You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN


BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC:
PHONG CÁCH HỌC VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC

CHỦ ĐỀ
TỔ CHỨC LỜI NÓI NGHỆ THUẬT TRONG MỘT VĂN BẢN VĂN HỌC

Giảng viên: Đặng Thị Thu Hiền


Sinh viên thực hiện: Dương Văn Nam
Mã sinh viên: 685601086

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021

1
2
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...........................................................................................4
B. NỘI DUNG CHÍNH ...........................................................................4
I. Cơ sở lí thuyết .................................................................................4
1. Lời văn nghệ thuật .......................................................................4
2. Các thành phần lời văn nghệ thuật ................................................5
3. Các loại phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật ............................8
4. Đôi nét về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn “Cái nhìn khắc khoải ..8
II. Tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái nhìn khắc khoải”
của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư .............................................................. 10
1. Các thành phần của lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái nhìn
khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ........................................10
2. Các phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái
nhìn khắc khoải của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ..................................13
3. Nhận xét đặc điểm tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái
nhìn khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ................................ 17
C. KẾT LUẬN ..................................................................................... 17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 18
E. PHỤ LỤC ........................................................................................ 18

3
A. MỞ ĐẦU
Lời văn nghệ thuật là một trong những thành tố quan trọng của tác phẩm văn
học. Có thể nói đây là một trong những lớp đầu tiên của cấu trúc tác phẩm nghệ
thuật. Thông qua nó, các tầng sâu hơn của tác phẩm được thể hiện. Do vậy việc
tìm hiểu tổ chức lời văn nghệ thuật trong một tác phẩm là điều cần thiết để có thể
thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm đó, phát hiện ra cái hay, cái đẹp
của tác phẩm.
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút Nam Bộ tiêu biểu cho văn học
Việt Nam đương đại. Cô có vai trò quan trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
nói chung. Những tác phẩm của cô không chỉ đạt được những thành tựu trong
nước mà con nhận được đánh giá cao từ các nhà nghiên cứu ngoài nước. Sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tư cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới đặc
biệt là tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Đây được xem là tập truyện quan
trọng, đánh dấu một thành công mới của Nguyễn Ngọc Tư trong sự nghiệp sáng
tác của mình. Do vậy, việc tìm hiểu những tác phẩm trong tập truyện này là cần
thiết để có thể hiểu thêm về phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Trong đó,
“Cái nhìn khắc khoải” là một tác phẩm tiêu biểu nằm trong tập truyện.
Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm “Cái
nhìn khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Thông qua đó phần nào chỉ ra
được vai trò của lời văn nghệ thuật trong tác phẩm cũng như khái quát những đặc
trưng trong phong cách sáng tác của nhà văn này.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí thuyết
1. Lời văn nghệ thuật
Thuật ngữ lời văn nghệ thuật được hiểu là “dạng phát ngôn được tổ chức một
cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức
ngôn từ của tác phẩm văn học”1.
Lời văn nghệ thuật dùng để chỉ dạng lời văn trong tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ, phân biệt với lời văn thường, lời nói thường hay lười văn trong các văn bản
hành chính, pháp luật. Sự đồng nhất lời văn nghệ thuật với lời nói thường đồng
nghĩa với việc phủ nhận sự sáng tạo và tính hình tượng của lời văn nghệ thuật.
Sự hoạt động của ngôn ngữ thành dạng lời nói cụ thể, hằng ngày trong những
hoàn cảnh trực tiếp không đồng nhất với lời văn nghệ thuật – biểu hiện sống động
của ngôn ngữ nghệ thuật, mang đậm dấu ấn phong cách và cá tính sáng tạo của
nhà văn.

1 Nhiều tác giả (2001), “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, NXB Giáo dục. tr.141

4
Lời văn nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật của văn học. Lại
Nguyên Ân khẳng định nó là “hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung
tác phẩm”2. Cũng như các yếu tố hình thức nghệ thuật khác của văn học, nó không
phải là loại hình thức chung chung, trừu tượng mà cụ thể, cảm tính, được tổ chức
và sáng tạo. Nó không phải là cái vỏ bọc bên ngoài thuần túy của một nội dung
nào đó. Cùng các yếu tố hình thức khác như không gian nghệ thuật, thời gian
nghệ thuật, chi tiết, nhân vật, kết cấu, cốt truyện,... lời văn nghệ thuật là phương
thức tồn tại, là phương tiện biểu hiện nội dung, là sự hiện hữu cụ thể và sinh động
của hình tượng và cũng là “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với
tác phẩm”3. M. Bakhtin cho rằng: “lời văn, tức là ngôn gữ với tính cách toàn vẹn,
cụ thể và sinh động của nó, chứ không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng
chuyên biệt của ngôn ngữ học”4
2. Các thành phần lời văn nghệ thuật
Trên bình diện người phát ngôn có thể phân chia thành phần lời nói trong tác
phẩm tự sự thành lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Người kể chuyện là “hình thức ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm
văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên( 1997),
“Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB ĐHQGHN, HN. tr.221). Theo Nguyễn Thái
Hòa, người kể chuyện chính là nhân vật tự sự, “là chủ thể thứ nhất làm ra hành
vi kể”, “ người kể chỉ có vai trò trong truyện mình kể, và có thể tham gia vào các
nhân vật truyện như một nhà nhân chứng hoặc như một nhà thuyết minh hoặc giả
vờ như không dính líu gì đến câu chuyện tùy theo mức độ tham gia khác nhau,
tức là tạo một khoảng cách giữa người kể và chuyện”5. Người kể chuyện thể hiện
những quan điểm chủ quan của mình đối với nhân vật, câu chuyện được kể, là
người chịu trách nhiệm đối với số phận nhân vật, biểu hiện ngay ở cách lựa chọn
điểm nhìn và giọng điệu kể. Nói cách khác, người kể chuyện là người trực tiếp
kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự sự, hướng tới người nhận là người nghe
chuyện. Người kể chuyện là chủ thể lời kể, chịu trách nhiệm về hành động kể.
Người kể chuyện là một hình tượng hoàn toàn nằm trong hiện thực được kể trong
câu chuyện, có chức năng thuật lại câu chuyện thông qua thực hiện hành vi kể
của mình. Lời của người kể chuyện có thể được phân loại cụ thể như sau:

2 Lại Nguyên Ân (1999), “150 thuật ngữ văn học”, NXB ĐHQGHN, tr.308
3 Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2006) đồng chủ biên, “Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy”, NXB Giáo dục, Hà Nội,148.
4 Bakhtin,M.M. (2003), “Lí luận và thi pháp tiểu thuyết” (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Hội Nhà văn, Hà

nội, tr. 189


5 Nguyễn Thái Hòa (2000), “Những vấn đề thi pháp của truyện”, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.53

5
Lời người kể chuyện
Lời kể Lời tả Trữ tình ngoại đề
Lời kể Lời dẫn Lời tả Lời tả Lời tả Lời Lời Lời
sự việc thoại người sự vật cảnh phát bình bình
biểu luận về luận về
quan việc con
niệm người
nhân
sinh

Lời kể là lời trình bày, tái hiện lại tình tiết, sự kiện, biến cố dưới điểm nhìn
người trần thuật. Lời kể có hai chức năng chính là chức năng kể và chức năng
dẫn thoại. Lời kể sự việc là lời trình bày, tái hiện các tình tiết, sự kiện, biến cố
theo phương thức trần thuật. Lời dẫn thoại là lời giới thiệu, dẫn dắt cho sự xuất
hiện của lời nhân vật được người kể chuyện đưa vào tác phẩm theo những cách
khác nhau.
Lời tả là lời được sử dụng để làm cho người khác hình dung ra được rõ ràng
về sự vật, sự việc,... Lời tả cảnh là lời trần thuật sử dụng phương thức miêu tả,
đối tượng hướng tới là cảnh vật, thiên nhiên... Lời tả sự vật là lời trần thuật sử
dụng phương thức miêu tả, đối tượng hướng tới là con vật đồ vật,... Lời tả người
là lời trần thuật sử dụng phương thức miêu tả, đối tượng hướng tới là người, nhằm
mô tả, khắc họa lại đối tượng một cách rõ nét, sinh động, giúp người đọc hình
dung rõ nét về nhân vật mà tác giả muốn miêu tả.
Lời trữ tình ngoại đề là yếu tố ngoài cốt truyện, một bộ phận của ngôn ngữ
người kể chuyện trong tác phẩm văn học. Ở lời trữ tình ngoại đề, tác giả trực tiếp
bộc lộ tư tưởng, quan niệm của mình về cuộc sống hoặc nhân vật. Lời nêu quan
niệm nhân sinh là lời nêu lên quan điểm, trình bày tư tưởng về đạo đức, lối sống,
mục đích và ý nghĩa cuộc sống con người. Lời bình luận về nhân vật là lời nhận
xét, đánh giá, bàn luận, phân tích,... về cách nhân vật trong tác phẩm. Đó có thể
là lời khen, chê hay giải thích tư tưởng mình thêm về nhân vật. Lời bình luận sự
việc là lời nhận xét, đánh giá, bàn luận, phân tích,... về cách tình tiết, sự kiện,...
của một sự việc trong cốt truyện, nhằm nêu lên quan điểm cũng như bày tỏ thái
độ của nhà văn đối với sự việc đó.
Lời của người kể chuyện có một số chức năng như: chức năng thông tin (kể
việc); chức năng xây dựng tình huống, nhân vật; chức năng bộc lộ (bộc lộ điểm
nhìn, quan điểm, nguyện vọng của người kể chuyện); chức năng liên kết ( liên kết

