You are on page 1of 58

1/.

Bài 1: Một số vấn đề chung về cuộc cách mạng tư sản (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là
A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền.
B. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội.
C. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
Câu 2. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là
A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền.
B. hình thành thị trường dân tộc thống nhất.
C. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội.
D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 3. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là
A. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế.
B. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền.
C. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội.
D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 4. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là
A. xóa bỏ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội.
D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 5. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là
A. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội.
D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 6. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là
A. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
B. xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến.
C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội.
D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 7. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là
A. địa chủ.
B. nông dân.
C. công nhân.
D. tư sản.
Câu 8. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là
A. địa chủ.
B. nông dân.
C. công nhân.
D. quý tộc mới.
Câu 9. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là
A. địa chủ.
B. nông dân.
C. công nhân.
D. chủ nô.
Câu 10. Lực lượng nào sau đây không phải là lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa
thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX?
A. Giai cấp tư sản.
B. Quý tộc mới.
C. Quý tộc tư sản hóa.
D. Giai cấp công nhân.
Câu 11. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết
định thắng lợi của cách mạng là
A. mục tiêu của cách mạng.
B. phương pháp đấu tranh.
C. kết quả cuối cùng.
D. giai cấp lãnh đạo.
Câu 12. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết
định thắng lợi của cách mạng là
A. mục tiêu của cách mạng.
B. kết quả cuối cùng.
C. quần chúng nhân dân.
D. phương pháp đấu tranh.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc
cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.
B. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.
C. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc
cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.
C. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.
C. Những rào cản của chế độ phong kiến kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là tiền đề về chính trị dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc
cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.
B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.
C. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.
D. Chế độ cai trị của nhà nước phong kiến, gây ra sự bất mãn trong xã hội.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là tiền đề về xã hội dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc
cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.
B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.
C. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là tiền đề về tư tưởng dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của cuộc
cách mạng tư sản Pháp ở thế kỉ XVIII?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.
B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.
C. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc.
Câu 6. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa
quan trọng nào sau đây?
A. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
B. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân.
C. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội.
D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
Câu 7. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa
quan trọng nào sau đây?
A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội.
D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
Câu 8. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa
quan trọng nào sau đây?
A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân.
B. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội.
C. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
Câu 9. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa
quan trọng nào sau đây?
A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân.
B. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội.
C. Mở đường cho cách mạng công nghiệp.
D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
Câu 10. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa
quan trọng nào sau đây?
A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân.
B. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội.
C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
D. Tạo ra nền dân chủ tư sản và nhà nước dân chủ.
c/ Vận dụng
Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII) và cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII)
có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Tính chất triệt để của cuộc cách mạng tư sản.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
C. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Xóa bỏ phong kiến, thiết lập quân chủ lập hiến.
Câu 2. Cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII) và cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII)
có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Xóa bỏ phong kiến, thiết lập quân chủ lập hiến.
Câu 3. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (cuối thế kỷ XVIII) và
cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Có sự lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới.
D. Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập (1776) ở
nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) ở nước Pháp?
A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi tư hữu cho giai cấp tư sản.
D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng đối với
cách mạng tư sản Pháp vào cuối thế kỷ XVIII?
A. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Lên án chế độ phong kiến, giáo hội Thiên chúa và mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
C. Tấn công hệ tư tưởng chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
D. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ phong kiến, đề nghị xây dựng chế độ tiến bộ.
Câu 6. Điểm khác nhau giữa cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối
thế kỷ XVIII với cuộc cách mạng tư sản Anh là gì?
A. Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân.
B. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo cách mạng.
D. Diễn ra dưới hình thức thống nhất đất nước.
Câu 7. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt
để nhất thời cận đại vì lí do nào sau đây?
A. Giai cấp tư sản lãnh đạo liên minh với quý tộc lãnh đạo quần chúng nhân dân.
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế và nhân dân được làm chủ đất nước.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và thực hiện các quyền bình đẳng.
D. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của cuộc cách mạng tư sản.
Câu 8. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt
để nhất thời cận đại vì lí do nào sau đây?
A. Giai cấp tư sản lãnh đạo liên minh với quý tộc lãnh đạo quần chúng nhân dân.
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế và nhân dân được làm chủ đất nước.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và thực hiện các quyền bình đẳng.
D. Các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản đã được giải quyết triệt để.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII?
A. Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, không có hạn chế.
B. Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhưng có nhiều hạn chế.
C. Đây là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến.
D. Tầng lớp quý tộc mới quyết định sự thành công của cách mạng.
2/ Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (40 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII?
A. Pháp.
B. Đức.
C. I-ta-li-a
D. Anh.
Câu 2. Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công các
nước tư bản phương Tây đã tăng cường
A. hợp tác và mở rộng đầu tư.
B. thu hút vốn đầu tư bên ngoài.
C. xâm lược và mở rộng thuộc địa.
D. đổi mới hình thức kinh doanh.
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh.
B. cải cách đất nước.
C. đế quốc chủ nghĩa.
D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 4. Chủ nghĩa đế quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là hệ quả trực tiếp của quá
trình
A. xâm lược thuộc địa.
B. giao lưu buôn bán.
C. mở rộng thị trường.
D. hợp tác kinh tế.
Câu 5. Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng
khắp ở
A. châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu.
B. châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ.
C. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
D. châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu.
Câu 6. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất?
A. Đức.
B. I-ta-li-a.
C. Nhật
D. Anh.
Câu 7. Đến thế kỉ XVIII, nhiều quốc gia ở khu vực Mỹ La-tinh đã trở thành thuộc địa của thực
dân
A. Tây Ban Nha
B. Anh và Pháp.
C. Mỹ và Đức.
D. I-ta-li-a và Nhật.
Câu 8. Đến thế kỉ XVIII, nhiều quốc gia ở khu vực Mỹ La-tinh đã trở thành thuộc địa của thực
dân
A. Bồ Đào Nha.
B. Anh và Pháp.
C. Mỹ và Đức.
D. I-ta-li-a và Nhật.
Câu 9. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Tống.
B. Nhà đường.
C. Nhà Thanh.
D. Nhà Nguyên.
Câu 10. Các tổ chức độc quyền ra đời ở các nước tư bản (từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) là sự
liên minh giữa
A. vô sản và tư sản.
B. chủ nô và tư sản.
C. các nhà tư bản lớn.
D. địa chủ và quý tộc.
Câu 11. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX) có tên gọi là
A. Tơ-rớt, Dai-bát-xư.
B. Các-ten, Xanh-đi-ca.
C. Con-sen, Tơ-rớt.
D. Dai-bát-xư, Con-sen.
Câu 12. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Mỹ (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có
tên gọi là
A. Các-ten.
B. Tơ-rớt.
C. Đai-bát-xư.
D. Xanh-đi-ca.
Câu 13. Quốc gia nào sau đây được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Mỹ.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?
A. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
B. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh.
C. Cuộc vận động thống nhất nước Đức và I-ta-li-a.
D. Cải cách nông nô ở Nga và cuộc nội chiến ở Mỹ.
Câu 2. Thuật ngữ: “chủ nghĩa tư bản hiện đại” dùng để chỉ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
trong giai đoạn
A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
D. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Quân sự, văn hóa.
B. Văn hóa – giáo dục.
C. Chính trị, ngoại giao.
D. Khoa học – công nghệ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Kinh nghiệm quản lí.
B. Liên minh quân sự.
C. Liên kết khu vực.
D. Hợp tác quốc tế.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ.
B. Sự sáp nhập của các công ty độc quyền lũng đoạn.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển.
D. Khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt?
A. Nguồn nhân công ngày càng cạn kiệt.
B. Giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng tăng.
C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng.
D. Sự ra đời các tổ chức liên kết khu vực.
Câu 7. Nội dung nào sau đây khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong
kiến?
A. Xóa bỏ sự trên lệch giàu nghèo ở các nước tư bản lớn.
B. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ nước Anh.
C. Tệ nạn xã hội ở các nước tư bản không còn diễn ra.
D. Giải quyết được tình trạng nghèo đói trên toàn cầu.
Câu 8. Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng
nhu cầu
A. phát triển khoa học – kĩ thuật.
B. giải quyết tình trạng thất nghiệp.
C. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
D. nguyên liệu và nguồn nhân công.
Câu 9. Nước Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn” vì lí do nào sau
đây?
A. Nước Anh luôn phải đối mặt với nạn ngoại xâm.
B. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới.
C. Nguồn vốn đầu tư của nước Anh trải khắp toàn cầu.
D. Các nước đế quốc tranh nhau đầu tư vào nước Anh.
Câu 10. Từ nửa sau thế kỉ XIX, Nhật Bản tránh được nguy cơ xâm lược của thực dân phương
Tây là nhờ
A. liên minh quân sự với các nước tư bản lớn.
B. tiến hành cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực.
C. tiến hành cuộc nội chiến lật đổ phong kiến.
D. sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
c/ Vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây tạo cơ sở cho bước chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền?
A. Quá trình hợp tác ở các nước tư bản.
B. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền.
C. Nhiều trung tâm kinh tế - tài chính ra đời.
D. Sự ra đời nhiều tổ chức liên kết khu vực.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc?
A. Lật đổ ách thống trị của các nước đế quốc.
B. Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến lỗi thời.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc?
A. Lật đổ ách thống trị của các nước đế quốc.
B. Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến lỗi thời.
C. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
D. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 4. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
B. Là cuộc cách mạng tư sản nhưng không triệt để.
C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 5. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 6. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
B. Đưa đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm.
C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 7. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
B. Đưa đất nước trở thành cường quốc tư bản.
C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền?
A. Tập trung sản xuất và hình thành độc quyền.
B. Hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
C. Đầu tư, hợp tác với các nước đang phát triển.
D. Tăng cường phân chia lãnh thổ thế giới.
Câu 9. Yếu tố nào sau đây đưa đến sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang
giai đoạn độc quyền?
A. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
B. Sự sáp nhập của các công ty độc quyền và sự ra đời các tổ chức tín dụng quốc tế.
C. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức liên kết khu vực nhiều nơi trên thế giới.
D. Sự hình thành phát triển của các trung tâm kinh tế tài chính nhiều nơi trên thế giới.
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Luôn tìm cách xóa bỏ sự chênh lệch giàu nghèo và những bất công xã hội.
B. Theo đuổi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản.
C. Đầu tư, hợp tác nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triến kinh tế toàn cầu.
D. Không ngừng đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải
đối mặt?
A. Khủng hoảng kinh tế, tài chính.
B. Sự chênh lệch giàu nghèo.
C. Tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu.
D. Tệ nạn xã hội, phân biệt chủng tộc.
3/ Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới?
A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga.
B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.
D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp.
