You are on page 1of 44

VĂN HỌC THIẾU NHI

VĂN HỌC THIẾU NHI


Đỗ Thị Thanh Hương

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học môn Văn
học trẻ em của các bạn sinh viên trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo TW3
Thành phố Hồ Chí Minh.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn sinh viên có được cách nhìn khái
quát và tương đối về môn Văn học trẻ em.

Tuy vậy, cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác
giả rất mong các bạn sinh viên và bạn đọc xa, gần quan tâm góp ý, phê bình
để sửa chữa trong lần in sau.

ĐÁNH GIÁ

Chương I. ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bài 1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tác phẩm văn học là một tổ chức nghệ thuật rất tinh vi, phức tạp bao
gồm nhiều mối liên hệ gắn chặt các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm và các
yếu tố thuộc hình thức tác phẩm thành một thể thống nhất biện chứng, thành
một chỉnh thể nghệ thuật. Như vậy, một tác phẩm thành công hay không là ở
giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Cho nên phân tích và đánh
giá một tác phẩm văn học chúng ta phải căn cứ vào hai mặt đó, đồng thời
cũng xem tác phẩm có thực hiện được 3 chức năng của văn học hay không?
(nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ).

I. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC


Nội dung của tác phẩm bao gồm các yếu tố về đề tài, chủ đề, tư tưởng
v.v…

1. Đề tài:

Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng gặp những người, những
cảnh vật, những sự kiện, hiện tượng cụ thể. Phạm vi khuôn khổ của các hiện
tượng, tâm trạng được nhà văn mô tả, biểu hiện trong tác phẩm được gọi là
đề tài tác phẩm. Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp
khác nhau. Thí dụ: đề tài về loài vật thì có tác phẩm: Chú dê đen, Mèo con đi
tìm bạn, Bác gấu đen và hai chú thỏ, Đàn gà con v.v… Đề tài về đồ vật thì có:
Chiếc cầu mới, Hươu cao cổ, Máy tuốt lúa v.v… Đề tài về trẻ em có: Cô bé
quàng khăn đỏ, Tích Chu, Lên bốn, Bạn mới v.v…

2. Chủ đề:

Thông qua nhân vật, sự kiện cảnh ngộ toát lên vấn đề nội dung đó là
chủ đề. Thí dụ: khi phản ánh hiện thực cuộc sống qua truyện Chú dê đen, tác
giả hướng tới phản ánh một phạm vi xác định của đời sống, các quan hệ xã
hội cụ thể hơn là quan hệ giữa con người với kẻ thù và nêu lên một phương
diện chính: thái độ của con người trước kẻ thù và kết quả của thái độ ấy.

3. Tư tưởng:

Là một nhân tố quan trọng trong nội dung tác phẩm, khuynh hướng tư
tưởng toát ra từ cách hiểu, từ lòng mong muốn giải quyết những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm. Thí dụ: trong truyện Chú dê đen, qua việc lý giải khác nhau
của các quan hệ Dê trắng – Sói; Dê đen − Sói; qua thái độ khác nhau của hai
chú dê, tác giả nêu tư tưởng: phải có thái độ dũng cảm, thông minh trước kẻ
thù và nếu thông minh, dũng cảm sẽ thắng kẻ thù còn hèn nhát, run sợ thì sẽ
bị kẻ thù tiêu diệt.

II. HÌNH THỨC CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC

Hình thức của một tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ,
kết cấu, thể loại Hình thức là những phương tiện để biểu hiện nội dưng trong
quá trình sáng tác. Sáng tác là một quá trình tìm tòi nội dung, tìm tòi hình thức
sao cho hình thức phù hợp với nội dung đó.

1. Ngôn ngữ văn học:

Ngôn ngữ văn học chính là ngôn ngữ của đời sống nhân dân đã được
chọn lọc để đưa vào trong tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học sẽ không
tác huy được tác dụng xã hội của mình nếu nó được viết bằng một thứ ngôn
ngữ chỉ riêng của nhà văn, không có ai hiểu nổi. Ngôn ngữ văn học mang dấu
ấn của lịch sử và thời đại khá rõ. Vì vậy ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ trong
sáng, chính xác, hàm súc, cô đọng. Do đó trong việc phát triển tiếng mẹ đẻ
cho trẻ mẫu giáo, các tác phẩm văn học dành cho trẻ có một ý nghĩa quan
trọng. Với các cháu, đó là những bài học nghe nói thú vị, hấp dẫn, không chỉ
giúp trẻ hiểu biết các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống mà còn là cơ sở để
trẻ tập luyện cách bộc lộ những nhận thức và tình cảm của mình.

2. Kết cấu:

Bất kỳ tác phẩm nào cũng có kết cấu. Người đọc tiếp xúc với tác phẩm
theo một chiều được qui định, từ trang đầu, dòng đầu cho đến trang cuối,
dòng cuối, không thể tuỳ tiện bắt đầu từ đâu cũng được. Do đó, việc bố trí,
sắp xếp chi tiết nào nổi trước, chi tiết nào nói sau, chuyện gì kể thật kỹ,
chuyện gì chỉ kể lướt qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành
công của tác phẩm.

Các biện pháp kết cấu trong văn học rất đa dạng. Kết cấu trong thơ trữ
tình khác với kết cấu kịch, truyện. Mỗi tác phẩm văn học lại có một kiểu kết
cấu riêng biệt, cụ thể của mình. Tuy nhiên biện pháp kết cấu thường gặp nhất
là sự bố trí, tổ chức tác phẩm theo kiểu đối lập, tương phản. Thí dụ: các tác
giả dân gian đã đối lập Thạch Sanh nhân nghĩa, ân tình với Lý Thông vô ơn,
bạc ác. Cô Tấm hiền hậu, chăm chỉ đối lập với Cám lười nhác, tàn ác. Trong
văn học dành cho trẻ mẫu giáo ta cũng thấy sự phổ biến của các biện pháp
kết cấu này qua sự so sánh dê trắng với dê đen (Chú dê đen); Cô em út với
hai cô chị (Ba cô gái), Tấm – Cám v.v…
3. Thể loại:

Là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học. Bất kỳ một tác phẩm văn
học nào cũng tồn tại dưới một hình thức loại thể nhất định. Thí dụ: “Chú dê
đen”, “Ba cô gái”, “Cô bé quàng khăn đỏ” là truyện kể, còn “Hạt gạo làng ta”,
“Đàn gà con”, “Hồ sen” là những bài thơ.

Cũng cần nói thêm rằng thể loại văn học là một hiện tượng có tính lịch
sử. Nó ra đời, biến đổi và phát triển trên cơ sở cuộc sống. Xu hướng chung
của sự phát triển là các thể loại tác phẩm văn học ngày càng phong phú, đa
dạng nhưng cũng có những thể loại đi đến chỗ suy tàn, không tồn tại trong
đời sống văn học nữa. Đối với các tác phẩm văn học đành cho trẻ mẫu giáo
thì chủ yếu là các thể loại: truyện kể, thơ, kịch v.v…

III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Một trong những căn cứ để đánh giá tác phẩm là dựa vào các chức
năng văn học. Mức độ giá trị cao, thấp của tác phẩm là tùy thuộc ở khả năng
thực hiện tốt hay không tốt các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ…
đối với bạn đọc. Vì vậy, việc đánh giá các tác phẩm văn học mẫu giáo cũng
trước hết xuất phát từ căn cứ ấy: ở trường mẫu giáo chúng ta mới chỉ bước
đầu giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua những câu chuyện, bài thơ
hoặc hướng dẫn trẻ tập đóng tiểu phẩm theo những kịch bản đơn giản. Vai trò
của cô giáo trong những giờ dạy này là vô cùng quan trọng, bởi vì không có
cô giáo, trẻ không thể tiếp xúc được với tác phẩm cũng như phát hiện các giá
trị của tác phẩm một cách độc lập. Do đó, trước hết cô mẫu giáo phải là
người biết phân tích và đánh giá tác phẩm văn học.

Việc khám phá chính xác những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật
của một tác phẩm văn học dù là những tác phẩm ngắn gọn, rõ ràng cũng
hoàn toàn không đơn giản, vẫn đòi hỏi người cảm thụ, phân tích, tìm hiểu
phải có những kiến thức và phương pháp nhất định.
Giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, cô giáo cần thông qua việc
đọc, kể tác phẩm giúp các cháu hiểu rõ tác phẩm nói về cái gì? Trong tác
phẩm tác giả đặt rạ và giải quyết vấn đề gì? Tác giả đã thể hiện tất cả những
điều đó như thế nào? Cái hay của tác phẩm là gì? Nói cách khác, cô giáo cần
giúp các cháu hiểu và rung cảm với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
của tác phẩm trên cơ sở đó tác động đến nhận thức tư tưởng, tình cảm của
trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Không thể phát huy được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của văn học trong
sự nghiệp giáo dục mẫu giáo nếu không có những tác phẩm văn học hấp dẫn,
có khả năng cuốn hút các cháu. Nếu cô giáo không có khả năng cảm thụ và
truyền đạt tác phẩm, không có khả năng phát hiện, lựa chọn rút ra từ tác
phẩm những cái hay, cái đẹp phục vụ cho mục đích giáo dục của mình. Tất cả
những điều đó đòi hỏi cô mẫu giáo phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao
trình độ về mọi mặt, đặc biệt là trình độ tiếng Việt và văn học để có thể phát
huy và đánh giá chính xác các tác phẩm truyện, thơ trong chương trình mẫu
giáo.

Chương II. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Bài 2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM


I. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀ GÌ?

Văn học dân gian là một ngành khoa học chuyên biệt nghiên cứu sáng
tác truyền miệng dân gian. Ngành khoa học này xuất hiện ở Việt Nam rất
muộn so với nhiều nước khác trên thế giới. Tuy vậy kể từ năm 1954 cho đến
nay, ngành khoa học này có những bước tiến rất lớn, đã đạt được những
thành tích cơ bản trong việc sưu tầm, giới thiệu sáng tác truyền miệng dân
gian Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian là sáng tác truyền miệng
dân gian. Thật ra thì sáng tác truyền miệng dân gian là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học (sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học v.v…) nhưng
có lẽ không một ngành khoa học nào lại đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu
trọn vẹn, triệt để có hệ thống như văn học dân gian.