6
sự kiện, nhân vật), chức năng tiếp xúc (tạo liên hệ với người nghe), chức năng
thẩm mĩ (hướng tới cái hay, cái đẹp).
Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật được nhà văn miêu tả trong tác
phẩm bằng phương tiện văn học, có thể là con người hay sự vật được nhân cách
hóa. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết như: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những
đặc điểm riêng,... Đặc biệt, nhân vật hiện lên qua những gì mà nhân vật phát ngôn
hoặc hành động trong tác phẩm. Dựa vào hình thức biểu hiện có thể phân chia lời
nhân vật thành lời trực tiếp; lời gián tiếp; lời nửa trực tiếp; lời nửa gián tiếp. Lời
trực tiếp của nhân vật là lời độc thoại hay đối thoại, được trích dẫn nguyên văn.
Dấu hiệu nhận biết lời trực tiếp của nhân vật thường là các dấu hiệu trích dẫn như
dấu hai chấm, gạch đầu dòng, hoặc để trong ngoặc kép. Lời đối thoại là lời nói,
giao tiếp của các nhân vật với nhau có các nhân tố giao tiếp. Lời độc thoại là nói
mà nhân vật có thể phát ngôn hoặc không phát ngôn ra nhưng không đòi hỏi sự
đáp lại. Lời gián tiếp là lời mang nội dung truyền đạt của nhân vật nhưng không
được trích dẫn mà mà được thay thế bằng lời, văn phong của tác giả. Lời nửa trực
tiếp “là cách diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả
nhưng về nội dung, phong cách thuộc về nhân vật”. Lời nửa gián tiếp là lời nói
có nội dung phát ngôn của nhân vật, cách xưng hô thuộc về nhân vật nhưng không
có dấu hiệu trích dẫn.
Trên phương diện hình thức biểu hiện có thể phân chia thành phần lời nói nghệ
thuật thành lời trực tiếp và lời gián tiếp.
Lời trực tiếp chủ yếu là lời nhân vật và một bộ phận lời tác giả trực tiếp nói
lên trong tác phẩm. Lời trực tiếp của nhân vật có một số chức năng như: chức
năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật; chức năng tự bộc lộ của nhân vật, cho
thấy sự tồn tại của nó; chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân
vật khác; chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tượng suy
tư của tác giả; chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật. Bên
cạnh lời trực tiếp của nhân vật là lời trực tiếp của tác giả. Đó là lời trữ tình ngoại
đề thể hiện trực tiếp tư tư tưởng, triết lí của tác giả.
Lời gián tiếp là “toàn bộ lời văn của tác giả, của người trần thuật hoặc người
kể chuyện có chức năng trình bày toàn bộ thế giới hình tượng, kể cả các yếu tố
nội dung, hình thức của lời nhân vật”6, các sự vật, hiện tượng như ngoại hình,
môi trường, phong cảnh, sự kiện... cho người đọc. Lời nói gián tiếp có hai nhiệm
vụ là: “tái hiện, phân tích, lí giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người,
cảnh vật, đồ vật; tái hiện, phân tích, lí giải lời nói, ý nghĩ người khác”7. Trong

6 Phương Lựu (2006) (chủ biên), “Lí luận văn học”, NXB Giáo dục, tr 335
7 Phương Lựu (2006), chủ biên, “Lí luận văn học”, NXB Giáo dục, tr335

7
lời gián tiếp lại bao gồm: lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp hai giọng. Lời
gián tiếp một giọng là lời trần thuật của người kể chuyện, không xen lời nhật vật
(điểm nhìn của người kể chuyện) thường tạo nên giọng kể lể, trình bày. Lời gián
tiếp một giọng tái hiện, thẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách
quan vốn có của chúng theo ý đồ tác giả, không liên quan tới ý thức, suy nghĩ của
người khác về chúng. Còn lời gián tiếp hai giọng thì vừa có lời kể của người kể
chuyện vừa xem giọng của nhân vật hoặc phỏng theo lời nhân vật khác. Lời gián
tiếp gián tiếp hai giọng là thường có ba dạng chính là lời nửa trực tiếp, lời gián
tiếp phong cách hóa, lời gián tiếp của người kể chuyện. Lời nửa trực tiếp là lời
gián tiếp bao hàm các yếu tố khác nhau của lời trực tiếp. Nói cách khác, lời nửa
trực tiếp là lời gián tiếp có sự đan xen, lồng ghép điểm nhìn, giọng điệu của nhiều
nhân vật. Lời gián tiếp phong cách hóa là lời gián tiếp phỏng theo một lời nào đó,
ý thức nào đó. Lời và ý thức đó không thuộc đối tượng miêu tả nhưng nó mang
theo nhưng nó lại mang theo một ý nghĩa bổ sung. Lời gián tiếp của người kể
chuyện là lời kể của nhân vật người kể chuyện có tham dự vào câu chuyện. Dù là
lời của nhân vật trong câu chuyện những lời gián tiếp của người kể chuyện lại
được tác giả trao cho chức năng trần thuật nên đó không còn là lời trực tiếp mà
đã trở thành lời gián tiếp.
Dĩ nhiên, mọi sự phân biệt các thành phần lời nói nghệ thuật trên đây chỉ mang
tính tương đối vì trong thực tiễn, ở nhiều tác phẩm văn học, các loại lời này có sự
chồng lấn lên nhau, khó tách bạch một cách rạch ròi.
3. Các loại phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật
Theo quan niệm của nhóm tác giả Giáo trình lí luận văn học do Phương Lựu
chủ biên, lời văn nghệ thuật có sự vận dụng toàn bộ khả năng và phương tiện biểu
đạt của ngôn ngữ toàn dân thuộc nhiều bình diện khác nhau. Không chỉ vậy, nhà
văn còn thể vận dụng cả những “hình thức ngôn từ vốn có trong kho tàng tiếng
nói một dân tộc với vô vàn sắc thái, nội dung như từ cổ, tiếng địa phương, tiếng
nghề nghiệp, tiếng lóng...”. Ngoài ra, “nhà văn cũng sử dụng vốn ngôn từ văn
học đã trở thành di sản nghệ thuật dân tộc để tạo thành lời văn tác phẩm của
mình.”.
Về cơ bản, có thể tiếp cận các phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật trong một
tác phẩm trên ba góc độ: góc độ ngữ âm (bao gồm: cấu tạo âm tiết; thanh điệu;
ngắt nhịp, sự phân bố và số lượng âm tiết); góc độ từ vựng ngữ nghĩa (Tín hiệu
thẩm mĩ và biến thể từ vựng; trường từ vựng ngữ nghĩa, các hiện tượng ngữ
nghĩa); góc độ ngữ pháp – ngữ dụng (kết hợp từ ngữ; các kiểu câu; các biện pháp
tu từ))
4. Đôi nét về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn “Cái nhìn khắc khoải

