You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN


BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC:
VĂN HỌC VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

CHỦ ĐỀ
CHỌN NGHIÊN CỨU MỘT HIỆN TƯỢNG GIAO THOA
VĂN HỌC VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC

Giảng viên: PGS.TS. Lê Trà My


Sinh viên thực hiện: Dương Văn Nam
Mã sinh viên: 685601086
Số điện thoại: 0773528844
Email: duongvannam99dn@gmail.com

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2021

1
KẾT QUẢ QUÉT TỈ LỆ TRÙNG LẶP (TURNITIN)

2
MỤC LỤC
DẤU ẤN NHẠC JAZZ TRONG TÁC PHẨM “XANH DA TRỜI VÀ XANH
LÁ CÂY” CỦA YURI KAZAKOV
A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................5
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................6
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................7
5. Cấu trúc tiểu luận ...........................................................................7
B. PHẦN NỘI DUNG .............................................................................7
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................7
1.1. Nhạc Jazz và văn học .................................................................7
1.1.1. Nguồn gốc của nhạc Jazz và sự du nhập vào Liên Xô .............7
1.1.2. Đặc trưng...........................................................................11
1.1.3. Âm hưởng nhạc Jazz trong văn học ....................................12
1.2. Yuri Kazakov và “Xanh da trời và xanh lá cây” ......................... 14
2. Dấu ấn nhạc Jazz trong tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây” của
Yuri Kazacov ...................................................................................... 18
2.1. Kết cấu, cốt truyện – những khoảng trống cho ngẫu hứng .........19
2.2. Nhan đề, không – thời gian, nhân vật - những đối thoại, cộng
hưởng và vòng lặp ............................................................................20
2.2.1. Sự tương phản, đối thoại trong nhan đề .............................. 20
2.2.2. Sự đối thoại, cộng hưởng giữa không gian và nhân vật Aliosa
21
2.2.2.1. Không gian đô thị - làng quê – thiên nhiên........................ 21
2.2.2.2. Không gian màu sắc, ánh sáng .........................................24
2.2.2.3. Sự thu - phóng không gian ...............................................25
2.2.3. Thời gian ...........................................................................25
2.2.4. Vòng lặp trong miêu tả nhân vật Lilia .................................25
2.3. Ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu – gam thứ của nỗi buồn ...........27
C. PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................29
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 29
3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật tồn tại như một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, thuộc về kiến trúc
thượng tầng, có sự tương tác với các hình thái ý thức xã hội khác và chịu sự chi
phối của cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên nghệ thuật cũng có những quy luật nội tại của
nó, trong đó sự giao thoa, biện chứng giữa các loại hình nghệ thuật là một quy
luật quan trọng làm cho bản thân nghệ thuật vừa đa dạng, vừa thống nhất, tạo nên
những đối cực vừa tương phản, vừa đồng điệu trong chỉnh thể. Do đó, ở một loại
hình nghệ thuật cụ thể, đôi khi, người ta bắt gặp âm hưởng của một hoặc nhiều
loại hình nghệ thuật khác khiến cho tác phẩm như một bản hòa thanh giữa các
loại hình, tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ đa dạng, sự liên tưởng phong phú và
tính liên văn bản. Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Nó thâu nạp vào mình những kĩ thuật xây dựng hình tượng
của các loại hình nghệ thuật khác, trong đó có âm nhạc, từ đó tạo ra những hình
thức nghệ thuật mới cho tác phẩm và mở rộng khả năng phản ánh hiện thực, giúp
tìm tòi, đi vào nhận thức nhiều khía cạnh của đời sống ngoại cảnh cũng như tâm
hồn con người. Dấu ấn của âm nhạc trong các tác phẩm văn học không phải là
một hiện tượng mới, nó đã xuất hiện từ thuở sơ khai, trong những tác phẩm văn
học dân gian (ca dao, dân ca, khúc ngâm,...), nhưng ở mỗi thời đại khác nhau, do
sự vận động loại hình, mà hiện tượng này có những đặc sắc riêng, khơi gợi lối
nghiên cứu văn học so sánh liên ngành, mở ra nhiều hướng tiếp cận mới đối với
một tác phẩm văn học.
Yuri Kazakov (Юрий Казаков) là một trong những hiện tượng đặc biệt của
nền văn học Liên Xô thế kỉ XX. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật với vai trò là
một nghệ sĩ nhạc Jazz sau đó chuyển qua sáng tác văn chương. Phần lớn các nhà
nghiên cứu đều thống nhất rằng trong văn xuôi của Yuri Kazakov có tính nhạc.
Bản thân nhà văn trong nhiều phát biểu của mình cũng chủ trương sáng tác theo
một lối trữ tình giàu chất thơ và nhạc điệu. Do vậy nghiên cứu tính nhạc trong
các tác phẩm văn học của Yuri Kazakov là một trong những việc làm cần thiết để
tìm hiểu đặc trưng phong cách nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn Nga trầm lặng
này. Từ đó, thấy được tài năng và vị trí của ông trong nền văn học Nga nói riêng
và văn chương thế giới nói chung.
Việc tìm hiểu chất nhạc trong tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây”
(Голубое и зеленое), một trong những tác phẩm tiêu biểu của Yuri Kazakov, đã
góp phần gợi ra một hướng tiếp cận đối với các tác phẩm khác của ông trong sự
đối sánh và kết nối với các đặc trưng của âm nhạc. Đề tài này cũng đã bước đầu
đi vào tiếp cận một tác giả còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam

4
do đó đây như một nỗ lực để Yuri Kazakov cùng các tác phẩm của ông đến gần
hơn với độc giả Việt Nam hiện đại cũng như đưa đến cho độc giả một góc nhìn
khi tiếp nhận tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Năm 2006, tác giả Egninova Natalia Erentuevna (Егнинова, Наталья
Ерентуевна), bảo vệ luận văn “Truyện của Yu.P. Kazakov trong bối cảnh truyền
thống của văn xuôi trang trí Nga” (Рассказы Ю.П. Казакова в контексте
традиций русской орнаментальной прозы) tại Đại học Tổng hợp Buryat
(Бурятский государственный университет). Công trình này nghiên cứu các
sáng tác của Yuri Kazakov trong tương quan với truyền thống văn xuôi trang trí
Nga (thuật ngữ “văn xuôi trang trí” do chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nga vì
chưa tìm được thuật ngữ tương ứng trong lí luận và phê bình văn học ở Việt Nam,
thuật ngữ này do nhà nghiên cứu Novikov đề xuất, tác giả giải thích rằng, văn
xuôi trang trí là một thể loại kết hợp văn xuôi với thơ, nó rộng hơn văn xuôi trữ
tình, bởi nó thể hiện sự du nhập sâu của kĩ thuật thơ trong tự sự, sự xuất hiện của
văn xuôi trang trí chứng minh cho chủ nghĩa trang trí, với những đặc trưng là sự
lặp lại của một số motip gợi hình, sự cách điệu các hình ảnh có vai trò quan trọng
trong biểu hiện chủ thể.) Nhờ vậy, tác giả đã tiếp cận thế giới nghệ thuật của Yuri
Kazakov một cách toàn diện và sâu sắc hơn những công trình trước đó dựa trên
những đặc điểm thi pháp của văn xuôi trang trí.
Công trình “Nét độc đáo trong truyện của Yuri Kazakov” (Поэтика
рассказов Юрия Казакова) của Ivanov Alexey Petrovich (Иванов Алексей
Петрович), bảo vệ năm 2000 tại Matxcova đã chỉ ra tính nhạc độc đáo trong các
sáng của Yuri Kazakov. Điểm đặc biệt là công trình này đã tiếp cận những sáng
tác của Yuri Kazakov trong tương quan âm nhạc và phát hiện sự xuất hiện của kĩ
thuật nhạc Jazz trong tổ chức lời văn của tác phẩm. Tác giả cho rằng dấu ấn của
nhạc Jazz chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm trên bình diện ngữ âm và tính liên tục
cũng như ngắt nhịp của dòng ngữ lưu đồng thời chứng minh luận điểm này bằng
việc phân tích các câu văn trong tác phẩm “Nhật kí phương Bắc”.
Có một số công trình đi vào nghiên cứu tiểu sử của Yuri Kazakov. Trong đó
nổi bật nhất là công trình “Cuộc đời của Yuri Kazakov” (Кузьмичев Жизнь Юрия
Казакова) của tác giả Igor Kuzmichev (Игорь Кузьмичев) do nhà xuất bản
Knyazev (ИП Князев) ấn hành năm 2012. Công trình này đi sâu vào những chặng
trong cuộc đời của Yuri Kazakov, những sự kiện đã ảnh hưởng đến quá trình sáng
tác của ông và có một số đánh giá tương đối khái lược về phong cách nghệ thuật
của nhà văn này.

5
Ở Nga, tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây” đã được đưa vào chương trình
giáo dục phổ thông với tên bài học “Yêu như khám phá thế giới trong tác phẩm
“Xanh da trời và xanh lá cây” của Y.P. Kazakov” ("Любовь как открытие
мира в рассказе Ю.П.Казакова "Голубое и зеленое"), điều đó đã chứng tỏ được
tầm quan trọng của tác phẩm và vai trò của Yuri Kazakov trong nền văn học Nga.
Tuy nhiên do đối tượng tiếp nhận là học sinh nên tác phẩm mới chỉ được tiếp cận
trên phương diện đề tài, chủ đề và một số nét nghệ thuật nổi bật chứ chưa đi sâu
vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Có một số công trình tiếp cận không gian nghệ thuật của tác phẩm “Xanh da
trời và xanh lá cây” dưới góc nhìn thi pháp học. Trong đó nổi bật là bài viết “Sự
độc đáo của không gian nghệ thuật trong tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá
cây” của Yuri Kazakov” (Поэтика пространства в рассказе Ю. Казакова
«Голубое и зелёное») của tác giả Dmitruk Alena Dmitrievna (Дмитрук Алёна
Дмитриевна) đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học (Филологические
исследования) thuộc Khoa Văn học và Báo chí Nga (кафедра русской
литературы и журналистики) Đại học Tổng hợp Petrozavodsk
(Петрозаводского Государственного Универ). Bài viết đi vào nghiên cứu các
đặc điểm của không gian nghệ thuật trong tác phẩm Xanh da trời và xanh lá cây.
Tác giả đã phân tích một số hình ảnh và một số yếu tố khác của tác phẩm, từ đó,
rút ra ý nghĩa bề mặt và bề sâu của tác phẩm. Người viết đã chú ý đến không gian
đô thị , không gian thiên nhiên, cốt truyện, cũng như bối cảnh sáng tác đồng thời
lí giải nhan đề của tác phẩm từ truyền thống văn hóa Nga.
Yuri Kazakov là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn học Nga
thế kỉ XX nhưng ở Việt Nam hầu như chưa có một công trình, đề tài nào nghiên
cứu về ông cũng như những tác phẩm của ông.
Như vậy, trên thế giới, cụ thể là tại nước Nga, quê hương của Yuri Kazakov,
tác phẩm và thế giới nghệ thuật của ông đã được nghiên cứu khá nhiều với đầy
đủ các công trình từ những bài viết nhỏ đến những luận án có quy mô, từ nghiên
cứu tiểu sử đến phong cách nghệ thuật. Những công trình đó phần nào đã nhận
thấy tính nhịp điệu trong các sáng tác của Yuri Kazakov, những đặc trưng trong
kết cấu và tổ chức không gian, thời gian cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nhưng chưa có một công trình nào tiếp cận tác phẩm dưới góc độ văn học so sánh
liên ngành để chỉ ra dấu ấn của âm nhạc trong tác phẩm của ông. Ở Việt Nam,
việc nghiên cứu những tác phẩm cũng như thế giới nghệ thuật của Yuri Kazakov
vẫn còn bị bỏ ngỏ, những tác phẩm của ông cũng chưa được dịch nhiều sang tiếng
Việt. Phần lớn các tác phẩm được dịch là những truyện ngắn lẻ, xuất hiện rải rác
ở nhiều giai đoạn sáng tác của Yuri Kazakov.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