Đây thật sự là một ngành khoa học mà đối tượng của nó vừa phong
phú, đa dạng, vừa phức tạp như một bài toán còn rất nhiều ẩn số.

II. SÁNG TÁC TRUYỀN MIỆNG DÂN GIAN LÀ GÌ?

Đó là sáng tác của quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội nô lệ,
phong kiến thì đó là những sáng tác của những người trực tiếp làm ra của cải
vật chất cho xã hội và bị bóc lột. Trong xã hội tư bản, công nhân là một giai
cấp mới tham gia vào lực lượng sáng tạo này.

Như vậy sáng tác truyền miệng dân gian do nhân dân lao động làm ra,
trực tiếp phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân,
phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, mơ ước, kinh nghiệm, nhân sinh
quan và thế giới quan của quần chúng lao động.

Sáng tác truyền miệng dân gian thuộc nhóm nghệ thuật ngôn từ (dùng
từ ngữ làm phương tiện chính để xây dựng hình tượng). Đối với nhân dân
Việt Nam thì đây là một lĩnh vực vô cùng phong phú và độc đáo. Tiếp xúc với
sáng tác truyền miệng dân gian mỗi người sẽ được lớn lên về nhận thức lịch
sử– xã hội, sẽ giàu có hơn về mặt tư tưởng, tình cảm, sẽ bị lôi cuốn bởi
những hình tượng hoàn hảo, những triết lý thần tình, những kinh nghiệm
phong phú, những từ ngữ điêu luyện, những lối sống, nếp nghĩ lành mạnh
của nhân dân. Sáng tác truyền miệng dân gian có thể nói đó là một bộ đại từ
điển bách khoa của mỗi dân tộc. Ở nước ta, do những nguyên nhân lịch sử
và đặc điểm vốn có của một dân tộc yêu chuộng thơ ca mà bộ phận sáng tác
này đã có một khối lượng và một dung lượng hiếm thấy, khai thác, sử đụng
vốn quí của cha ông mãi mãi còn là công việc của nhiều thế hệ.

III. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SÁNG TÁC TRUYỀN MIỆNG DÂN
GIAN

Cần thiết phải xác định những đặc trưng cơ bản của sáng tác truyền
miệng dân gian để một mặt, phân biệt sáng tác truyền miệng dân gian với các
loại nghệ thuật dân gian khác và mặt khác đây là mặt chủ yếu để phân biệt
sáng tác truyền miệng dân gian với loại nghệ thuật ngôn từ chuyên nghiệp –
sáng tác văn chương bác học. Sáng tác truyền miệng dân gian có một số đặc
trưng cơ bản nổi bật:

1. Tính tập thể:

Đây là đặc trưng cơ bản biểu hiện trong quá trình sáng tác trong nội
dung cũng như trong hình thức sáng tác. Tập thể quyết định sự ra đời và sự
tồn tại của tác phẩm. Mỗi tác phẩm dù ở bất kỳ ở thể loại nào cũng đều là sản
phẩm của tập thể, của nhiều người. Tất nhiên, ban đầu tác phẩm ấy là của
một người, một nhóm người sáng tác. Nếu tác phẩm phù hợp với tâm tư,
nguyện vọng của tập thể thì nó sẽ được nhiều người ghi nhớ, lưu truyền,
thêm bớt, gọt dũa, kết quả là người ta không nhớ tên tác giả ban đầu của nó
nữa. Tác phẩm sẽ khuyết danh và có nhiều dị bản.

2. Tính truyền miệng:

Là phương thức sáng tác đồng thời cũng là phương thức tồn tại của tác
phẩm thuộc mọi thể loại của sáng tác truyền miệng dân gian. Trong môi
trường sinh hoạt dân gian, các tác phẩm được hình thành, lưu truyền và biến
đổi thông qua “cửa miệng” của tập thể.

Mọi người đều thừa nhận rằng: nghe kể một câu chuyện, nghe hát một
điệu lý, điệu hò người nghe cảm nhận được nhiều hơn chiều sâu và vẻ đẹp
của những tác phẩm ấy, hấp dẫn hơn nếu chỉ tiếp xúc với những tác phẩm ấy
trên trang giấy. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của sáng tác truyền miệng dân
gian và hai đặc trưng này là nguyên nhân chủ yếu làm tác phẩm có nhiều dị
bản và khuyết danh.

3. Tính truyền thống:

Nói đến truyền thống là nói đến cái gì mẫu mực, bền vững, tương đối
cố định, có khuôn khổ. Đặc trưng này biểu hiện thông qua sự bền vững tương
đối của lời ca, bản kể, điệp khúc, đặc điểm diễn xướng, phương thức lưu
truyền, nội dung, hình tượng, phong cách ngôn ngữ và chúng hầu như không
thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác.

Sự bền vững tương đối của tác phẩm trong lưu truyền có cơ sở bởi sự
bền vững của xã hội, của những điều kiện lịch sử, của tâm lý nhân dân. Chính
những hình thức bền vững của cuộc sống là nguyên nhân xã hội sâu xa tạo
nên những nét tâm lý tập thể bền vững, những thói quen và thị hiếu thẩm mỹ
ổn định.

4. Tính thay đổi:

Mâu thuẫn với tính truyền thống (xê dịch, vận chuyển, thiếu khuôn khổ,
mặt ổn định). Sự thật đồ là một mâu thuẫn nhưng là mâu thuẫn của sự thống
nhất biện chứng, điều đó có nghĩa là truyền thống của sáng tác truyền miệng
dân gian không phải là một thứ truyền thống chết cứng, bất di bất dịch mà có
biến đổi. Tuy nhiên biến đổi trong sáng tác truyền miệng dân gian không phải
là một thứ biến đổi hỗn loạn, tùy tiện mà biến đổi trên cơ sở của truyền thống.
Vậy thì tính bền vững của sáng tác truyền miệng dân gian chỉ là tương đối.

Nói tóm lại, điều kiện xã hội càng biến đổi mạnh thì khả năng xảy ra sự
thay đổi của sáng tác truyền miệng dân gian càng lớn. Có những thể loại chỉ
nở rộ ở thời đại nào đó và suy tân ở thời đại khác. Sáng tác truyền miệng dân
gian theo đà biến đổi của xã hội mà có thể thay đổi từng phần, từng bộ phận
hoặc toàn cục.

5. Tính nguyên hợp:

Sự tồn tại của mỗi tác phẩm bao giờ cũng có sự kết hợp của nhiều yếu
tố: ngôn từ, nhạc, kịch, văn học, triết học, tôn giáo. Sáng tác truyền miệng dân
gian thường đa chức năng. Tính nguyên hợp của sáng tác truyền miệng dân
gian là một hiện tượng tự nhiên, vốn có của một kiểu nghệ thuật không
chuyên.

IV. THỂ LOẠI

− Thần thoại
− Truyện cười

− Dân ca

− Chèo

− Truyền thuyết

− Tục ngữ

− Ca dao

− Tuồng

− Cổ tích

− Câu đố

− Vè

− Múa rối

V. SÁNG TÁC TRUYỀN MIỆNG DÂN GIAN VỚI TRẺ MẪU GIÁO

Sáng tác truyền miệng dân gian đến với trẻ rất sớm và có nhiều sáng
tác phù hợp với trẻ mẫu giáo. Ngay từ khi còn nằm trên võng, trẻ đã nghe
được điệu ru trầm bỗng, những lời ru ấm áp tình người của người thân. Lớn
lên trẻ tiếp xúc với những bài đồng dao giản dị, sinh động, thích thú với
những hình tượng lộng lẫy, táo bạo trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
tích v,v…Vì thế “sáng tác truyền miệng dân gian đã để lại những ấn tượng
sâu sắc trong trí tuệ và tâm hồn trẻ thơ, tác động đến sự phát triển toàn diện
của trẻ. Sáng tác truyền miệng dân gian giúp trẻ nhận biết cuộc sống, biết yêu
điều thiện, ghét điều ác biết ước mơ, tưởng tượng, sống vui tươi, khỏe mạnh
và học tập được những lời hay, ý đẹp trong cách diễn đạt của nhân dân”.

Sáng tác truyền miệng dân gian có đầy đủ khả năng giáo dục con
người mới xã hội chủ nghĩa, vì những sáng tác này hoàn toàn có đủ khả năng
giáo dục cho trẻ những khái niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa dựa vào những
sáng tác mang đậm nét nhân đạo, giúp trẻ trở thành con người năng động,
sáng tạo trong đời sống hàng ngày.
Bài 3. THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ
MẪU GIÁO
A. THẦN THOẠI:

I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN

Ra đời và phát triển gắn với một trình độ kinh tế xã hội còn thấp, là con
đẻ tất yếu của xã hội nguyên thủy, là sản phẩm của hình thái ý thức thuộc giai
đoạn công xã thị tộc (xã hội nguyên thủy là một giai đoạn kéo dài từ thời đại
đồ đá cũ cho đến thời đạt đồ đồng chuyển sang đồ sắt).