8
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Cà Mau trong một gia đình nghèo. Năm
lớp 9 gia đình cô xảy ra biến cố lớn: ông nội mất, điều kiện gia đình khó khăn, cô
phải dừng việc học của mình. Tuy nhiên, điều này không hề làm cho sức sáng tạo
của cô ngừng lại. Dưới sự động viên của cha, Nguyễn Ngọc Tư đã “viết những gì
mà mình nghĩ”, những gì mà cô đã trải qua. Sau ba truyện ngắn được đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Cà Mau, cô đã được nhận làm văn thư và học làm phóng viên
báo tại đây. Ngoài đời, Nguyễn Ngọc Tư là một người phụ nữ chân chất, hồn
nhiên nhưng lại rất có bản lĩnh. Cô lập gia đình với chồng là một người thợ kim
hoàn.
Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự thành công của cô, đưa cô chính thức bước
vào làng văn là tập kí sự “Nỗi niềm sau cơn bão”. Tập kí sự này đã đạt giải III
toàn quốc báo chí năm 1997. Từ đó độc giả bắt đầu biết đến tên tuổi Nguyễn
Ngọc Tư nhiều hơn và ngày càng say mê chất văn mộc mạc đậm phong vị Nam
bộ này. Sau “Nếu nỗi niềm sau cơn bão” đưa Nguyễn Ngọc Tư vào làng văn thì
“Cánh đồng bất tận” được xem như một ngã rẽ đầu tiên đưa nhà văn bước vào
con đường dài rộng hơn của văn giới. Tập truyện này đã một lần nữa khẳng định
tên tuổi của cô trong giới văn nghệ sĩ rẻ trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Sau tập
truyện này, một loạt các tập truyện khác ra đời như “Gió lẻ và chính câu chuyện
khác”, “Khói trời lộng lẫy”,... đã cho thấy một Nguyễn Ngọc Tư mạnh dạn, với
những nét đặc trưng trong phong cách sáng tác và giúp cô nhận lại nhiều giải
thưởng trong sự nghiệp như: Giải I trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20
lần II và Giải Mai vàng cho Nhà văn xuất sắc với tác phẩm “Ngọn đèn không tắt”
(năm 2000); Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học – Nghệ
thuật Việt Nam (năm 2000); Giải B của Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm
“Ngọn đèn không tắt” (2001); Là một trong “Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu
của năm 2002”; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm “Cánh
đồng bất tận” (năm 2006); Giải thưởng LiBeraturpreí 2012 do Hiệp hội Quảng
bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức bình chọn. Năm 2019 cô lọt Top
50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình
chọn,... Với một loạt thành công ấy, Nguyễn Ngọc Tư ngày càng khẳng định được
tài năm và vị trí của mình trên văn đàn.
Nguyễn Ngọc Tư có một quan niệm khá hồn nhiên và nhẹ nhàng về nghề viết.
Cô nói: “Còn sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về
cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc ... tự tử mất thì
Tư viết thôi” (Trả lời phỏng vấn trên báo tuổi trẻ ngày 4.12.2005. 35). Đối với
cô, dù viết ở đề tài nào thì điều quan trọng vẫn là cảm xúc. Cảm xúc ấy được tạo
nên từ những mảnh đời, những số phận ở chính vùng quê Nam Bộ của cô. Cô
quan niệm nhà văn phải là chính mình: “Tôi là một cây bút nghĩ thế nào, viết thế
ấy, nghĩ sao viết vậy” (Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 31.1.2006. 36)

9
nên xung quanh những ồn ào về tác phẩm của mình cô vẫn luôn cố gắng được là
chính mình. Nguyễn Ngọc Tư coi yêu thương chính là lẽ sống, niềm vui, niềm
hạnh phúc. Nhưng cuộc sống lại đa sự, đa đoan với đầy những khó khăn và bất
hạnh. Khi ấy, hi vọng chính là sức mạnh giúp người tiếp tục sống, tiếp tục yêu
thương. Vì vậy, nhân vật của cô luôn tin tưởng vào tương lai, yêu thương và khát
khao yêu thương. Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, độc giả sẽ ngay lập tức ấn
tượng với những con người đậm chất Nam Bộ. Họ trọng nghĩa tình, bộc trực,
chân thành, không giả dối bởi chính sự giả dối sẽ đem đến khổ sở, bất an. Văn
chương Nguyễn Ngọc Tư luôn đau đáu ân tình, đầy trách nhiệm, trách nhiệm của
công dân với xã hội, trách nhiệm của đứa con với quê hương, trách nhiệm của cá
nhân với gia đình, với bạn bè, xóm làng,... Tất cả được cất lên bởi một giọng văn
hồn nhiên, nhẹ nhõm như không có gì nhưng lại ẩn chứa sự nghèn nghẹn, chua
xót đến đớn đau.
“Cái nhìn khắc khoải” là một truyện ngắn được in trong tập “Cánh đồng bất
tận”. Tác phẩm kể về ông Hai, một người dân Nam Bộ chân chất, thẳng thắn và
trọng nghĩa tình. Mở đầu câu chuyện là cuộc đối thoại giữa nhân vật “tôi” và
“Khoa” về bức ảnh mà “tôi” mới chụp. Đó là bức ảnh một người đàn ông với “cái
nhìn khắc khoải”. Thông qua lời kể của nhân vật “tôi” ông Hai dần hiện lên với
đầy tình nghĩa và yêu thương nhưng đôi khi chính sự nặng tình lại khiến cho
người ta cô đơn, đau khổ. Ông có một người con và một tri kỉ là con vịt Cộc.
Cuộc sống của ông cứ lênh đênh từ đồng này qua đồng khác, chăn thả đám vịt
của mình. Rồi đến ngày nọ ông Hai cưu mang cô Út, một người phụ nữ bị chồng
bỏ đang đi tìm chồng. Con trai ông ủng hộ ông đi bước nữa nhưng ông vẫn giữ
khoảng cách với cô Út vì sâu trong thâm tâm ông hiểu cô vẫn muốn đi tìm chồng.
Còn cô, cô muốn đền đáp cho ông Hai nhưng luôn bị từ chối. Một hôm, ông Hai
đi làm về, báo tin người chồng của cô Út đang làm gần đây. Cô từ biệt ông và đi.
Câu chuyện khép lại bằng cái nhìn khắc khoải của ông Hai như thể có kẻ đang hi
vọng người trở về, mong mỏi một thứ hạnh phúc của cuộc đời.
II. Tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái nhìn khắc khoải”
của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1. Các thành phần của lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái nhìn khắc
khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.1. Khảo sát các thành phần của lời nói nghệ thuật trong văn bản “Cái
nhìn khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

10
Bảng 1: Các thành phần lời nói nghệ thuật:
STT Thành phần lời nói nghệ thuật Số lượng Tỉ lệ (%)
(câu)
1 Lời đối thoại 61 20,6
2 Lời độc thoại 10 3,4
3 Lời gián tiếp một giọng 191 64,5
4 Lời phong cách hóa 7 2,4
5 Lời nửa trực tiếp 27 11,5
Tổng 296 100
1.2. Miêu tả các thành phần của lời nói nghệ thuật trong văn bản “Cái
nhìn khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Các thành phần lời nói nghệ thuật trong tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” của
Nguyễn Ngọc Tư tương đối đa dạng, có đầy đủ cả lời trực tiếp và lời gián tiếp.
Lời gián tiếp một giọng mang điểm nhìn của người kể chuyện chiếm tỉ lệ
lớn (64,5%). Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện xưng “tôi”
mang điểm nhìn hướng ngoại, kể lại câu chuyện của ông Hai. Đến cuối tác phẩm
người đọc biết nhân vật “tôi” chính là con trai ông Hai. Tuy nhiên, toàn bộ tuyến
truyện của ông Hai được kể bằng giọng văn gián tiếp, khách quan, người kể truyện
ẩn mình. Lời gián tiếp một giọng trong tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” có chức
năng trần thuật lạii các sự kiện chính của câu chuyện, miêu tả cảnh và nhân vật.
Trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư còn sử dụng lời phong cách hóa
(2,4%). Tuy chiếm tỉ lệ không nhiều, những lời gián tiếp phong cách hóa có vai
trò quan trọng trong “Cái nhìn khắc khoải”. Lời phong cách hóa trong tác phẩm
chủ yếu được nói phỏng theo lời của con vịt Cộc với giọng bông lơn, trách cứ,
đôi khi thương cảm. Dạng lời này giúp cho tác phẩm có thêm một giọng điệu và
điểm nhìn mới – điểm nhìn của loài vật, tất nhiên là loài vật được nhân cách hóa.
Lời nửa trực tiếp (11,5%) trong tác phẩm chủ yếu là sự hòa trộn điểm nhìn
và ý thức của người kể chuyện với nhân vật ông Hai nhưng không tập trung thành
những đoạn dài mà rải rác khắp tác phẩm với từ hai đến ba câu một. Bên cạnh đó
còn có lời nửa trực tiếp hòa trộn lời người kể và lời cô Út để kể lại hoàn cảnh của
cô Út. Từ điểm nhìn nhân vật, mượn ngôn ngữ giọng điệu nhân vật, người trần
thuật trong nhiều tác phẩm của chị đã kể chuyện với con mắt của chính người
trong cuộc. Qua đó, độc giả cảm nhận được nội tâm nhân vật sâu sắc hơn.
Lời đối thoại (20,6%) giữ vai trò quan trọng trong việc khắc họa nhân vật.
Lời đối thoại trong tác phẩm chủ yếu là lời đối thoại của ông Hai với cô Út. Lời
đối thoại trong tác phẩm thường là những câu ngắn, không tạo thành những
trường đoạn đối thoại mà thường chỉ từ hai đến bốn lượt lời. Điều này góp phần