6
- Mục đích nghiên cứu:
Tiểu luận này nghiên cứu dấu ấn nhạc Jazz trong tác phẩm “Xanh da trời và
xanh lá cây” (Yuri Kazakov); bước đầu tìm hiểu phong cách nghệ thuật của tác
giả.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên bản dịch “Xanh da trời và xanh lá cây” của dịch
giả Đoàn Tử Huyến được xuất bản trong tập “Những ô cửaa màu xanh” do nhà
xuất bản Lao động phát hành năm 2016. Chúng tôi tập trung nghiên cứu các đặc
trưng của âm nhạc được biểu hiện trong tác phẩm và vai trò của nó trong thế giới
nghệ thuật của “Xanh da trời và xanh lá cây” trên các phương diện: kết cấu tác
phẩm, không gian, thời gian, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu trần thuật.
Chúng tôi nhận thấy đây là những yếu tố thể hiện rõ nhất dấu ấn âm nhạc trong
tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu dấu ấn âm nhạc trong truyện vừa “Xanh da trời và xanh lá cây”
của nhà văn Yuri Kazakov, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh liên ngành/
xuyên ngành để tìm ra sự kết nối giữa các đặc trưng của âm nhạc và biểu hiện của
chúng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng
phương pháp phân tích – tổng hợp để tìm ra những hiểu hiện cụ thể trên văn bản
ngôn từ chứng minh cho những luận điểm được đặt ra. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng dựa vào lí thuyết của mỹ học tiếp nhận để tìm hiểu mối quan hệ giữa người
nghệ sĩ và người tiếp nhận trong cả âm nhạc và văn học, từ đó khám phá được
những dấu ấn âm nhạc trong tác phẩm ngay từ khâu đầu tiên của quá trình văn
học - khâu sáng tạo của người nghệ sĩ.
5. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận này bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham
khảo. Trong đó phần Nội dung được triển khai thành hai mục lớn:
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2. Âm hưởng nhạc Jazz trong tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây” của
Yuri Kazakov
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Nhạc Jazz và văn học
1.1.1. Nguồn gốc của nhạc Jazz và sự du nhập vào Liên Xô
Cho đến tận ngày nay, lịch sử hình thành của nhạc Jazz vẫn còn là một vấn đề
gây nhiều tranh cãi và cần thêm thời gian để minh định, nhưng phần lớn các nhà
7
nghiên cứu đều thống nhất rằng nhạc Jazz bắt nguồn từ nỗi đau và sự vươn lên
để kiếm tìm tự do, kiếm tìm chính mình của những người châu Phi.
Jazz được khai sinh trong một bối cảnh đen tối và đầy đớn đau, nó gắn với
thân phận của những người nô lệ châu Phi trên đất Mỹ. Những dấu chân đầu tiên
của người phương Tây trên lục địa Phi Châu đã báo hiệu cho tấn bi kịch sắp đè
nặng lên cả một dân tộc. Người bản địa đã bị tước đi sự tự do, phải khoác trên
mình những gông cùm và lìa xa nguồn cội, bị ấn định cho một số phận u ám, bị
gắn cho một định danh đầy tủi nhục – nô lệ. Đầu thế kỉ XVII, những nô lệ châu
Phi đầu tiên đặt chân lên Tân thế giới. Họ là những nô lệ do người Bồ Đào Nha
bán cho người Anh dưới danh phận là người hầu. Cuối thế kỉ XVII, trong cơn
khát lao động do ngành công nghiệp bông phát triển, những đoàn tàu thực dân đã
đưa hàng triệu nô lệ người châu Phi đến châu Mỹ, ép họ làm việc ở những nông
trường bông. Thế kỉ XVIII đánh dấu sự ra đời của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, trong
“Tuyên ngôn Độc lập”, họ viết "Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển
nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền
tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc". Nhưng có lẽ, những người Mỹ gốc Phi đã bị đặt ra bên ngoài hai
chữ “mọi người”. Họ phải sống một cuộc sống tủi nhục và đầy phân biệt đối xử.
Thế kỉ XVIII – XIX, hàng loạt đạo luật dành cho người nô lệ đã được ban hành
trên “đất nước của tự do” nhằm tước đi mọi quyền cơ bản của người Mỹ gốc Phi
và hợp pháp hóa triệt để chế độ nô lệ. Trước sự hà khắc, bất công và mong muốn
đô hộ cả thể xác lẫn tinh thần của chủ nghĩa thực dân, những người Mỹ gốc Phi
vẫn luôn lưu giữ một mạch ngầm văn hóa cội nguồn và kiến tạo nên một bản sắc
riêng của mình trên đất Mỹ. Một trong những bản sắc đó chính là nhạc Jazz, loại
nhạc mà sau này sẽ vượt ra ngoài ranh giới của những bất công để chinh phục thị
hiếu của nhiều người nghe nhạc trên thế giới và chi phối phần lớn âm nhạc Hoa
Kỳ hiện đại.
Một trong những tiền thân và sau này được coi như một phân nhánh quan
trọng trong nhạc Jazz là nhạc Blues. Trên những cánh đồng bông Nam Mỹ, người
châu Phi đã cất lên những câu hát của tâm hồn mình. Đó là những điệu ca dân
gian mang đậm bản sắc châu Phi với lời ca u sầu, giai điệu đơn giản, chủ yếu sử
dụng lối phức điệu (polyphonic). Sau này, đến cuối thế kỉ XIX và đặc biệt là đầu
thế kỉ XX, những điệu ca ấy đã phát triển thành nhạc Blues và trở thành một
nguồn gốc tác động mạnh mẽ, tác động đến sự phát triển dòng âm nhạc phổ thông
nhất.
Jazz không chỉ chịu ảnh hưởng từ Blues mà còn chịu ảnh hưởng từ Ragtime,
một loại nhạc cũng hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ XIX. Ragtime thường
viết lại những bản nhạc thịnh hành với một nhịp mới, được xác định bởi kĩ thuật

8
đồng bộ hóa (syncopation), tức là chơi nhiều loại nhịp cùng nhau hoặc tạo ra
những giai điệu khác thường đầy tính ngẫu hứng trong bản nhạc. Sau này tính
ngẫu hứng, đảo phách, nghịch phách sẽ được Jazz sử dụng như một kĩ thuật nhận
dạng thể loại.
Dù rằng nhạc Jazz ra đời gắn với cội nguồn châu Phi, chế độ nô lệ và sự phân
biệt chủng tộc nhưng một trong những yếu tố quan trọng để Jazz có thể phát triển
và hoàn thiện tính chất thể loại lại là nhạc khí châu Âu. Những người Mỹ gốc Phi,
trong quá trình sinh sống tại Mỹ, đã học hỏi và tiếp thu các nhạc cụ phương Tây
chủ yếu là guitar, piano, saxophone, trống,... Quá trình tiếp biến âm nhạc diễn ra
không ngừng giúp cho khả năng truyền tải cảm xúc ngày càng được mở rộng và
tiếp cận được nhiều thính giả hơn. Dần dần phạm vi người nghe của Jazz không
chỉ gói gọn ở những cộng đồng người Mỹ gốc Phi mà đã lan ra và trở thành một
thể loại âm nhạc yêu thích của người da trắng. Ngày 26 tháng 2 năm 1917, bài
hát “Livery Stable Blues” của ban nhạc da trắng Original Dixieland Jass được
cho là bài nhạc Jazz đầu tiên được ghi âm đã tiếp cận công chúng, đánh dấu một
bước chuyển mình quan trọng của nhạc Jazz từ không gian đường phố đến không
gian âm nhạc chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, hành trình của Jazz trên đất Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong
khoảng thời gian đầu. Nó được xem như một thể loại không chính thống, thậm
chí còn bị hắt hủi như chính người người đã sáng tạo ra nó. Cuối những năm 1910
đến 1920, The New York Times đã đăng nhiều bài viết coi Jazz như một hiện
tượng nguy hiểm vì liên quan đến nhà chứa. Trên tạp chí âm nhạc The Etude nổi
tiếng lúc bấy giờ, nhạc sĩ mù người Hoa Kỳ Baxter Edwards Perry (1855 - 1924)
đã đánh giá Jazz "là sự loạn đảo phách… Đây chỉ là một giai đoạn thoáng qua
trong nền văn hoá nghệ thuật sa sút của chúng ta, hay là một bệnh lây nhiễm đã
tới, thí dụ như bệnh hủi, thì chỉ có thời gian mới trả lời được”. Nhưng sau cùng
số phận của Jazz may mắn hơn số phận của người khai sinh ra nó. Từ khoảng
năm 1920, nhạc Jazz bắt đầu nhận được sự yêu thích của một bộ phận đáng kể
thính giả, nhiều ban nhạc, nhạc sĩ bắt đầu tiếp thu những kĩ thuật của Jazz. Sau
này, dù nhạc Jazz đã có tầm ảnh hưởng nhất định nhưng những nghệ sĩ người
Mỹ gốc Phi vẫn bị bóng tối của chế độ phân biệt chủng tộc bao trùm. Dù rất
nghịch lí nhưng những người da trắng chỉ yêu thích nhạc Jazz chứ không yêu
thích những người chơi nhạc Jazz vì màu da của họ. Đã có nhiều tranh cãi khi có
quan điểm cho rằng Jazz là sản phẩm của người da trắng chứ không phải người
da đen vì những nhạc cụ mà Jazz sử dụng. Đến tận ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến
trái chiều về Jazz nhưng rõ ràng rằng tầm ảnh hưởng rộng lớn của Jazz là điều rõ
nét, sự bền bỉ, kiên trì của Jazz cũng như những người Mỹ gốc Phi phần nào đó
đã được đáp đền.

9
Jazz đã sinh thành trong một hoàn cảnh u tối và lắm bất công nhưng nó gắn
với sự kiên trì, bền bỉ và nỗ lực kiếm tìm tự do của những người Mỹ gốc Phi. Jazz
đã đồng hành và trở thành phát ngôn của những người da đen. Nhắc đến Jazz là
nhắc đến một thứ âm nhạc đầy mê hoặc. Sức ảnh hưởng của Jazz không chỉ gói
gọn ở một lãnh thổ mà đã được lan rộng toàn thế giới. Sự du nhập của Jazz vào
các nền văn hóa sẽ dẫn đến sự xuất hiện của những đề tài, nội dung mới cho thể
loại nhạc này, làm phong phú thêm chính nó.
Nga chính là một trong những nơi mà Jazz đã đi qua. Dàn nhạc Jazz đầu tiên
của Liên Xô được thành lập năm 1922 tại Moscow bởi nhà thơ, dịch giả, vũ công
và nhân viên nhà hát Valentin Parnakh và được đặt tên là “The RSFSR First
Eccentric Orchestra Jazz Band of Valentin Parnakh”. Ban nhạc Jazz chuyên
nghiệp đầu tiên lên sóng và phát hành đĩa nhạc của mình là Dàn nhạc Moscow
của nghệ sĩ piano kiêm nhà soạn nhạc Alexander Tsfasman. Đến năm 1930, nhạc
Jazz trở nên phổ biến và được thính giả Liên Xô đón nhận. Những nhóm nhạc
Jazz tại Liên Xô chủ yếu tiếp thu phương diện kĩ thuật thể hiện và sáng tác Jazz.
Như vậy, với một hành trình nhiều đớn đau, Jazz đã trở thành một thể loại âm
nhạc đầy hấp dẫn, có ảnh hưởng không chỉ với âm nhạc Hoa Kỳ mà còn lan sang
nhiều quốc gia khác. Nhạc Jazz ở Liên Xô phát triển gần như cùng lúc với thời kì
thịnh hành của Jazz ở Mỹ. Có nhiều nguyên do để lí giải cho sự thịnh hành của
nhạc Jazz tại Liên Xô trong đầu thế kỉ XIX, nhưng một trong những nguyên nhân
quan trọng chính là nhu cầu phản ứng của con người đặc biệt là tầng lớp thanh
niên đối với không khí ngột ngạt của xã hội. Khi Stalin nên nắm quyền tại Liên
Xô, với những thành tựu của mình, ông được một bộ phận người dân ngưỡng mộ,
sùng bái, tạo nên một hiện tượng mà sau này Khrushchyov, trong báo cáo tại Đại
hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, gọi là “chủ nghĩa sùng bái cá nhân”. Trong
thời gian đương nhiệm, Stalin đã thi hành nhiều chính sách đàn áp đối với các cá
nhân, tổ chức có tư tưởng không tương đồng với ông và chính quyền. Chính
những chính sách cứng nhắc về chính trị đã tạo nên một không khí có phần ngột
ngạt trong xã hội Liên Xô. Do đó, bản thân người dân Liên Xô, đặc biệt là tầng
lớp thanh niên với những tư tưởng cởi mở luôn có nhu cầu được giải tỏa những
đè nén của thiết chế. Với tư cách là một thể loại nhạc của tự do, của sự phản
kháng trước xã hội ngột ngạt, mang theo một phong cách thể hiện mới lạ và đầy
phóng túng, Jazz đã nhanh chóng được đón nhận và trở nên thịnh hành, tạo thành
một xu hướng âm nhạc trong giới trẻ tại Liên Xô. Do vậy, việc nghiên cứu dấu
ấn của nhạc Jazz trong tác phẩm của Yuri Kazakov là điều cần thiết bởi ông không
chỉ sinh thành trong thời kì mà Jazz đã rất phát triển tại Liên Xô mà ông còn là
một nghệ sĩ Jazz chuyên nghiệp trước khi dấn thân vào văn chương. Bản thân nhà
văn trong nhiều tác phẩm của mình đều có nhắc đến thể loại nhạc này.