II. ĐỊNH NGHĨA

Chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở khoa học để coi thần thoại là thể loại
cơ bản của sáng tác truyền miệng dân gian, nhưng mặt khác khi nghiên cứu
sáng tác truyền miệng dân gian chúng ta không thể bỏ qua thần thoại với tư
cách là “mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật”. Vậy thần thoại là gì? Thật ra thần
thoại không phải là một hiện tượng bí ẩn không giải thích được, cũng không
phải là cái gì xuất hiện ngẫu nhiên, đột biến, ngoài qui luật

Thần thoại trước hết là những truyện kể về thần, về diện mạo, lai lịch,
hành tung và các mối quan hệ của thần. Thần là “nhân vật” trung tâm, đóng
vai trò chính trong các mối mối quan hệ. Thần có thể hình người, có thể hình
cầm thú hay nửa người, thần cũng có thể biến hoá từ hình thức này sang
hình thức khác (thần Dớt là bầu trời, ít đất, không khí, con người, biển cả, âm
phủ, con bò mộng, con chó, con lừa, con bọ hung v.v…); có thể đại điện cho
sức mạnh của vũ trụ, trời đất, sông biển, có thể tạo ra mọi vật v.v… Tóm lại
thế giới của thần cũng đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ, hoạt động của thần
phong phú, tiêu biểu cho nhiều hiện tượng. Cần chú ý rằng sức mạnh của
thần là sức mạnh tự thân, sức mạnh tổng hợp của một hay nhiều hiện tượng
tự nhiên, cũng như sức mạnh tổng hợp của cả tập thể bộ lạc thị tộc. Thần có
thể làm được mọi việc bằng lao động của đôi bàn tay, bằng sức mạnh thần
thánh và tài nghệ tuyệt mỹ. Thần là sản phẩm của một trình độ tư duy ngây
thơ, chất phác. Mọi sự biến hóa, mọi hành động đều chứa đựng lẫn lộn trong
đổ những yếu tố của tư tưởng duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.

III. NỘI DUNG

Thần thoại của bất kỳ dân tộc nào cũng là sản phẩm của một thời kỳ
phát triển nhất định trong lịch sử loài người, gắn liền với một hình thái kinh tế
và trình độ tư duy, hiểu biết nhất định của con người. Cũng như thần thoại
của các dân tộc khác, thần thoại Việt Nam:

1. Giải thích những hiện tượng chung của vũ trụ, trời đất, phán ánh
cuộc đấu tranh bền bỉ của người xưa để hiểu biết, khám phá tự nhiên và để
chinh phục tự nhiên (Thần trụ trời giải thích do đâu mà có bầu trời, mặt đất,
sông núi, biển cả; Thần mưa, Thần sớm, Thần biển, Thần gió giải thích các
hiện tượng mưa gió, sấm chớp, bão lụt, hạn hán), cắt nghĩa vì sao mà có con
người, vì sao con người ngày một đông đúc, vì sao con người đến già lại phải
chết v.v… Cần chú ý là thần thoại của các dân tộc trong khi phản ánh những
vấn đề chung giống nhau của tự nhiên và xã hội loài người, vẫn không che
lấp những đặc điểm riêng trong nội dung gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh
sống, gắn liền với những tập tục cổ ít nhiều mang những nét đặc thù.

* Kama là thần Ái tình của người ấn Độ, Kama có chiếc xe thần là con
chim vẹt, cánh cung làm bằng cây mía, dây cung là đàn ong kết cánh và mũi
tên là hoa xoài mềm mại. Chim vẹt, cây mía, đàn ong, hoa xoài là những hình
ảnh cụ thể, biểu tượng của mùa xuân trên đất ấn Độ.

* Thần ái tình của Hy Lạp (Erros) và La Mã (Cupido) lại cỡi trên lưng
con thiên nga, tay cầm chiếc cung bằng gỗ cây sầu bi và mũi tên làm bằng lá
cây trắc bá nghĩa là những thứ tiêu biểu thường có ở vùng biển sáng chói và
ấm áp Địa Trung Hải.

2. Phản ánh những ước mơ hồn nhiên, giản dị nhưng hết sức táo bạo
và cao đẹp của con người cổ đại: “Chú Cuội cung trăng”, “Lúa thần”, “ Rắn già
rắn lột”.

IV. NGHỆ THUẬT


1. Có nhiều yếu tố kỳ diệu, trí tưởng tượng phong phú. (Thần Biển là
một con rùa khổng lồ, lớn không xiết kể. Thần nằm ngoài biển khơi tít tắp,
không đủ, không uống. Mỗi khi thần hít vào thì nước biển theo hơi thở của
Thần mà tuồn vào lồng ngực tạo nên nước thủy triều xuống và khi thở ra tạo
nên hiện tượng nước thủy triều lên; còn khi cựa quậy, vùng vẫy thì có gió to,
bão lớn mà người ta gọi đó là sóng thần).

2. Chi tiết ngắn gọn, đơn giản, sống động, cảm nghĩ hồn nhiên mà độc
đáo. Thí dụ: “Cóc kiện trời”, “Chú cuội”, “Sơn Tinh − Thủy Tinh”. Thần núi của
người Việt Nam có tên là Sơn Tinh, là hình ảnh của một phúc thần có tài trí và
diện mạo đẹp đẽ khác thường. Từng cuộc chiến tranh giành một cô gái đẹp
với thủy thần (Thủy tinh), thần là kẻ chiến thắng và là ân nhân của con người
trong công cuộc chinh phục lũ lụt, bảo vệ mùa màng.

B. TRUYỀN THUYẾT:

I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN

Khi thần thoại đã suy vong và buổi đầu con người chiến thắng tự nhiên,
sản xuất phát triển tiến đến việc trao đổi hàng hóa, tranh giành thị trường và
nảy sinh chiến tranh giữa các bộ lạc con người đã biết lôi kéo những hình
tượng thần gán cho những người trưởng tộc hoặc bộ lạc có công bảo vệ
mình trong chiến tranh.

Trong nền văn hóa dân gian Việt, truyền thuyết xuất hiện, tồn tại và diễn
biến trước hết như là sự thay thế, sự hóa thân của thể loại sử thi. Nó là mắt
xích nối liền thần thoại Việt với các truyện dân gian khác.

II. ĐỊNH NGHĨA

Truyền thuyết là những truyện kể dân gian có liên quan đến những sự
kiện và những nhân vật lịch sử có thật, liên quan đến những biến cố trọng đại
mà toàn dân đều chú ý.

Nếu thần thoại là “nghệ thuật không tự giác” của người nguyên thủy thì
truyền thuyết đã là những sáng tác có ý thức thực sự của con người về lịch
sử, về nòi giống tổ tiên, về chủ nghĩa yêu nước ngời sáng của dân tộc.
Trong ý thức nhân dân, truyền thuyết được kể như là một truyện có
thật, một biến cố lịch sử đã xảy ra. Truyện thường gắn liền với những địa
danh, chiến tích lịch sử, lại nêu rõ lai lịch người anh hùng, nguồn gốc xuất
thân, tên tuổi, quê quán…

Truyền thuyết không phải là lịch sử nhưng đúng như lời nhận định của
đồng chí Phạm Văn Đồng: “Những truyền thuyết dân gian thương có một cái
lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gởi gắm
vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của
sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá
đời đời con người ưa thích” (Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người
nghệ sĩ).

III. NỘI DUNG

1. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước:

* Nước Âu Lạc là một thực tế lịch sử cũng như An Dương Vương là


một nhân vật lịch sử có thật. Việc thành lập nhà nước đầu tiên này đánh dấu
một bước ngoặc trong quá trình phát triển lâu đài của cộng đồng các bộ lạc
sống ở lưu vực sông Hồng. Truyền thuyết An Dương Vương là sự đan quyện
chặt chẽ của cái bi, cái hùng. Nhân vật An Dương Vương trong lịch sử hiện ra
vừa là người có công vừa là kẻ có tội. Chiến công của an Dương Vương thể
hiện trong thời kỳ lập nước, nổi bật trong công cuộc xây thành Cổ Loa. Đây là
một ông vua sáng suốt, biết nhìn xa, trông rộng, quan tâm tới vận mệnh của
đất nước, tập hợp được sức mạnh của toàn dân. Còn thất bại của An Dương
Vương là ở chỗ: xa rời nhân dân, ham mê thú vui riêng, ỷ lại vào vũ khí,
không thấy hết dã tâm của kẻ thù. Thành Cổ Loa sụp đổ mãi mãi là một bài
học khắc cốt ghi xương mà truyền thuyết muốn nói với bao thế hệ.

* Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca chiến trận hào hùng muôn thuở.
Đây là hình tượng tổng hợp sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong đấu tranh
chống xâm lược (nét tươi tắn ngây thơ ca trẻ thơ kết hợp với những biểu hiện
hào hùng kỳ vĩ của một “thiên tướng”, những nét thực của “nong cơm đĩa cà”
với nét phi thường tập trung của ý chí, của thể chất).
2. Ca ngợi công đức của các vị anh hùng trong các cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm vì sự độc lập tự chủ của dân tộc. (Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung).

IV. NGHỆ THUẬT

1. Có giá trị cao về mặt tư tưởng và thẩm mỹ.

2. Sức tưởng tượng phong phú, dồi dào; hình tượng lộng lẫy, táo bạo
và hấp dẫn; chi tiết sống động.

V. TÁC DỤNG CỦA THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ĐỐI VỚI TRẺ MẪU
GIÁO

1. Giúp trẻ phần nào hiểu biết các hiện tượng tự nhiên; cảm nhận được
sức mạnh phi thường của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tự
nhiên và đấu tranh bảo vệ đất nước.

2. Giúp các em phát triển trí tưởng tượng, chắp cánh cho ước mơ của
trẻ.

3. Có tác dụng to lớn trong việc giáo dục niềm tự hào dân tộc cho trẻ.

(Chỉ chọn những tác phẩm phù hợp, vừa sức với các cháu. Thí dụ:
“Thánh Gióng”, “Sơn Tinh− Thủy Tinh”).

Bài 4. TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO


I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN

Ra đời khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp vì:

+ Xét nội dung truyện ta thấy có mâu thuẫn giai cấp.

+ Các yếu tố thần linh bớt đi vì trình độ hiểu biết của con người phát
triển.