Câu 2. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
C. khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại thù trong giặc ngoài.
D. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động
được xem là
A. nhiệm vụ chiến lược của chính quyền Xô viết.
B. mục tiêu trước mắt của chính quyền Xô viết.
C. nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết.
D. mục tiêu hàng đầu của chính quyền Xô viết.
Câu 3. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là
A. Lê-nin.
B. Xta-lin.
C. Pu-tin.
D. Goóc-ba-chốp.
Câu 4. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, khai mạc đêm 25-10-1917 đã ra tuyên bố
A. thành lập chính quyền Xô viết.
B. thông qua sắc lệnh “Hòa bình”.
C. thông qua sắc lệnh “Ruộng đất”.
D. Thông qua chính sách “Kinh tế mới”.
Câu 5. Khi mới thành lập, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm 4 nước Cộng hòa là
A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
B. Nga, Hung-ga-ri, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ.
D. Liên Xô, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 6. Biểu tượng trên Quốc huy của Liên Xô theo Hiến pháp (1924) là
A. búa liềm trên quả địa cầu.
B. ngôi sao vàng năm cánh.
C. Lê-nin cầm cờ đỏ búa liềm.
D. bánh răng và bông lúa nước.
Câu 7. Ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản
Tuyên ngôn thành lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết tại
A. Mát-xcơ-va.
B. Xta-ling-grát.
C. Pê-tơ-rô-grat.
D. Điện Xmô-nưi.
Câu 8. Tháng 1-1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô chính thức được
A. thông qua.
B. biên soạn.
C. xoá bỏ.
D. có hiệu lực.
Câu 9. Ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua
A. Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. Hiến pháp đầu tiến của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
C. Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Báo cáo chính trị và báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản.
Câu 10. Ngày 30-12-1922, tại Mát-xcơ-va, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã
thông qua
A. bản Hiệp ước Liên bang.
B. bản Hiến pháp đầu tiên.
C. chính sách “Kinh tế mới”.
D. sắc lệnh “Hòa bình”.
Câu 11. Tháng 1-1924, Liên Xô đã thông qua
A. bản Hiệp ước Liên bang.
B. bản Hiến pháp đầu tiên.
C. chính sách “kinh tế mới”.
D. Sắc lệnh “hòa bình”.
Câu 12. Sự kiện nào sau đây được xem là mở đường cho sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô viết?
A. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
b/ Thông hiểu
Câu 1. Theo Hiến pháp (1924) của Liên Xô, ghi nhận việc hợp tác của các nước Cộng hòa Xô
viết thành một nhà nước dựa trên cơ sở
A. thỏa thuận.
B. tự nguyện.
C. bắt buộc.
D. thương lượng.
Câu 2. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 là
A. sự bình đẳng về mọi mặt.
B. phân biệt về tôn giáo.
C. thống nhất về văn hóa.
D. phân biệt về chủng tộc.
Câu 3. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 là
A. quyền dân tộc tự quyết.
B. phân biệt về tôn giáo.
C. thống nhất về văn hóa.
D. phân biệt về chủng tộc.
Câu 4. Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô viết năm 1922 là
A. xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
B. phân biệt về tôn giáo, tín ngưỡng giữa các dân tộc.
C. thống nhất về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc.
D. phân biệt về chủng tộc, tôn giáo giữa các dân tộc.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?
A. bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
B. bản Hiệp ước Liên bang lần đầu tiên được thông qua.
C. Thắng lợi trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
D. Khi hoàn thành quá trình khôi phục và phát triển kinh tế.
Câu 6. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa trên
đất nước Xô viết trong cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài là
A. sự đoàn kết, giúp đỡ nhau.
B. sự ủng hộ từ bên ngoài.
C. có sức mạnh về ngoại giao.
D. có sự ủng hộ của Mỹ.
Câu 7. Hiến pháp (1924) của Liên Xô phản ánh con đường giải quyết vấn đề dân tộc trong một
quốc gia nhiều dân tộc, trên cơ sở nguyên tắc
A. bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
B. cạnh tranh và hợp tác về kinh tế giữa các dân tộc.
C. tôn trọng chủ quyền lãnh thổ giữa các dân tộc.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 8. Sau cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt
ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết?
A. Một, hai dân tộc lớn liên minh với nhau giành quyền lực.
B. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh.
C. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc.
D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.
Câu 9. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là
A. sự bình đẳng, quyền tự quyết.
B. sự nhất trí, quyền dân tộc.
C. sự hợp tác, quyền độc lập.
D. sự cộng tác, quyền dân chủ.
c/ Vận dụng
Câu 1. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý
nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 2. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý
nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 3. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý
nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, khu vực Mỹ-La tinh.
Câu 4. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý
nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sức mạnh tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Nga.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh.
C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 5. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý
nghĩa nào sau đây?
A. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh.
C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 6. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý
nghĩa nào sau đây?
A. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh.
C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Xây dựng nền chuyên chính dân chủ tư sản.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Xô viết?
A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội được mở rộng về không gian, vùng địa lý.
Câu 9. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Việt Nam học tập điều gì từ sự ra
đời và thành công của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc.
B. Mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế để khẳng định vị thế đất nước.
C. Đoàn kết, hợp tác trong đấu tranh chống ngoại xâm giữa các dân tộc.
D. Tham gia các liên minh quân sự để tăng cường sức mạnh phòng thủ.
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết (Liên Xô) năm 1922?
A. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới lúc bấy giờ.
C. Đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách trong đấu tranh chống ngoại xâm.
D. Chưa phù hợp với nguyện vọng các dân tộc trên đất nước Xô viết.
4/ Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (30
câu)
a) Nhận biết
Câu 1. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ
nhân dân ở các nước
A. Đông Âu.
B. Tây Âu.
C. Nam Âu.
D. Bắc Âu.
Câu 2. Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. Triều Tiên.
D. Cu-ba.
Câu 3. Tháng 12-1978, gắn với sự kiện trọng đại nào ở Trung Quốc?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Xây dựng chủ nghĩa tư bản.
C. Xây dựng dân giàu, nước mạnh.
D. Thực hiện cải cách mở cửa.
Câu 4. Từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây thực hiện
chính sách giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa?
A. Anh.
B. Bru-nây.
C. Liên Xô.
D. Mĩ.
Câu 5. Quốc gia nào sau đây không lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1945 đến
những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Cu-ba.
B. Hàn Quốc.
C. Ba Lan.
D. Lào.
Câu 6. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào thời kì suy thoái, khủng
hoảng trầm trọng về
A. văn hóa, giáo dục.
B. chính trị, quân sự.
C. quốc phòng an ninh.
D. kinh tế, xã hội.
Câu 7. Năm 2010, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới?
A. Liên Xô.
B. Nhật Bản.
D. Việt Nam.
D. Trung Quốc.
Câu 8. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cho thấy sự đúng đắn
của con đường xây dựng
A. chủ nghĩa xã hội.
B. chủ nghĩa dân tộc.
C. chủ nghĩa yêu nước.
D. chủ nghĩa cơ hội.
Câu 9. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa?
A. Việt Nam.
B. Liên Xô.
C. Trung Quốc.
D. Cu-ba.
Câu 10. Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của
A. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954.
B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.
C. cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai năm 1975.
D. quá trình thống nhất hai miền Nam – Bắc năm 1976.
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã
A. trở thành một hệ thống trên thế giới.
B. trở thành siêu cường số một thế giới.
C. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới.
D. lan rộng sang các nước ở Tây Âu.
b) Thông hiểu
Câu 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
các nước Đông Âu là do
A. tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ.
B. không tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
D. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước.
Câu 2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu là
A. sự chống phá của các thế lực thù địch.
B. chưa bắt kịp sự phát triển khoa học – kĩ thuật.
C. thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
D. phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.
Câu 3. Trọng tâm của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (từ tháng 12 - 1978) là
A. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
C. chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục.
D. tập trung cải cách triệt để về kinh tế.
Câu 4. Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm
1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?
A. Tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây.
C. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ.
D. Thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ
thống thế giới?
A. Thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta năm 1959.
B. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (1945 – 1949).
C. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945).
D. Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
Câu 6. Từ 1991, nước Cộng hòa Cu-ba đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt

A. sự chống phá của các thế lực thù địch trong nước.
B. chính quyền độc tài thân Mĩ chưa bị lật đổ.
C. con đường xã hội chủ nghĩa chưa có tính ưu việt.
D. lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đường lối mới trong công cuộc cải cách mở
cửa ở Trung Quốc từ năm 1978?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B. Tiến hành cải cách và mở cửa.
C. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D. Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ của chế
độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, kinh tế tập trung, quan liêu.
C. Người dân không đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào chế độ chủ nghĩa xã hội.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài nước.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội của Trung Quốc
từ khi cải cách mở cửa đến nay?
A. Bình quân tăng trưởng vượt xa mức trung bình của thế giới.
B. Có những trung tâm công nghệ cao, đặc khu kinh tế hàng đầu châu Á.
C. Trở thành một cường quốc đổi mới sáng tạo đứng đầu thế giới.
D. Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ mới.
c) Vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến
nửa đầu những năm 70?
A. Tích cực, tiến bộ.
B. Hòa bình, trung lập.
C. Hòa hoãn, tích cực.
D. Trung lập, tích cực.
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978) và công cuộc
đổi mới ở Việt Nam (1986) là gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Chỉ chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục.
D. Tập trung cải cách triệt để về kinh tế.
Câu 3. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978), công cuộc cải
tổ của Liên Xô (1985 - 1991) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (1986) là gì?
A. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách mở cửa.
C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
D. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
Câu 4. Từ cuối thế kỷ XX, vị thế của Trung Quốc không ngừng được nâng cao trên trường quốc
tế là do
A. sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và bình thường hóa quan hệ với nhiều nước.
B. sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân và công nghệ quốc phòng nhiều nhất trên thế giới.
C. ra sức thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, âm mưu làm bá chủ trên toàn thế giới.
D. thường xuyên gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm và nô dịch các nước láng giềng.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về công cuộc đổi mới đất nước của Đảng
Cộng sản Việt Nam được xác định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (12 - 1986)?
A. Đổi mới để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
B. Đổi mới là cần thiết để đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.
C. Đổi mới để tiếp tục phát triển, vươn lên theo kịp xu thế của thời đại.
D. Đổi mới là vấn đề cấp bách và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về thành tựu cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc từ
sau khi thực hiện công cuộc cải cách mở cửa (12-1978)?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
B. Nền nông nghiệp phát triển toàn diện.
C. Nền công nghiệp phát triển hoàn chỉnh.
D. Vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp.
Câu 7. Từ thành công của Liên Xô (1945-1973), đã để lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm gì
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
A. Tinh thần “tự lực tự cường” trong xây dựng đất nước.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Chỉ mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Mở cửa hội nhập, ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 8. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam rút ra bài
học gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay?
A. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị.
B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế.
Câu 9. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, bài học kinh nghiệm
cơ bản nào được rút ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách
mạng từ công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986)?