10
1.1.2. Đặc trưng
Bản thân Jazz là một đối tượng rất phức tạp từ lịch sử hình thành đến những
đặc trưng thể loại với nhiều kĩ thuật trong sáng tác và trình diễn. Do đó đây không
phải là một thể loại “dễ dãi” với người nghe. Đôi khi Jazz thách thức người nghe
bởi nó đi ra ngoài những nguyên tắc âm nhạc cổ điển mà phần lớn thính giả đã
quen tiếp nhận. Nhưng ai đã trót say mê loại nhạc này sẽ khó lòng cưỡng lại
những thanh âm đầy cá tính của nó.
Một trong những đặc trưng quan trọng của tuyến giai điệu trong nhạc Jazz
chính là sử dụng những nốt Blues. Tuyến giai điệu của nhạc Jazz thường được
chia làm hai phần. Phần thứ nhất là tuyến giai điệu của tác phẩm. Nếu âm nhạc
cổ điển đòi hỏi sự chính xác và chuẩn mực của tuyến giai điệu thì trong nhạc Jazz
phần trình bày giai điệu thường được biến đổi bởi cảm xúc từng nghệ sĩ sao cho
phù hợp với từng phong cách mà tác phẩm được trình bày. Phần thứ hai là tuyến
giai điệu của ngẫu hứng (improvisation). Đây chính là linh hồn của nhạc Jazz.
Dường như người Mỹ gốc Phi đã gửi gắm khát vọng tự do mãnh liệt của mình
vào thể loại này khiến cho mọi nguyên tắc âm nhạc cổ điển đều bị phá vỡ. Người
nghệ sĩ không còn phụ thuộc nhiều vào các sheet nhạc do nhạc sĩ sáng tác, họ có
thể thỏa thích sáng tạo dựa trên những khuôn khổ nhất định. Nhờ vậy yếu tố cá
nhân được đẩy lên cao. Người nhạc công vừa trình diễn vừa sáng tác ngay trên
sân khấu. Những giây phút ngẫu hứng chính là những giây phút thăng hoa nhất
của nghệ sĩ lẫn người nghe. Có nhiều yếu tố chi phối sự ngẫu hứng của nghệ sĩ
như cảm xúc, khả năng sáng tạo, xây dựng ý tưởng, quá trình luyện tập kĩ thuật,
kĩ xảo, sự hiểu biết về hòa âm, thang âm, tiết tấu, cấu trúc, hình thức của tác
phẩm,... Vì thế, sự ngẫu hứng của Jazz không phải là những bồng bột hay sự kém
kĩ thuật. Nghệ sĩ chỉ có thể ngẫu hứng khi đã hiểu thật kĩ và thuần thục bản nhạc.
Do sự tồn tại của hai tuyến giai điệu nên một bản nhạc Jazz luôn có sự cộng
hưởng, đối thoại giữa ngẫu hứng và tác phẩm, giữa nhạc cụ và lời hát, giữa những
nghệ sĩ với nhau tạo nên một cuộc đối thoại đầy mê hoặc.
Như đã nhắc đến ở trên, những ngẫu hứng của nghệ sĩ đều được sáng tạo theo
một nguyên tắc tiết tấu nhất định để tránh gây ra sự hỗn loạn cho phần trình diễn.
Thông thường, những nốt móc đơn sẽ được thay thế bằng tiết tấu liên ba. Chính
sự thay thế này đã tạo nên tiết tấu swing. Đây là âm hình tiết tấu quan trọng nhất
có ảnh hưởng đến hầu hết các phong cách nhạc Jazz. Ngoài ra nhạc Jazz còn sử
dụng kĩ thuật đảo phách và nghịch phách làm cho bản nhạc có một tính tự do
tương đối về phách và thường nhấn ngược vào phách nhẹ chứ không phải là phách
mạnh như các bản nhạc thông thường.
Trên phương diện hòa âm, người nghệ sĩ Jazz cần có sự kết nối, giải quyết,
biến đổi giữa các hợp âm trong đó có các bè chứa đựng những quãng chromatic

11
sao cho thật khéo léo. Hầu hết hòa âm trong nhạc Jazz đều sử dụng những tiến
trình hợp âm như: II-V, V-I, II-V-I, V-V, I-VI-II-V… sự kết nối của các tiến trình
hợp âm nào tạo nên hình thức của tác phẩm. Thông qua các hình thức được quy
định những nghệ sĩ có thể ngẫu hứng một cách khoa học. Ngoài những hợp âm
trong nhạc cổ điển, nhạc Jazz luôn luôn sử dụng thêm các hợp âm 7 trong một tác
phẩm như: 7 trưởng, 7 thứ, 7 át, 7 giảm, 7 bán giảm,... với những thang âm và
điệu thức tương ứng. Sự biến đổi của những thang âm đã tạo nên màu sắc mới
cho tác phẩm. Bên cạnh đó, sự ngẫu hứng của người nghệ sĩ cũng tuân theo những
vòng hợp âm nhất định của bản nhạc. Điều này sẽ góp phần làm cho bản nhạc
không bị hỗn loạn mỗi khi người nghệ sĩ ngẫu hứng.
Tuyến giai điệu của nhạc Jazz thường được bắt đầu bằng chủ âm, được nhắc
lại ở hạ át và được nhắc lại một lần nữa với sự thay đổi của hợp âm át trước khi
giải quyết về chủ âm. Jazz thường được biết đến với những giai điệu trầm buồn,
da diết, thậm chí là ảo não như những lời oán thán về thân phận của những người
Mỹ gốc Phi. Bên cạnh đó Jazz cũng sử dụng kết cấu lặp tạo ra những vòng lặp
nhấn mạnh vào những lời ca.
Do sự phân tuyến giai điệu một bên là bản nhạc cố định, một bên là sự ngẫu
hứng của người nghệ sĩ nên trong Jazz sự chuyển điệu đóng vai trò quan trọng.
Nó tạo nên ấn tượng về sự tương phản giữa cái cố định của bản nhạc và cái tự do
của nghệ sĩ.
Với những đặc điểm như trên, nhạc Jazz đã trở thành một loại nhạc đầy tính
mê hoặc, có những cá tính riêng nhưng cũng rất kén thính giả. Người nghe không
chỉ cảm nhận những ca từ hay giai điệu mà còn cảm nhận cả tâm hồn của nhạc
công biểu diễn. Đồng thời, cũng như hành trình đầy kham khổ của Jazz, người
nghe khi thưởng thức mỗi bản nhạc là chấp nhận dấn thân vào một cuộc hành
hương trong những miền tâm tưởng của chính mình, kiếm tìm những góc khuất,
những đè nén, giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc của đời sống để đi đến
một thế giới tự do. Đôi khi trên cuộc hành trình ấy, Jazz tâm sự với thính giả một
mối lòng u uất, một cảm thức tha hương, sầu tủi miên man, bởi lẽ, kiếm tìm tự
do, tự do cả về thể xác lẫn tinh thần, chưa bao giờ là dễ dàng. Lắng nghe Jazz là
lắng nghe thanh âm của chính tâm hồn mình. Vì vậy, khi người nghệ sĩ chơi xong
nốt cuối cùng của bản nhạc cũng là khi tâm hồn người nghe hòa tấu tiếp những
dư âm. Lời ca đã tắt trên sân khấu nhưng khúc nhạc lại cứ ngân mãi trong tâm
hồn.
1.1.3. Âm hưởng nhạc Jazz trong văn học
Văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, luôn cố gắng khám phá và tận dụng
tối đa khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Do vậy, tính nhạc của ngôn ngữ trở thành

12
một đối tượng có sức hấp dẫn lớn lao đối với các nhà văn, tạo nên một mối tương
giao đặc biệt giữa âm nhạc và văn học. Từ những tác phẩm văn học dân gian đến
những tác phẩm văn học viết, từ thơ đến văn xuôi, độc giả đều có thể lắng nghe
được những thanh âm, điệu nhạc phát lên qua từng câu chữ. Tính nhạc trong tác
phẩm văn học được xác định bởi việc vận dụng, tổ chức nhịp điệu, vần, thanh của
ngôn ngữ một cách nhịp nhàng, hài hòa hoặc xây dựng kết cấu tác phẩm dựa trên
những đặc trưng của một thể loại nhạc nhất định, từ đó tạo ra hiệu ứng liên tưởng
nghệ thuật, góp phần xây dựng hình tượng cũng như truyền đạt nội dung của tác
phẩm. Nhưng việc phát hiện và chỉ ra những dấu ấn âm nhạc trong một tác phẩm
chưa bao giờ là dễ bởi nó đòi hỏi người đọc phải có một sự hiểu biết nhất định về
âm nhạc cũng như văn học để có thể kết nối những yếu tố của hai loại hình nghệ
thuật này với nhau. Bản thân nhạc Jazz vốn là một hiện tượng âm nhạc phức tạp
và khó tiếp nhận nhưng với sức sống mãnh liệt và hành trình đầy đớn đau của
mình Jazz có một vị trí quan trong âm nhạc thế giới. Sức ảnh hưởng của Jazz đã
không còn bị giới hạn trong biên giới của một quốc gia hay phạm vi của một loại
hình nghệ thuật. Với sức hấp dẫn đó, Jazz đã thẩm thấu vào văn học tạo nên những
nét rất riêng cho những tác phẩm mà nó để lại dấu ấn.
Các nhà phê bình Hoa Kỳ đã đi vào nghiên cứu chất Jazz trong tác phẩm của
một số nhà văn người Mỹ gốc Phi, từ đó đưa ra một định danh cho dòng văn học
mang đậm dấu ấn của thể loại này – văn học Jazz (The Jazz literature). Langston
Hughes được tôn vinh là người sáng lập thơ Jazz (Jazz poems) khi ông là nhà thơ
đầu tiên sử dụng kĩ thuật của cả nhạc Jazz và nhạc Blues trong sáng tác của mình.
Những bài thơ của ông gợi lên một suy tư lớn cho xã hội Mỹ về nạn phân biệt
chủng tộc. Bài thơ “The Weary Blues” của Langston Hughes được đánh giá là bài
thơ hay nhất trong lịch sử văn học Mỹ gốc Phi:
“And far into the night he crooned that tune.
The stars went out and so did the moon.
the singer stopped playing and went to bed
While the Weary Blues echoed through his head.
He slept like a rock or a man that’s dead”
Lược dịch:
“Sâu lắng vào đêm, chàng cất giọng
Sao và trăng lặn tắt trong mây
Chàng ca sĩ ngừng ca rồi đi ngủ
Điệu Blues mỏi mòn âm vọng xoay