+ Nhân vật chính của truyện cổ tích là con người hoặc con vật còn
nhân vật thần, bụt, tiên… chỉ là nhân vật phụ để tượng trưng cho lẽ phải,
công lý.
II. ĐỊNH NGHĨA

Trong giới nghiên cứu văn học dân gian, có nhiều quan niệm và cách
định nghĩa khác nhau về truyện cổ tích. Có người cho rằng: truyện cổ tích bao
gồm toàn bộ những chuyện kể về ngày xưa (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,
ngụ ngôn, truyện cười v.v…) Quan niệm này rất rộng khiến ta không tìm được
những đặc trưng của từng loại riêng biệt. Vì vậy, chúng ta nhất trí với quan
niệm tách cổ tích ra thành một loại riêng biệt, lấy tên là truyện cổ tích để dễ
nghiên cứu. Vậy: truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng. Bằng tưởng
tượng, truyện mô tả số phận trong các mối quan hệ gia đình, xã hội cụ thể
(truyện trình bày đủ các dạng quan hệ xã hội vốn có của con người trong xã
đi phong kiến như: vua − tôi, thần – dân, giàu − nghèo, thầy – trò, vợ − chồng,
anh − em, bè − bạn v.v…). Thông qua các mối quan hệ đa dạng và phong phú
ấy, cổ tích theo cách riêng của mình phát hiện ra các xung đột xã hội, các
mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp. Và từ những phát hiện về một
vấn đề trọng đại như vậy, cổ tích hướng nhiệm vụ chủ yếu của mình vào việc
lý giải, tìm lối thoát cho một vấn đề mà chính lịch sử trong những giai đoạn ấy
cũng chưa tạo được tiền đề hiện thực để có thể giải quyết triệt để.

III. PHÂN LOẠI

Ở nước ta, cổ tích từ xưa đến nay được coi là một thể loại của sáng tác
truyền miệng dân gian. Tuy vậy khi tiếp tục phân chia thể loại này thành
những tiểu loại nhỏ hơn thì ý kiến rất khác nhau. Ngày nay, nhiều nhà khoa
học và nghiên cứu thừa nhận bách phân chia cổ tích thành 3 tiểu loại mặc dù
ngay cả cách phân chia này cũng có chỗ chưa thật rõ ràng:

– Cổ tích động vật.

− Cổ tích thần kỳ.

− Cổ tích sinh hoạt.

Chúng ta tạm chấp nhận cách phân chia này.

1. Cổ tích động vật:


Là những truyện cổ tích trong đó nhân vật chính là một con vật nào đó.
Con vật này có thể có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với những động vật
khác hoặc với chính con người, song nó luôn luôn đóng vai trò trung tâm của
các tình tiết câu chuyện, thu hút tập trung sự chú ý theo dõi của người nghe.

Cổ tích động vật có nguồn gốc rất xa xưa. Nó ra đời trên cơ sở hấp thụ
những quan niệm nguyên thủy về vạn vật hữu linh vạn vật tương giao. Nó là
sản phẩm của những thời kỳ con người tiến hành săn bắn, chăn nuôi, thuần
dưỡng động vật. Chính trong quế trình tiếp xúc với các loài động vật ban đầu
ấy, con người đã dần dần phát hiện ra tính khôn ngoan, xảo nguyệt của con
cáo, tinh nhanh nhẹn tinh khôn của con thỏ, tính kiên trì bền bỉ của con kiến,
tính hung hăng tàn bạo của con hổ, tính thật thà hiền lành của con trâu…
Nhìn chung những con vật có mặt trong cổ tích của mỗi dân tộc là những con
vật dân tộc ấy thường xuyên tiếp xúc hơn cả, gây cho họ những ấn tượng
mạnh mẽ nhất về sự thân thương, căm ghét hoặc sợ hãi.

Thí dụ:

− Truyện cổ của Nga ta thường gặp: mụ cáo Lixa quỷ quyệt khôn
ngoan, đa mưu, láu cá; lão sói xám phàm tục, tham lam, tàn bạo và ngu xuẩn;
chú gấu Misha hiền lành, tốt bụng nhưng vụng về, thô kệch.

− Truyện cổ tích động vật của người Kinh: “Con gà, con thỏ và con hổ”,
“Rắn và Rùa”, “ Tại sao chó ghét mèo”, “Quạ và công”, “Trâu và ngựa”, “Chuột
và mèo”, “Chó ba cẳng”, “Con trâu, con hổ và người thợ cày”, “Mưu con thỏ”.
Đây là loại truyện thể hiện tinh vi óc nhận xét, quan sát của con người về loài
vật do vậy truyện giàu màu sắc hiện thực và phong phú trong các chi tiết trình
bày các hành vi, thủ đoạn của các con vật. Qua đó truyện muốn truyền lại cho
chúng ta những kinh nghiệm thực tế, những hiểu biết thiết thực về thế giới
loài vật.

2. Cổ tích thần kỳ (Cổ tích hoang đường)

Là loại cổ tích mà trong đó yếu tố kỳ diệu đậm đà và có ý nghĩa hơn cả.


Yếu tố này không chỉ tạo ra màu sắc ly kỳ, khác lạ và hấp dẫn của cổ tích mà
còn có ý nghĩa quyết định trong những thời điểm nhất định. Thiếu nó bản thân
nhân vật không thể vượt nổi những thử thách gay go để chiến thắng kẻ thù.

Thí dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây khế, Thạch Sanh, Hà rầm
hà rạc, Nàng tiên ốc, Cây tre trăm đốt v.v…

Trong cổ tích thần kỳ chúng ta cần lưu ý đến ba phần thuộc kết cấu của
cốt truyện:

+ Phần thứ nhất nói về nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của
nhân vật (mồ côi cha mẹ, mang lốt xấu xí, địa vị thấp kém, nghèo khổ…).
Nhân vật bị hành hạ, bạc đãi, khinh thường, lừa dối, bóc lột, tước đoạt vì vậy
ngay từ đầu nhân vật đã tạo sự thương yêu đồng cảm sâu sắc của nhân dân,
những người đồng cảnh ngộ.

+ Phần thứ hai nói về tài năng và chiến công của nhân vật. Vai trò của
các yếu tố kỳ diệu thể hiện rõ rệt nhất ở đây. Nhân vật bao giờ cũng phải trải
qua một hoặc nhiều lần thử thách, kẻ thù luôn gây cho họ vô vàn những khó
khăn, trắc trở tạo ra những tình huống cực kỳ vô lý để đẩy nhân vật vào chỗ
chết. Song với sức mạnh, đạo đức, tài năng lại được sự giúp đỡ của những
yếu tố kỳ diệu, nhân vật chính diện bao giờ cũng vượt được trở ngại, tạo ra
sự khoái cảm và thán phục về khả năng và sức mạnh vô địch mà nhân dân
mơ ước cho một con người.

+ Phần thứ ba là phần thưởng dành cho nhân vật chính diện. Và có thể
nói có bao nhiêu dạng phần thưởng là có bấy nhiêu mơ ước của nhân dân
xưa về một xã hội, một con người, một cuộc đời hạnh phúc. Phần thưởng
trước là tiền đề, là cơ sở để chuẩn bị cho nhân vật lập nên những chiến công
kế tiếp và nhận lấy phần thưởng sau (Ví dụ: cô Tấm nhận được quần áo ngày
hội và đôi giày xinh đẹp là để chuẩn bị gặp vua và chuyển sang một cuộc đời
khác. Thạch Sanh nhận được cung tên vàng khi diệt chằn tinh  tiêu diệt đại
bàng, cứu hoàng tử con vua thủy tề  nhận được cây đàn thần để giải oan
và làm lui quân mười tám nước chư hầu. Phần thưởng cao quý nhất đối với
Thạch Sanh là một đất nước yên vui, một hạnh phúc lý tưởng). Phần thưởng
có xu hướng tương xứng và thích hợp với chiến công mà nhân vật giành
được. Theo xu hướng này, phần thưởng sau cao quí hơn phần thường trước
bởi lẽ thử thách sau bao giờ cũng gay go, phức tạp hơn thử thách trước.

Với kết thúc có hậu, truyện cổ tích thần kỳ biểu hiện rực rỡ chủ nghĩa
nhân đạo tiến bộ của nhân dân. Con người nhỏ bé, bị áp bức giờ đây đây
thực sự đổi đời. Họ kết hôn với công chúa, hoàng tử và lên ngôi, nếu là người
nghèo  giàu sang, nếu xấu xí  đẹp đẽ, nếu đơn độc  quyền thế. Điều
đặc biệt là dù cho nhân vật đã thay bậc đổi ngôi, song trong hành vi cốt cách
chúng ta vẫn thấy nhân vật vẫn là người của nhân dân.

Trong xu thế tích cực, cổ tích đã đem lại cho người nghe một niềm lạc
quan vô bờ bến: Người nghe cảm nhận rằng, ở đâu đó trên thế gian này, đã
hoặc sẽ tồn tại những xã hội thanh bình, xã hội không có điều ác và con
người mãi yên vui. Đó là thực tế có sức thu hút kỳ diệu mà cổ tích từ bao đời
nay vẫn làm say đắm lòng người.

3. Cổ tích sinh hoạt:

− Đề cập đến những tình huống rất bình thường trong cuộc sống hàng
ngày, cách xử sự trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy trò, cách ứng
phó nhạy bén, mưu trí trong những tình huống khó khăn, cách phơi bày
những thói ba hoa, hống hách, lười nhác, tham lam. Ý nghĩa răn dạy thể hiện
rất đậm trong loại cổ tích này. Mỗi truyện thường chỉ có một tình tiết và cổ tích
sinh hoạt hầu như vắng bóng những yếu tố kỳ diệu. Các nhân vật chính với tư
cách là kẻ đại diện cho trí anh minh của nhân dân, là lực lượng duy nhất
quyết định xu thế phát triển của câu chuyện. Nhân vật chính vẫn là nhân vật
có ý nghĩa tích cực và thường là những người biểu hiện trí khôn của nhân
dân.

Thí dụ: Trương Chi, Vợ khôn lấy chồng dại, Gái ngoan dạy chồng, Mài
dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, Người học trò và con chó đá, Chưa đỗ
ông Nghè đã đe hàng Tổng, Cái cân thủy ngân, Thạch Sùng khoe của v.v…

IV. NỘl DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

a) Nội dung:
Điểm nổi bật trong nội dung truyện cổ tích là những mơ ước của nhân
dân hướng về một xã hội công bằng, lý tưởng, nột thế giới không có nghèo
đói, bệnh tật, đau ốm, một cuộc sống chỉ có niềm vui và người hiền tài.