11
thể hiện việc giữ khoảng cách của ông Hai và cô Út. Lời đối thoại trong tác phẩm
cũng thể hiện được nhân vật nặng nghĩa tình quan tâm đến nhau nhưng lại ngại
ngùng và e dè. Lời đối thoại trong truyện “Cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn
Ngọc Tư mang tính chất độc thoại đầy thấp thỏm, da diết. Đối thoại giữa các nhân
vật trong truyện nhiều khi không đảm bảo yêu cầu của một cuộc thoại thông
thường. Người tham gia cuộc thoại có khi không trả lời, nếu có thì đáp lại bằng
một phát ngôn không cụ thể. Ví dụ như đoạn ông Hai nói với cô Út:
“- Sáng nay tôi gặp thằng bạn, nó mới chạy bầy vịt từ nông trường qua. Tôi hỏi,
nghe nói có thợ gặt An Bình ở đó.
- Anh Hai!
Ông bước xuống đẩy mớ vỏ dừa vô mẻ un. Xơ dừa mịn, cháy rực, rồi tắt ngắm.
- Ảnh tên Sinh phải hôn cô Út? Ờ, Sinh, ảnh... cũng đang gặt bên đó, cô Út à.
- Anh Hai!
Chị buông cái khăn xuống kêu bàng hoàng.
- Tàu từ chạy nông trường lúc năm giờ, ngang đây, chắc cỡ sáu giờ rưỡi. Cô ráng
đón chuyến đó. Để lỡ tới bữa sau, sợ mấy ảnh lại chuyển đồng, kiếm cực lắm.
Tính vậy nghen cô Út.”
Trong đoạn đối thoại này, người nói chủ yếu là ông Hai và cô Út chỉ thốt lên
“Anh Hai!”. Mang tâm trạng xúc động nghẹn ngào và lòng biết ơn, nên nhân vật
cô Út không thể nói được điều gì ngoài hai từ “anh Hai”. Còn người phát ngôn
(anh Hai) cũng cố nói cho nhanh những gì muốn nói như sợ người nghe thấy được
cảm xúc thực của mình. Bên cạnh đó cũng xuất hiện lời đối thoại không tách ra
thành dòng riêng mà đan xen với lời người kể chuyện. Việc lồng ghép này tạo
nên tính “đa thanh” trong tác phẩm.
Lời độc thoại không chiến tỉ lệ lớn (3,4%) trong tác phẩm “Cái nhìn khắc
khoải” nhưng có vai trò quan trọng đặc biệt là thể hiện thế giới nội tâm nhân vật.
Lời độc thoại trong “Cái nhìn khắc khoải” chủ yếu là lời của ông Hai. Lời độc
thoại này khi thì là suy nghĩ trong đầu nhân vật không cất thành tiếng khi thì là
lời nói của ông Hai với vịt Cộc. Đây là những lời thể hiện sự quan tâm của ông
Hai với cô Út nhưng không dám nói với cô. Ở phần cuối tác phẩm, nhân vật ông
Hai liên tục có những lời độc thoại về việc muốn làm một căn nhà chắc chắn và
thôi không lang bạt với bầy vịt. Điều này thể hiện khát khao hạnh phúc của nhân
vật.
Như vậy, các thành phần lời nói nghệ thuật trong tác phẩm “Cái nhìn khắc
khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng, có cả lời trực tiếp và gián tiếp.

12
Giọng điệu và điểm nhìn trong tác phẩm cũng rất linh hoạt. Điều này là phù hợp
với thể loại tự sự.
2. Các phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái nhìn
khắc khoải của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Khảo sát các loại phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn
bản “Cái nhìn khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Bảng 2: Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ:
TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐƠN
STT Cái biểu đạt Cái được biểu đạt
1 Những tấm ảnh Nghệ thuật
2 Hằng thể nhà và các Hạnh phúc của con người
biến thể: chòi, nhà
xuồng, khói bếp,...
3 Ông Hai Người dân Nam Bộ truyền thống thật thà
nặng tình nghĩa.
4 Cô Út Người phụ nữ lên đênh, chịu nhiều tủi cực
nhưng trọng tình, khát khao hạnh phúc.
5 Người con trai Thế hệ người Nam Bộ mới, lạc quan, giàu hi
vọng.
6 Con vịt Cộc Tiếng nói lạc quan, chia sẻ, cảm thông của tác
giả.
7 Cô Ba Những người ngoài cuộc, cái nhìn từ bên
ngoài.
8 Anh Sinh Những người đàn ông thất bại, lênh đênhh.
TÍN HIỆU THẨM MĨ PHỨC
STT Cái biểu đạt Cái được biểu đạt
1 Hình tượng ông Hai Thân phận của những người nông dân Nam
Bộ chịu nhiều khổ cực, sống đời lênh đênhh
nhưng giàu lòng thương người, thật thà, chất
phác, luôn khát khao hạnh phúc đời thường,
nặng tình nghĩa và biết suy nghĩ cho người
khác.
2 Hình tượng cô Út Thân phận người phụ nữ khát khao hạnh
phúc, lênh đênhh, khổ cực.
3 Đề tài Đời tư – thế sự.
4 Chủ đề Đời sống con người Nam Bộ.
5 Tư tưởng - Đằng sau một tác phẩm nghệ thuật
luôn ẩn chứa những thân phận của đời
sống.

13
- Con người dù phải chịu nhiều khổ cực,
đắng cay, những nghiệt ngã của cuộc
đời nhưng hãy sống với sự hi vọng vào
một tương lai hạnh phúc.
- Con người cần yêu thương và thấu hiểu
lẫn nhau.

Bảng 3: Khảo sát trường từ vựng Phương ngữ Nam Bộ


STT Từ loại Số lượng (từ)
1 Danh từ địa danh 9
2 Danh từ sự vật 19
3 Danh từ nghề nghiệp 2
4 Danh từ tên nhân vật 5
5 Đại từ nhân xưng 7
6 Động từ 17
7 Tính từ 7
8 Tiểu từ tình thái 15

Bảng 4: Khảo sát độ dài câu văn:


STT Độ dài câu Số lượng (câu) Tỉ lệ (%)
1 1-10 âm tiết 135 45,6
2 11-30 ân tiết 154 52
3 >30 âm tiết 8 2,4
Tổng 296 100

Bảng 5: Khảo sát các kiểu theo cấu trúc:


STT Kiểu câu Số lượng (câu) Tỉ lệ (%)
1 Câu đơn 177 60
2 Câu đơn đặc biệt 6 2
3 Câu phức 43 15
4 Câu ghép 70 23
Tổng 296 100

14
Bảng 6: Khảo sát các kiểu câu theo mục đích nói:
STT Kiểu câu Số lượng (Câu) Tỉ lệ (%)
1 Tường thuật 255 86
2 Nghi vấn 19 6
3 Mệnh lệnh 9 3
4 Cảm thán 13 5
Tổng 296 100

Bảng 7: Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong tác phẩm:


STT Biện pháp tu từ
1 So sánh
2 Nhân hóa
3 Ẩn dụ
4 Liệt kê

2.2. Miêu tả các loại phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn
bản “Cái nhìn khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Thông qua việc khảo sát một số phương tiện xây dựng lời văn nghệ thuật được
tác giả sử dụng trong tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” có thể thấy:
Thứ nhất, tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” có hệ thống tín hiệu thẩm mĩ tương
đối đa dạng. Trên bình diện quan hệ nội tại, các tín hiệu thẩm mĩ có sự liên kết
chặt chẽ với nhau trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Trước hết các tín hiệu thẩm
mĩ đơn có vai trò quan trọng tạo nên tín hiệu thẩm mĩ phức trong tác phẩm. Hình
tượng ông Hai ít được khắc họa về ngoại hình mà chủ yếu được khắc họa thông
qua hành động. Trong tác phẩm hành động của ông hướng đến ba nhóm đối tượng
chính là cô Út, con Cộc, con trai ông và những người khác. Trong đó, chủ yếu là
hành động với cô Út và con Cộc. Thông qua hành động hướng tới cô Út, ông Hai
thể hiện tình thương người và sự quan tâm người khác của mình. Thông qua hành
động hướng tới con Cộc, ông thể hiện những suy nghĩ thật trong nội tâm của mình
mà ông dám trực tiếp thực hiện hay nói với cô Út. Hình tượng cô Út cũng chủ
yếu được xây dựng dựa trên hành động. Đến lượt mình hình tượng ông Hai và
hình tượng cô Út lại góp phần thể hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Thông qua hai hình tượng đó tác giả đã thể hiện thành công đời sống của người
dân Nam Bộ lam lũ, khổ cực, lắm phiêu dạt, lưu lạc nhưng nặng tình nghĩa và
giàu hi vọng. Bên cạnh đó thông qua hình tượng người dân Nam Bộ, tác giả cũng
đã đặt ra những câu hỏi, những suy tư về thân phận con người, về hạnh phúc đích
thực trong cuộc sống. Thông qua chi tiết bức ảnh mà nhân vật tôi chụp tác giả

15
cũng đã thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình. Đằng sau những tác phẩm nghệ
thuật cần phải là những thân phận, những mảnh đời của cuộc sống, phải chăng,
thiên mệnh của nhà văn chính là phản ánh đời sống đa sự, đa đoan. Không những
vậy, những tín hiệu thẩm mĩ trên con có những quan hệ ngoại tại. Đặt trong tương
quan liên văn bản với các tác phẩm khác của Nguyễn Ngọc Tư, trước hết là với
các tác phẩm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” có thể thấy “Cái nhìn khắc
khoải” cùng nằm trong một chủ đề lớn mà Nguyễn Ngọc Tư sáng tác đó là đời
sống của người dân Nam Bộ. Họ nổi lên với cảm thức về sự lưu lạc, sự khổ cực
nhưng nặng tình, giàu ước mơ về hạnh phúc, hi vọng vào tương lai. Nhìn rộng
hơn, trong phông văn hóa Nam Bộ có thể thấy tác phẩm đã tái hiện chân thực
được không gian, con người Nam Bộ. Nếu không đặt trong phông văn hóa Nam
Bộ, người đọc sẽ không hiểu được những hình ảnh, chi tiết, từ ngữ đậm tính Nam
Bộ trong tác phẩm.
Thứ hai, trường từ vựng phương ngữ Nam Bộ được tác giả sử dụng với tần số
cao trong tác phẩm. Những từ ngữ đời thường của người dân Nam Bộ được
Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong tác phẩm để khắc họa không gian, tính cách, con
người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ trong tác phẩm chủ yếu là danh từ chỉ sự
vật, động từ, và tiểu từ tình thái. Điều này là phù hợp vì nhân vật được khắc họa
thông qua hành động là chủ yếu bên cạnh đó, chính những tiểu từ tình thái sẽ tạo
nên ngữ điệu Nam Bộ cho những câu văn giúp câu văn gần với lời ăn, tiếng nói
hằng ngày của tác phẩm. Những từ ngữ được sử dụng là phương ngữ nhưng tác
giả đã lựa chọn những từ có tính phổ biến, dễ hiểu để giúp tác phẩm gần gũi và
tiếp cận với bạn đọc ở nhiều khu vực khác nhau. Chính những từ ngữ này đã góp
phần tạo nên một chất Nam Bộ đặc biệt của tác phẩm.
Thứ ba, thông qua khảo sát độ dài câu văn trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy
điểm đặc biệt trong văn Nguyễn Ngọc Tư là khả năng kết hợp nhuần nhuyễn đan
xen giữa hai loại câu có độ dài - ngắn tương phản nhau mà vẫn không bị khấp
khểnh hay giật cục, vẫn tạo cho độc giả cảm giác nhẹ nhàng, uyển chuyển. Bên
cạnh cách diễn đạt bằng những câu văn ngắn, dồn dập, có khi cộc lốc, bỏ lửng...
đúng nghĩa là “một đơn vị thông báo nhỏ nhất” tác giả lại có xu hướng dồn rất
nhiều đơn vị thông báo vào một câu, khiến cho câu văn trở nên rất dài.
Thứ tư, thông qua khảo sát các kiểu câu theo mục đích nói có thể nhận thấy
câu tường thuật chiếm tỉ lệ lớn nhất và áp đảo các kiểu câu còn lại. Điều này là
hợp lí vì tác phẩm thuộc thể loại tự sự. Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện là
người tường thuật lạii những yếu tố của câu chuyện do vậy mà lời tường thuật sẽ
chiếm đa số. Các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, mệnh lệnh chủ yếu là lời của nhân
vật phát ngôn.

16
Thứ năm, “Cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn Ngọc Tư cũng sử dụng đa dạng
các biện pháp tu từ. Trong đó nổi bật lên là biện pháp liệt kê. Biện pháp này
thường được sử dụng ở một số câu ăn dài, liệt kê cách hành động nối tiếp của
nhân vật. Đặc biệt trong tác phẩm có xuất hiện biện pháp nhân hóa ở hình ảnh
con Cộc. Tác giả đã nhân hóa con vịt Cộc, cho nó những tính cách và khả năng
phát ngôn. Tuy nhiên các nhân vật trong truyện không thể nghe được lời con Cộc
nói mà chỉ có độc giả thông qua sự “phiên dịch” của nhà văn mới có thể hiểu
được. Việc nhân hóa vịt Cộc đã tạo nên một sắc thái đặc biệt cho tác phẩm. Đôi
khi lời của con vịt là lời trách cứ ông Hai và cô Út mến nhau nhưng lại không
dám thổ lộ. Đôi khi lời của con vịt là lời cảm thông với ông Hai. Cũng đôi khi lời
con Vịt và hành động của nó tạo nên sự vui tươi cho tác phẩm. Nhờ vậy, tác phẩm
có một sự đa thanh, đối thoại giữa các lời, suy nghĩ nhân vật.
3. Nhận xét đặc điểm tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn bản “Cái nhìn
khắc khoải” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Thông qua khảo sát thành phần lời nói nghệ thuật và các phương tiện xây dựng
lời nói nghệ thuật trong tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn Ngọc Tư,
có thể thấy tác giả đã rất khéo léo trong việc tổ chức lời văn nghệ thuật của tác
phẩm. Việc tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” một
mặt đảm bảo được lời văn nghệ thuật tuân thủ đặc trưng thể loại tự sự, mặt khác
lại tạo nên được nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
Về mặt đặc trưng thể loại, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng đa dạng các thành
phần lời văn nghệ thuật, gần như tất cả các kiểu lời văn nghệ thuật đều xuất hiện
trong tác phẩm từ lời người kết chuyện đến lời nhân vật, từ lời trực tiếp đến lời
gián tiếp. Nguyễn Ngọc Tư cũng sử dụng đa dạng các phương tiện tổ chức lời
văn nghệ thuật nhưng chủ yếu là các phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ
pháp – ngữ dụng.
Về mặt đặc trưng phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, cô đã sử dụng
đậm đặc hệ thống từ ngữ Nam Bộ ở nhiều loại từ khác nhau, ngoài ra cô cũng sử
dụng nhiều từ biến âm trong tác phẩm của mình. Không chỉ vậy, Nguyễn Ngọc
Tư còn thường xuyên sử dụng các câu văn có độ dài trung bình và ngắn, ít sử
dụng các câu văn có độ dài lớn trên 30 từ. Chính những điều này đã góp phần tạo
nên một giọng văn đặc trưng, đậm chất Nam Bộ, giàu tính khẩu ngữ và tư duy
nông dân, thiên về thể hiện tình cảm nội tâm hơn là suy tư triết lí. Nhờ vậy tác
phẩm tạo được ấn tượng cho độc giả đặc biệt là sư âm về một “nỗi buồn sáng
trong” nơi tác phẩm. Câu chuyện có một kết thúc buồn nhưng lại chất chứa hi
vọng về một tương lai, dù nó có mơ hồ.
C. KẾT LUẬN