13
Chàng ngủ say quên cả đất trời
Như hòn đá hay như người đã chết”
(Nguyễn Thị Hải Hà dịch)
Không chỉ có thơ, với đặc trưng ngôn ngữ giàu chất nhạc, mà ngay vả văn
xuôi cũng xuất hiện dấu ấn của nhạc Jazz. Jazz xuất hiện trong tác phẩm để tạo
nền cảnh hoặc không khí cho sự xuất hiện của nhân vật hay câu chuyện; hoặc
cuộc đời của nhạc sĩ Jazz được dựng lại thành tiểu thuyết, nhạc sĩ trở thành nhân
vật chính của truyện như: cuộc đời Bix Beiderdecker trong “Young Man with” a
Horn của Dorothy Baker; nhạc sĩ kèn trumpet ở New Orlean- Buddy Bolden trong
“Coming Through Slaughter” của Micheal Ondatjee; nhạc sĩ Fats Waller được
nhắc đến trong tác phẩm “Powerhouse” của Eudora Welty; “The Color of Jazz”
của Jon Panish và “The Night Song” của Ross Russell đều nhắc đến Charlie
Parker;… Không chỉ thế, Jazz còn xuất hiện trong tác phẩm như một mã riêng,
tạo nên một mạch riêng trong kết cấu tác phẩm như trong các tác phẩm của Jack
Kerouac (On the Road), F. Scott Fitzgerald (The Great Gatsby và Tales of the
Jazz Age) hay Toni Morrison (Jazz, Beloved,…)...
Ở Nga, việc nghiên cứu dấu ấn nhạc Jazz trong tác phẩm văn học cũng đã bắt
đầu. Người ta nhắc nhiều đến âm hưởng nhạc Jazz trong các sáng tác của Vasily
Aksyonov (Василия Аксёнова) như: Lend-Lizovskie (Ленд-Лизовские).
Về tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây”, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra
tính nhạc của tác phẩm với nhịp điệu của ngôn ngữ cũng như kết cấu của dòng kí
ức với sự thu phóng các hình ảnh. Nhưng ở tác phẩm của Yuri Kazakov, tính nhạc
không chỉ đơn thuần là những nhịp điệu của một âm thanh nào đó mà sâu sắc hơn,
nó là dấu ấn của nhạc Jazz. Nhạc Jazz đã có sự xuyên thấm vào tác phẩm trong
tương quan với nhiều yếu tố như kết cấu, không gian, thời gian, hình tượng,... tạo
nên những ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm. Khi đọc “Xanh da trời và xanh lá cây”
cũng như nhiều tác phẩm khác của Yuri Kazakov người đọc không chỉ thấy ông
nhắc đến tên của thể loại nhạc này mà còn có thể cảm nhận được một chất Jazz
rất đặc trưng trong tác phẩm. Như vậy, dấu ấn nhạc Jazz ở đây được xem xét trên
phương diện nhạc lí nhằm kết nối những kĩ thuật trong sáng tác và trình diễn nhạc
Jazz với những yếu tố thuộc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Xanh da
trời và xanh lá cây”, từ đó đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm và
phần nào rút ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của Yuri Kazakov.
1.2. Yuri Kazakov và “Xanh da trời và xanh lá cây”
Yuri Pavlovich Kazakov (Юрий Павлович Казаков) là một trong những hiện
tượng đặc biệt của văn học Nga thế kỉ XX. Ông sinh ngày 8 tháng 8 năm 1927 tại
Moscow, trong một gia đình công nhân. Bố ông là Pavel Gavrilovich, một người
14
làm nghề thủ công nhưng mắc chứng nghiện rượu và bị bắt đi đày vào khoảng
đầu những năm 30 do có dính líu đến một vụ việc chống đối nhà nước. Khi đó
nhà văn mới khoảng sáu tuổi. Dù thiếu đi tình thương của cha nhưng ngay từ bé,
ông đã bộc lộ tư chất nghệ thuật của mình. Mẹ ông, bà Ustinya Andreevna, là
người phát hiện ra khả năng âm nhạc đặc biệt của Yuri Kazakov và cố gắng để
ông có thể đi học tại một trường nhạc vào năm 1942. Bên cạnh âm nhạc, Yuri
Kazakov còn có ước mơ trở thành một nhà văn. Và điều đó đã bị mẹ ông ngăn
cản do bà cho rằng chỉ có trở thành một nhạc công mới có thể đem lại sự ổn định
về kinh tế cho gia đình, còn viết văn là một công việc lãng phí thời gian. Dù vậy
ông đã làm quen với thư viện từ sớm và đặc biệt thích những câu chuyện về săn
bắn. Thời niên thiếu của Yuri Kazakov gắn cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của nước
Nga. Trong chiến tranh, ông cùng mẽ đã làm đủ thứ việc cực khổ để nuôi gia
đình. Những hoài niệm về năm tháng ấy đã được ông tái hiện trong “Hai đêm”
(Две ночи). Một thời gian ngắn sau khi ông vào học cello trong một trường nhạc
theo ý nguyện của mẹ, ông chuyển sang học chơi bass đôi. Năm 1944 ông chuyển
qua học trường Cao đẳng Kiến trúc Xây dựng Moscow. Đến năm 1946 ông học
trường Âm nhạc Gnessin. Sau khi tốt nghiệp trường nhạc, ông làm nhạc công cho
một dàn nhạc giao hưởng và làm bán thời gian cho một ban nhạc Jazz. Ông đến
với nhạc Jazz như phần lớn những người thanh niên Liên Xô bấy giờ, đó như một
xu hướng phổ biến để thoát khỏi hiện thực ngột ngạt của các chính sách đàn áp
chính trị. Nhưng đối với Yuri Kazakov còn có một điều đặc biệt cố kết ông và
nhạc Jazz, bên cạnh sự định hướng của mẹ. Đó chính là số phận khổ cực của ông.
Cha ông là một người bị lưu đày do dính líu chính trị, sau khi mãn hạn lưu đày,
cha không trở về mà bỏ mặc mẹ con ông. Điều duy nhất mà ông được thừa hưởng
từ cha mình là chứng nghiện rượu. Chính những năm tháng khổ cực mưu sinh
của hai mẹ con đã khiến ông luôn cảm thấy có một nỗi buồn miên man và tìm
đến Jazz, một thể loại nhạc ra đời để cất lên những lời ai oán cho phận đời chịu
nhiều bất công. Nhưng sau một thời gian, ông đã sớm nhận ra mình không thuộc
về âm nhạc và từ bỏ sự nghiệp âm nhạc vào năm 1952 để theo đuổi ước mơ văn
chương thuở niên thiếu của mình. Năm 1953 ông trúng tuyển Học viện Văn học
Maxim Gorky và tốt nghiệp năm 1958.
Ngay từ năm 1940, Yuri Kazakov đã bắt đầu sáng tác thơ và viết văn nhưng
những tác phẩm đầu tay này đều bị các tạp chí từ chối. Chỉ đến những tháng ngày
là sinh viên Học viện Văn học các sáng tác của ông mới được xuất bản. Những
tác phẩm đầu tay của ông như “Buổi sáng yên tĩnh” (1953); “Xanh da trời và xanh
lá cây” (1956); Teddy (1957),... và những sáng tác sau này như: “Chó săn
Arcturus” (1958); “Mùa thu trong rừng sồi” (1961); “Nhật kí phương Bắc”
(1977); “Trong giấc mơ bạn đã khóc thảm thiết” (1977); “Hai đêm” (1986),... đã
được các nhà văn cùng thời đánh giá cao. Phần lớn nhà nghiên cứu thống nhất

15
rằng ông chịu ảnh hưởng từ văn học cổ điển Nga đặc biệt là Ivan Bunin. Bản thân
nhà văn đã thừa nhận nguồn ảnh hưởng này khi có ý định viết một cuốn sách về
Bunin khi đến Paris năm 1967. Ông phát biểu trong một cuộc nói chuyện: “Tôi
nghĩ không hơn, không kém, làm thế nào để hồi sinh được truyện của nước Nga
với tất cả những thành tựu của nó”. Để rèn luyện tư duy văn chương, trong một
bản thảo cuốn tự truyện của mình, ông nói rằng mình đã học tập không ngừng,
“leo núi, săn bắn, câu cá, đi bộ rất nhiều, qua đêm ở bất cứ nơi nào cần thiết,
quan sát lắng nghe và ghi nhớ mọi lúc.” Sau này dấu ấn của những chuyến đi đã
được thể hiện rõ trong các sáng tác của ông như: “Trên đường” (1961); “Khóc và
khóc” (1963); “Miền Bắc bị nguyền rủa” (1964);... Miền Bắc nước Nga cũng
chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của Yuri Kazakov. Năm 1977 ông hoàn
thành “Nhật kí phương Bắc”. Ông viết rằng “nơi mà ông muốn sống không phải
là những trại tạm bợ, không phải trong các khu mùa đông cùng cực, mà là ở các
ngôi làng, những nơi định cư nguyên thủy của Nga”. Với khoảng 10 tập truyện
ngắn được xuất bản trong sự nghiệp sáng tác của mình, Yuri Kazakov đã trở thành
bậc thầy truyện ngắn Liên Xô thế kỉ XX với một lối văn phong trữ tình tinh tế,
đầy nhạc điệu, khả năng xây dựng không gian đô thị và thiên nhiên tài hoa, khắc
họa nhân vật một cách tài tình với nội tâm nhạy cảm cùng một giọng văn trầm
buồn da diết. Điều tạo nên sự cuốn hút đặc biệt ở sáng tác của ông chính là một
chất nhạc trong văn xuôi. Bản thân nhà văn cho rằng một nhà văn tài giỏi là nhà
văn có “khả năng sắp xếp các từ ngữ sao cho tạo thành một cụm từ hài hòa nhất,
muốn vậy, người viết phải có “tai trong” hoàn hảo”. Không dừng ở đó, ông nói:
“Đối với tôi, dường như một nhà văn giỏi trước hết là một nhà văn biết suy nghĩ
về những vấn đề quan trọng. ... Một nhà văn giỏi luôn có ý thức về một cái gì đó
khác với những gì anh ta viết về. Nó giống như trong âm thanh: có âm điệu cơ
bản và có âm bội, và càng có nhiều âm bội thì âm thanh càng phong phú”.
(Kazakov Yu. Tại sao văn học và tại sao bản thân tôi // Những câu hỏi về văn
học. - Năm 1979. - Số 2. - Tr. 174.). Trong sổ nhật kí nhà văn, ông cho rằng, một
nhà văn dũng cảm là nhà văn viết về sự thật và “sự thật văn học luôn bắt nguồn
từ sự thật cuộc sống”. Không chỉ vậy, tác phẩm văn học còn phải là tiểu sử tinh
thần của nhà văn. Trong nhật kí, ông viết: “ Để tìm thấy chính mình trong sự sáng
tạo, để cảm nhận nhịp đập của cuộc sống - đây là toàn bộ nhiệm vụ ”(Ngày 6
tháng 2 năm 1950)” (Kazakov Yu. Từ nhật ký và sổ tay // Kazakov Yu. Hai đêm.
- M., 1986. - S. 31 - 35,). Ông coi văn học là sự biểu hiện và khám phá chính
mình do vậy, phần lớn những tác phẩm của ông chính là viết về cuộc đời của ông.
Những gì đến với ông thì đều xuất hiện trong văn của ông. “Xanh da trời và xanh
lá” chính là mối tình đầu của ông. “Hai đêm” chính là kí ức chiến tranh của ông.
“Nhật kí phương bắc” chính là hành trình khám phá của ông. Như vậy, rõ ràng
rằng Yuri Kazakov luôn có một ý thức rất rõ về hoạt động sáng tác của mình đặc

16
biệt, trên phương diện kĩ thuật sáng tác, ông luôn ý thức về tổ chức ngôn ngữ để
kiếm tìm sự hài hòa của ngôn ngữ hay nhạc tính trong văn chương.
Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã chỉ ra thế giới nghệ thuật của ông là sự
thừa kế truyền thống, người ta đặc biệt chú ý sự ảnh hưởng của Bunin đối với
Yuri Kazakov. Không chỉ thế, khi tiếp cận thế giới nghệ thuật của Yuri Kazakov,
các nhà nghiên cứu thống nhất rằng tác phẩm của ông luôn hiện hữu một chất
nhạc trầm lắng. Trong công trình, “Nét độc đáo trong truyện của Yuri Kazakov”
(Поэтика рассказов Юрия Казакова) của Ivanov Alexey Petrovich (Иванов
Алексей Петрович), bảo vệ năm 2000 tại Matxcova, có một nhận xét rất xác
đáng: “Tính nhạc trong văn xuôi, đặc trưng của người nghệ sĩ nhạc Jazz Yuri
Kazakov, đã thể hiện ở đây ở mức độ lớn nhất. Ông đã viết nhạc jazz. Sử dụng kỹ
thuật thơ, sử dụng tài năng âm nhạc, Yuri Kazakov không chỉ viết một tác phẩm,
mà còn như thể đã kết hợp rất thành công nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau
trong nó.”. (Trang 50) Trong bài báo “Yuri Kazakov đã để lại cho chúng ta điều
gì?” (Что оставил нам Юрий Казаков?) của Shtokman (Штокман) đăng trên
báo Tiếng vang xa (Долгое эхо) cũng lưu ý rằng đặc điểm chính của phong cách
nhà văn là tính nhạc trong sáng tác của anh ấy. "Cô ấy (âm nhạc) đã mê hoặc và
chạm vào tâm hồn giai điệu của của anh ấy, anh ấy viết, giống như một bài hát
cơ bản, được xác minh nghiêm ngặt bởi một “tai trong” nhạy cảm, mỏng manh
và hoàn hảo được duy trì <...> Nhà văn âm thanh ". Bên cạnh đó, chính Ivanov
Alexey Petrovich trong công trình “Nét độc đáo trong truyện của Yuri Kazakov”
đã chỉ ra sự xuất hiện của Jazz trong các sáng tác của Yuri Kazakov. Nhà văn
không chỉ nhắc nhiều đến Jazz mà còn vận dụng kĩ thuật của Jazz ở một số tác
phẩm, tiêu biểu nhất có thể kể đến “Xanh da trời và xanh lá cây” và “Nhật kí
phương Bắc”. Theo khảo sát của chúng tôi, trong quyển “Những truyện của Yuri
Kazakov” (Юрий Казаков Рассказы) được xuất bản bởi nhà xuất bản Im
WerdenVerlag München năm 2005, có tới 4/25 tác phẩm nhắc tới nhạc Jazz. Rõ
ràng rằng Jazz có một vai trò rất quan trọng đối với Yuri Kazakov. Với một quan
niệm về chất thơ và tính nhạc trong văn xuôi đã nêu ở trên, nhà văn hẳn sẽ không
chỉ đơn thuần nhắc đến nhạc Jazz như một sự tình cờ mà có lẽ ông đã vận dụng
một số kĩ thuật của nhạc Jazz vào sáng tác văn học. Ivanov Alexey Petrovich đã
phần nào chứng minh điều đó. Có lẽ, chính chất nhạc Jazz đặc biệt đã tạo nên
hấp lực cho những sáng tác của Yuri Kazakov. Qua các công trình nghiên cứu
chuyên sâu, càng ngày, tài năng của Yuri Kazacov càng được khẳng định. Trong
cuốn “Stripe”, nhà văn Mikhail Mikhailovich Roshchin nhận xét: “Tôi nghĩ rằng
mình sẽ không nhầm khi nói rằng những sáng tác của nhà văn Yuri Kazakov đã
trở thành những tác phẩm kinh điển của văn học Xô Viết ngày nay.”
Mùa thu năm 1982, Yuri Kazakov qua đời sau một cơn đột quỵ do chứng tiểu
đường và nghiện rượu. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Vagankovo ở Moscow.

