thống chủ nghĩa tư bản?
A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
B. Từ chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ sang chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
Câu 17. Đối với các nước đế quốc, tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống thuộc địa
không xuất phát từ lí do nào sau đây?

5
A. Nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công.
B. Thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá.
C. Cơ sở để tiến hành các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
D. Nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, văn minh.
Câu 18. Chủ nghĩa thực dân phương Tây chủ yếu tập trung xâm lược thuộc địa và
đặt ách cai trị ở các khu vực nào sau đây?
A. Châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương.
B. Châu Á, châu Phi và khu vực Bắc Cực.
C. Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
D. Châu Á, châu Phi và khu vực Bắc Mỹ.
Câu 19. Quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa của các nước tư bản
Âu – Mỹ gắn liền các hoạt động nổi bật nào?
A. Hình thành các công ty tư bản xuyên quốc gia và xuất khẩu tư bản.
B. Mở rộng quyền lực và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. Hoàn thành thể chế chính trị dân chủ tư sản.
D. Thúc đẩy cải tiến kĩ thuật và tiến hành cách mạng công nghiệp.
Câu 20. Nhân tố nào sau đây đã tác động quyết định đến sự phát triển vượt bậc,
đóng góp to lớn của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Quá trình độc quyền nhà nước, hình thành các tổ chức tư bản lũng đoạn.
B. Khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
C. Hệ thống liên minh quốc tế, toàn cầu của các nước tư bản.
D. Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng.
Câu 21. Sắp xếp theo đúng trình tự các giai đoạn trong quá trình xác lập và phát
triển của chủ nghĩa tư bản
A. Chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa
tư bản hiện đại.
C. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa
tư bản hiện đại.

6
D. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh.
Câu 22. Xác định Đúng/Sai cho các mệnh đề sau về các đặc điểm của chủ nghĩa tư
bản độc quyền
STT Mệnh đề Đúng/Sai
1 Sự tập trung sản xuất và khoa học kĩ thuật đạt tới một mức độ phát triển
cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định
trong sinh hoạt kinh tế.
2 Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài
chính.
3 Việc xuất khẩu hàng hóa trở thành đặc biệt quan trọng.
4 Sự hình thành các mạng lưới toàn cầu để phân chia hệ thống thuộc địa.
5 Các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên
thế giới.

Câu 23. Quan sát bức tranh biếm hoạ và thực hiện nhiệm vụ

Hình 4.
a. Đặt tên cho bức tranh.
b. Bức tranh phản ánh nội dung lịch sử gì về chủ nghĩa đế quốc những năm đầu thế
kỉ XX?
7
Câu 24. Hoàn thành trục thời gian sau để khái quát quá trình xác lập của chủ nghĩa
tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Thế kỉ XVI - Thế kỉ XVIII Nửa đầu thế kỉ


XVII XIX

Câu 25. Quan sát bức tranh biếm hoạ sau và trả lời câu hỏi

Hình 5. Tranh biếm hoạ “Thuỷ quái Anh của vùng biển Ai Cập”.
a. Bức tranh miêu tả nội dung gì?
b. Từ nội dung bức tranh, hãy trình bày quá trình xâm lược và mở rộng thuộc địa
của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Câu 26. Hoàn thiện bảng theo mẫu sau vào vở về sự mở rộng và phát triển của chủ
nghĩa tư bản
Thời gian Khu vực Sự kiện chính
Nửa đầu Mỹ Latinh
thế kỉ
XIX

8
1868 Nhật Bản
1911 Trung Quốc

Câu 27. Nối nội dung ở cột A, B, C về hình thức của các tổ chức độc quyền ở các
nước tư bản Âu – Mỹ sao cho thích hợp