+ Truyện cổ tích phản ánh những trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh
thần của nhân dân trên mảnh đất thân yêu đã nuôi sống họ.

Thí dụ: Sự tích trầu cau, Sự tích bánh dày bánh chưng.

+ Truyện cổ tích biểu thị thái độ của nhân dân với cuộc sống trong xã
hội có giai cấp, vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột dưới biếng,
kênh kiệu như Cám, tham lam như người anh trong “Cây khế”, lật lọng, tráo
trở như mụ dì ghẻ; lão phú nông trong “Cây tre trăm đốt”; tàn bạo, phản bội,
cướp công như Lý Thông); ca ngợi bản chất tốt đẹp của người lao động
(thông minh, xinh đẹp, chăm chỉ, hiền từ như nhân vật: Tấm, Sọ dừa; lạc
quan, dũng cảm, tài năng như Thạch Sanh…).

+ Phản ánh tâm tư nguyện vọng, những ước mơ của nhân dân: sống
ấm no, hạnh phúc.

b) Nghệ thuật:

− Có tính chất phiếm chỉ không nêu cụ thể tên người, không xác định
cụ thể rõ ràng về không gian, thời gian.

* Thời gian: “Ngày xửa ngày xưa…”, “ở một làng nọ…”, “Trong một nhà
kia…”

* Không gian: không nêu cụ thể tên địa danh, tên làng, tên xóm.

− Là thể loại văn xuôi, tự sự, cốt truyện cũng như nhân vật hình thành
chủ yếu là do hư cấu, tưởng tượng.

− Sử dụng yếu tố kỳ diệu: có thể nói yếu tố kỳ diệu là một trong những
đặc điểm không thể bỏ qua của cổ tích. Yếu tố kỳ diệu cũng chia thành hai
loại: một loại đại diện cho lực lượng độc hại, bản thân chúng là những trở
ngại, những thử thách gay go mà nhân vật chính phải chiến đấu gian khổ để
khắc phục. Thí dụ: trăn tinh, đại bàng, con quỷ v.v…; một loại sẵn sàng phù
trợ, ủng hộ, giúp đỡ phe chính nghĩa. Thí dụ: Tiên, Bụt, Phật. Ngoài ra cũng
cần kể đến một loại có tính chất trung gian, hễ rơi vào tay người thiện thì vật
ấy sẽ trở nên có ích, ngược lại nó sẽ tác hại ghê gớm theo quyền uy và bản
thân sức mạnh vốn có của nó. Thí dụ: Cây gậy thần, Viên ngọc ước…
(“Người thợ săn và mụ chằng”, “Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ”).

– Kết cấu:

* Cốt truyện xây dựng theo trình tự thời gian, không gian về mạch tình
tiết: nhân vật chính dẫn ta đi từ giai đoạn này  giai đoạn khác, từ trước 
sau, từ gần  xa.

* Nhân vật của cổ tích chia thành hai phe rõ rệt: thiện và ác chính và
phụ. Hai tuyến nhân vật này đối nghịch nhau gay gắt về tài năng, đạo đức,
chiến công và kết cục số phận.

Kết cấu của truyện cổ tích là điển hình của sự trong sáng, rõ ràng,
mạch lạc, dễ thuộc, dễ nhớ mặc dầu ở cổ tích thần kỳ cốt truyện thường
mang tính chất đa tình tiết.

Kết thúc của cổ tích bao giờ cũng có hậu. Chính lối kết thúc độc đáo ấy
đã phản ánh rõ rệt lý tưởng chiến đấu, tinh thần lạc quan và những dự cảm
sáng suốt của nhân dân hướng về một xã hội tương lai.

V. TÁC DỤNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO

1. Tuổi thơ là tuổi giàu tưởng tượng và ước mơ. Truyện cổ tích rất hấp
dẫn đối với các em, vì đây là những sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú
của nhân dân.

2. Tuổi thơ khát khao một cuộc sống tốt đẹp. Truyện cổ tích rất phù hợp
với các em vì ở đây nói lên những quan niệm đạo đức công lý xã hội và ước
mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Từ đó trẻ biết yêu thương,
căm ghét, thích làm điều tốt tránh điều xấu.

3. Truyện cổ tích giúp trẻ làm giàu thêm vốn từ, học tập những lời hay ý
đẹp và cách diễn đạo của nhân dân. Đối với các em, những hình ảnh kỳ diệu,
những nét hiện thực sinh động là phương tiện tốt để giáo dục tình cảm và thái
độ sống cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết của trẻ còn non nớt,
nhạy cảm với cái đẹp, nặng về cảm tính, tiếp thu chân thành và đầy tin tưởng
cho nên chúng ta phải chọn lọc chuyện kể, không nên cho trẻ thấy cái xấu, cái
khủng khiếp một cách vô ích.

Bài 5. CÂU ĐỐ – CA DAO – ĐỒNG DAO VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ


MẪU GIÁO
I. GIỚI THIỆU THỂ LOẠI

* Ca dao là thơ trữ tình dân gian. Ca dao truyền thống phát triển đặc
biệt ở thời phong kiến khi quần chúng nhân dân muốn diễn tả sâu sắc những
nỗi thống khổ cũng như những khát vọng của họ về cuộc sống tốt đẹp hơn,
đồng thời nêu cao những phẩm chất tốt đẹp bắt nguồn từ đời sống lao động
và chiến đấu. Đối với các em, bộ phận ca dao phản ánh lao động sản xuất ca
ngợi công sức của người lao động, đề cao niềm tin, lòng mong mỏi được
sống no đủ, yên vui và những bài ca diễn tả lòng yêu nước, yêu quê hương,
niềm tự hào về con người Việt Nam cũng như tình thương giữa con người với
con người là bộ phận giá trị nhất.

* Đồng dao là ca dao của trẻ em. Đó là những bài hát dân gian có nội
dung và hình thức phù hợp với trẻ em, thường do trẻ em hát. Các bài đồng
dao thường gắn với một trò chơi nhất định. Các em vừa chơi, vừa làm trò,
vừa hát. Người lớn ít khi sử dụng đồng dao trừ bộ phận những bài hát ru.

* Câu đố là một thể loại văn học dân gian miêu tả, tường thuật đặc
điểm của sự vật bằng hình thức ẩn dụ nhằm rèn luyện óc quan sát, thử tài
suy đoán của người ta. Với lời miêu tả giấu tên sự vật và bằng phương pháp
chuyển hóa (chuyển vật nọ thành vật kia), câu đố “đánh lừa” con người một
cách tài tình, thường đưa đến cho con người những tiếng cười thú vị.

II. CÂU ĐỐ

A. ĐỊNH NGHĨA:
Câu đố là các sáng tác ngắn gọn, người đố cố che giấu khái niệm về
một sự vật hay một hiện tượng đã rõ, người nghe phải tìm, phải đoán ra.
Cách miêu tả bóng gió các sự vật và tính nhịp nhàng cân đối của câu đố làm
trẻ em rất thích thú. Câu đố làm cho các em hiểu rõ đặc điểm của thế giới vật
thể gần gũi. Tất cả cái gì con người nhìn thấy, nghe thấy đều có thể trở thành
đối tượng của câu đố.

B. NỘI DUNG:

1. Thế giới động vật trong câu đố Việt Nam chiếm một tỉ lệ khá nhiều,
tuyệt đại đa số là những con vật gần gũi với cuộc sống của chúng ta.

TD: Mình đen mặc áo da sồi

Nghe trời chuyển động thì ngồi kêu oan.

(Con cóc)

Chân đen mình trăng, đứng nắng giữa đồng.

(Con cò)

Đặc biệt là các câu đố mẫu giáo đố về các con vật gần gũi, quen thuộc
thông qua những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.

TD: Con gì hay sủa gâu gâu?

Con gì nhảy nhót bắt sâu trên cành?

Con gì phi thật là nhanh?

Con gì gáy sáng gọi anh mặt trời?

Hoặc:

Con gì chân khéo như tay

Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo?

Con gì gọi bạn meo meo

Lúc rình bắt chuột, lúc leo xà nhà?

Hay:
Con gì bay lượn nhởn nhơ

Rong chơi khắp chốn chẳng ưa làm gì?

Con gì chân có màng da

Đến bên hồ nước nhảy ra bơi liền.

2. Miêu tả trực tiếp các sự vật gần gũi chung quanh trẻ:

TD: Cũng gọi là bánh

Nhưng chẳng dễ ăn

Để giặt quần áo

Cho thơm, cho sạch

(Bánh xà phòng)

Cái gì nho nhỏ

Bằng nhựa xinh xinh

Cọ răng trắng tinh

Trước khi bé ngủ.

(Bàn chải đánh răng)

Ai muốn chân sạch

Thì dùng đến tôi

Nhưng phải một đôi

Đôi gì thế nhỉ?

(Đôi dép, đôi giày, đôi guốc)

Không là người mà có mặt

Mặt khi tròn, khi vuông

Không mồm mà kêu luôn

Tích tắc lại tích tắc


(Đồng hồ)

3. Miêu tả thế giới thực vật, nhìn chung là các cây cỏ ở làng quê: cây
cam, cây quýt, cây mít, cây dừa, cây đu đủ v.v…

TD: Da cóc mà bọc trứng gà

Bổ ra thơm nức cả nhà muốn ăn

(Quả mít)

Trên trời có giếng nước trong

Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.

(Quả dừa)

Mẹ gai góc, con trọc đầu.

(Bưởi cam quýt)

Tên em không thiếu không thừa

Tấm lòng vàng ngọt ngon vừa lòng anh

(Đu đủ)

C. NGHỆ THUẬT:

− Giàu âm thanh, vần điệu, giàu hình tượng.

− Ngắn gọn, sinh động, thú vị, dễ nhớ, dễ thuộc.