A. Nhạy bén trước thời cuộc và luôn quan tâm đến sự phát triển các nước.
B. Tôn trọng các quy luật, bám sát tình hình thực tiễn để đề ra chủ trương phù hợp.
C. Quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân và các yêu cầu cấp thiết để phát triển.
D. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong mọi hoàn cảnh.
5/ Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông
qua hoạt động
A. truyền giáo.
B. thể thao.
C. du lịch.
D. nhân đạo.
Câu 2. Từ đầu thế kỉ XVI các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua
hoạt động
A. buôn bán.
B. thể thao.
C. du lịch.
D. nhân đạo.
Câu 3. Thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động
A. chiến tranh xâm lược.
B. hoạt động thể thao.
C. quãng bá du lịch.
D. hổ trợ nhân đạo.
Câu 4. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối
cảnh chế độ phong kiến ở Đông Nam Á
A. khủng hoảng, suy thoái.
B. đang được hình thành.
C. ổn định, phát triển.
D. sụp đổ hoàn toàn.
Câu 5. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối
cảnh chế độ phong kiến ở Đông Nam Á
A. suy thoái khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội.
B. đang trong giai đoạn bắt đấu mới hình thành.
C. trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa.
D. đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
Câu 6. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của
A. Mỹ.
B. Tây Ban Nha.
C. Bồ Đào Nha.
D. Pháp.
Câu 7. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương
Tây đã thi hành chính sách
A. "chia để trị".
B. "ngu dân".
C. "đồng hóa".
D. "phản phong".
Câu 8. Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào
khu vực Đông Nam Á
A. Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 9. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc
địa của thực dân phương Tây?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Xiêm.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Bru-nây.
Câu 10. Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã
A. duy trì thế lực phong kiến ở địa phương.
B. sử dụng giai cấp tư sản làm tay sai.
C. sử dụng chế độ quân chủ lập hiến.
D. đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền.
Câu 11. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương
Tây đã
A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.
B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.
C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.
D. chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.
Câu 12. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương
Tây đã
A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng nghèo đói.
B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.
C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.
D. chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.
Câu 13. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương
Tây đã
A. làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia.
B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.
C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.
D. chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.
Câu 14. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của
A. thực dân phương Tây.
B. phong kiến Trung Quốc.
C. quân phiệt Nhật Bản.
D. đế quốc Mông Cổ.
Câu 15. Những nội dung cải cách của vua Ra-ma V đã đưa Xiêm phát triển theo
A. con đường tư bản chủ nghĩa.
B. con đường xã hội chủ nghĩa.
C. thể chế Tổng thống Liên bang.
D. liên kết với các nước trong khu vực.
Câu 16. Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình của
A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc.
C. phương Tây.
D. Ấn Độ.
Câu 17. Đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây khi xâm lược Đông Nam
Á là
A. Đông Nam Á hải đảo.
B. Đông Nam Á lục địa.
C. bán đảo Ban Căng.
D. bán đảo Cà Mau.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân
phương Tây vì lí do nào sau đây?
A. Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú.
B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
C. Là khu vực có tình trạng chính trị không ổn định do bị chia cắt.
D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí.
Câu 2. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân
phương Tây vì lí do nào sau đây?
A. Là khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây.
B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
C. Là khu vực có tình trạnh chính trị không ổn định do bị chia cắt.
D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân phương Tây khi thực hiện chính sách
“chia để trị” ở Đông Nam Á?
A. Làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước.
B. Để các nước dể dàng trong việc buôn bán.
C. Để phát huy sức mạnh của từng quốc gia.
D. Để đầu tư cho từng nước không bị phân tán.
Câu 4. Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến chính sách
A. thể thao.
B. văn hóa.
C. tôn giáo.
D. ngoại giao.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm?
A. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
B. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.
D. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối.
Câu 6. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì lí do
nào sau đây?
A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo.
B. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế.
C. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ.
D. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây tiến hành
xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?
A. Lãnh thổ khá rộng, đông dân.
B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
C. Chế độ phong kiến khủng hoảng.
D. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo.
c/ Vận dụng
Câu 1. Điểm tương đồng của Xiêm và Nhật Bản trong đường lối phát triển đất nước giai đoạn
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Tiến hành cải cách và trở thành cường quốc ở châu Á.
B. Đều lệ thuộc vào các nước phương thực dân phương Tây.
C. Tiến hành cải cách và phát triển theo tư bản chủ nghĩa.
D. Đều không đạt được mục đích trong công cuộc cải cách.
Câu 2. Những cải cách ở Xiêm và Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo
khuôn mẫu
A. các nước phương Đông.
B. các nước phương Tây.
C. cải cách Nông nô ở Nga.
D. các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Việt Nam rút ra được bài học gì từ những cải cách ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc?
A. Thực hiện mở cửa buôn bán tự do.
B. Du nhập tự do văn hóa phương Tây.
C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
D. Cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách cải cách của Xiêm mà Việt Nam có
thể học tập trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước?
A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp.
B. Miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp cho nông dân.
C. Không thỏa hiệp về lãnh thổ với nước ngoài.
D. Công tác giáo dục đặc biệt được chú trọng.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là sự chuyển biến trong xã hội ở các nước Đông Nam Á vào cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Sự tỏa sáng rực rỡ của nền văn minh phương Đông.
B. Sự xâm lược và đô hộ của các nước đế quốc thực dân.
C. Sự tiếp thu khoa học, kĩ thuật từ các nước phương Tây.
D. Chính sách mở rộng ngoại giao, buôn bán của các nước.
Câu 6. Cuộc cải cách ở Xiêm (nửa sau thế kỉ XIX) có hạn chế nào sau đây?
A. Phải vay vốn từ các nước Anh, Pháp để phát triển đất nước.
B. Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
C. Đưa đất nước phát triển theo mô hình của các nước phương Tây.
D. Lợi dụng vị trí nước “vùng đệm” và phát huy thế mạnh kinh tế.
Câu 7. Điểm tương đồng trong cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cải cách Minh Trị ở Nhật Bản là gì?
A. Tập trung phát triển giáo dục truyền thống.
B. Tích cực học tập nền giáo dục Hán học.
C. Chú trọng tiếp thu nền giáo dục phương Tây.
D. Phải học tập nền giáo dục của Trung Hoa.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là đúng về bối cảnh các nước Đông Nam Á trước khi trở thành
thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
B. Nhà nước phong kiến đã phát triển thịnh vượng.
C. Các nước đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Nhân dân không hợp tác với triều đình phong kiến.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là đúng về bối cảnh các nước Đông Nam Á trước khi trở thành
thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
B. Nhà nước phong kiến đã phát triển thịnh vượng.
C. Các nước đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Nhân dân không hợp tác với triều đình phong kiến.
6/ Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Năm 1920, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á thành lập Đảng Cộng sản?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam.
C. Ma-lay-xi-a.
D. Thái Lan.
Câu 2. Năm 1945, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Lào.
D. Thái Lan.
Câu 3. Năm 1945, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập muộn nhất?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Lào.
D. Thái Lan.
Câu 4. Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ
A. Bru-nây.
B. Xin-ga-po.
C. Mi-an-ma.
D. Lào.
Câu 5. Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất
sớm, tiêu biểu là ở
A. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
C. Ma-lai-xi-a và Bru-nây.
D. Xin-ga-po và Việt Nam.
Câu 6. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á được coi là một trong bốn “con rồng kinh
tế” của châu Á?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 7. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai
trị của thực dân nào sau đây?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Hà Lan.
Câu 8. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Lào nổi dậy đấu tranh chống
lại ách cai trị của thực dân
A. Anh.
B. Pháp.
C. Ban Nha.
D. Hà Lan.
Câu 9. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng
minh không điều kiện (tháng 8-1945) để tiến hành giành độc lập?
A. Mi-an-ma, Lào, Thái Lan.
B. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào.
C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Câu 10. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản ở khu
vực Đông Nam Á diễn ra sớm nhất ở
A. Việt Nam, Campuchia, Lào.
B. Thái Lan, Việt Nam, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin.
D. Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam.
Câu 11. Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển
bởi cuộc khởi nghĩa của
A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
B. Hoàng thân Si-vô-tha.
C. nhà sư Pu-côm-bô.
D. nhân dân trên đảo Ban-da.
Câu 12. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh
chống lại ách cai trị của thực dân
A. Anh.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Hà Lan.
Câu 13. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia nổi dậy đấu
tranh chống lại ách cai trị của thực dân
A. Anh.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Hà Lan
Câu 14. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu
tranh chống lại ách cai trị của thực dân
A. Anh.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Hà Lan.
Câu 15. Sự hình thành khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
Đông Nam Á gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai cấp
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sản.
D. địa chủ.
Câu 16. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 17. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quá trình chuyển biến của cách mạng ở khu vực
Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920?
A. đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
B. đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị giành độc lập dân tộc.
C. đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
D. đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh giành chính quyền.
Câu 2. Lực lượng lãnh đạo nòng cốt trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mi-an-ma
vào đầu thế kỉ XX là
A. các vị cao tăng và trí thức.
B. công nhân và tư sản dân tộc.
C. nông dân và địa chủ phong kiến.
D. các lực lượng phong kiến địa phương.
Câu 3. Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á
vẫn là những nước
A. công nghiệp phát triển.
B. nông nghiệp lạc hậu.
C. công nghiệp mới.
D. công nghiệp lạc hậu.
Câu 4. Một trong những tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu
vực Đông Nam Á là
A. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. nền sản xuất công nghiệp du nhập vào khu vực.
C. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 5. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu
A. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp nặng, hội nhập với thị trường thế giới.
C. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài.
D. tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập thế giới.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của ba nước Việt
Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
C. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ
Bru-nây được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
C. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không diễn ra ở Cam-pu-chia trong những năm cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).
B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tích cực trong chính sách cai trị của thực
dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?
A. du nhập nền sản xuất công nghiệp.
B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới.
C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Câu 12. Một trong những tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu
vực Đông Nam Á là
A. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. gắn kết Đông Nam Á với thị trường thế giới.
C. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu được tiến hành từ năm nước sáng lập ASEAN?
A. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
B. Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
C. Phụ thuộc nhiều vào vốn và thị trường bên ngoài.
D. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
c/ Vận dụng
Câu 1. Mâu thuẫn bao trùm lên xã hội Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX là gì?
A. Nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược.
B. Giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến.
C. Giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.
D. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác động từ chính sách “chia để trị” của thực
dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?
A. Tranh chấp biên giới.
B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C. Tranh chấp lãnh thổ.
D. Gắn kết khu vực và thế giới.
Câu 3. Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã
Lai, Xiêm và Phi-líp-pin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã
A. mở ra khuynh hướng tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
C. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh.
D. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng tư sản trong phong trào đấu tranh.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.