A. Tên B. Quốc C. Đặc trưng


hình thức gia
1. Các-ten a. Nga, I. thống nhất về tiêu thụ sản
Pháp phẩm.
2. Xanh-đi-ca b. Mĩ II. hợp nhất nhằm phân chia thị
trường tiêu thụ, xác định quy
mô và giá cả.
3. Tơ-rớt c. Đức III. thống nhất cả sản xuất và
tiêu thụ vào tay một nhóm lũng
đoạn.
Câu 28. Quan sát hình ảnh sau và thực hiện nhiệm vụ

Hình 6. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).


a. Hình ảnh trên phản ánh tiềm năng nào của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
b. Việt Nam có thể học hỏi được những bài học gì từ tiềm năng đó cho công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Câu 29. Đọc tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ

9
“Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu
như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực
giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều
nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều
chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với
trước. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu
thuẫn cơ bản vốn có của nó…”
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Báo Nhân Dân số ra ngày 17/5/2021)
Anh/chị hãy làm sáng tỏ những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện
đại được phản ánh qua đoạn tư liệu trên.

Chủ đề 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY


Câu 1. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã dẫn đến sự ra đời của
A. hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

10
B. nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
C. Chính quyền Xô viết tại Nga.
D. Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 2. Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Xô viết là
A. bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng.
C. cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang.
D. hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra cuối tháng 12 -
1922 đã tuyên bố thành lập
A. Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô).
B. Liên bang Nga.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết?
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga (năm 1917).
B. Cách mạng tháng Mười ở Nga (năm 1917).
C. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (tháng 12 – 1922).
D. Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1 – 1924).
Câu 5. Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết là
A. đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
B. mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.

C. hình thành nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
D. khẳng định sức mạnh quân sự của Nhà nước Xô viết.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết đối với thế giới?
A. Ủng hộ vật chất và tinh thần cho phong trào cách mạng thế giới.

11
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.

C. Thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc trên đất nước Xô viết.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về công cuộc bảo vệ chính quyền sau cách mạng.
Câu 7. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi Cách mạng tháng Mười Nga
(1917) thành công đã đặt ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga?
A. Thành lập các liên minh chính trị, kinh tế trong nước.
B. Liên minh, đoàn kết với nhau để tăng cường sức mạnh.
C. Cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
D. Tăng cường liên kết với các nước bên ngoài để nhận viện trợ.
Câu 8. Hoàn thành các mốc thời gian còn thiếu sau để khái quát quá trình hình
thành Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết
...(1)... ...(2)... ...(3)...

Đại hội Xô viết Liên bang Cộng Bản Hiến pháp


toàn Nga lần II hoà Xã hội Chủ đầu tiên của Liên
nghĩa Xô viết Xô được thông
được thành lập qua

Câu 9. Quan sát các hình ảnh sau và thực hiện nhiệm vụ

Hình 1: Tấn công cung điện Mùa Đông. Hình 2: Sắc lệnh Hòa bình.

12
Hình 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần II.
a. Sắp xếp các hình ảnh theo đúng trình tự thời gian.
b. Trên cơ sở sắp xếp và kết nối các hình ảnh, hãy trình bày sự ra đời của Chính
quyền Xô viết.
Câu 10. Đọc tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ
“Sự kiện Liên Xô công nhận Việt Nam, hai nước đặt quan hệ ngoại giao có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, đặt cơ sở nền tảng cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa
hai nước, phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam, Liên Xô, được dư luận tiến
bộ trên thế giới đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện để các nước khác công nhận Việt
Nam trên trường quốc tế, chấm dứt thời kỳ cuộc kháng chiến ở thế bị bao vây, mở
ra cơ hội thực tiễn trong việc phối hợp hành động và nhận được sự ủng hộ, giúp
đỡ của quốc tế một cách trực tiếp.
Bên cạnh sự ủng hộ Việt Nam về chính trị, ngoại giao như: đề xuất Việt Nam tham
gia Hội đồng kinh tế châu Á - Viễn Đông (2-1951), đề nghị kết nạp Việt Nam vào
Liên Hợp quốc (9-1952), đề nghị cho Việt Nam tham dự Hội nghị Giơnevơ bàn về
giải quyết chiến tranh Đông Dương (2-1954)..., Liên Xô còn quyết định viện trợ
(thông qua Trung Quốc) về vật chất cho cuộc kháng chiến.”
(Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Thị Hồng Dung, Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam
trên lĩnh vực quân sự từ năm 1945 đến năm 1975, Tạp chí Lý luận chính trị, số
12.2019, tr. 51-59)
a. Trình bày sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam.
b. Trên cơ sở tư liệu kết hợp hiểu biết bản thân, chứng minh: Liên Xô trở thành chỗ
dựa tinh thần, vật chất cho phong trào cách mạng.