D. TÁC DỤNG:

Với trẻ em mẫu giáo, các câu đố phù hợp với lứa tuổi không những
giúp trẻ phát triển óc quan sát và khả năng tư duy trừu tượng mà còn góp
phần tích cực trong việc giúp trẻ nhận biết sự vật ở xung quanh và làm giàu
thêm vốn từ cho trẻ. Câu đố cũng rèn luyện trí thông minh cho trẻ.

III. CA DAO

A. ĐỊNH NGHĨA:
Là những bài hát dân gian được sáng tác bằng thể văn vần của dân
tộc, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống là những bài ca của người lao động,
chứa đựng tình cảm sâu xa của họ đối với gia đình, quê hương, đối với công
việc làm ăn và môi trường sống quen thuộc.

B. NỘI DUNG:

1. Phản ánh cuộc sống lao động cần cù, chất phác của nhân dân tuy
vất vả, khổ cực nhưng không bao giờ bi quan.

TD:

* Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muốn phần.

Hoặc:

Rủ nhau đi cấy đi cấy

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

* Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu

Công lên chẳng quản bao lâu

Ngày nay được bạc, ngày sau cơm vàng

Xin ai đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhau tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

2. Thể hiện tình cảm đối với xóm làng, quê hương, đất nước. Thiên
nhiên nước ta vốn rất giàu, đẹp, vào trong ca dao lại càng giàu đẹp hơn.

TD:
* Sông Tô nước chảy trong ngần

Con thuyền buồm trắng chạy gần, chạy xa.

Thon thon hai mũi chèo hoa.

Lướt đi, lướt lại như là bướm bay.

* Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đường đi quanh quất ruột dê

Chim kêu vượn hú dựa kề bên non.

* Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

* Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

3. Thể hiện tình cảm yêu thương, quí mến đối với gia đình: tình cảm
của con cái đối với cha mẹ hoặc ngược lại, tình cảm anh em ruột thịt, tình bạn
bè gắn bó keo sơn. Đặc biệt cha mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, có
nhiều kinh nghiệm sống mà con cái phải yêu thương, kính trọng, biết ơn. Từ
lâu nhân dân ta đã truyền tụng:

* Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

* Gió mùa thu mẹ ru con ngủ.

Năm canh chầy thức đủ năm canh

* Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Ơn mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.


* Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai nỡ kể công tháng ngày.

* Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

* Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

* Bạn bè là nghĩa tương tri

Sao cho sau, trước một bề mới nên.

C. NGHỆ THUẬT:

− Từ ngữ chọn lọc, chính xác, gợi cảm.

− Sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc, giàu nhạc điệu, giàu hình tượng,
trữ tình.

D. TÁC DỤNG:

Ca dao đến với trẻ rất sớm qua lời ru, tiếng hát của người thân. Âm
thanh, nhịp điệu và không khí dân gian trữ tình để lại những dấu ấn sâu sắc
trong tâm hồn trẻ. Ca dao là dòng sữa nuôi trẻ lớn lên. Qua đó trẻ cảm nhận
hình thức ngôn ngữ đẹp đẽ, cảm nhận tâm tư, tình cảm của nhân dân, quan
điểm đạo đức và lối sống của dân tộc. Thế nhưng ngoại trừ đồng dao, ca dao
ít được chọn giống trong chương trình chuyện thơ mẫu giáo vì ca dao là tiếng
nói tình cảm đa dạng và tinh tế đối với cuộc sống quá khứ, trẻ chưa có thể
cảm nhận đầy đủ.

Tóm lại, ca dao là những hòn ngọc vô giá từ xưa để lại. Đó là tiếng nói
tình cảm của nhân dân đối với đất nước là mồ hôi nước mắt của nhân dân
trong đấu tranh và xây dựng, là trí uệ và tình thương của nhân dân đối với
thiên nhiên, xã hội và con người Việt Nam. Do đó những câu ca dao thấm
đượm vào tâm hồn trẻ thơ sẽ có tác dụng lớn lao trong việc bồi dưỡng tình
cảm, hình thành nhân cách cho trẻ và khơi dậy ở trẻ niềm tự hào về con
người, về quê hương đất nước.

IV. ĐỒNG DAO

Trong văn học dân gian của các dân tộc trên thế giới, ít nhiều đều có bộ
phận những sáng tác dành cho trẻ em hoặc chủ yếu hướng về trẻ. Đó là lý do
và cơ sở khiến cho khái niệm văn học dân gian thiếu nhi đã và đang hình
thành trong hoạt động nghiên cứu văn học dân gian của nhiều nước trên thế
giới.

Văn học dân gian thiếu nhi của người Viết phát triển khá sớm và chủ
yếu tập trung ở hai lĩnh vực truyện kể (đồng thoại) và thơ ca (đồng dao).

A. ĐỊNH NGHĨA:

Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Đồng dao có thể bắt
nguồn từ các hình thức thơ ca dân gian của nhiều người lớn và được người
lớn tham gia sáng tác, sử dụng nhưng chủ yếu phải phù hợp với thế giới quan
và tâm sinh lý của trẻ và do trẻ em trực tiếp lưu truyền, diễn xướng.

B. NỘI DUNG:

1. Giúp các em hiểu biết, học hỏi mở mang trí tuệ, giáo dục kiến thức
thực tế. Với các em trước tuổi đi học, đồng dao như người thầy dạy cho các
em những khái niệm đầu tiên về thiên nhiên, đất nước, con người.

Thế giới đồng dao là một thế giới sinh động, phong phú chứa chan sức
sống và màu xanh. Trong đồng dao có đủ những con vật gần gũi với cuộc
sống chung quanh trẻ như: con trâu, con nghé, con voi, con công, con ve, con
kiến cho đến con cò, con tép, con ốc, con cua, con chuồn chuồn…

TD:

* Con công hay múa…

* Con vỏi, con voi…

* Con gà cục tác lá chanh…


* Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

* Con mèo, con chó có lông

Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai

* Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

* Con cua tám cẳng hai càng

Một mai hai mắt rõ ràng con cua.

* Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn.

2. Giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Một số bài đồng dao gắn với
các trò chơi của trẻ em. Nhờ có lời mà trẻ ham thích chơi, nhờ có luật chơi
mà trẻ ham thích đọc lời. Các em vừa hát, vừa học, vừa chơi.

Tình cảm chủ yếu được các em thể hiện trong khi hát để chơi trò chơi.
Đó là niềm vui sướng, hân hoan, phấn khởi và yêu đời của tuổi thơ khi được
tụ họp lại với nhau, nô đùa, ca hát.

TD:

* Chi chi chành chành…

* Dung dăng dung dẻ…

* Kéo cưa lừa xẻ…

* Rồng rắn lên mây…

* Bịt mắt bắt dê…


* Nu na nu nống…

Nhìn chung, đồng dao thiên về thông tin, truyền đạt kiến thức hơn là
phản ánh tư tưởng, tình cảm. Trong nội dung kiến thức thì nặng về những
kiến thức tự nhiên hơn kiến thức lịch sử– xã hội và điều đó rất phù hợp với
nhu cầu và trình độ của trẻ em. Nội dung và ý nghĩa xã hội sâu sắc, tinh tế
thường ít có ở đồng dao, còn nếu có thì cũng rất nhẹ nhàng, thoáng qua như
mây bay, gió thoảng mà thôi.

Với đồng dao, trẻ em thực sự hoà nhập vào thiên nhiên, sống với thiên
nhiên, hiểu thiên nhiên theo cách hiểu của trẻ thơ. Có thể xem đồng dao là
những bài học vui nho nhỏ. Những bài học đó vừa vui vừa giúp các em làm
quen với cuộc sống của người lớn, giúp các em đỡ bỡ ngỡ khi tiếp xúc với
những điều mới lạ trong xã hội. Đồng dao cũng phản ánh hiện thực nhưng với
cách thức riêng của nó nhằm vào chức năng giáo dục (quan sát cuộc sống để
thu thập kiến thức) và chức năng thẩm mỹ (vui chơi, yêu đời) chứ không đòi
hỏi các em phải có những hiểu biết sớm hơn lứa tuổi của mình.

C. NGHỆ THUẬT:

1. Sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 6 chữ và lục bát, có vần có điệu, dễ
đọc, dễ nhớ, dễ thuộc.

2. Ngôn ngữ mộc mạc, hồn nhiên, bình dị, nhiều tiếng tượng hình,
tượng thanh…

D. TÁC DỤNG:

1. Đồng dao và những trò chơi kèm theo giúp trẻ yêu đời, yêu cuộc
sống, yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu nghệ thuật, thích hài hước.

2. Giúp các cháu phát triển vốn từ, yêu thích và sử dụng tiếng mẹ đẻ.

3. Rèn luyện bộ máy phát âm cho trẻ.


Chương III. VĂN HỌC TRẺ EM VIỆT NAM

Bài 6. VĂN HỌC TRẺ EM VIỆT NAM


Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 mới thực sự trở thành
một nền văn học hoàn chỉnh. Thực tế ấy không phải là một nhận xét tùy tiện
mà đây là một phân tích xuất phát từ thực tế khách quan của xã hội và cách
mạng trong đó có hoạt động văn học.