17
Với mong muốn tưởng nhớ tài năng của ông, tạp chí Novy Mir đã lập ra giải
thưởng Yuri Kazakov để trao tặng cho những truyện ngắn hay nhất do tạp chí này
bình chọn.
“Xanh da trời và xanh lá cây” (1956) là một trong những truyện ngắn được
xuất bản đầu tiên của Yuri Kazakov khi ông còn là sinh viên Học viện Văn học
Maxim Gorky. Tác phẩm được sáng tác trong bối cảnh của “thời kỳ tan băng
Khrushchyov” (хрущёвская о́ттепель), khi mà những đàn áp và kiểm duyệt của
Liên Xô được nới lỏng, quyền tự do ngôn luận được nâng cao, thế hệ thanh niên
được kì vọng là những người sẽ thay đổi đất nước. Câu chuyện gắn với những
trải nghiệm thời niên thiếu của tác giả với mối tình đầu, những ước thơ, những
thất vọng. Nhìn một cách tổng quan, tác phẩm được chia làm bốn chương với bảy
phần, đi theo cuộc tình của nhân vật chính Alyosha và Lili, từ lúc họ bắt đầu hẹn
hò cho cho đến lúc tình yêu kết thúc. Sau khi ra đời tại quê hương của mình, tác
phẩm đã nhận được nhiều luồng ý kiến. Phần đông độc giả đón nhận Xanh da trời
và xanh lá cây một cách tích cực. Giới phê bình nghiên cứu cũng có những nhìn
nhận ban đầu về tác phẩm. Một số nhà nghiên cứu phê phán Yuri Kazakov khi
ông có một lối văn chương trầm buồn không thích hợp với không khí của thời đại
và đất nước. Một số khác lại đánh giá cao tài năng của ông bởi một lối kể chuyện
đậm chất trữ tình, giàu tính nhạc. Bản thân dịch giả Đoàn Tử Huyến trong phần
lời tựa cho bản dịch cũng cảm nhận được một chất nhạc buồn của “giọng si giáng
thứ”. Nhìn chung, ngay từ khi những tác phẩm đầu tiên như “Xanh da trời và
xanh lá cây” ra đời, tài năng của Yuri Kazakov đã được chú ý và sau đó nổi lên
như một hiện tượng đặc biệt của văn xuôi Liên Xô thế kỉ XX.
Như vậy, có ba cơ sở để đi tìm dấu ấn nhạc Jazz trong tác phẩm “Xanh da trời
và xanh lá cây” của Yuri Kazakov. Thứ nhất, trước khi trở thành một nhà văn,
Yuri Kazakov là một nghệ sĩ biểu diễn nhạc Jazz chuyên nghiệp, do đó, nhạc Jazz
phần nào sẽ có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông. Thứ hai, trong các phát ngôn
của mình ông đều chủ trương tạo tính nhạc cho tác phẩm và thừa nhận sự ảnh
hưởng của các yếu tố tiểu sử trong sáng tác của mình, trong đó có nhạc Jazz. Thứ
ba, các công trình nghiên cứu về Yuri Kazakov đều đưa đến một kết luận rẳng
trong sáng tác của ông giàu tính nhạc, một số công trình đã chứng minh được dấu
ấn nhạc Jazz trong việc tổ chức dòng ngữ lưu của câu văn. Đây là ba cơ sở và tiền
đề trực tiếp để chúng tôi mở rộng tiếp cận và kiếm tìm dấu ấn nhạc Jazz trong tác
phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây” của Yuri Kazakov.
2. Dấu ấn nhạc Jazz trong tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây” của
Yuri Kazacov
Ở tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây”, dấu ấn nhạc Jazz chủ yếu biểu hiện
ở phương diện nghệ thuật. Trên nền đề tài tình yêu, giữa những khoảng trống

18
được tạo ra bởi một cốt truyện đơn giản, những cung bậc tâm lí nhân vật được
miêu tả, khắc họa thông qua những vòng lặp của chi tiết, sự đối thoại, cộng hưởng
giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với không gian.
2.1. Kết cấu, cốt truyện – những khoảng trống cho ngẫu hứng
Một trong những đặc trưng dễ nhận thấy của Jazz chính là ở kết cấu của bản
nhạc. Người nghệ sĩ sử dụng một kết cấu tương đối đơn giản, kết hợp chúng với
yếu tố ngẫu hứng để tạo nên một bản nhạc đầy tự do và hấp dẫn. Sự đơn giản tạo
nên những khoảng trống để ngẫu hứng điền vào.
“Xanh da trời và xanh lá cây” của Yuri Kazakov được xây dựng trên một kết
cấu khá đơn giản với một motip phổ biến trong các câu chuyện tình: gặp nhau,
hẹn hò, phát triển tình cảm, yêu nhau, mâu thuẫn, chia tay, sự cô đơn của nhân
vật. Tác phẩm được chia thành bảy phần giống như một bản nhạc Jazz với hợp
âm bảy. Bảy phần này được nhóm vào bốn chương theo mô hình bốn lần chuyển
hợp âm. Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” – Aliosa theo trật
tự tuyến tính.
Chương một, mở đầu bằng bối cảnh của buổi gặp nhau lần đầu tiên của hai
nhân vật. Đây chính là phần mở đầu của bản nhạc. Ngay từ phần này, chủ đề của
tác phẩm đã được thể hiện rõ, đó chính là tình yêu, mối tình của Aliosa và Lilia.
Chương hai thể hiện sự phát triển của tình yêu đó và đỉnh điểm chính là nụ
hôn của hai nhân vật ở sân ga. Phần này tương ứng với phần hai của một bản nhạc
Jazz với sự nhắc lại chủ âm (cuộc tình của hai người).
Chương ba thể hiện sự rạn nứt mối quan hệ của hai nhân vật, những mâu thuẫn
bộc lộ và sự vắng mặt của Lilia trong khoảng thời gian này. Chương này tương
ứng với phần ba của một bản nhạc Jazz. Chủ âm được nhắc lại nhưng đã có sự
chuyển hướng, tức là sự xuất hiện của biến cố, thay đổi giai điệu của câu chuyện
tình.
Chương bốn đưa đến kết thúc cho mối quan hệ giữa Aliosa và Lilia. Lilia đi
lên phương Bắc để bắt đầu cuộc sống mới với chồng mình còn Aliosa ở lại với
nỗi cô đơn và kí ức về cuộc tình buồn bã. Chương này tương ứng với phần bốn
của một bản nhạc Jazz. Sau khi hợp âm thay đổi ở hạ át, bài hát quay lại giải quyết
chủ âm, đưa đến một kết thúc buồn cho câu chuyện tình.
Với một cốt truyện đơn giản như trên, để tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm, tác
giả buộc phải hướng người đọc vào thế giới nội tâm của nhân vật kết hợp với
việc miêu tả ngoại cảnh, điều này sẽ được phân tích ở phần sau của bài viết.
Như vậy, kết cấu của tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây” được Yuri
Kazakov tổ chức như kết cấu của một bản nhạc Jazz với cốt truyện khá đơn giản
19
và triển khai thành bốn chương tương ứng với bốn phần của bản nhạc. Kết cấu
đơn giản chính là một phông nền với đầy khoảng trống để các yếu tố nghệ thuật
có thể ngẫu hứng, đối thoại, cộng hưởng với nhau tạo nên những phức điệu đặc
sắc trên một tông giọng chủ đạo đó là tình yêu.
2.2. Nhan đề, không – thời gian, nhân vật - những đối thoại, cộng hưởng
và vòng lặp
Do một bản nhạc Jazz có hai tuyến giai điệu, một bên là giai điệu chính của
bài hát, một bên là giai điệu ngẫu hứng của nghệ sĩ nên khi nghe nhạc Jazz thính
giả có thể cảm nhận được nhiều giọng điệu cất lên trong bản nhạc như một cuộc
đối thoại, cộng hưởng. Trên nền của tuyến giai điệu chính, giai điệu ngẫu hứng
làm cho tác phẩm có những đặc sắc riêng, thể hiện được cá tính và phong cách
của nghệ sĩ. Người nghệ sĩ tài hoa là người nghệ sĩ có thể tạo ra những ngẫu hứng
hài hòa với phần giai điệu chính của bản nhạc, những thanh âm không đối chọi
hay hỗn loạn mà dựa vào nhau, làm nổi bật nhau và làm nổi bật chủ đề của bài
hát. Bên cạnh sự đối thoại, cộng hưởng của tuyến giai điệu, trong một bản nhạc
Jazz còn có sự đối thoại, cộng hưởng giữa nhạc công hoặc người ca sĩ với dàn
nhạc của anh ta. Giữa những người cùng trình diễn cần phối hợp nhịp nhạc để
những giai điệu ngẫu hứng không làm mất nhạc luật của bài hát.
Trong tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây”, Yuri Kazakov đã vận dụng sự
ngẫu hứng tạo nên một cuộc đối thoại, cộng hưởng giữa nhân vật và không gian
của tác phẩm. Nhân vật được xem như người nghệ sĩ, tuyến giai điệu chính còn
không gian là dàn nhạc, tuyến giai điệu ngẫu hứng của anh ta. Trong bản thân
không gian hay nhân vật, cũng xuất hiện những vòng lặp giống như các vòng hợp
âm tạo điểm nhấn cho tác phẩm.
2.2.1. Sự tương phản, đối thoại trong nhan đề
Câu chuyện kể về một cuộc tình dang dở theo dòng hồi ức của nhân vật chính
Aliosa. Hai người gặp nhau trong một buổi đi xem phim với bạn, họ hẹn hò, xa
cách, nhớ nhung, họ cùng nhau trải qua những kỉ niệm đẹp, trao cho nhau nụ hôn
đầu và rồi chàng trai thất vọng, sau một thời gian lạnh nhạt giữa hai người, Lilia
có người yêu mới và cưới anh ta, để lại Aliosa cô đơn trong kỉ niệm về mối tình
đầu khó phai. Sự tương phản, đối thoại đã được gợi lên từ nhan đề của tác phẩm,
xanh da trời và xanh lá cây, đó là hai màu sắc đại diện cho hai thái cực. Một bên
là bầu trời còn một bên là mặt đất. Aliosa có những khát khao, ước mơ riêng, bay
bổng và xa vời như bầu trời còn Lilia cần những điều thực tế, cô luôn đứng trên
mặt đất. Anh nói: “Lilia không thích những quan điểm của tôi. Cô chế giễu những
ước mơ của tôi, đôi khi chế giễu một cách rất tàn nhẫn, và đã mấy lần chúng tôi
cãi nhau.”. Sự đối lập ấy còn thể hiện khi ai người trao nụ hôn đầu cho nhau tại