C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.
D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
Câu 5. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ
XIX là gì?
A. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản.
C. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp.
D. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực
dân phương Tây đến nền kinh tế của các nước Đông Nam Á?
A. Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
B. Kinh tế lạc hậu, thiếu cân đối giữa các ngành kinh tếm giữa các địa phương.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
D. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế và xuất hiện các giai cấp hiện đại.
Câu 7. Nguyên nhân quyết định làm cho thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh
thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam.
B. Quan quân triền Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
C. Triều đình nhà Nguyễn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
D. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Câu 8. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào
đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?
A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
7/. Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (60 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây?
A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 2. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây?
A. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun
đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A. Lòng yêu nước tha thiết.
B. Tinh thần đoàn kết keo sơn.
C. Tinh thần quân hiếu chiến.
D. Trí thông minh sáng tạo.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun
đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A. Lòng yêu nước tha thiết.
B. Tinh thần đoàn kết keo sơn.
C. Giải quyết tranh chấp bằng bạo lực.
D. Trí thông minh sáng tạo.
Câu 5. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 6. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D. Kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ.
Câu 7. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D. Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương.
Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ
thuật quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Tiên phát chế nhân.
C. Vây thành, diệt viện.
D. Vườn không nhà trống.
Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ
thuật quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Chủ động kết thúc chiến tranh.
C. Vây thành, diệt viện.
D. Vườn không nhà trống.
Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ
thuật quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Chủ động tiến công.
C. Vây thành, diệt viện.
D. Vườn không nhà trống.
Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ
thuật quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Giảng hòa trên thế thắng.
C. Vây thành, diệt viện.
D. Vườn không nhà trống.
Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã giành được
thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được
thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được
thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 15. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258-1288), quân và dân nhà Trần
đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 16. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để
A. chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.
B. kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.
C. chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
D. kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.
Câu 17. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn
liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
A. Nhà Tiền Lê.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hồ.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Câu 2. Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại
xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng.
B. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.
C. Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.
D. Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.
Câu 3. Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại
xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Có tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.
B. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.
C. Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.
D. Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.
Câu 4. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai
trò nào sau đây?
A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.
C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 5. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai
trò nào sau đây?
A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
B. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.
C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
Câu 7. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với
A. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
B. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.
C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.
D. tình hình văn hóa - xã hội của quóc gia.
Câu 8. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có ý
nghĩa
A. góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
B. tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.
C. khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D. hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc.
Câu 9. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có ý
nghĩa
A. góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
B. tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.
C. khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D. tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng
Bạch Đằng (năm 938)?
A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.
D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỉ XV?
A. Sử dụng thế đánh phòng ngự, xây thành cố thủ.
B. Không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
C. Triều đình chỉ chú trọng xây dựng quân chính quy.
D. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh lạc hậu.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỉ XV?
A. Sử dụng thế đánh phòng ngự, xây thành cố thủ.
B. Không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
C. Triều đình chỉ chú trọng xây dựng quân chính quy.
D. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi chỉ huy quân đội.
Câu 14. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) thất bại vì lí do chủ
yếu nào sau đây?
A. Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước.
B. Hạn chế về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh.
C. Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí mạnh.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi.
Câu 15. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) thất bại vì lí do chủ
yếu nào sau đây?
A. Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước.
B. Triều đình nhà Nguyễn không quyết tâm chống giặc.
C. Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí mạnh.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi.
Câu 16. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 bị thất bại?
A. Giai cấp lãnh đạo không xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam.
C. Các phong trào đấu tranh diễn ra khi không có giai cấp lãnh đạo.
D. Sai lầm trong cách tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?
A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều diễn ra dưới tính chất chính nghĩa.
B. Sự đoàn kết một lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam qua các cuộc đấu tranh.
C. Kế sách đúng đắn, nghệ thuật quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo trong kháng chiến.
D. Tương quan lực lượng chênh lệch theo hướng có lợi cho nhân dân Việt Nam.
Câu 18. Trong cuộc kháng chiến chống Tông (1075-1077), kế sách “Tiên phát chế nhân” của Lý
Thường Kiệt nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phô trương tiềm lực quân sự mạnh của Đại Việt.
B. Tiêu hao sinh lực địch, kéo dài thời gian chuẩn bị.
C. Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Tống.
D. Xây dựng căn cứ quân sự ngay trong lòng quân địch.
Câu 19. Trong cuộc kháng chiến chống Tông (1075-1077), kế sách “Tiên phát chế nhân” của Lý
Thường Kiệt nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phô trương tiềm lực quân sự mạnh của Đại Việt.
B. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.
C. Mở rộng biên giới lãnh thổ sang nước Tống.
D. Xây dựng căn cứ quân sự ngay trong lòng quân địch.
Câu 20. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến.
C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo.
C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 22. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B. Tài năng, mưu lược của những người lãnh đạo, chỉ huy.
C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 24. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là phi nghĩa.
C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 25. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh
đuổi quân Tống xâm lược (981)?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh thành diệt viện.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Câu 26. Vào thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn
quân Tống xâm lược vì dòng sông này
A. nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào.
B. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
C. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.
D. là con đường thủy duy nhất để tiến vào Đại Việt.
Câu 27. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến
với quân Xiêm, vì
A. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm.
B. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long.
C. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy.
D. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
Câu 28. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
Câu 29. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
B. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
Câu 30. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã
A. thất bại, Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
B. thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. thắng lợi, đập tan ý chí xâm lược Đại Ngu của nhà Minh.
D. thất bại, Đại Ngu tuy độc lập nhưng phải thần phục nhà Minh.
Câu 31. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một số
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
A. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
B. Những sai lầm trong đường lối kháng chiến.
C. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
D. Không có tướng lĩnh tài giỏi, thành lũy kiên cố.
c/ Vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng cách thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên dưới triều Trần?
A. Tổ chức các hội nghị để thăm dò ý kiến nhân dân.
B. Bắt giam sứ giả, chủ động tấn công tiêu diệt địch.
C. Khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ bằng thơ văn.
D. Trọng dụng nhân tài góp sức chống giặc ngoại xâm.
Câu 2. Thực tiễn các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã để lại bài học kinh
nghiệm quý báu nào sau đây?
A. Duy trì chính sách đối ngoại hòa bình, láng giềng thân thiện.
B. Chủ động hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.
C. Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.
D. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền có điểm khác biệt nào so
với các cuộc đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Lần đầu tiên khôi phục được độc lập dân tộc.
B. Lần đầu tiên thành lập chính quyền mới, tự trị.
C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận độc lập.
D. Mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII của nhân dân Việt
Nam, tiếng hô “Sát Thát” ở hội nghị Bình Than, quyết tâm “Đánh” tại Hội nghị Diên Hồng
cùng lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá giặc mạnh, báo ân vua” đã thể hiện
A. tinh thần của “Hào khí Đông A” dưới triều Trần.
B. thái độ xem nhẹ hành động xâm lược của quân dân nhà Trần.
C. quyết tâm chủ động tấn công giặc của quân dân nhà Trần.
D. sự bàn bạc nhất trí đánh giặc của quân dân nhà Trần.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân làm nên chiến thắng trong
các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?
A. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến mang tính quyết định.
B. Vai trò lãnh đạo sáng suốt, mưu trí của các vị tướng tài.
C. Triều đình phát huy tốt vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn.
Câu 6. Từ sự thất bại của một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam
đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?
A. Coi trọng việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Chính sách hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.
C. Phát huy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.
D. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam?
A. Các cuộc đấu tranh đều diễn ra dưới sự lãnh đạo của triều đình.
B. Tât cả các cuộc đấu tranh diễn ra đều giành được thắng lợi vang dội.
C. Các triều đại phong kiến đều phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân.
D. Dựng nước đi đôi với giữ nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
Câu 8. Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới
triều Hồ và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.
B. đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi.
C. không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.
D. dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
Câu 9. Điểm tương đồng trong cách thức kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần là
A. dùng áp lực quân sự buộc quân thù phải ký hòa ước.
B. áp dụng cách thức đánh nhanh, thắng nhanh để tiêu diệt địch.
C. chủ động giảng hòa trên chiến thắng để giữ gìn hòa hiếu.
D. quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn tàn dư quân giặc, bảo vệ lãnh thổ.
Câu 10. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận
dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông -
Nguyên dưới thời Trần?
A. Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.
B. Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.
C. Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
D. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc.
Câu 11. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do
Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều
A. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.
B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.
C. giết chết được chủ tướng của quân giặc.
D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” trên sông.
Câu 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để
lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.
B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.
C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân.
D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
8/ Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ
III TCN đến giữa thế kỉ XIX) (51 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Các cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh
nào sau đây?
A. Đất nước có độc lập, chủ quyền.
B. Đất nước mất độc lập, tự chủ.
B. Trung Quốc bị Mông Cổ đô hộ.
D. Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân
Việt Nam?
A. Hai Bà Trưng.
B. Bà Triệu.
C. Lý Bí.
D. Phùng Hưng.
Câu 3. Trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt
Nam đã giành được thắng lợi và lập ra nhà nước Vạn Xuân?
A. Hai Bà Trưng.
B. Bà Triệu.
C. Lý Bí.
D. Phùng Hưng.
Câu 4. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nào sau đây của nhân dân Việt Nam diễn ra trong thời
kỳ Bắc thuộc?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. Phong trào Tây Sơn.
D. Khởi nghĩa Trương Định.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây đã kết thúc hoàn toàn hơn 1000 đô hộ của phong kiến phương Bắc,
mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Phùng Hưng lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành quyền tự chủ.
B. Khởi nghĩa Lý Bí chống nhà Lương thắng lợi, lập ra nhà nước Vạn Xuân.
C. Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938) do Ngô Quyền lãnh đạo thắng lợi.
D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của
nhà Minh?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Tống.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Minh.
Câu 8. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Đại Việt bị nhà Nguyên cai trị.
B. Đại Việt bị nhà Minh đô hộ.
C. Đại Việt bị chia cắt làm hai Đàng.
D. Đại Việt có độc lập, chủ quyền.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn?
A. Đại Việt mất đi độc lập, tự chủ.
B. Đất nước đang bị chia cắt kéo dài.
C. Nguy cơ bị các thế lực ngoại xâm dòm ngó.
D. Đất nước bị khủng hoảng về kinh tế, chính trị.
Câu 10. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) bùng nổ nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ
nào sau đây?
A. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp.
B. Giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước.
D. Bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) kết thúc thắng lợi được đánh dấu bằng sự kiện
nào sau đây?
A. Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).
B. Hội thề Đông Quan (Hà Nội).
C. Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động.
D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 12. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tập hợp lực lượng đặt cơ sở cho sự hình thành hạt
nhân đầu tiên, Lê Lợi đã tổ chức
A. Hội nghị Bình Than.
B. Hội thề Lũng Nhai.
C. Hội nghị Diên Hồng.
D. Hội thề Đông Quan.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân
Việt Nam?
A. Thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa, ngu dân.
B. Thực hiện chính sách chia để trị về hành chính.
C. Đặt ra nhiều thứ thuế và chế độ lao dịch nặng nề.
D. Duy trì bộ máy cai trị cũ từ trung ương đến địa phương.
Câu 14. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc có một trong những
đặc điểm nào sau đây?
A. Diễn ra sôi nổi, liên tục và mạnh mẽ.
B. Diễn ra trên phạm vi cả nước.
C. Diễn ra khi đất nước có độc lập.
D. Các cuộc khởi nghĩa đều thắng lợi.
Câu 2. Khác với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn
ra trong bối cảnh
A. nước Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.
B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
D. nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
Câu 3. Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì
A. thiếu tướng tài, tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút.
B. nghĩa quân ánh mãi không thắng nên chấp nhận cầu hoà.
C. quân sĩ khiếp sợ trước sức mạnh của giặc, tinh thần sa sút.
D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
Câu 4. Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế
nào?
A. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
B. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.
C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.
D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.
Câu 5. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
A. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp sản vật cho Đại Việt.
B. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
C. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á.
D. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
Câu 6. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc
đáo?
A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) mang tính chất nào sau đây?
A. Tính nhân dân rộng rãi.
B. Cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt.
C. Chiến tranh thống nhất đất nước.
D. Khởi nghĩa tự phát của nông dân.
Câu 8. Tư tưởng được vận dụng xuyên suốt trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) nhằm giành
độc lập dân tộc là
A. trung quân ái quốc.
B. tự do, dân chủ.
C. bình đẳng, tự quyết.
D. nhân nghĩa.
Câu 9. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm
A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
Câu 10. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) mang tính chất nào sau đây?
A. Chiến tranh tự vệ.
B. Chiến tranh đế quốc.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Khởi nghĩa nông dân.
Câu 11. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa to lớn
A. là lần đầu tiên Đại Việt giành được độc lập dân tộc.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
C. đánh tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của phương Bắc.
D. lần đầu tiên Đại Việt xây dựng được chính quyền tự chủ.
Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi đã
A. chấm dứt vĩnh viễn ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc.
B. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.
C. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt.
Câu 13. Nguyên nhân có tính quyết định dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

A. do tương quan lực lượng theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
B. quân Minh thiếu quyết tâm, thiếu lương thực, vũ khí chiến đấu.
C. nghĩa quân có ý thức kỷ luật cao, lực lượng đông, vũ khí tốt.
D. nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước, quyết tâm đuổi giặc.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 - 1427)?
A. Cuộc khởi nghĩa kéo dài, gian khổ, nhiều lần lâm vào tình thế nguy khốn.
B. Tập hợp được nhiều hào kiệt, tạo nên bộ chỉ huy cương quyết và tài giỏi.
C. Tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao và chỉ đạo toàn bộ cuộc khởi nghĩa.
D. Luôn chủ động đánh địch và buộc địch phải đánh theo cách của nghĩa quân.
Câu 15. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời
Bắc thuộc là
A. nhân dân Việt Nam đã thiết lập được chính quyền vững mạnh.
B. chính quyền đô hộ của phương Bắc khủng hoảng, tổ chức lỏng lẻo.
C. do ách cai trị, bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. do mâu thuẫn của các thủ lĩnh người Việt với chính quyền đô hộ.
Câu 16. Nghệ thuật quân sự nào sau đây trong kháng chiến chống Tống thời Lý tiếp tục được kế
thừa và phát huy trong khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Dĩ đoãn chế trường.
C. Đánh nhanh, thắng nhanh.
D. Chủ động kết thúc chiến tranh.
Câu 17. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) đã
A. lật đổ ách đô hộ của nhà Thanh ở Việt Nam.
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mọi mặt.
C. đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược.
Câu 18. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) đã
A. lật đổ ách đô hộ của nhà Thanh ở Việt Nam.
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mọi mặt.
C. xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước kéo dài.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược.
Câu 19. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) đã
A. lật đổ ách đô hộ của nhà Thanh ở Việt Nam.
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mọi mặt.
C. lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn-Trịnh.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 21. Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa mở ra thời kỳ tự chủ lâu dài trong tiến trình lịch sử dân
tộc Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Lý Bí năm 542.
B. Khởi Phùng Hưng năm 776.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
c/ Vận dụng
Câu 1. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây
được nổ ra bằng một hội thề và kết thúc cũng bằng một hội thề?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 2. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây
vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 3. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử
dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 4. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử
dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 5. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử
dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. bước đầu thực hiện một số cải cách để xây dựng đất nước.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam?
A. Bài học về xây dựng và tập hợp lực lượng.
B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Nghệ thuật quân sự sáng tạo, phong phú.
D. Chủ động khơi mào đấu tranh quân sự.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)?
A. Từ quy mô địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh trên phạm vi cả nước.
B. Mang tính chất chính nghĩa, giải phóng dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
C. Mang tính dân chủ, dùng sức mạnh quân sự đè bẹp ý chí xâm lược kẻ thù.
D. Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, kết thúc chiến tranh độc đáo bằng nghị hòa.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?
A. Dựa vào sức mạnh của nhân dân để tiến hành chiến tranh lâu dài.
B. Tránh thế mạnh của giặc, tập trung đánh vào chỗ yếu của kẻ thù.
C. Vận dụng thành công lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
D. Kết thúc chiến tranh độc đáo bằng nghị hòa trong thế thắng trước kẻ thù.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với
tiến trình lịch sử Việt Nam?
A. Là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất giành được thắng lợi cuối cùng trong lịch sử.
B. Đây là phong trào đấu tranh đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do vĩnh viễn cho dân tộc.
C. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân đã vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dân tộc.
D. Đây là phong trào nông dân đảm nhiệm sứ mệnh đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 10. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, lập nước Vạn Xuân.
Câu 11. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. mở đầu thời kì phong kiến độc lập, tự chủ.
D. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường.
Câu 12. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. chấm dứt thời kì ngàn năm Bắc thuộc.
D. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán.
Câu 13. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập
thời Bắc thuộc là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống đô hộ.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài.
C. đập tan âm mưu xâm của nhà Đường.
D. xây dựng nhà nước Vạn Xuân lớn mạnh.
Câu 14. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập
thời Bắc thuộc là
A. góp phần hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ kéo dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
C. đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt của chính quyền phương Bắc.
D. giành lại độc lập dân tộc, giữ gìn văn hóa, xây dựng nhà nước Vạn Xuân.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch
sử dân tộc Việt Nam?
A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa
và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
9/ Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối
thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã tiến hành
A. cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục.
B. xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố.
C. buộc vua Trần nhường ngôi cho mình.
D. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
Câu 2. Nửa sau thế kỉ XIV, cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây đã diễn ra để chống lại nhà
Trần?
A. Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương).
B. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (Thái Bình).
C. Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang).
D. Khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hoá).
Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại
A. nhà Lê sơ.
B. nhà Nguyễn.
C. nhà Hồ.
D. nhà Lý.
Câu 4. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã
A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm.
B. tạo ra cục diện chiến tranh Nam-Bắc triều.
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
Câu 5. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không đề cập đến lĩnh vực nào
sau đây?
A. Văn hoá - giáo dục.
B. Chính trị - quân sự.
C. Kinh tế - xã hội.
D. Thể thao - du lịch.
Câu 6. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhà Trần đang giai đoạn phát triển thịnh đạt.
C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.
Câu 7. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong
các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. cho phát hành tiền giấy.
B. ban hành chính sách hạn điền.
C. cải cách chế độ giáo dục.
D. thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 8. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các
vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là
A. phép hạn gia nô.
B. chính sách hạn điền.
C. chính sách quân điền.
D. bình quân gia nô.
Câu 9. Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến là nội dung
cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế.
B. văn hoá.
C. quân sự.
D. xã hội.
Câu 10. Hạn chế sự phát triển của Phật giáo, chấn chỉnh lại chế độ thi cử, đề cao chữ Nôm là
nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế, xã hội.
B. văn hoá, giáo dục.
C. chính trị, quân sự.
D. hành chính, pháp luật.
Câu 11. Các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đề cao tư tưởng, tôn giáo nào sau
đây?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 12. Trong cải cách về văn hoá, Hồ Quý Ly khuyến khích và đề cao chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Hán.
C. Chữ Latinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của triều đại
nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A. Giặc Minh lăm le sang xâm lược, quân Chăm-pa tấn công.
B. Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại ăn chơi hưởng lạc.
C. Chu Văn An dâng sớ chém gian thần không được chấp thuận.
D. Nhà Trần tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tốn kém.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là khó khăn của triều đại nhà Trần ở nửa sau thế kỉ
XIV?
A. Giặc Minh lăm le sang xâm lược, quân Chăm-pa tấn công.
B. Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực.
C. Hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đói kém xảy ra ở nhiều địa phương.
D. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra chống lại triều đình.
Câu 3. Sự suy yếu của triều đại nhà Trần cuối thế kỉ XIV đã dẫn đến nguy cơ nào sau đây?
A. Đánh mất dần bản sắc văn hoá dân tộc.
B. Mất độc lập bởi sự xâm lược của phương Tây.
C. Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước.
D. Các khởi nghĩa nông dân sẽ lật đổ được triều đình.
Câu 4. Trong bối cảnh đời sống sa sút nghiêm trọng, nhân dân Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã
A. đồng loạt suy tôn Hồ Quý Ly lên ngôi vua.
B. bán ruộng đất cho quý tộc, biến mình thành nô tì.
C. nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi trong cả nước.
D. bất lực trước thực trạng, không phản kháng.
Câu 5. Để khuyến khích và đề cao chữ Nôm, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Dịch nhiều sách chữ Hán sang chữ Nôm.
B. Chính thức đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử.
C. Bắt buộc tất cả sách biên soạn bằng chữ Nôm.
D. Mở trường dạy học hoàn toàn bằng chữ Nôm.
Câu 6. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đặt phép hạn điền nhằm mục đích nào sau đây?
A. Quy định số lượng gia nô được sở hữu của vương hầu, quý tộc.
B. Thể hiện sự quan tâm đến sản xuất, giúp nông nghiệp phát triển.
C. Giải quyết nhu cầu về ruộng đất cho những nông dân nghèo.
D. Hạn chế sở hữu ruộng tư, đánh mạnh vào chế độ điền trang.
Câu 7. Về kinh tế - xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau
đây?
A. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
B. Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc.
C. Thống nhất đơn vị đo lường cả nước.
D. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
Câu 8. Về văn hóa-giáo dục, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau
đây?
A. Bắt tất cả các nhà sư phải hoàn tục.
B. Chú trọng việc tổ chức các kì thi.
C. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
D. Mở trường học ở các lộ, phủ, châu.
Câu 9. Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau
đây?