17
Như vậy, có thể thấy được tổ chức lời văn nghệ thuật có vai trò quan trọng
trong một tác phẩm văn học. Thông qua việc tìm hiểu tổ chức lời văn nghệ thuật
có thể thâm nhập vào các tầng sâu hơn trong tác phẩm văn học đồng thời khám
phá đặc trưng sáng tác của nhà văn.
Tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm “Cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn
Ngọc Tư đã cho thấy tài năng nghệ thuật của nhà văn. Đặc biệt là khả năng xây
dựng không gian và hình tượng con người Nam Bộ.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), “150 thuật ngữ văn học”, NXB ĐHQGHN.HN.
2. Bakhtin,M.M. (2003), “Lí luận và thi pháp tiểu thuyết” (Phạm Vĩnh Cư
dịch), NXB Hội Nhà văn, HN.
3. Lê Thị Cúc (2008), “Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận””,
Luận văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.HN.
4. Nhiều tác giả (2001), “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, NXB
Giáo dục.HN.
5. Nguyễn Thái Hòa (2000), “Những vấn đề thi pháp của truyện”, NXB Giáo
dục, HN.
6. Phương Lựu (2006) (chủ biên), “Lí luận văn học”, NXB Giáo dục.HN.
7. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2006) đồng chủ biên, “Văn học Việt
Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy”, NXB Giáo
dục.HN.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên( 1997), “Từ
điển thuật ngữ văn học”, NXB ĐHQGHN, HN.
9. Nguyễn Ngọc Tư (2019), “Cánh đồng bất tận”, NXB Trẻ.HCM.
E. PHỤ LỤC
CÁI NHÌN KHẮC KHOẢI (NGUYỄN NGỌC TƯ)
Khoa gọi điện thoại cho tôi từ phòng lab:
- Hình xong rồi, đã lắm. Mày kiếm đâu ra ông già ngon vậy?
Tôi cười, gác máy rồi xách xe nôn nả chạy lại chỗ Khoa. Những tấm ảnh đen
trắng treo trên dây còn đọng nước, từng giọt tròn và trĩu. Khoa nghiêng đầu chợt
sửng sốt:
- Hình như trong mắt ông già nầy có nước mày ơi.
Có một màn nước mỏng, trong văn vắt, rân rấn tràn từ khóe mắt, chỗ đó hơi gợn
đỏ. Khoa lại hỏi tôi cái câu ban nãy, "Mày kiếm ông này ở đâu mà thần thái vậy?".

18
Tôi không trả lời, ngước mắt nhìn về những bức ảnh của tôi. Trong mảng tối sáng
trong vắt, khuôn mặt một người đàn ông hiện lên, trầm lặng mà sâu sắc.
Và tôi lại thấy mình ở trong một căn chòi chăn vịt cất dựa mé kinh Chiếc. Căn
chòi đầy khói. Cái mẻ un ám khói chất đầy giỏ dừa khô. Khói ngùn ngụt khói.
Ngồi trên cái sạp ghe đóng thưa bằng tre chẻ thẻ, một người đàn ông ngồi nhìn ra
cửa. Cô độc. Gió vụt vụt vô chòi.
Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng. Hôm nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở
Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều,
lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng sang những cánh
đồng lúa vừa mới chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng
đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi
cặm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm. Buổi sáng, ông lùa bầy
vịt ra đồng, tay cầm cây trúc không róc đọt, bù xù. Bầy vịt ngàn hai trăm con,
ngoi quẫy, vẫy vùng, rúc vào những nùi rạ mới, nhặt từng hột lúa. Con vịt xiêm
tên Cộc cũng ào ra cùng bọn chúng, những lúc đó, không phải vì bụng đói, mà vì
mùi rạ thơm quá, ngọt quá, ngụp mỏ vào thấy sướng người. Ông ngồi bệt trên bờ
mẫu, khăn sọc cũ quấn đầu, nón vải nâu lốm đốm mủ chuối. Ông ngó lũ vịt và
vấn điếu thuốc châm lửa, phà khói lên trời. Và trời rất xa xanh, trong. Ông kêu :
- Cộc, biểu!
Con Cộc chạy lại, vẫy nước và cọ đầu vào bắp đùi đen bóng của ông.
Buổi tối buồn lắm. Đêm nào cũng như đêm nấy, lùa vịt vô chuồng, tắm táp qua
loa, ông khom lưng thổi phù phù vô cái bếp un cho căn chòi đầy khói rồi nằm đưa
võng. Gió vụt vụt vô chòi. Con Cộc lò mò ra đống rơm dập dềnh dưới mé kinh,
vùi mình vào đó ngủ một giấc. Nó tưởng lâu vậy, dài vậy mà lúc ngó lên vẫn thấy
chao chát ngọn đèn đỏ lòm. Ông kêu:
- Cộc, giận gì mà xuống đó vậy mậy?
Cộc lạch bạch đi lên. Nó ghé ngang cái lưới bao rào vịt, thò mỏ vào mổ một con
vịt ta khác. Gây chuyện chơi cho vui. Nó là con vịt chúa gây chuyện. Ngoài những
lúc này, nó khá cộc cằn, tư lự. Mấy người bạn lang bạt của ông chụm lại nhậu lần
nào cũng nhằn: "Cha nội sống như vầy rầu thấy mẹ, mai mốt con vịt xiêm đó chết
rồi, cha sống với ai". Ông cười, "còn thằng con ". Nó ở chợ. Lâu lắm mới về thăm
ông một lần, về tới, ngoài việc kêu ông bán bầy vịt ra ngoải sống với nó, còn
chuyện ông cưới vợ, nó nói, nó con trai, biết cô đơn là cái gì rồi, khổ lắm, buồn
lắm. Nó giục ông từ năm nó mười hai tuổi. Ông ngạc nhiên lắm. Nhưng rồi ông
biết rằng, nó đã học được ông cái tánh rộng lòng đồng khơi, như trời cao. Ông vò
đầu nói với nó, cũng khó khăn thiệt, nhưng ông quen rồi. Nghề nuôi vịt mà, nghèo,
lang thang, đeo mang người nữa, không đành.
19
Tháng Chín. Ông trở về kinh Mười Hai, quê ruột của ông. Chèo gần tới nhà ông
thấy một người phụ nữ ngồi dưới bực cỏ đợi tàu. Chiều rồi, tàu cuối chạy lúc ba
giờ rưỡi đi qua đã lâu lắm. Dưới ghe ngó lên, mặt người phụ nữ buồn so, buồn
như sắp đâm đầu xuống sông mà chết. Ông chèo lựng khựng cho ghe đi tới. Qua
khỏi đám lá, ông quạt chèo trở lại. Ông hỏi chị nọ đi đâu, chị khóc như mưa bấc,
"Tôi cũng không biết mình đi đâu". Lãng xẹt vậy đó. Ông ngại ngần ngó những
tia nắng đỏ cuối cùng đậu phía dưới đám dừa nước:
- Cô có sao không?
Người phụ nữ lắc đầu. Ông biểu chị xuống ghe cho quá giang. Chị vẫn khóc.
- Tôi biết đi đâu mà quá giang bây giờ. Hay ... làm ơn cho tôi theo anh đêm nay
nghen.
Ông suy nghĩ rất lâu và trả lời một câu nhỏ xíu trong khi tụi vịt đạp đầu chen nhau
dưới sạp ghe bằng tre đóng thưa thớt rộ lên lạc cạc inh ỏi. Đôi chân đàn bà dè dặt
bỏ xuống đầu ghe, con Cộc cúi đầu không nói không rằng lùi lụi lại tính mổ một
cái vô chân chị mừng chơi nhưng ông la: "Cộc! Bị đòn nghe mầy". Nó dừng lại,
đủng đỉnh qua đi. Chị khịt mũi cái sột, lau nước mắt kêu: "Trời, vịt gì mà khôn
quá vậy?". Con vịt ngoắc ngoắc cái đầu lại, ý nói, Vịt Xiêm chứ vịt gì, thiệt tình.
Qua thêm ba đám lá dày nữa là về tới nhà ông. Nhà vắng, vườn hoang, lúc chạng
vạng buồn hiu hắt. Ông đi năm ba tháng về một lần, về đúng vạt đồng sau vừa
chín. Hồi đi, con tắc kè ễnh bụng kêu è è, hồi về đã thấy đeo trên cột nhà mấy con
tắc kè con, da chưa bông chưa hoa, mốc cời, đầu chờ vờ như cá lóc gặp nước
mặn. Ông đẩy cửa bước vô trước, tay quơ mớ váng nhện lùng nhùng, đốt cái đèn,
thổi lù lù mớ củi ướt. Chị ôm cặp đồ ngồi gá nhẹ mép ván, ngó quanh. Ông lượng
xượng, "Nhà bỏ lâu, bê bối quá chừng". Rồi khói bay lên, ấm áp.
Ở căn nhà lá cũ mèm này, ông có nhiều kỷ niệm. Mỗi khi trở về nó lại chảy thành
dòng dịu ngọt trong ông, nó chảy khẽ giữa những mạch máu. Những ngày thơ
ông có ba má, những ngày trẻ ông có người chăn gối cùng. Có cây lụa bên hè làm
chứng, mỗi lần nhà đổ bánh xèo, vợ ông ra hái đọt lụa, đứng tần ngần, "phải ảnh
có nhà để ăn". Chiến tranh, ông đi biền biệt. Ngày về, chỉ còn đứa con trai. Nó
khóc, kể, "Bửa đó cúng đình, có cải lương, má rũ con đi. Tuồng Thoại Khanh
Châu Tuấn đó ba. Hát chưa xong khúc Thoại Khanh ngồi đờn cho công chúa
Châu Tuấn nghe, thì pháo đằng đồn Chẹt bắn lại, má con chết luôn". Mùa đó lụa
ra lá từng chùm trắng xanh, non nhuốt. Ông bắt thèm ứa nước mắt. Cũng thằng
con ông, sau này nó nhằn: "Chuyện buồn mà ba nhớ làm chi cho tới già vậy không
biết”. Ông bảo ông có nhớ gì đâu. Thiệt đó, thằng nhóc, có nhớ gì đâu. Thằng con
chép miệng, "Khổ quá!"