Không thể nói đất nước có một nền văn học thực sự khi cả dân tộc còn
trong xiềng xích nô lệ, tư tưởng con người còn bị chìm đắm, trói buộc trong
mê hoặc, trong mọi đòn phép đầu độc thâm hiểm, trắng trợn của thực dân và
phong kiến. Tình cảm lớn, ý nghĩa lớn, yêu cầu lớn đối với văn học là tình
cảm, suy nghĩ, hành động của mỗi người đối với đất nước, với xã hội, với bản
thân mình. Những ước mơ ấy tuyệt đối bị cấm kỵ. Một khi cầm bút viết nên
tình cảm của lòng yêu nước thì quân cướp nước bắt bẻ bút, bắt tù tội. Như
vậy không thể có một nền văn học theo nghĩa chân chính của nó khi đất nước
còn bị lệ thuộc.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM

Cách mạng tháng tám thành công đã mở ra một chân trời mới cho văn
học nghệ thuật nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Có thể nói hơn 40
năm qua, văn học thiếu nhi của chúng ta đã phát triển rực rỡ. Những điều
kiện nào đã tạo điều kiện cho sự phát triển của văn học thiếu nhi? Điều kiện
trước tiên và quan trọng nhất đó là sự quan tâm của Đảng, của Bác Hồ đối
với sự nghiệp giáo dục thiếu nhi. Thứ hai là ngay năm 1946 các em đã có tủ
sách “Gương chiến đấu” của Hội văn hoá cứa quốc sau này là tủ sách Kim
Đồng và đến năm 1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập tạo điều kiện
vô cùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền văn học thiếu nhi. Bên
cạnh đó những cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi vào những năm 1966,
1968, 1976, 1978… đã đạt được những kết quả tích cực. Thứ tư là đội ngũ
những người cầm bút viết cho thiếu nhi ngày càng trở nên đông đảo. Ngoài
số nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Đoàn
Giỏi, Nguyễn Huy Tưởng v.v… còn có sự tham gia của các nhà báo, các nhà
nghiên cứa khoa học, các thầy cô giáo, các anh chị phụ trách thiếu nhi…

Đặc biệt chúng ta còn phải kể đến lực lượng của các em viết cho các
em mà những cây viết tiêu biểu có thể kể đến là: Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ,
Nguyễn Hồng Kiên, Chu Hồng Quý, Hoàng Hiếu Nhân, Khánh Chi, Ngô Bích
Hiền v.v…

II. THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM

Có lẽ nền văn học thiếu nhi Việt Nam đã hình thành vào quãng giữa
những năm 1960. Ấy là lúc văn học thiếu nhi đã có đủ các đề tài vào thể loại:
dân gian và lịch sử, cách mạng và kháng chiến, khoa học và danh nhân,
truyện ngắn và truyện dài, ký và kịch, truyện tranh, nói về đề tài lao động, học
tập và một số mặt sinh hoạt khác của các em. Tính đa dạng của đề tài thể loại
cũng do trình độ nhận thức và tâm lý thị hiếu của các lứa tuổi bạn đọc đặt ra:
các em nhi đồng bé thường thích những truyện đồng thoại, truyện cổ tích
trong đó các con vật đều biết nói năng, suy nghĩ; còn các em thiến niên thì lại
say mê những loại truyện chiến đấu, phiêu lưu, viễn tưởng. Chúng ta có thể
kể ra ở đây một số tác phẩm viết cho các em tiêu biểu như: “Tìm mẹ” và “Lá
cờ thêu sáu chữ vàng” của Nguyễn Huy Tưởng, “Vừ A Dính” và “Đàn chim
gáy” của Tô Hoài, “Quê Nội” và “Cái thăng” của Võ Quảng, “Đất rừng phương
Nam” của Đoàn Giỏi v.v… Những tác phẩm kể trên hầu hết đã được in lại từ
một đến ba lần và nhiều cuốn được dịch ở nước ngoài.

III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THƠ, TRUYỆN VIẾT CHO TRẺ
TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Chuyện kể mẫu giáo:

+ Giản dị, cụ thể, rõ ràng, trực tiếp, sáng sủa… tập trung vào những bài
học đầu tiên về giáo dục đạo đức cho các cháu. Thí dụ: Truyện “Ba cô gái”,
“Tích Chu” giáo dục trẻ thơ phải có lòng hiếu thảo, biết vâng lời ông bà cha
mẹ; “Bảy con quạ”, “Sư tử và chó con” là những bài ca xúc động về tình anh
em ruột thịt tình bè bạn.
Đối với trẻ mẫu giáo thì những bài học đầu tiên của cuộc đời phải đến
với các cháu bằng con đường trực tiếp, sáng sủa, rõ ràng, tốt và xấu, thiện và
ác, cái đáng khen và cái đáng chê…đều nhìn thấy rất rõ ngay từ đầu và quán
xuyến toàn bộ câu chuyện. Thí dụ: “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “Ba cô tiên”,
“Cáo, thỏ và gà trống”, “Ai đáng khen nhiều hơn”.

+ Tính lạc quan: theo Trucôpxki thì đó là một phẩm chất tuyệt diệu của
tâm hồn trẻ thơ. Hết thảy trẻ em từ 3  5 tuổi đều tin và khao khát tin rằng
đời chỉ để vui vẻ, hạnh phúc vô biên và niềm tin đó là điều kiện tối quan trọng
của sự phát triển tâm lý bình thường ở trẻ em. Vì vậy truyện viết cho trẻ mẫu
giáo không thể là những câu chuyện đem lại những cảm xúc nặng nề hoặc
những đau đớn, mất mát thái quá. “Tấm cám”, “Em bé quàng khăn đỏ”, “Dê
con nhanh trí”, “Chú dê đen”.

+ Tính hài hước: bản chất của tâm hồn trẻ thơ là lạc quan, yêu đời,
thích vui nhộn. Trucôpxki cũng đã nói “Giáo dục cho các em có cảm xúc khôi
hài không phải là việc nhỏ. Cảm xúc khôi hài là một phẩm chất quí báu khi
đứa trẻ lớn cảm xúc này sẽ làm tăng khả năng chống đối lại mọi môi trường
khó chịu và nâng nó cao hơn mọi điều vụn vặt, bực dọc hàng ngày”.

Thí dụ: “Rau thì là”, “Chú thỏ tinh khôn”, “Tại sao đuôi thỏ lại ngắn”,
“Mèo lại hoàn mèo”, “Cái mũ biết chạy”, “Chú chim sẻ Pu đích”, “Thi nói
khoác”.

2. Thơ ca mẫu giáo:

+ Ngôn ngữ cụ thể, sinh động, hồn nhiên, chính xác, gợi cảm, giàu hình
ảnh, giàu nhạc điệu, giàu tưởng tượng. Tuổi các em là tuổi hiếu động, hiếu
kỳ, ham vui. Các em không chịu được những bài giáo huấn khô khan mà
chúng ta cũng không nên biến các em thành những “ông, bà cụ non” già
trước tuổi. Nhưng cái vui ở đây không là cái “tếu” do người viết tự bịa ra mà
phải là kết quả của một quá trình thâm nhập vào thế giới của các em để phản
ánh hiện thực theo cách nhìn, cách nghĩ, cách nói bình dị và hồn nhiên với
nhiều tưởng tượng lý thú, nhiều mối liên hệ bất ngờ, ngộ nghĩnh và ngây thơ
của tuổi thơ. Vào thời gian đầu của lứa tuổi mẫu giáo khi mà óc tưởng tượng
của bé còn kém phát triển thì bé còn lẫn lộn sự vật với điều tưởng tượng, bé
gắn cho mọi đồ chơi vô tri, vô giác như cái gậy, khúc gỗ, em búp bê v.v… một
linh hồn. Cỏ cây, hoa lá, chim muông, súc vật sinh động, chỉ có con mắt “thần
diệu” của trẻ thơ mới nhìn thấy.

TD:

1. Bài “Thương ông” của Tú Mỡ.

2. “Giữa vòng gió thơm” của Quang Huy.

3. “Ông mặt trời” của Ngô Thị Bích Hiền.

4. “Cây thược dược” của Ngô Quân Miện.

5. “Con gà nghịch” của Nhược Thủy.

6. “Ngỗng và vịt” của Phạm Hổ.

7. “'Mẹ và cô” của Trần Quốc Toàn.

8. “Đón bạn” của Nguyễn Quốc Khánh.

IV. KẾT LUẬN

50 năm qua kể từ Cách mạng tháng Tám đến nay, văn học thiếu nhi đã
trở thành một nền văn học thực sự với những thành tựu rực rỡ. Với nội dung
phong phú, cách nói độc đáo và hấp dẫn, văn học thiếu nhi đã trở thành
người bạn thân thiết của các em một món ăn tinh thần không thể thiếu được
của độc giả tuổi nhỏ. Nó đã góp phần xứng đáng với tiềm tin mong mỏi của
các bậc phụ huynh, của những người làm công tác giáo dục thiếu nhi.

Bài 7. THƠ VĂN BÁC HỒ VIẾT CHO TRẺ EM


I. KHÁI QUÁT

Hình ảnh Bác Hồ trong thế hệ thiếu nhi Việt Nam đã in sâu trong trí nhớ
của các em. Bác Hồ là người thương yêu thiếu nhi nhất:

Ai yêu các nhi đồng


Bằng Bác Hồ Chí Minh

(1952)

Câu thơ của Bác đã trở thành câu hát của các thế hệ thiếu nhi về tình
thương yêu của Bác với các em. Ngay từ những năm tháng đi tìm đường cứu
nước, hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ đã quan tâm đến các cháu, Bác mơ
ước xây dựng cho các cháu một thiên đường trên đất nước.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tình cảm của Bác càng thể
hiện cao hơn. Bác kêu gọi mọi tổ chức, đoàn thể chú ý đến sự nghiệp giáo
dục thiếu nhi. Mặc dù công việc rất bận rộn, Bác vẫn hằng quan tâm làm thơ,
gởi thư cho các cháu nhất là trong những ngày vui của các cháu như Tết
Trung Thu, Ngày khai trường, Quốc tế thiếu nhi 1/6 v.v…

Những bài văn, thơ của Bác viết cho các cháu có giá trị văn học quý giá
trong nền văn học viết cho thiếu nhi ở nước ta.

II. MẤY NÉT VỀ GIÁ TRỊ THƠ VĂN CHO CÁC CHÁU CỦA BÁC

1. Nội dung:

Nói lên tình cảm thân thương, đậm đà, sâu sắc của Bác dành cho các
cháu.

Ngay từ năm 1941 trong bài “Kêu gọi thiếu nhi” Bác đã viết:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.