A. Gả các công chúa cho các tù trưởng miền núi.
B. Thi hành chính sách thần phục nhà Minh.
C. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy.
D. Quan hệ hoà hiếu với Chăm-pa, Chân Lạp.
c/ Vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải yêu cầu đặt ra cho Đại Việt cuối thế kỉ XIV?
A. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
B. Thiết lập vương triều mới thay nhà Trần.
C. Thủ tiêu yếu tố các cứ của quý tộc nhà Trần.
D. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về nhận định: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách
lớn, kiên quyết và táo bạo”?
A. Thực hiện cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực, phần nào đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
B. Tiến hành một số cải cách trên các lĩnh vực, chưa đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
C. Tiến hành cải cách, dù chưa đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng nhưng giữ được độc lập.
D. Tiến hành cải cách nhưng chưa đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và không giữ được độc
lập.
Câu 3. Cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV có điểm tiến bộ nào sau đây?
A. Nho giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội.
B. Nền giáo dục, khoa cử từng bước phát triển.
C. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường.
D. Xác lập thể chế quân chủ trung ương tập quyền.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chính sách hạn điền, hạn nô ở cuối thế
kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Làm suy yếu tầng lớp quý tộc triều Trần.
B. Tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước.
C. Tăng cường quyền lực của Nhà nước.
D. Xác lập thể chế quân chủ trung ương tập quyền.
Câu 5. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cải cách của Hồ Quý Ly đầu thế
kỉ XV không thành công?
A. Lòng dân không thuận theo nhà Hồ.
B. Sự uy hiếp của các thế lực ngoại xâm.
C. Sự chống đối của thế lực phong kiến cũ.
D. Tiềm lực đất nước hoàn toàn suy sụp.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối
thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
B. Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh rõ nét tính thực tiễn trong cải cách giáo dục của Hồ Quý
Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Dạy văn chương chữ Nôm cho phi tần, cung nữ.
B. Chú trọng tổ chức các kì thi, lấy đỗ gần 200 người.
C. Bổ sung chức học quan, cấp học điền cho trường học.
D. Sửa đổi chế độ thi cử, thêm kì thi viết chữ và làm toán.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh rõ nét tính đại chúng trong cải cách giáo dục của Hồ
Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Dạy văn chương chữ Nôm cho phi tần, cung nữ.
B. Chú trọng tổ chức các kì thi, lấy đỗ gần 200 người.
C. Mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cử các quan trông coi.
D. Sửa đổi chế độ thi cử, thêm kì thi viết chữ và làm toán.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối
thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng.
B. Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
C. Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao.
D. Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc.
10/ Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước
A. khủng hoảng, suy thoái.
B. đã từng bước ổn định.
C. khó khăn và bị chia cắt.
D. rối ren, cát cứ khắp nơi.
Câu 2. Năm 1460, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành
A. cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực.
B. mở cuộc tiến công sang Trung Quốc.
C. công cuộc thống nhất đất nước.
D. khuyến khích phát triển ngoại thương.
Câu 3. Nguyên tắc ban cấp ruộng đất của chế độ quân điền là
A. lấy ruộng đất công chia cho dân.
B. ưu tiên phần nhiều cho quan lại.
C. ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.
D. không chia cho trẻ em mồ coi.
Câu 4. Về cải cách hành chính, ở trung ương, vua Lê Thánh Tông cho xóa bỏ hầu hết các chức
quan
A. đại thần.
B. thừa ty.
C. hiến ty.
D. đô ty.
Câu 5. Năm 1466, ở địa phương, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành
A. 10 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 11 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
C. 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
D. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
Câu 6. Trong bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông, quan lại được tuyển chọn chủ yếu
thông qua
A. kế vị.
B. đề cử.
C. ứng cử.
D. khoa cử.
Câu 7. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành
A. Hoàng Việt luật lệ.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật.
D. Hình thư.
Câu 8. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương thời Lê sơ từ sau cải cách của vua Lê Thánh
Tông là
A. đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.
B. phủ Thừa Thiên, châu, huyện, xã, làng.
C. đạo thừa tuyên, phủ, châu, hương, xã.
D. phủ Thừa Thiên, huyện, châu, xã, làng.
Câu 9. Quân đội dưới thời vua Lê Thánh Tông được gọi là
A. thân binh và tân binh.
B. tân binh và ngoại binh.
C. thủy binh và bộ binh.
D. cấm binh và ngoại binh.
Câu 10. Để rèn luyện quân đội, nhà Lê sơ ngoài việc duyệt binh sĩ hàng năm còn có quy định nào
sau đây?
A. Mua sắm vũ khí phương Tây trang bị cho quân đội.
B. Thường xuyên huấn luyện theo kiểu phương Tây.
C. Cứ 3 năm tổ chức một kỳ thi khảo võ nghệ.
D. Mời võ sĩ phương Tây huấn luyện cho quân đội.
Câu 11. Để phát triển kinh tế, vua Lê Thánh Tông đã ban hành các chính sách
A. lập quan Hà đê sứ và quan quân điền.
B. cho đào kênh máng, đắp đê “quai vạc”.
C. lập quan Hà đê sứ và đắp đê “quai vạc”.
D. chế độ lộc điền và chế độ quân điền.
Câu 12. Để tôn vinh những người đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã
A. phong làm quan đại thần.
B. dựng bia đá ở Văn Miếu.
C. cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
D. cử làm thầy đồ dạy học.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông từng bước tiến hành cải cách nhằm mục đích
A. tăng cường quyền lực của vua và bộ máy nhà nước.
B. đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
C. tăng cường bình đẳng, dân chủ và hạn chế phân quyền.
D. xóa bỏ tình trạng phân tán quyền lực, thống nhất đất nước.
Câu 2. Khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông chủ trương xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có
quyền lực lớn ở triều đình trung ương nhằm
A. giảm cồng kềnh bộ máy hành chính.
B. tập trung quyền lực vào tay nhà vua.
C. làm mới lại tổ chức bộ máy nhà nước.
D. để bộ máy hành chính không quan liêu.
Câu 3. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu nhằm mục đích
A. khẳng định nền giáo dục Nho học của nước Đại Việt.
B. ghi số lượng những người đỗ Tiến sĩ qua các kì thi Hội.
C. đề cao Nho học và tôn vinh những người đỗ đại khoa.
D. trùng tu, mở rộng, làm mới Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Câu 4. Một trong những điểm mới và tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là
A. đề cao quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
B. bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của vua.
C. bảo vệ quyền và lợi ích của quân cấm binh.
D. bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
Câu 5. Trọng tâm trong công cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) là lĩnh vực
A. kinh tế.
B. pháp luật.
C. hành chính.
D. giáo dục.
Câu 6. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn chỉnh dưới thời vua
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thánh Tông.
Câu 7. Để tập trung quyền lực vào tay nhà vua, Lê Thánh Tông chủ trương
A. chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên.
B. cho ban hành bộ Quốc triều hình luật.
C. tăng cường lực lượng quân đội triều đình.
D. xóa bỏ hầu hết quan đại thần có quyền lực lớn.
Câu 8. Chính sách cải cách nào sau đây của vua Lê Thánh Tông đã góp phần khẳng định quyền
sở hữu tối cao của Nhà nước tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển?
A. Đồn điền.
B. Đê điều.
C. Ruộng đất.
D. Khẩn hoang.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa về cuộc cải cách của vua Lê Thánh
Tông ở thế kỉ XV?
A. Mở ra khả năng độc lập, tự chủ đầu tiên cho dân tộc ta.
B. Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia.
C. Tạo thế và lực cho ta đánh bại quân xâm lược Minh.
D. Tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh xâm lược phương Bắc.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa về cuộc cải cách của vua Lê Thánh
Tông ở thế kỉ XV?
A. Mở ra khả năng độc lập, tự chủ, thống nhất lâu dài cho dân tộc ta.
B. Tạo cơ sở cho nhà Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
C. Tạo thế và lực cho nước ta đánh bại quân xâm lược Minh, bảo vệ Tổ quốc.
D. Mở ra khả năng mới, tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh xâm lược phương Bắc.
c/ Vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chức năng của lục Bộ (sáu bộ) dưới thời vua Lê
Thánh Tông?
A. Cơ quan giúp việc cho lục Tự (sáu tự).
B. Theo dõi, giám sát hoạt động của lục Khoa.
C. Cơ quan cao cấp chủ chốt trong triều đình.
D. Phụ trách hoạt động quân sự của nhà nước.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông?
A. Có tính kế thừa từ trung ương đến địa phương.
B. Có sự nối tiếp từ trung ương đến địa phương.
C. Có tính liên thông từ trung ương đến địa phương.
D. Có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách hành chính ở trung ương của vua Lê Thánh
Tông?
A. Chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn.
C. Giữ lại một số ít quan đại thần cùng vua bàn việc khi cần.
D. Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ).
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách hành chính ở địa phương của vua Lê Thánh
Tông?
A. Chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn.
C. Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty, Hiến ty.
D. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và xã.
Câu 5. Điểm tương đồng về quan điểm xây dựng đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước thời
vua Lê Thánh Tông so với công tác xây dựng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là
A. có năng lực và phẩm chất tốt.
B. có năng lực, xuất thân dòng tộc.
C. ưu tiên tuyển chọn con em quan lại.
D. chỉ chú trọng con cháu người có công.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả về cải cách hành chính của vua Lê Thánh
Tông (thế kỉ XV)?
A. Thống nhất cả nước theo hướng tinh gọn.
B. Có sự phân cấp và phân nhiệm minh bạch.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. Đảm bảo sự chỉ đạo, tập trung quyền lực của vua.
Câu 7. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông đã khắc phục được hạn chế nào trong
bộ máy nhà nước?
A. Tranh giành địa vị của các hoàng tử.
B. Sự cấu kết của các chức quan đại thần.
C. Bóc lột nông dân của quan địa phương.
D. Sự chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.
Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng
là trọng tâm cải cách về
A. hành chính.
B. giáo dục.
C. pháp luật.
D. quân đội.
Câu 9. Mô hình quân chủ chuyên chế thời Lê sơ đã ảnh hưởng như thế nào đến các nhà nước
phong kiến ở Việt Nam ở giai đoạn sau?
A. Mô hình thử nghiệm cho các triều đại phong kiến.
B. Trở thành khuôn mẫu cho các triều đại về sau.
C. Đặt nền móng cho sự hình thành chế độ phong kiến.
D. Hình mẫu thí điểm cho các triều đại phong kiến.
11/ Bài 11: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Cuộc cải cách hành chính lớn nhất dưới triều Nguyễn được tiến hành bởi vua
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Tự Đức.
D. Hàm Nghi.
Câu 2. Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất triều đình nhà Nguyễn, vua Minh
Mạng đã
A. thành lập Cơ mật viện.
B. tiến hành cuộc cải cách.
C. cải tổ Văn thư phòng.
D. cải tổ Quốc tử giám.
Câu 3. Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) là
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. hành chính.