20
sân ga. Aliosa khi ấy “nhìn đôi môi của Lilia, hơi cúi xuống và hôn rất lâu. Cả
thế giới xung quanh bắt đầu lặng lẽ quay tròn. Trong khi hôn, Lilia hơi khép hàng
mi mựơt mà và nhìn tôi. Lilia hôn và nhìn tôi. Bây giờ tôi mới thấy cô yêu tôi đến
mức nào.” Nhưng sau này, khi nhớ lại kỉ niệm đó Lilia lại nói “Anh có nhớ lần
mùa đông chúng ta hôn nhau trên đường tàu không? Lúc đó vẻ mặt anh trông
thật ngốc nghếch. Lilia cười.”. Rõ ràng hai người luôn có một sự đối lập nhau.
Bầu trời và mặt đất cần nhau, đối diện nhau nhưng mãi mãi sẽ chẳng bao giờ có
được nhau. Màu xanh da trời và màu xanh lá cây, đó là những màu sắc của thiên
nhiên, của không gian đời sống xung quanh con người. Yêu chính là một cuộc
hành trình khám phá đời sống và chính mình, trải qua những cung bậc với nhiều
ước mơ, hi vọng và rồi cuối cùng là thất vọng, khổ đau khi tình yêu chấm dứt.
Câu chuyện kết thúc trong sự phủ định đầy đau khổ của Aliosa, anh ấy nói mình
không còn nhớ cuộc tình ấy nữa, tất cả chỉ là một giấc mơ, nhưng lại là một giấc
mơ buồn bã. “Ôi, sao tôi không thích những giấc mơ đến thế!”. Sự tương phản
trong nhan đề đã báo hiệu cho nhiều tuyến đối thoại, tương phản trong không gian
và nhân vật.
2.2.2. Sự đối thoại, cộng hưởng giữa không gian và nhân vật Aliosa
2.2.2.1. Không gian đô thị - làng quê – thiên nhiên
Mở đầu tác phẩm là sự xuất hiện của giai điệu nhạc Jazz phát ra từ những ô
cửaa màu xanh: “Chúng tôi đứng trong một cái sân sâu. Biết bao nhiêu là ô cửaa
sổ trong khoảng sân vuông tối này: có những ô màu xanh da trời, có những ô
màu xanh lá cây, có những ô màu hồng, nhưng cũng có những ô chỉ đơn giản một
màu trắng nhạt. Từ ô cửaa sổ màu xanh da trời ở trên tầng hai vang lên tiếng
nhạc - ở đó ngừơi ta vừa mới mở đài. Tôi rất thích nhạc Jazz, không, không phải
để nhảy - tôi không biết nhảy - tôi chỉ thích nghe những bản nhạc Jazz hay. Tôi
không biết nữa, có thể như vậy là không tốt chăng? Tôi đứng và nghe tiếng nhạc
từ tầng hai, từ ô cửaa màu xanh da trời vọng xuống.” Tuyến giai điệu này gắn
với nhân vật tôi, nhờ có nó mà anh ta né được việc phải nói chuyện với Lilia do
sự ngại ngùng của mình dù rằng Lilia đã gọi tên anh: “Nhưng tôi vẫn im lặng, cả
người như bị thu hút bởi điệu nhạc khác thường. Thật may sao, nhờ có tiếng nhạc
mà tôi có thể im lặng.....”. Sau khi hai người rời sân để đi đến rạp chiếu phim,
tuyến giai điệu của nhạc Jazz tắt đi và nhường chỗ cho tuyến không gian đô thị.
Ở tuyến không gian đô thị, Aliosa ngại ngùng và không thể giao tiếp với Lilia,
anh thụ động trước cô và anh luôn cố gắng lảng tránh cô. Khi hai người từ rạp
chiếu bóng trở về khoảng sân ban đầu, không gian đã có chút thay đổi: “Trời đã
khá khuya, không phải tất cả các cửa sổ đều còn đèn, trong sân cũng tối hơn so
với hai giờ trước đây. Nhiều ô cửaa màu trắng và màu hồng đã tắt, chỉ những ô
cửaa màu xanh lá cây là còn sáng. Ô cửaa màu xanh da trời ở tầng hai cũng còn
sáng, nhưng không nghe thấy tiếng nhạc từ đó vọng xuống nữa.” Sự thay đổi này

21
đánh dấu một bước tiến nhỏ trong quan hệ của hai người. Lilia đồng ý hẹn hò với
Aliosa, điều này được báo hiệu khi chỉ còn ô cửaa xanh lá cây và xanh da trời còn
sáng.
Aliosa được gắn với tuyến không gian thiên nhiên nhiều hơn. Ở không gian
đô thị, anh trở nên ngại ngùng, khó xử, nhút nhát, mỗi lần đi cùng Lilia anh đều
cố gắng thoát khỏi không gian đô thị bằng cách tìm về không gian thiên nhiên,
đặc biệt là bầu trời. Anh thường xuyên nhìn về phía bầu trời và những vì sao như
thể đó mới là nơi anh thuộc về. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Aliosa đã yêu Lilia
chính khi anh đi cùng cô đi trên đại lộ và nhìn thấy những cặp tình nhân ngồi bên
nhau. “Bầu trời hạ xuống thấp hơn, những ngôi sao như nhiều thêm. Rồi bắt đầu
một buổi bình minh êm ả. Trên các vỉa hè đại lộ, những đôi trai gái ngồi sát bên
nhau. Trên mõi chiếc ghế lại có một cặp. Và không hiểu sao họ im lặng. Tôi nhìn
họ với một sự ghen tị và nghĩ thầm: không biết có khi nào tôi và Lilia được ngồi
bên nhau như vậy không?”. Hình ảnh bầu trời hạ xuống thấp và những vì sao
nhiều thêm báo hiệu cho sự gần gũi của hai người, một bước tiến nữa trong cuộc
tình tuổi thiếu niên. Bởi như đã trình bày ở trên xanh da trời (bầu trời) đại diện
cho Aliosa, còn xanh lá cây (mặt đất), đại diện cho Lilia, sự hạ thấp của bầu trời
chính là dấu hiệu của sự gần gũi của trời và đất. Những ngôi sao gắn với ước mơ
hạnh phúc của Aliosa. Khi trở về phòng sau cuộc dạo chơi, anh nghĩ về Lilia:
“Tôi nằm, ngắm nhìn ngôi sao và nghĩ về Lilia.”
Sau khi rời Matxcova, Aliosa cùng mẹ đi lên phương Bắc một tháng. Anh
hoàn toàn trở về với không gian thiên nhiên, những khu rừng, thú săn bắn. Ở
không gian này, anh được thỏa mãn những sở thích của mình: “lòng tôi tràn ngập
niềm vui sướng của người khám phá đầu tiên”. Không gian phương Bắc, theo
quan niệm của Yuri Kazakov chính là không gian nguyên thủy của người Nga,
đây là nơi ông thích nhất và mong muốn được sống nhất. Đối với ông, đây là
không gian của hạnh phúc. Sau chuyến đi này, Aliosa đã thật sự hiểu mình yêu
Lilia.
Sau khi trở về Matxcova, Aliosa ngay lập tức đến tìm Lilia, đây là lần đầu tiên
anh chủ động đến tìm Lilia với một niềm hân hoan của đôi tình nhân xa cách lâu
ngày. “Sau một tháng đi xa, Matxcova ồn ào, đông đúc, ánh điện rực rỡ, đã làm
tôi ngỡ ngàng. Và tôi bỗng nghĩ thầm với một niềm vui hãy còn ngượng ngập:
thật hạnh phúc biết bao khi ở trong thành phố đồ sộ này có cả cô gái, người mà
ta yêu dấu.” Lilia chính là người khiến cho Aliosa thấy hạnh phúc khi ở thành
phố này. Hai người quyết định đi dạo, và trong buổi đi dạo lần này, Lilia thổ lộ
tình cảm với Aliosa, khi trời mưa và những giọt nước lấp lánh trên mái tóc của
cô. “Anh có nhớ em không? - Lilia hỏi? - Còn em thì không lúc nào là không nghĩ
đến anh, mặc dù em không muốn thế. Chính em cũng không biết là vì sao nữa.”.

22
Bên cạnh không gian thiên nhiên, không gian làng quê cũng có một vai trò
quan trọng đối với Aliosa. Vào mùa đông, anh và Lilia đi chơi cùng nhau. Họ đi
về quê thăm dì của Aliosa nhưng anh lại để cô ở ngoại với những trận tuyết. Trên
đường về những suy nghĩ vẩn và sợ hãi khi thấy những ánh đèn pin lúc đi ngang
qua cánh đồng đã cho thấy sự hồn nhiên của cuộc tình thiếu niên. Lilia hẹn với
Aliosa rằng nếu có thể về đến sân ga an toàn cô sẽ hôn anh, đó là nụ hôn đầu tiên
của cả anh và cô. Khi ấy những vì sao lại xuất hiện trong tầm mắt của Aliosa:
“Tôi im lặng nhìn lên những ngôi sao. Rồi tôi nhìn lên phía trước nơi có quầng
sáng màu vàng lung linh trên bầu trời Matxcova.”. Trên không gian của cánh
đồng, hai người nói chuyện nhiều hơn, có thể thấy đây là một trong những đoạn
có chứa nhiều lời đối thoại giữa hai nhân vật nhất. Nếu như ở cuộc đi dạo ngẫu
hứng, Lilia thổ lộ tình cảm với Aliosa khi tóc cô đầy những giọt mưa thì khi đến
nhà ga cô hôn anh lúc mi mắt và tóc dính đầy sương. Trên đoàn tàu trở về, Lilia
áp gò má vào mặt Aliosa còn anh thì nhìn về phía cánh rừng sau lưng Lilia. Như
vậy, không gian mùa Đông gắn với sự phát triển của tình yêu, hai người trở nên
thân mật và gần gũi nhau hơn.
Sau một thời gian hai người xa cách, Aliosa hẹn cô đến buổi biểu diễn của
anh. Dù rằng anh biết tình cảm giữa hai người đã phai nhạt nhưng anh vẫn hi
vọng về tình yêu đó. Sự hi vọng được thể hiện ở không khí mùa xuân: “mùa xuân
đã đến... Trời cao xanh biếc, nắng mới rộn ràng, những hàng lipa bên đường đầu
tỏa hương thơm ngát. Tất cả đều tràn trề sức sống, tất cả đều chuẩn bị để đón
ngày hội tháng năm.”. Nhưng cuối cùng khi anh nhận ra Lilia đã có hôn phu, anh
và Lilia chia tay nhau thật sự thì bầu trời không còn màu xanh nữa: “Trên đầu tôi,
trên bầu trời màu tím nhạt, bốn con tuấn mã có cánh vẫn bay mãi bay mãi mà
không thể nào bay đi được.” Đó chính là giây phút đánh dấu sự chấm dứt hi vọng
về cuộc tình thời niên thiếu của Aliosa. Từ đó, mỗi khi mùa xuân đến kéo theo
một kỉ niệm buồn đối với Aliosa. Không gian thiên nhiên không còn xuất hiện
nữa mà chỉ còn gắn với những hồi ức của Aliosa. Ngắm những tờ giấy dán có
hình ảnh khu rừng anh nghĩ “Có thể thấy khu rừng rậm với những con voi đang
vểnh cao vòi đi lại. Hoặc hình người đội mũ, mặc áo mưa. Hoặc khuôn mặt những
người quen. Chỉ có khuôn mặt Lilia là không thấy ở đây. Có lẽ bây giờ cô đang
đi ngang qua nhà ga nhỏ nơi lần đầu chúng tôi hôn nhau. Chỉ có điều bây giờ cả
nhà ga ngập trong màu xanh của cây, còn hàng rào ván khô và nóng dưới ánh
mặt trời. Không biết Lilia có nhìn xuống nhà ga đó?” Đôi lần anh thấy mình cần
đến phương Bắc có lẽ bởi ở đó, anh có khoảng thời gian tươi đẹp và hạnh phúc
nhất. Cũng có lẽ bởi ở đó có Lilia.
Như vậy không gian đô thị và không gian thiên nhiên luôn gắn với cuộc tình
của Aliosa. Đô thị là nơi hai người hẹn hò còn thiên nhiên là nơi đánh dấu những
bước chuyển trong cuộc tình ấy. Hình ảnh bầu trời và những vì sao xuất hiện và