20
Người phụ nữ ông lượm chiều đó còn khổ hơn. Chị quê Cây Khô, lỡ thời, thương
thằng (xin lỗi!) thợ gặt miệt Bình An đổ xuống. Không biết gốc gác, cội nguồn
người ta mà thương gì ác nhơn vậy không biết. Làm vợ thợ gặt, sống đời thợ gặt.
Chị ngồi vấn vạt áo: "Ai cũng nói em ngu, cực cỡ nào em cũng chịu, miễn là mình
thương người ta". Vậy mà thằng đó (xin lỗi!) tệ thiệt, làm ít, nhậu nhiều. Tới đây,
nhậu nhẹt, nợ nần, chị ra gánh trả. Nợ nhiều quá, mấy cái quán tạp hóa đòi lấy
xuồng, nửa đêm chồng chị trốn đi, bỏ chị lại. Không biết quê chồng, không về
được quê mình, chị ra bờ sông ngồi khóc.
- Cô Út không ngại, cứ ở lại đây, chừng nào có hướng đi đâu, mần ăn gì thì đi,
nghen.
Nghe xong câu chuyện của chị, ông bập một hơi thuốc lá, nói một câu, bập hơi
nữa thì hết điếu.
Chị chịu ở lại. Buổi sáng, chị thức dậy bắc ấm nước lên bếp cho ông uống trà,
xong lùa vịt ra đồng. Thả vịt ruộng gần, chị đem cơm ra tới chỗ, dọn trên bờ mẫu,
ngồi nhìn trời, nhìn đất, nhìn vịt, chờ ông ăn xong mới đi vô. Ruộng xa, chị thức
dậy từ ba giờ sáng nấu cơm dỡ cho ông xách theo. Thuốc gò, giấy quyến mới vơi
một ít, chị bỏ lại cho đầy để ông bỏ túi, "Nửa chừng mà hết thuốc chịu không
thấu anh Hai à, giửa đồng mông quạnh, buồn chết, hồi đó ảnh ...", chị bỏ câu nói
nửa chừng. Mờ mờ trời, chị lụi hụi vô chuồng lấy hột vịt, rồi chở ra chợ xã bán,
chị tính:
- Chịu khó ra ngoài đó một chút, bán giá cao hơn anh Hai à. Sẵn hái ít đọt lụa bán
luôn, thứ này người ta khoái dữ lắm.
- Nhưng phiền cô quá....
- Có gì đâu.
Chị làm cỏ ngoài sân, trồng lên dấp cá với húng lủi. Chị súc lu đợi trời mưa hứng
nước. Chị giặt mùng mền phơi cho thơm nắng. Ông cằn nhằn:
- Cô làm gì như người ở đợ cho tôi vậy?
- Có gì đâu, anh Hai, được ở lại đây là em mừng rồi.
Ông ngoái lại, nói:
- Tôi hỏi thiệt, cô ở lại để chờ người ta?
Chị không trả lời, chị cúi đầu đi thẳng. Chị không đẹp lắm, nhưng lúc thổi lửa có
duyên. Cả lúc bậm môi bửa củi cũng có một nét duyên ngầm. Ông chắc không để
ý chuyện này, ông bận đốn so đũa cặm cột, dừng lá dừa nước làm cái nhà tắm cho
chị. Ông vừa mài cây búa vừa nói nhỏ nhỏ với con Cộc:

21
- Mình đàn ông gì cũng được, giờ có thêm người... Ông ngừng lại, vuốt cánh con
vịt -vậy hen Cộc?
Cộc không trả lời, kêu cóc cóc, há mỏ đớp vô mắt cá chân ông. Thì vậy chứ còn
sao nữa, ý nó muốn nói vậy. Rồi nó đủng đỉnh đi chơi, dạo dạo bậy bạ kiếm trùn
đất ăn. Ông nghĩ trong bụng hoài, "Làm vịt như mầy coi bộ sướng. Cộc à, làm
người, hỏng làm thì thôi, làm phải cho ngon, thiệt khó".
Thằng con ông đi công tác qua nhà thấy có người lạ nó ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng
xong thì mừng. Nó nói: "Ba lúc này ngon rồi nghen". Ông gạt phăng phăng, "Mày
chỉ giỏi bậy bạ". Ông không nói với nó vẫn thường thấy chị ôm cái áo người cũ
ngồi khóc, chị thường hay kho cá bỏ me, ông vốn không thích. Hễ hổng đi chợ
thì thôi, đi về y như rằng mua chai rượu, ông có uống gì nhiều đâu. Thằng con
không biết. Thằng con đi dài dài xóm, ai cũng xầm xì chuyện của ba nó với người
đàn bà gặt mướn. Cô Ba nó nói: "Tao thấy con mẻ không xứng với ba mày đâu,
bỏ nhà theo trai, bị trai bỏ, giờ mới bám víu vô đàn vịt của ổng, đàn bà đàng
hoàng, ai ở lại dễ dãi vậy". Thằng con cười, "Sao cũng được, cô Ba à, trước là
trước, bây giờ là bây giờ, tốt xấu gì ba con biết, miễn sao ba vui là được rồi". Cô
Ba chẩng hẩng.
Nhưng thằng con thất vọng. Hễ chạng vạng, nhốt vịt, tắm rửa xong, ông kêu con
Cộc đi dài xóm chơi. Con vịt thì chạy xà quần rượt cắn đám con nít, ông chơi lai
rai với bè bạn, họ hàng. Chờ khi khuya mới về. Về ngủ nhà xuồng cặp mé kinh.
Nhà mục rồi, đêm nằm nghe mối ăn trẹo trẹo, sợ chị ngại, ông nói: "tánh tôi ở
đồng quen rồi, ngủ có gió mới ngon".
Không lẽ nói trắng ra, nằm trong nhà, bên này nằm nghe bên kia thở nghe sao
được. Những lúc nửa đêm, con Cộc cắm đầu cắm cổ chạy, ông cũng cuốn mùng
chạy. Chị mở cửa năn nỉ ông vô nhà, để lạnh chết. Cực chẳng đã ông mới vô, ngồi
chí mí ván, chong chong nhìn ra cửa chờ tạnh hột. Chị cảm động ứa nước mắt.
Chị vẫn thường đón ghe hàng bông hỏi thăm tin tức cánh thợ gặt An Bình. Tin
tức ngày càng xa. Ở đây, trăm ngả sông nuớc, làm sao mà kiếm. Tin tức ngày
càng vắng. Lúc rày, mua nắng thất thuờng. Nắng một hơi năm bảy ngày, mưa một
hơi năm bảy ngày, bà con nông dân gặt ngay mưa, phơi lúa không được rầu muốn
chết. Chị đi chuyên nuớc vô lu, đôi dép Lào cu mỏng dính, trợt một cái trật gân.
Tội nghiệp quá chừng. Ông về nạt nộ một hơi, đã nói mà, cô có chịu nghe tôi đâu.
Nói vậy thôi, ông di chợ huyện mua thuốc cho chị, sẵn mua đôi dép mới làm chị
ngại trong lòng lắm. Ông bảo:
- Đôi dép cô mỏng thiếu điều cạo râu đuợc rồi, tiếc làm chi, để té nữa thì khổ.
Những chiều, lùa bầy vịt no căng luờn từ ngoài ruộng về, ông xúc tô com, ngồi
ngoài gốc cây vú sữa đã bị cưa thành cái đôn, vừa ăn vừa nhìn cây chanh núm bắt
22
đầu ra trái. Dưới cầu ao, chị đang lật đít xoong chùi lọ nghẹ, cảnh chiều êm đềm.
Cô Ba đi qua, tròn con mắt.
Một bữa, mưa nhiều, lúc ông đội áo đi, chị dặn:
- Mưa lúc này gầm dữ quá, sét nhiều, anh Hai nhớ vô sớm nghen.
Ông gật đầu, day qua dặn lại:
- Cô Út thôi đừng hứng nước mưa nữa, hỏng chừng mai mốt tôi đi, ai mà uống.
Chị chưng hửng hỏi ông đi dâu, ông trả lời giọng rất buồn:
- Thì cho vịt ăn hết đồng này phải lùa đi chổ khác chớ cô. Vịt đang đẻ rất quạo,
nhốt một hai ngày là mất sức. Tôi ở nhà cả tháng rồi, cũng buồn.
Nói vậy rồi ông quay lưng đi. Chị vịn tay vào cửa, nhìn theo.
Buổi chiều, ông về sớm, chị giũ áo mưa của ông phơi lên vách, miệng quở ông
trời mưa dai thấy sợ. Chị xúc chén lúa đổ cho con Cộc, miệng hỏi lãng như không:
"Cộc, mưa lạnh hôn con?". Cộc không trả lời, nó nghinh lên, ý nói vịt mà lạnh gì,
ổng lạnh sao không hỏi, thiệt tình. Ăn cơm xong, chị dọn ra xị rượu nướng mấy
con khô cá chạch:
- Anh Hai lai rai cho ấm bụng, mưa quá, nhâm nhi đỡ buồn.
Chị ngồi lắc võng, may hai cái bìa khăn mới mua cho ông, vừa may vừa nói:
- Bây giờ người ta làm khăn mỏng dính, hỏng may xổ chỉ ra nùi nùi hết trơn.
Ông không nói gì, đi xúc chén lúa lại đổ cho đầy mẻ, biểu "Cộc, lại ăn nè". Con
vịt không chạy lại cái mẻ mà lạch bạch đi tới chỗ bộ ván ngựa sần sùi nó chui
xuống gầm. Cái thau nhôm hôm nắng ông lấy nấu chai trét chiếc ghe giờ được
làm mẻ un đang phì phì khói. Ông ngồi trước chai đế trầm ngâm. Chị dè dặt lên
tiếng:
- Anh Hai tính chừng nào đi?
- Hai ba bữa nữa. Đi chuyến này qua tới miệt Khánh Hà, chắc đi lâu mới về.
Người đàn bà cuối xuống cắn chỉ, che cái thở dài.
- Cô Út à, tôi... có chuyện muốn nói với cô.
Chị làm rối chỉ:
- Gì vậy anh Hai?
- Sáng nay tôi gặp thằng bạn, nó mới chạy bầy vịt từ nông trường qua. Tôi hỏi,
nghe nói có thợ gặt An Bình ở đó.

23
- Anh Hai!
Ông bước xuống đẩy mớ vỏ dừa vô mẻ un. Xơ dừa mịn, cháy rực, rồi tắt ngắm.
- Ảnh tên Sinh phải hôn cô Út? Ờ, Sinh, ảnh... cũng đang gặt bên đó, cô Út à.
- Anh Hai!
Chị buông cái khăn xuống kêu bàng hoàng.
- Tàu từ chạy nông trường lúc năm giờ, ngang đây, chắc cỡ sáu giờ rưỡi. Cô ráng
đón chuyến đó. Để lỡ tới bữa sau, sợ mấy ảnh lại chuyển đồng, kiếm cực lắm.
Tính vậy nghen cô Út.
Con Cộc lại hì hụi đi ra, ngỏng cổ lên nhìn ông. Khuôn mặt ông mờ mờ sau làn
khói. Khói mắt dịch, làm cay con mắt muốn chết. Cái võng chị ngồi sau lưng ông,
chị khom xuống cắn mớ chỉ rối mà buồn. Ông rót ly rượu uống mà buồn.
- Anh Hai à, sao anh tính vậy?
- Tôi biết cô còn nặng lòng cùng ảnh. Qua bển hỏi đầu đuôi gốc ngọn ra làm sao.
Nói có tình, mình ở lại, biết đâu người ta có nỗi khổ gì...
Chị bật khóc. Con Cộc điềm đạm lại cái mẻ lúa, nó ăn chậm rãi. Ý nói làm sao
mà tôi tội nghiệp hai người quá đi, làm người mà khổ vậy, làm vịt còn sướng hơn.
Đêm đó, ngoài nhà xuồng, nó nghe ông thở nhẹ mà rất dài. Tự mình làm, mình
chịu, ai biểu...
Sáng sau ông lùa vịt ra đồng khi trời còn tối mịt tối mò. Ông đuổi vịt đi xa thiệt
xa nhưng vẫn nghe tàu bè ghé bến nào rất gần. Ông ngồi bệt bên bờ mẫu, khăn
cũ, nón cũ, kêu: "Cộc, biểu!" mà không thèm để ý nó có lại hay không. Kêu chơi
vậy thôi. Nhưng Cộc là con vịt có nguyên tắc. Nó vẫn chạy lại, gác đầu lên đùi
ông, cọ cọ an ủi. Rồi bất ngờ, ông lùa vịt cắt vạt đồng hối hả trở vô. Ông nói như
nói với con Cộc “bỏ quên bịch thuốc trong nhà, thèm quá”. TrờiTới liếp tràm
bông vàng trong vườn, ông ngồi lại, lũ vịt tràn xuống ao rau muống tắm táp. Ở
đây, bỏ ba liếp chuối nữa là tới nhà. Ở nhà, không biết có còn ai...? Ngồi đây thôi,
bước vô đó lỡ không còn ai... Hồi lâu, ông nói như chỉ nói với mình:
- Mai mốt mình đi nữa hen Cộc?
Con vịt cạp mắt cá ông, đi thì đi chớ gì.
- Đi hoài, mầy mệt không?
Nó há mỏm đóm đen cạp ngón cái chân ông, thì mệt chớ.
- Tao đốn tràm, làm nhà lại, ở luôn nghen.

24
Con Cộc mổ vô ống quyển ông, rồi nhóng cần cổ dòm ông lom lom, có phải ông
chờ bà đó quay lại không? Ông nhìn lên ngọn tràm và thấy mấy cái bông vàng
như mấy con sâu rọm đang dịu dàng rơi xuống. Có phải chỉ cần nhìn lại một chút,
ông sẽ thấy ngọn khói bay lên không? Gió lùa lá chuối khô giống hệt bước chân
ai vậy. Ông không nén được, mắt ngoái nhìn. Và tôi đã chụp được chân dung ông
trong cái ngoái nhìn khắc khoải đó.
Khoa nhìn tôi, ngờ ngợ như đọ lại với những tấm ảnh, nó thảng thốt, "Mầy đang
kể về ba mầy, phải không?".

25

You might also like