D. quân sự.
Câu 4. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật
viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về
A. kinh tế.
B. quân sự.
C. giáo dục.
D. tài chính.
Câu 5. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật
viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về
A. kinh tế.
B. hành chính.
C. giáo dục.
D. tài chính.
Câu 6. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật
viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về
A. kinh tế.
B. an ninh.
C. giáo dục.
D. tài chính.
Câu 7. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật
viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. giáo dục.
D. tài chính.
Câu 8. Ở địa phương, trong công cuộc cải cách hành chính, vua Minh Mạng đã chia cả nước
thành
A. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
B. Bắc Thành, Gia Định thành và trực doanh.
C. từ phủ Thừa Thiên ra Bắc thành 18 tỉnh.
D. từ phủ Thừa Thiên vào Nam thành 12 tỉnh.
Câu 9. Đối với các vùng dân tộc thiểu số, cuộc cải cách của vua Minh Mạng không có nội dung
nào sau đây?
A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.
B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
D. Phong tước vương cho các tù trưởng địa phương.
Câu 10. Đối với các vùng dân tộc thiểu số, cuộc cải cách của vua Minh Mạng không có nội dung
nào sau đây?
A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.
B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
D. Kết thông gia, mở rộng quyền lực cho các tù trưởng.
Câu 11. Trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX), cơ quan nào
sau đây có chức năng như một cơ quan hành chính trung ương?
A. Nội các.
B. Quốc tử giám.
C. Hàm lâm viện.
D. Đô sát viện.
Câu 12. Dưới thời vua Minh Mạng, đứng đầu tỉnh là
A. Tổng đốc, Tuần phủ.
B. Quan Thượng thư.
C. Khâm sai đại thần.
D. Tả tướng quân.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh
A. đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh, bị chia cắt lâu dài.
B. bộ máy hành chính nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh.
C. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất ở địa phương đã khắc phục.
D. vua Gia Long đã tiến hành cuộc cải cách hành chính hoàn chỉnh.
Câu 2. Cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh
A. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
B. bộ máy hành chính nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh.
C. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất ở địa phương đã khắc phục.
D. vua Gia Long đã tiến hành cuộc cải cách hành chính hoàn chỉnh.
Câu 3. Cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh
A. tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại Bắc Thành và Gia Định Thành.
B. bộ máy hành chính nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh.
C. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất ở địa phương đã khắc phục.
D. vua Gia Long đã tiến hành cuộc cải cách hành chính hoàn chỉnh.
Câu 4. Cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh
A. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất vẫn tồn tại đậm nét.
B. bộ máy hành chính nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh.
C. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất ở địa phương đã khắc phục.
D. vua Gia Long đã tiến hành cuộc cải cách hành chính hoàn chỉnh.
Câu 5. Cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh
A. tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất.
B. bộ máy hành chính nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh.
C. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất ở địa phương đã khắc phục.
D. vua Gia Long đã tiến hành cuộc cải cách hành chính hoàn chỉnh.
Câu 6. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) không nhằm mục
đích nào sau đây?
A. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.
B. Tăng cường tính thống nhất và tiềm lực của đất nước.
C. Tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
D. Xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
Câu 7. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm mục đích
A. hoàn thành cơ bản thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
B. tăng cường tính thống nhất và tiềm lực của đất nước.
C. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
D. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
Câu 8. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm mục đích
A. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
B. khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.
C. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
D. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
Câu 9. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm mục đích
A. hoàn thành cơ bản thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
B. hoàn chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
C. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
D. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
Câu 10. Trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX), quy định của
chế độ “hồi tỵ” là gì?
A. Anh, em, cha, con, thầy, trò không được làm quan cùng một chỗ.
B. Mở rộng phạm vi đưa quan lại triều đình đến địa phương cai trị.
C. Người thân, tôn thất, dòng họ của vua không làm quan cùng chỗ.
D. Đưa những người thi đỗ đạt về làm quan đứng đầu ở quê quán.
Câu 11. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) không mang lại kết quả nào sau
đây?
A. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Quản lí chặt chẽ, tinh gọn tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước.
D. Đặt nền móng cho sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến.
Câu 12. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã mang lại kết quả nào sau
đây?
A. Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
B. Đặt nền móng cho sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến.
C. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng bất mãn, chống đối trong xã hội.
D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội, đất nước thái bình.
Câu 13. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau
đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
B. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 14. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau
đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
B. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
C. làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước hiệu quả hơn.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 15. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau
đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
B. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
C. làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước hiệu quả hơn.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 16. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau
đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
B. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
C. làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện hiện nay.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 17. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau
đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
B. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
c/ Vận dụng
Câu 1. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Nâng cao vai trò quản lí của chính quyền ở trung ương.
B. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
C. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
D. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
Câu 2. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
B. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
C. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
D. Tăng cường và tập trung quyền lực trong tay nhà vua.
Câu 3. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
B. Nội dung cải cách phù hợp với yêu cầu của đất nước.
C. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
D. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
Câu 4. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
B. Tác động lớn đến sự phát triển của đất nước trên nhiều mặt.
C. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
D. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
Câu 5. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
B. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
C. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau.
Câu 6. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương.
B. Thành lập lục Bộ để giúp việc cho nhà vua.
C. Tăng cường quyền lực tuyệt đối của nhà vua.
D. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
Câu 7. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Thành lập lục Bộ để giúp việc cho nhà vua.
B. Tăng cường quyền lực tuyệt đối của nhà vua.
C. Thành lập các cơ quan Nội các và Cơ mật viện.
D. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
Câu 8. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê
Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Thành lập lục Bộ để giúp việc cho nhà vua.
B. Tăng cường quyền lực tuyệt đối của nhà vua.
C. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
D. Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 9. Một trong những di sản lớn nhất trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ
XIX) còn giá trị đến ngày nay là
A. cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương.
B. cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh.
C. chú trọng phát triển kinh tế theo hướng hiện đại.
D. ưu tiên bổ nhiệm quan lại là người ở địa phương.
12/ Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào sau đây?
A. Nam Phi.
B. Đan Mạch.
C. Việt Nam.
D. Thụy Điển.
Câu 2. Khu vực Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 thuộc vùng biển
A. Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Câu 3. Vùng biển nào sau đây là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương?
A. Biển Na Uy.
B. Biển Đông.
C. Biển Đỏ.
D. Biển Đen.
Câu 4. Các quốc gia Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ
A. Biển Đông.
B. Biển Đỏ.
C. Biển Đen.
D. Biển Hồ.
Câu 5. Quần đảo nào sau đây thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông?
A. Quần đảo Mã Lai.
B. Quần đảo Bắc Cực.
C. Quần đảo Thế giới.
D. Quần đảo Trường Sa.
Câu 6. Ở Việt Nam, tỉnh nào sau đây của có đường bờ biển tiếp giáp với Biển Đông?
A. Đồng Tháp.
B. Bắc Giang.
C. Kiên Giang.
D. Bình Phước.
Câu 7. Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực
A. châu Á - Thái Bình Dương.
B. Bắc Mĩ và eo biển Đan Mạch.
C. châu Âu và mũi Hảo Vọng.
D. châu Phi và châu Nam Cực.
Câu 8. Địa hình của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự nối tiếp liên tục của lục địa
Việt Nam từ
A. vùng núi ra biển.
B. đất liền ra biển.
C. hoạt động lấn biển.
D. hoạt động núi lửa.
Câu 9. Quần đảo nào sau đây thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông?
A. Quần đảo Bắc Cực.
B. Quần đảo Mã Lai.
C. Quần đảo Thế giới.
D. Quần đảo Hoàng Sa.
Câu 10. Giao thương đường biển trên Biển Đông nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới, chủ yếu là
A. khách du lịch.
B. cảng biển lớn.
C. tàu chở dầu.
D. cây nước mặn.
Câu 11. Eo biển nào sau đây ở Đông Nam Á là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng
bậc nhất ở châu Á?
A. Eo Ma-lắc-ca.
B. Eo Đài Loan.
C. Eo Miệng Rồng
D. Eo Cá Heo.
Câu 12. Eo biển nào sau đây không phải là eo biển ở Biển Đông?
A. Eo Đài Loan.
B. Eo Ga-xpa.
C. Eo Ma-lắc-ca.
D. Eo Bê-ring.
Câu 13. Đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa có vị trí địa lí rất gần với lục địa Việt Nam?
A. Đảo Phú Quốc.
B. Đảo Tri Tôn.
C. Đảo Hòn Khoai.
D. Đảo Lý Sơn.
Câu 14. Đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa có vị trí địa lí rất gần với lục địa Việt Nam?
A. Đảo Phú Quốc.
B. Đảo Hoàng Sa.
C. Đảo Hòn Khoai.
D. Đảo Lý Sơn.
Câu 15. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở vị trí
nào của Biển Đông?
A. Phía Bắc.
B. Phía Nam.
C. Trung tâm.
D. Phái Tây.
Câu 16. Ngày nay, quần đảo Trường Sa thuộc địa phận tỉnh nào của Việt Nam?
A. Quảng Ninh.
B. Kiên Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Đồng Tháp.
Câu 17. Đảo nào sau đây trong quần đảo Trường Sa có vị trí địa lí gần đất liền Việt Nam nhất?
A. Đảo Song Tử Tây.
B. Đảo Trường Sa.
C. Đảo Nam Yết.
D. Đảo Ba Đình.
Câu 18. Đảo nào sau đây trong quần đảo Trường Sa có diện tích lớn nhất?
A. Đảo Song Tử Tây.
B. Đảo Nam Yết.
C. Đảo Trường Sa.
D. Đảo Ba Đình.
Câu 19. Ngày nay, quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh, thành nào của Việt Nam?
A. Đà Nẵng.
B. Hà Nội.
C. Hải Phòng.
D. Cần Thơ.
Câu 20. Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình
Dương và
A. Bắc Băng Dương.
B. Địa Trung Hải.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Ở Biển Đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới?
A. Muối biển.
B. Đất hiếm.
C. Dầu khí.
D. Quặng sắt.
Câu 2. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối
với nhiều quốc gia ven biển vì lí do nào sau đây?
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
B. Đây là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển châu Âu với biển Ả rập.
C. Biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng bậc nhất nối châu Á và châu Âu.
D. Biển Đông là tuyến vận tải đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á.
Câu 3. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế vì
A. là tuyến đường biển duy nhất trên thế giới.
B. tập trung nhiều tuyến đường biển chiến lược.
C. ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão.
D. bị nhiều cường quốc lớn chi phối, khống chế.
Câu 4. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế vì
A. là tuyến đường biển duy nhất trên thế giới.
B. ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão.
C. khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng.
D. bị nhiều cường quốc lớn chi phối, khống chế.
Câu 5. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa.