13
Câu 11. Quan sát lược đồ và thực hiện nhiệm vụ

Hình 4. Lược đồ Liên Xô năm 1940.


a. Xác định vị trí và tên gọi của các nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết.
b. Đánh giá ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô
viết.
Câu 12. Lựa chọn cụm từ được cho sẵn sau đây để điền vào chỗ trống, hoàn thành
chính xác đoạn tư liệu sau về quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Xô viết:
A. công nghiệp, B. kinh tế và văn hoá, C. nước Nga, D. quan hệ phong kiến, E.
Cách mạng tháng Mười, F. không đồng đều.
“Tới năm 1922, trên lãnh thổ của…(1)… trước đây đã tồn tại sau nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa: Nga, Ucraina, Bêlarut, Adecbaigian, Acmênia và Giudia. Đặc
điểm nổi bật giữa các nước cộng hoà này là sự phát triển …(2)… về kinh tế, văn
hoá và chính trị. Lúc này, những vùng …(3)… còn như “những hòn đảo nhỏ”
trong “đại dương” nông nghiệp to lớn. Các nước cộng hòa vùng Trung Á, Bắc
Cápcadơ, Xibia… vẫn trong tình trạng hết sức lạc hậu về kinh tế và văn hoá, thậm

14
chí có nơi còn tồn tại những tàn tích của …(4)… - gia trưởng. Thắng lợi của …(5)
… đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hoà Xô viết. Nhưng
sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về …(6)… -
tức là sự phát triển không ngừng về kinh tế văn hoá của các dân tộc.”
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2006, tr.45 – 46)
Câu 13. Sự kiện nào đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Âu nổi dậy giành
chính quyền và thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân?
A. Nhật Bản bại trận, đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
B. Các nước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu bị thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh.
C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Cách mạng Trung Quốc thành công, nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á.
Câu 14. Nhận định nào đúng khi nói về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
A. Đánh dấu sự sụp đổ của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đánh dấu sự sụp đổ của hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C. Đánh dấu Chiến lược toàn cầu của Mỹ thành công.
D. Đánh dấu Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Câu 15. Sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở khu vực Mỹ La-tinh được
đánh dấu bằng thắng lợi của cách mạng
A. Ác-hen-ti-na. B. Cu-ba.
C. Mê-xi-cô. D. Ni-ca-ra-goa.
Câu 16. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô là
A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
B. tập trung cải cách hệ thống chính trị.
C. thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng.
D. kiên định con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 17. Từ sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, xu
thế chung của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào là
A. đổi mới, cải cách, mở cửa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