23
gắn với thế giới quan, đời sống nội tâm của Aliosa. Nhân vật và không gian có
sự cộng hưởng với nhau, đối thoại với nhau tạo nên một thế giới nội tâm giao hòa
với ngoài cảnh. Từ đó, tâm lí nhân vật được thể hiện sâu sắc hơn.
2.2.2.2. Không gian màu sắc, ánh sáng
Một trong những yếu tố cần chú ý khi tiếp cận không gian của tác phẩm chính
là ánh sáng, màu sắc. Những cuộc hẹn, sự gặp mặt của hai nhân vật thường gắn
với màn đêm và từ màn đêm đó, những màu sắc và ánh sáng hiện lên, tạo nên
những điểm nhấn cho không gian như sự ngẫu hứng của tác giả. Khi thi là những
ánh đèn từ những ô cửaa sổ, khi thì là ánh đèn đường, ánh sao, ánh đèn của sân
khấu biểu diễn,... Những khoảng ánh sáng, màu sắc khi thì tràn ngập, lấp lánh
như những vì sao trên bầu trời, khi thì le lói nhỏ bé. Đó là những ô cửa nhiều màu
trong lần đầu tiên hai người gặp mặt, ánh đèn pin khi hai người trở về từ nhà cô
của Aliosa, ánh đèn sân khấu trong buổi diễn mà Aliosa thấy Lilia đi cùng hôn
phu,... Khi tiến hành khảo sát màu sắc trong tác phẩm, có một điểm đặc biệt, ở
chương 1,2,3 màu sắc xuất hiện với tần số lớn nhưng đến chương 4, gần như
không còn sự xuất hiện của ánh đèn hay màu sắc. Sự đối lập này có thể được giải
thích bởi tâm trạng của nhân vật Aliosa. Đến chương 4, Lilia đã xa anh thật sự,
anh trở về với hiện tại, đối với anh, khoảng thời gian bên Lilia chính là khoảng
thời gian đẹp nhất, dù anh luôn nói mình đã quên nhưng sự phủ định đó lại càng
thêm khẳng định rằng anh không thể quên được mối tình đó. Thận chí nhân vật
sống trong quá khứ, khiến cho quá khứ choán chỗ của hiện tại vì vậy trong kí ức,
quá khứ hiện lên sinh động, đầy màu sắc như thực còn hiện tại thì đơn sắc như
một bộ phim đen trắng đầy u uất. Đây cũng có thể được xem như một sự cộng
hưởng giữa không gian và nhân vật. Đồng thời, sự tương phản màu sắc, ánh giữa
chương 1,2,3 với chương 4 cũng tạo nên một ấn tượng về sự chuyển điệu của tác
phẩm. Không gian của các chương trước đó là sự kết hợp giữa không gian bên
ngoài và bên trong nhân vật, nó gắn với cuộc tình của hai người. Còn không gian
của chương 4 thì hướng thẳng vào nội tâm của Aliosa trong hiện tại. Đây là thời
điểm cuộc tình đã lùi xa và ngoại cảnh biến mất, thứ còn lại chỉ là nỗi cô đơn của
nhân vật.
Không gian màu sắc, ánh sáng trong tác phẩm không chỉ có sự tương phản
trong cách chương mà còn có cả những vòng lặp. Khi đọc tác phẩm, ngay lập tức
người đọc sẽ ấn tượng với sự xuất hiện ở tần số cao các màu sắc và ánh sáng, đặc
biệt là xanh da trời và xanh lá cây. Đó có khi là ánh sáng từ những khung cửa của
tòa nhà cao tầng khi Aliosa đứng dưới góc sân chờ Lilia. Đó có khi là ánh sáng
của những cột đèn đường, của những vì sao đêm. Đó có khi là ánh sáng trên sân
khấu nơi Aliosa biểu diễn. Sự lặp lại những hợp âm ánh sáng này cũng góp phần

24
tạo nên một nhịp điệu cho tác phẩm. Nó gợi cho người ta nhớ đến những đền
nhiều màu sắc trong không gian đêm ở những phòng nhạc Jazz.
2.2.2.3. Sự thu - phóng không gian
Tính ngẫu hứng còn được thể hiện ở không gian của tác phẩm thông qua việc
thu – phóng khung hình. Khi thì không gian thu lại trong quãng sân mà hai người
gặp nhau. Thậm chí, thu lại, hướng vào một điểm rất nhỏ là đôi măt của Lilia.
Khi thì không gian hướng lên những vì sao. Khi thì không gian mở rộng trên
những dãy phố, quảng trường, làng quê. Sự thu – phóng không gian cũng đã tạo
nên một nhịp điệu cho tác phẩm. Nhịp điệu này giúp cho tác giả thể hiện được
góc nhìn của nhân vật đồng thời cũng giúp tái hiện tâm trạng nhân vật Aliosa. Ở
những chương đầu, không gian được mở rộng và thu hẹp theo nhiều chiều kích
tôn lên cuộc hình của Aliosa và Lilia. Đến cuối tác phẩm, không gian thu lại hết,
hướng thẳng vào nội tâm nhân vật, thể hiện một sự cô đơn đầy hoài niệm, sự chìm
đắm trong nỗi buồn của Aliosa.
2.2.3. Thời gian
Có một đặc điểm dễ nhận thấy là thời gian buổi tối xuất hiện nhiều lần trong
tác phẩm. Buổi tối gắn với lần đầu tiên Aliosa gặp nhau. Buổi tối gắn với những
cuộc hẹn hò. Buổi tối hai người hôn nhau tại sân ga. Buổi tối Aliosa nhận ra Lilia
có hôn phu. Buổi tối hai người chia tay,... Thời gian buổi tối chính là thời gian
chứng kiến những đổi thay trong cuộc tình của hai người. Trên nền màn đêm
những tâm lí, hành động của nhân vật được thể hiện rõ nét. Thời gian buổi tối
không đơn thuần chỉ là sự chảy trôi nối tiếp của ngày và đêm mà quan trọng, thời
gian buổi tối chính là thời gian mà những người nghệ sĩ nhạc Jazz hoạt động. Cho
đến tận ngày nay các phòng hòa nhạc vẫn thường mở vào buổi tối. Những người
nghệ sĩ nhạc Jazz, đêm đêm vẫn lang thang trên những con phố để cất lên tiếng
lòng. Đêm đã trở thành thời gian của tâm trạng. Trong đêm, người ta dễ đối diện
với lòng mình, dễ buồn, dễ đau vì những điều đã cũ. Thời gian buổi đêm chính là
một thời gian có tính ám ảnh trong tâm thức sáng tạo của Yuri Kazakov. Đêm trở
thành phông nền cho mọi câu chuyện của dòng kí ức đầy đau khổ và cô đơn.
Không phải ngẫu nhiên mà cuối tác phẩm, nhân vật Aliosa đã thở than “Trời đất!
Tôi thật ghét những giấc mơ!”. Anh mong cuộc tình kỉa chỉ là một giấc mơ. Mà
mơ thì chỉ có thể trong màn đêm. Rõ ràng rằng thời gian buổi tối, có một vai trò
quan trọng trong tác phẩm và phần nào đó, nó gắn với tâm thức của một nghệ sĩ
Jazz.
2.2.4. Vòng lặp trong miêu tả nhân vật Lilia
Dấu ấn của nhạc Jazz trong tác phẩm không chỉ xuất hiện ở sự đối thoại, cộng
hưởng giữa nhân vật và không gian mà còn thể hiện ở những vòng hợp âm khi

25
miêu tả nhân vật. Tác giả không chỉ miêu tả Lilia một lần mà miêu tả cô nhiều
lần. Chân dung của Lili được mở rộng, xoáy sâu sau mỗi lần cuộc tình của hai
người có sự biến chuyển. Nhiều chi tiết được lặp lại tạo nên ấn tượng về những
vòng hợp âm của tác phẩm. Nhân vật tôi chú ý vào những chi tiết trên khuôn mặt
cô đặc biệt là đôi mắt. Theo khảo sát của chúng tôi, đôi mắt của Lilia được Aliosa
nhắc đến tới khoảng 20 lần. Hình ảnh đôi mắt trở đi trở lại nhiều lần trong tác
phẩm gắn với cảm nhận của Aliosa về Lilia. “Đôi lúc cô buồn nhưng cũng đôi
lúc cô vui, trên đôi má cô run rẩy những lúm đồng tiền - những lúm đồng tiền rất
bé, mắt người ngoài khó nhận ra, - và đôi mắt đen của cô sáng ngời lấp lánh. Lúc
đó tôi lại trở nên sôi nổi, tôi cũng cười nói, cảm thấy mình tươi trẻ, ngượng ngập,
dường như tôi vẫn như xưa, mới mười bảy tuổi, dường như tôi đang hạnh phúc
trong mối tình đầu của cuộc đời tôi....”; “Lilia nhìn tôi bằng đôi mắt màu xám
long lanh. Thật là lạ, tôi hầu như không nhìn Lila, nhưng chẳng hiểu sao lúc nào
tôi cũng trông thấy khuôn mặt của cô. Lilia đẹp thật. Đúng ra, cô không đẹp, chỉ
có đôi mắt long lanh và hai gò má ửng hồng. Khi cô cười, trên má xuất hiện hai
lúm đồng tiền, cặp lông mày giãn ra và không còn vẻ nghiêm nghị như trước nữa.
Trán cô cao và mịn. Chỉ có đôi khi trên trán lại xuất hiện một nếp nhăn nhỏ.” ;
“Mặt Lilia ửng hồng vì hơi ấm và vì ngượng. Cô hầu như không ngước mắt lên
khỏi chén trà của mình, chỉ thỉnh thoảng ném sang phía tôi một vài cái nhìn hết
sức nghiêm khắc.”; “Bây giờ trông Lilia tròn trĩnh, giống hệt con lật đật, cả
khuôn mặt hầu như bị khăn che khuất, chỉ còn lại đôi mắt lấp lánh.”; “Tôi trông
thấy rất gần đôi mắt của Lilia. Lần đầu tiên tôi thấy mắt Lilia gần như vậy. Sương
đọng long lanh trên mi mắt cô, sương đọng cả trên mái tóc xổ ra từ tấm khăn san
choàng đầu. Đôi mắt của cô rất to và cái nhìn của cô như sợ hãi điều gì.” ;“Lilia
khẽ mấp máy đôi môi. Cặp mắt cô trở nên rất đen.”. Aliosa cảm nhận Lilia qua
đôi mắt, anh coi đó là lối vào tâm hồn cô “Nhưng bạn chỉ biết có một người duy
nhất, bạn chỉ nhìn sâu vào mắt của một người, thấy đôi làn mi ươn ướt, những
tia sáng lấp lánh và chiều sâu thăm thẳm của đôi mắt đó”. Khi mối tình tan vỡ,
vẫn là đôi mắt của Lilia nhưng bây giờ, đối với Aliossa nó đã khác: “Và rồi bạn
kinh hoàng nhận thấy rằng đôi mắt của cô ta trước đây vẫn dành trao cho bạn
toàn bộ sự dịu dàng ấm áp, toàn bộ cuộc sống của mình, đôi mắt đó giờ đây bỗng
trở nên hờ hững, lạnh lùng.”; “Rồi cô nhìn tôi bằng đôi mắt tinh nghịch màu
xám. Ban ngày mắt cô màu xám, chỉ có ban đêm trông chúng mới có màu đen.”.
Khi Lilia nhắc về kỉ niệm giữa cô và Aliosa, anh thấy “Trong ánh mắt cô bao
nhiêu là dịu dàng âu yếm”. Khi anh mơ về cô như thể đang cố níu kéo cuộc tình,
anh lại thấy đôi mắt cô thật đẹp: “đôi mắt đen của cô sáng ngời lấp lánh”. Như
vậy, chi tiết đôi mắt của Lilia được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, khi
thì đẹp đẽ, lấp lánh, khi thì dịu dàng ấm áp, khi lại lạnh lùng. Điều đó đã tạo nên
vòng lặp hợp âm của tác phẩm. Khiến cho độc giả có ấn tượng đặc biệt về Lilia.