B. Nối Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương.
C. Là vùng biển chính cho tàu thuyền neo đậu.
D. Là tuyến đường giao thông biển huyết mạch.
Câu 6. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Có nguồi tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển.
Câu 7. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Tác động to lớn đến sự phát triển của nhiều nước.
B. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
C. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển.
D. Ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
Câu 8. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.
D. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển.
Câu 9. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là biển ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Là biển ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nhiều nước.
D. Là tuyến giao thông hàng hải quốc tế duy nhất trên biển.
c/ Vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về vị trí chiến lược của Biển Đông đối với sự phát
triển kinh tế của Việt Nam?
A. Góp phần giảm thiểu chi phí trong ngành vận tải đường biển.
B. Rút ngắn thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng.
C. Biển Đông là tuyến đường vận tải biển duy nhất của thế giới.
D. Là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với khu vực và thế giới.
Câu 2. Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau đây ?
A. Cung cấp nguồn tài nguyên phong phú để phát triển đất nước.
B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
C. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 3. Đối với Việt Nam, hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau
đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Xây dựng thành cơ sở hậu cần-kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh tế.
C. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 4. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo
Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Có vị trí, điều kiện thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện.
C. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 5. Đối với Việt Nam, hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau
đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Xây dựng thành cơ sở hậu cần-kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự.
C. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 6. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo
Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
C. Có ý nghĩa về chiến lược quốc phòng, an ninh, kinh tế biển.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật về khí hậu ở Biển Đông, có ảnh hưởng trực tiếp
đến Việt Nam?
A. Có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
B. Là khu vực hình thành và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão.
C. Hiện nay, Biển Đông là một trong những biển lớn nhất trên thế giới.
D. Là cửa ngỏ để Việt Nam giao thương với các nhiều nước trên thế giới.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong khu vực Biển Đông?
A. Giúp kiểm soát và đảm bảo an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không.
B. Xây dựng thành cơ sở hậu cần - kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh tế tại các đảo, quần đảo.
C. Phát triển bền vững một số ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
D. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các di sản văn hóa thiên nhiên.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối
với sự phát triển kinh tế Việt Nam?
A. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông chỉ thuận lợi để đầu tư và phát triển du lịch.
B. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.
C. Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo là không gian trọng yếu để phát triển văn hóa.
D. Biển đảo là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho cuộc sống của nhân dân Việt Nam.
13/ Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (30 câu)
a/ Nhận biết
Câu 1. Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?
A. 26 tỉnh, thành phố.
B. 27 tỉnh, thành phố.
C. 28 tỉnh, thành phố.
D. 29 tỉnh, thành phố.
Câu 2. Hiện nay, về mặt hành chính, huyện đảo Hoàng Sa (Việt Nam) thuộc quyền quản lý hành
chính của
A. thành phố Đà Nẵng.
B. tỉnh Bình Thuận.
C. tỉnh An Giang.
D. tỉnh Trà Vinh.
Câu 3. Hiện nay, về mặt hành chính, huyện đảo Trường Sa (Việt Nam) thuộc quyền quản lý hành
chính của tỉnh
A. Khánh Hòa.
B. Bình Thuận.
C. An Giang.
D. Trà Vinh.
Câu 4. Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước của các chúa Nguyễn
và nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc
A. thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải.
B. di dân đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
C. cử quân đội chính quy đến đồn trú để bảo vệ các đảo.
D. các chúa Nguyễn thường xuyên đến các đảo để thị sát.
Câu 5. Dưới thời vua Gia Long, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc
A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
B. tổ chức đội thủy quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở các đảo.
C. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn.
D. vua Gia Long thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình.
Câu 6. Dưới thời vua Minh Mạng, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc
A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
B. cử thủy quân ra đảo, cho vẽ bản đồ, cắm dấu mốc tại nơi khảo sát.
C. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn.
D. vua Minh Mạng thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình.
Câu 7. Dưới thời vua Minh Mạng, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc
A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
B. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn.
C. vua Minh Mạng thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình.
D. cử thủy quân ra đảo, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng miếu và trồng cây.
Câu 8. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo
vệ chủ quyền tại đảo
A. Lý Sơn.
B. Gạc Ma.
C. Thổ Chu.
D. Cô Tô.
Câu 9. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo
vệ chủ quyền tại đảo
A. Lý Sơn.
B. Len Đao.
C. Thổ Chu.
D. Cô Tô.
Câu 10. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo
vệ chủ quyền tại đảo
A. Lý Sơn.
B. Cô Lin.
C. Thổ Chu.
D. Cô Tô.
Câu 11. Tháng 3-1988, quân đội của quốc gia nào sau đây đã dùng vũ lực tấn công trái phép các
đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa làm cho nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân
dân Việt Nam phải hi sinh?
A. Nhật Bản.
B. Thụy Điển.
C. Trung Quốc.
D. Nam Phi.
Câu 12. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt
động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa là
A. Phủ biên tạp lục.
B. Lam Sơn thực lục.
C. Bình Ngô đại cáo.
D. Ức Trai thi tập.
Câu 13. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt
động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa là
A. Đại Nam thực lục.
B. Lam Sơn thực lục.
C. Bình Ngô đại cáo.
D. Ức Trai thi tập.
Câu 14. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt
động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa là
A. Hoàng Việt địa dư chí.
B. Lam Sơn thực lục.
C. Bình Ngô đại cáo.
D. Ức Trai thi tập.
Câu 15. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt
động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa là
A. Đại Nam nhất thống chí.
B. Lam Sơn thực lục.
C. Bình Ngô đại cáo.
D. Ức Trai thi tập.
b/ Thông hiểu
Câu 1. Nội dung sau đây là thái độ của các nước tham dự Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô,
(tháng 9-1951), khi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
tiếp tục được tuyên bố?
A. Trung Quốc phản đối quyết liệt và không được thông qua.
B. Các nước Đông Nam Á phản và không được thông qua.
C. Không có quốc gia nào tham dự hội nghị phản đối.
D. Mĩ phản đối quyết liệt và không được hội nghị thông qua.
Câu 2. Về quốc phòng, an ninh, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở
điểm nào sau đây?
A. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.
B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.
C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.
D. Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước.
Câu 3. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt
Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.
B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.
C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.
D. Phát triển kinh tế biển đa dạng với nhiều ngành.
Câu 4. Đối với Việt Nam, biển Đông là “cửa ngõ” để giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước
trên thế giới, đặc biệt là với khu vực
A. Châu Á - Châu Đại Dương.
B. Châu Á - Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương - Thái Bình Dương.
D. Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương.
Câu 5. Đối với Việt Nam, việc xác định chủ quyền của đối với các đảo và quần đảo ở Biển Đông
có ý nghĩa rất quan trọng vì
A. các đảo và quần đảo của Việt Nam điều có tiềm năng kinh tế lớn nhất thế giới.
B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển và thềm lục địa.
C. các đảo và quần đảo đều nằm rất xa với đất liền của nước Việt Nam.
D. các đảo và quần đảo là bộ phận chủ quyền dễ bị các nước xâm lược nhất.
Câu 6. Biển Đông đóng vai trò là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A. Có nhiều đảo và quần đảo hợp thành tuyến phòng thủ.
B. Có rất ít các đảo che chắn nên có thể quan sát từ xa.
C. Là biển nông cạn nên các tàu chiến cỡ lớn khó ra vào.
D. Do bốn mặt giáp Biển Đông nên rất thuận lợi phòng thủ.
Câu 7. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương
A. kiên quyết sử dụng pháp lí để kiện ra tòa án quốc tế.
B. dùng vũ lực quân sự để giữ và giành lại các đảo đã mất.
C. giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình.
D. nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước để đổi lấy hòa bình.
Câu 8. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh
chấp thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần
A. đề cao vai trò của tòa án quốc tế.
B. không nhượng bộ trong mọi hoàn cảnh.
C. hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
D. thỏa hiệp để đổi lấy hòa bình.
Câu 9. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh
chấp thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần
A. đề cao vai trò của tòa án quốc tế.
B. không nhượng bộ trong mọi hoàn cảnh.
C. tuân thủ luật pháp quốc tế.
D. thỏa hiệp để đổi lấy hòa bình.
c/ Vận dụng
Câu 1. Lễ Khao lề thế lính nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ
về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương, hàng năm được tổ chức ở
A. huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
B. huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
C. huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chủ trương của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền,
chủ quyền và các lợi ích hợp pháp ở Biển Đông?
A. Nhân nhượng các nước lớn để đổi lấy hòa bình trên biển.
B. Không đánh đổi chủ quyền để đổi lấy hòa bình viễn vông.
C. Sẵn sàng khơi mào quân sự để bảo vệ chủ quyền chính đáng.
D. Ưu tiên phát triển Hải quân để bảo vệ chủ quyền trên biển.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc bảo vệ
quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông hiện nay?
A. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia.
B. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông.
C. Các Ủy viên thường trực của Liên Hợp Quốc điều ủng hộ Trung Quốc.
D. Thiếu các bằng chứng pháp lí để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Là điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách trong nước cũng như quốc tế.
C. Là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác quốc tế.
D. Là con đường duy nhất để hàng hóa xuất-nhập khẩu với bên ngoài.
Câu 5. Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô, (tháng 9-1951), khi chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố mà không bị các quốc gia
tham dự hội nghị phản đối. Điều đó cho thấy
A. tính pháp lý quốc tế và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam.
B. đây là những quần đảo không có giá trị cao về kinh tế.
C. đây là những quần đảo không có giá trị cao về quốc phòng.
D. các quốc gia tham dự hội nghị đều tuyệt đối tôn trọng luật Biển.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chủ trương của Việt Nam trong việc bảo vệ
chủ quyền biển, đảo?
A. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
B. Quốc hội đã thông qua Luật biển Việt Nam (ngày 21/6/2012).
C. Liên minh quân sự với các nước trong khu vực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
D. Thúc đẩy và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt
Nam?
A. Hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ Tổ quốc.
B. Là bàn đạp thuận lợi để Việt Nam mở rộng lãnh thổ Tổ quốc.
C. Thuận lợi để hình thành liên minh quân sự với các nước trong khu vực.
D. Là con đường duy nhất để hàng hóa xuất-nhập khẩu với bên ngoài.
Câu 8. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đảo nào sau đây được xem là “vọng gác tiền
tiêu” của miền Bắc Việt Nam?
A. Đảo Hoàng Sa.
B. Đảo Trường Sa.
C. Đảo Cồn Cỏ.
D. Đảo Phú Quốc.
Câu 9. Vịnh biển nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên
của Việt Nam?
A. Vịnh Cam Ranh.
B. Vịnh Bắc Bộ.
C. Vịnh Hạ Long.
D. Vịnh Thái Lan.
------HẾT-----

You might also like