15
B. thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp.
C. tăng cường chạy đua vũ trang để nâng cao sức mạnh quốc phòng.
D. đổi mới đất nước theo định hướng trọng tâm cải tổ nền chính trị.
Câu 18. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của “Đường lối
chung” trong Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) là
A. tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
B. đổi mới chính trị là nền tảng để đổi mới kinh tế.
C. đổi mới, phát triển về kinh tế.
D. thực hiện cải tổ về chính trị.
Câu 19. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Trung Quốc, Việt Nam,
Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
B. chủ nghĩa tư bản tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế.
C. chủ nghĩa tư bản đã chính thức bị xoá bỏ trên phạm vi thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội được xác lập trên phạm vi thế giới.
Câu 20. Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt
Nam, Lào, Cu-ba không tập trung trên lĩnh vực nào sau đây?
A. Xoá đói giảm nghèo.
B. Cải thiện chỉ số phát triển con người.
C. Ổn định chính trị - xã hội.
D. Xây dựng mạng lưới thông tin toàn cầu.
Câu 21. Ghép thông tin ở cột A với cột B sao cho tương ứng để xác định rõ các nét
chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ năm 1945 đến giữa
những năm 70 của thế kỉ XX.
Cột A Cột B
1. Từ năm 1945 a. Thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
đến năm 1949 b. Trở thành quốc gia có nền công nghiệp,
nông nghiệp phát triển.
c. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân
dân.

16
d. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
e. Lật đổ chế độ tư sản – địa chủ, xoá bỏ chế
độ quân chủ chuyên chế trong nước.
f. Thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá
2. Từ giữa
toàn quốc.
những năm 1949
g. Tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá
đến năm 1970
nhà máy, xí nghiệp.
h. Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời, tham gia hệ
thống xã hội chủ nghĩa.

Câu 22. Quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ sau

Hình 5.

Hình 6.

17
a. Các hình ảnh trên phản ánh hai sự kiện lịch sử nào?
b. Phân tích tác động của hai sự kiện lịch sử đó đối với sự mở rộng chủ nghĩa xã
hội ở châu Á.
Câu 23. Đọc các dữ kiện sau và trả lời câu hỏi:
- Ngày 1/1/1959.
- Chế độ thực dân kiểu mới.
- Phi-đen Ca-xtơ-rô.
- Hòn đảo anh hùng.
a. Các dữ kiện trên gợi nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
b. Sự kiện lịch sử đó đã ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình mở rộng của chủ
nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mĩ Latinh?
c. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về mối quan hệ hữu nghị giữa quốc gia
được nhắc đến trong các dữ kiện trên và Việt Nam.
Câu 24. Đọc đoạn tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ
“Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong
những năm 1989 – 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn
thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của
chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ
nghĩa không còn tồn tại nữa.
Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước
xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới, nhằm xây
dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì giải phóng và
hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi
quốc gia dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2006, tr.466)
a. Trình bày các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
b. Từ sự sụp đổ đó, hãy rút ra các bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ
nghĩa ngày nay.

18
Câu 25. Hoàn thiện bảng sau theo mẫu sau vào vở để khái quát tình hình các nước
xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay
STT Quốc gia Tình hình
1 Trung (1)
Quốc
2 Việt Nam (2)
3 Lào (3)
4 Cu-ba (4)

Câu 26. Quan sát hai hình ảnh sau và thực hiện nhiệm vụ

Hình 7. Lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống (tháng 12 - 1991).
“Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã
thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá.
Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng
phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) tăng từ 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm
2021 – năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960); bình quân tăng

19
trưởng kinh tế giai đoạn 2020 – 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế
giới.”
(Hà Minh Hồng (Chủ biên), Sách giáo khoa Lịch sử 11 bộ Chân trời sáng tạo,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2023, tr.27)
a. Hình ảnh và tư liệu trên nhắc đến những sự kiện lịch sử nào trong quá trình hình
thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa?
b. Từ những sự kiện lịch sử đó, anh/chị hãy nêu nhận thức của bản thân về con
đường xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Câu 27. Đọc tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ
“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hướng đến mục tiêu xây dựng Trung Quốc
trở thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hài
hoà, tươi đẹp vào giữa thế kỉ này. Một trong những trụ cột để thực hiện mục tiêu
trên là xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hoá”.
(Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX)
a. Anh/chị hiểu như thế nào về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”?
b. Hãy chỉ ra các dẫn chứng lịch sử để làm chứng minh luận điểm “Trung Quốc
trở thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hài
hoà, tươi đẹp vào giữa thế kỉ này”.

20

You might also like