26
2.3. Ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu – gam thứ của nỗi buồn
Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng của một tác phẩm âm nhạc
cũng như văn học. Ở âm nhạc nói chung, giọng trưởng sẽ tạo nên sự mạnh mẽ
còn giọng thứ sẽ tạo nên sự buồn bã. Trong nhạc Jazz, người nghệ sĩ thường sử
dụng gam F (Fa); G (Son) và Bb (Si thứ) để sáng tác. Những gam âm này gợi lên
một nỗi buồn da diết và miên man cho người nghe.
Khi đọc “Xanh da trời và xanh lá cây”, độc giả dễ dàng bị nỗi buồn xâm
chiếm. Câu chuyện tình dù được thể hiện qua một kết cấu đơn giản với motip
quen thuộc nhưng lại để lại ấn tượng khó phai bởi nó được kể bằng một giọng
văn trầm buồn đầy chất thơ. Dịch giả Đoàn Tử Huyến đã nhận xét về giọng điệu
của tác phẩm: “Các truyện ngắn của ông chủ yếu mô tả nội tâm đời sống các
nhân vật với một giai điệu du dương nhưng trầm ngâm, hướng nội. Có thể nói là
buồn buồn (ý kiến của riêng tôi!) như một khúc nhạc với giọng Si giáng Thứ...”
Trước hết, câu chuyện được kể bằng một thứ ngôn ngữ đậm chất trữ tình.
Những miêu tả nhẹ nhàng về vẻ đẹp của Lilia, thứ giọng trầm của cô, những vì
sao, những bầu trời, ánh sáng,... tất cả hiện lên như một bức tranh lãng mạn, thậm
chí nó còn có chất điện ảnh trong mình. Yuri Kazakov đã xây dựng được những
đoạn miêu tả đầy chất lãng mạn:
“Lilia, - cô gái nói bằng một giọng trầm ấm áp và chìa bàn tay nhỏ nhắn,
nóng hổi cho tôi.
Tôi thận trọng cầm lấy tay cô, siết nhẹ rồi buông ra, đồng thời nói tên mình. Hình
như lúc đó tôi không nghĩ ngay được là cần phải nói tên mình. Bàn tay mà tôi
vừa mới buông ra trắng lên nhờ nhờ trong bóng tối. "Bàn tay mới khác thường,
dịu dàng làm sao". Tôi nghĩ thầm đầy thán phục.
Chúng tôi đứng trong một cái sân sâu. Biết bao nhiêu là ô cửaa sổ trong khoảng
sân vuông tối này: có những ô màu xanh da trời, có những ô màu xanh lá cây, có
những ô màu hồng, nhưng cũng có những ô chỉ đơn giản một màu trắng nhạt. Từ
ô cửaa sổ màu xanh da trời ở trên tầng hai vang lên tiếng nhạc - ở đó ngừơi ta
vừa mới mở đài. Tôi rất thích nhạc Jazz, không, không phải để nhảy - tôi không
biết nhảy - tôi chỉ thích nghe những bản nhạc Jazz hay. Tôi không biết nữa, có
thể như vậy là không tốt chăng? Tôi đứng và nghe tiếng nhạc từ tầng hai, từ ô
cửaa màu xanh da trời vọng xuống.”
Hay:
“Giờ này rồi giờ khác trôi qua, chúng tôi vẫn đi bên nhau và nói chuyện. Ở
Matxcova có thể đi mãi vẫn không hết nơi. Chúng tôi ra quảng trường Puskin, từ
đó xuôi xuống quảng trường Trupnaia, dọc theo đường phố Neglinca đến nhà hát

27
Lớn sau đó đi lên cầu Đá... Tôi sẵn sàng đi mãi suôt đêm. Tôi chỉ hỏi Lilia xem
cô đã mệt chưa. Chưa, Lilia chưa mệt, cô rất thích đi như vậy. Những ngọn đèn
điện ở một bê đuờng đã tắt, chỉ còn một bên vẫn sáng. Bầu trời hạ xuống thấp
hơn, những ngôi sao như nhiều thêm. Rồi bắt đầu một buổi bình minh êm ả. Trên
các vỉa hè đại lộ, những đôi trai gái ngồi sát bên nhau. Trên mõi chiếc ghế lại có
một cặp. Và không hiểu sao họ im lặng. Tôi nhìn họ với một sự ghen tị và nghĩ
thầm: không biết có khi nào tôi và Lilia được ngồi bên nhau như vậy không?
Trên đường phố đã hoàn toàn vắng người qua lại, chỉ còn có công an đang làm
nhiệm vụ. Có mấy anh giả vờ ho húng hắng một cách đầy ý nghĩa khi chúng tôi
đi ngang qua. Có lẽ họ muốn nói điều gì đó với chúng tôi, nhưng lại không nói.
Lilia khẽ nghiêng đầu và rảo bước nhanh hơn. Còn tôi không hiểu sao lại cảm
thấy buồn cuời. Bây giờ chúng tôi đi hầu như kề sát bên nhau, và khi Lilia nghiêng
đầu, tôi nhìn thấy những sợi lông tơ trên chiếc cổ trắng mịn của cô. Tay Lilia
thỉnh thoảng khẽ chạm vào tay tôi. Rất khẽ, hầu như không nhận ra, nhưng tôi
vẫn cảm thấy...”
Điều đặc biệt có thể nhận thấy ở ngôn ngữ của Yuri Kazakov khi đọc tác
phẩm đó là ông sử dụng rất nhiều tính từ nhất là những tính từ chỉ cảm giác và
màu sắc. Điều này đã góp phần làm cho thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên rõ
nét, len vào tâm hồn người đọc, kích hoạt mọi giác quan và trí tưởng tượng khi
tiếp nhận. Điều này là tất yếu bởi với một cốt truyện đơn giản và quen thuộc, tác
giả cần tạo sự lôi cuốn thông qua diễn biến nội tâm nhân vật và sự miêu tả khung
cảnh. Để làm được điều đó, không gì hữu dụng hơn những tính từ. Những tính từ
sẽ góp phần khơi gợi liên tưởng cho người đọc, tạo cho người đọc cảm giác chân
thực của thế giới nghệ thuật.
Bên cạnh ngôn ngữ giàu chất thơ, câu chuyện còn được kể bởi một giọng
điệu rất nhẹ nhàng, đôi khi là du dương, chậm rãi và buồn bã. Nhờ thế nỗi buồn
của tác phẩm bỗng chốc da diết ngân lên, để lại một dư ba cảm xúc cho người
đọc. Chính nỗi buồn sẽ làm nên tính dư âm đặc biệt dai dẳng cho tác phẩm.
Nhịp điệu trần thuật trong tác phẩm khá đa dạng nhưng nhìn chung là chậm
rãi mà không hề nhàm chán bởi nó bám theo những tình tiết của câu chuyện và
tâm trạng của nhân vật, nó cho phép nhân vật có cơ hội để thể hiện nội tâm mình,
xoáy vào những chi tiết ngoại hình và khung cảnh. Nhờ thế những cung bậc trong
tình yêu, những chuyển động vi tế trong nội tâm nhân vật được thể hiện rõ nét và
hấp dẫn. Đan xen với nhịp điệu chính chậm rãi là nhịp điệu nhanh xuất hiện ở
một vài đoạn trong tác phẩm như khi Aliosa từ phương Bắc về, anh hồ hởi và vui
sướng đi đến nhà người yêu. Ở đây, tác giả đã “tua” thời gian, bỏ qua những
khoảng thời gian không thật sự quan trọng để tập trung vào cuộc tình của hai nhân
vật chính. Chính sự đan xen nhịp điệu trần thuật đã tạo nên tiết tấu cho tác phẩm.

28
Như vậy, dấu ấn của nhạc Jazz trong tác phẩm còn được thể hiện ở một ngôn
ngữ giàu chất thơ và giọng điệu trầm buồn như một lời thở than của người kể
chuyện và nhịp điệu trần thuật đầy ngẫu hứng.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên đây, có thể kết luận tác phẩm “Xanh da trời và xanh
lá cây” của Yuri Kazakov là một tác phẩm mang đậm âm hưởng nhạc Jazz. Dấu
ấn của nhạc Jazz được thể hiện trong tác phẩm ở những phương diện sau:
1. Kết cấu, cốt truyện giản đơn tạo không gian ngẫu hứng: Tác phẩm có một
cốt truyện khá đơn giản với motip quen thuộc ở những câu chuyện tình
nhưng cốt truyện này được tổ chức theo kết cấu đơn giản với bảy phần và
bốn chương. Kết cấu này tạo nên những khoảng trống để nhà văn chú tâm
miêu tả nội tâm nhân vật và ngoại cảnh để lấp đầy. Kết cấu này có sự tương
đồng với kết cấu một bản nhạc Jazz.
2. Nhan đề, không gian, thời gian, nhân vật: Dấu ấn nhạc Jazz còn được thể
hiện ở thủ pháp xây dựng nhan đề, không gian, thời gian và nhân vật. Nhan
đề thể hiện sự tương phản và đối thoại giữa hai nhân vật chính. Không gian
vừa là nền cho nhân vật vừa có những đối thoại, cộng hưởng với nhân vật
tạo nên một thế giới nội tâm nhạy cảm và sâu sắc. Ngoài ra, tính ngẫu hứng
còn được tác giả thể hiện ở những mảng màu sắc, ánh sáng xuất hiện ở tác
phẩm. Nhân vật không chỉ cộng hưởng với không gian mà còn đối thoại
với nhân vật khác tạo nên những đối cực tính cách. Tác giả khắc họa nhân
vật thông qua sự miêu tả những chi tiết lặp đi lặp lại. Điều đó tạo nên những
vòng hợp âm đặc biệt cho tác phẩm.
3. Ngôn ngữ, giọng điệu: Dấu ấn nhạc Jazz thể hiện trong tác phẩm bằng một
ngôn ngữ lãng mạn, đầy chất thơ cùng một giọng điệu trầm buồn, du dương
như “giọng si thứ”, cùng với một nhịp điệu trần thuật đa dạng.
Qua những phương diện trên, có thể nhận thấy, Yuri Kazakov đã vận dụng các
kĩ thuật trong sáng tác và trình diễn nhạc Jazz vào xây dựng thế giới nghệ thuật
của tác phẩm “Xanh da trời và xanh lá cây”. Điều đó đã tạo nên một điểm đặc
sắc riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ kết quả nghiên cứu của
tiểu luận này, chúng tôi đề xuất một cách đọc mới đối với một số tác phẩm của
Yuri Kazakov, đó là cách đọc so sánh liên ngành, đọc các tác phẩm của Yuri
Kazakov dưới lí thuyết nhạc Jazz.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Đào Quỳnh Hương (2021), Khóa luận “Âm hưởng nhạc Jazz trong tiểu
thuyết Beloved của nhà văn Toni Morrison”, Đại học Sư phạm Hà Nội.

29
2. Đoàn Tử Huyến (2016), “Những ô cửaa màu xanh”, NXB Lao Động.
3. Hà Tân Mùi (2017), “Dạy học nhạc Jazz trên đàn phím điện tử hệ đại học
sư phạm âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương”, Đại
học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
4. Nguyễn Tiến Mạnh (2006), “Nghệ thuật piano Jazz chuyên nghiệp Việt
Nam”, Học viện Âm nhạc Quốc gia.
5. Hoàng Lệ Thủy, Luận văn thạc sĩ “Dạy học thể loại Blues cho học sinh lớp
đàn phím điện tử tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải
Phòng”, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
 Tài liệu tiếng Anh:
1. Rémy Corbet (2011), “A sound for recognition: Blues music and the
african American community ”, Southern Illinois University.
2. Brad M. Damaré (2008), “Music and Literature in Silver Age Russia:
Mikhail Kuzmin and Alexander Scriabin”, The University of Michigan.
3. Michael Urban, Andrei Evdokimov (2017), “Russia Gets the Blues: Music,
Culture, and Community in Unsettled Times”, State Universit.
 Tài liệu tiếng Nga:
1. Егнинова Наталья Ерентуевна (2006), “Рассказы Ю.П. Казакова в
контексте традиций русской орнаментальной прозы”, Бурятский
государственный университет.
2. Игорь Кузьмичев (2012), “Кузьмичев Жизнь Юрия Казакова”, ИП
Князев.
3. Дмитрук Алёна Дмитриевна (2018), “Поэтика пространства в
рассказе Ю. Казакова «Голубое и зелёное»”, Филологические
исследования.
4. Иванов Алексей Петрович (2002), “Поэтика рассказов Юрия
Казакова”, Москва.
5. Кузнецова Анжелика Алимовна (2001), “Проза Ю. Н. Казакова”,
Тверь.
6. Казаков Ю. (1983) “Поедемте в Лопшеньгу” (Рассказы, очерки,
литературные заметки), Сост. В.В. Сякин. М., 1983. С. 198.
7. Казаков Ю. (1979) “Для чего литература и для чего я сам?” (Беседу
вели Т.Бек и О.Салынский), Вопросы литературы. 1979. № 2. С. 174.
8. Казаков Ю. (1967) “Не довольно ли?”, Лит. газета. 1967. 27 декабря
9. Казаков Ю. (1979) “Единственно родное слово” (Интервью вели
М.Стаханова и Е.Якович), Лит. газета. 1979. 21 ноября.
10.Галина Анатольевна (1998), “Эволюция образа автора в творчестве
Ю. Казакова”, ВАК РФ.
11.Казаков Юрий Павлович, Литературные заметки, trên trang
https://www.litmir.me/bd/?b=58854 (truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2021)

30

You might also like