Hình ảnh so sánh làm bật lên được sự ngây thơ non nớt nhưng đầy
sức sống, nó đang hướng về tương lai, nó là của tương lai. Một hình ảnh thơ
đẹp giản dị, mộc mạc mà rất giàu ý nghĩa. Chính hình ảnh ấy đã là một lời
nhắc nhở, hãy nâng niu, chăm sóc, bảo vệ nó cho nó lớn lên giúp ích cho đời.

Thơ văn của Bác là tấm lòng của Bác. Tấm lòng của một người ông,
người cha rất mực nhân từ hiền hậu:

Trung thu trăng sáng như gương


Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

(1951)

Tình thương của Bác dành cho các cháu thật chân thành, tha thiết, tràn
ngập không khí gia đình đầm ấm:

Thư này Bác gởi thư chung

Bác hôn các cháu khắp miền gần xa.

(1953)

Bác cùng vui với niềm vui của các cháu, cùng đau đớn khi các cháu bị
đày đọa. Bác luôn luôn mong các cháu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và
muôn đời dân tộc Việt Nam, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam không bao giờ
quên được lời dặn dò ân cần của Bác đối với toàn Đảng, toàn dân trước lúc
ra đi:

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là rất quan trọng và rất cần
thiết!

Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu nhi Việt Nam
và các cháu thiếu nhi thế giới.”

(Di chúc năm 1969)

2. Nghệ thuật:

Trong thơ văn của Bác, mục đích Bác viết cho các cháu rất rõ ràng, nó
đem đến cho các cháu một bài học có ý nghĩa sâu sắc. Để đạt được mục
đích, Bác sử dụng tốt nghệ thuật tuyên truyền.

Bác đã nói với các cháu những điều cần thiết. Giải thích nguyên nhân
nỗi cực khổ của các cháu, Bác viết:

Vì ai nên nỗi thế này?

Vì giặc Nhật, giặc Tây bạo tàn

(Kêu gọi thiếu nhi − 1941)


a. Các vấn đề Bác viết rất giản dị rõ ràng, có ý nghĩa sâu sắc làm cho
các cháu dễ hiểu, có sức thuyết phục cao. Từ chỗ làm cho các cháu hiểu
được (nhận thức) sau đó Bác mới kêu gọi, nhắc nhở (giáo dục).

TD: − “Kêu gọi thiếu nhi”

− “Lịch sử diễn ca”

− “Trẻ chăn trâu”

Nói đến vấn đề của đất nước, Bác nói rất giản dị:

Thu này hơn những thu qua

Kháng chiến thắng lợi gấp ba, bốn lần.

(1953)

Vấn đề cải cách ruộng đất là vấn đề lớn của xã hội, của đất nước vậy
mà Bác vẫn làm cho các cháu hiểu được:

Phát động nông dân

Cải cách ruộng đất

Dân đỡ chật vật

Hăng hái tham gia

Xóm làng cho đến gần xa

Cơm no, áo ấm theo đà tiến lên

Còn chỉnh huấn, chỉnh quân có nghĩa là:

Bộ đội cố gắng

Quyết chiến quyết thắng

Giết giặc lập công

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông.

Đưa tin thắng trận cờ hồng tung bay.


b. Thơ Bác viết rất trữ tình, làm xúc động lòng người. Tình cảm chân
thành ở một trái tim lớn bao giờ cũng có tác dụng mạnh.

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Hoặc:

Trên đồi cỏ mọc xanh xanh

Một đàn cò đậu ngoài ghềnh xa xa.

Bác dùng chữ rất chính xác có giá trị gợi cảm rất mạnh:

“Những cháu năm kia là những giao thông viên loắt choắt thì năm nay
đã thành những cán bộ đường hoàng…”

Trong những năm nước ta bị giặc Pháp chiếm đóng Bác viết:

“Thấy các cháu không được ăn Tết vui vẻ, lòng Bác rất áy náy thêm
căm giận thực dân Pháp”.

(Thư Trung thu 1948)

hoặc:

Đến ngày Nam, Bắc một nhà

Các cháu xúm xít thì ta vui mừng.

(1954)

III. KẾT LUẬN

Thơ văn Bác Hồ viết cho các cháu có một vị trí quan trọng trong nền
văn học dành cho thiếu nhi Việt Nam. Đó là những bài viết giản dị, trong sáng,
chan chứa tình thương yêu như tấm lòng của Bác. Mỗi bài văn, bài thơ của
Bác là một bài học dạy làm người. Những bài học ấy cùng với cuộc đời của
Bác như trăng rằm muôn đời sáng mãi, mãi mãi là kim chỉ nam cho sự vươn
lên của các thế hệ măng non Việt Nam.
Bài 8. TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
A. KHÁI NIỆM:

Ngoài các sáng tác truyền miệng dân gian, các sáng tác hiện đại dành
cho các em đa số đều sử dụng thể đồng thoại (hoặc là truyện đồng thoại hoặc
là thơ đồng thoại).

Vậy đồng thoại là gì? “Đồng thoại là một thể loại văn học đặc biệt, là
những câu chuyện đặc biệt viết cho trẻ em có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
hiện thực và mơ tưởng. Nhân vật của đồng thoại là loại vật, cỏ cây, đồ dùng
v.v… được nhân hóa một cách sinh động, đầy sức hấp dẫn. Thông qua hình
tượng nhân vật gần gũi và cốt truyện đơn giản, đồng thoại đề cập đến mọi
vấn đề của cuộc sống bằng sức tung hoành của chất tưởng tượng và giáo
dục con người mới có bản lĩnh một cách toàn diện”.

B. NỘI DUNG:

1. Phản ánh cuộc sống của thời đại, ca ngợi cuộc sống mới, con người
mới.

Những tác phẩm tiêu biểu là:

− Con mèo lười, Chim chích lạc rừng của Tô Hoài.

− Cái mai của Võ Quảng.

− Hải đảo xa xôi của Hải Hồ.

2. Mô tả một cách sinh động sinh hoạt của các em như trong:

− Cái Tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi.

− Chú đất nung của Nguyễn Kiên.

− Cuộc phiêu lưu của mèo con và chó con của Chu Hồng Hải.

3. Trang bị một ít kiến thức khoa học cho các em, làm phong phú trí
tưởng tượng của các em và giúp các em bước đầu làm quen và dần dần đi
sâu vào các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.

Tiêu biểu cho nội dung này có những tác phẩm sau:
− Ông than đá củaViết Linh.

− Lũ bướm đêm của Thế Vũ.

− Cô kiến trinh sát của Vũ Kim Dũng.

C. NGHỆ THUẬT:

− Hình tượng cụ thể và sinh động, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng
và ước mơ của các em.

− Cốt truyện rõ ràng, chất thơ dồi dào, ước mơ bay bỗng.

− Làm “lạ hóa” cái bình thường, vì vậy phải phóng đại, tô đậm, chắt lọc.

D. ĐỒNG THOẠI VỚI TRẺ MẪU GIÁO:

Truyện đồng thoại rất phù hợp với trẻ mẫu giáo. Qua đồng thoại các bé
học tập được nhiều điều hay, bổ ích giúp cho việc hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ. Trong chương trình cải cách mẫu giáo chúng ta có những
tác phẩm tiêu biểu như sau:

Truyện:

1. Bác gấu đen và hai chú thỏ.

2. Chú vịt xám.

3. Đôi bạn tốt.

4. Ai đáng khen nhiều hơn.

5. Hoa mào gà.

(Tập trung giáo dục các cháu biết thương yêu, nhường nhịn và giúp đỡ
người khác).

6. Ba cô tiên.

7. Quả bầu tiên.

(Giáo dục các cháu phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ và có lòng hiếu
thảo)
8. Bê con nhanh trí.

9. Chú dê đen.

(Giáo dục các cháu đức tính tự tin, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn)

Thơ:

1. Ong và bướm − Nhược Thủy

2. Gấu qua cầu − Nhược Thủy

3. Cây dây leo − Xuân Tửu

4. Thỏ Bông bị ốm

5. Mèo đi câu cá − Thái Hoàng Linh

6. Chú bò tìm bạn − Phạm Hổ

7. Ông trời hèn − Ngô Thị Bích Hiền

Bài 9. TRUYỆN VIẾT CHO TRẺ EM CỦA TÔ HOÀI


I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

– Sinh ngày 16/8/1920, tên thật là Nguyễn Sen.

− Những bút danh khác: Mai Trang, Mắt biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích,
Hồng Hoa.

− Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại tronng một gia đình làm thợ thủ công ở
vùng đất sông Tô Lịch (Nghĩa Đô, Hoài Đức nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà
Nội).

− 1943: tham gia tổ chức văn hóa cứu quốc, viết báo bí mật, tuyên
truyền cách mạng hoạt động liên tục đến Tổng khởi nghĩa.

− Tô Hoài bắt đầu con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất
lãng mạn nhưng ông đã nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và
được chú ý ngay từ những truyện ngắn đầu tay đặc biệt là mảng truyện về đề
tài loài vật.
− Tác phẩm chính của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám:

+ Dế mèn phiêu lưu ký (truyện, 1941).

+ Võ sĩ bọ ngựa (truyện).

+ Quê người (tiểu thuyết, 1942).

+ O chuột (tập truyện ngắn, 1942).

+ Trăng thề (truyện, 1943).

+ Đám cưới chuột (truyện, 1943).

− Trong những năm kháng chiến chống Pháp:

+ Núi cứu quốc (tập truyện ngắn, 1948).

+ Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950).

+ Truyện Tây Bắc (giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954- 1955).

− Từ sau 1954 sáng tác của Tô Hoài phong phú hơn về đề tài và thể
loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch đồng thoại, kịch bản phim.

+ Chim chích lạc rừng (truyện, 1960).

+ Vừ A Dính (truyện, 1963).

+ Kim Đồng (kịch phim, 1973).

+ Đảo hoang (tiểu thuyết, 1976, dựa theo tiểu thuyết Quả dưa đỏ
của Nguyễn Trọng Thuật). Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3iXewaP
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Đàn chim gáy (kịch, 1987).

+ Con mèo lười (kịch phim).

Có thể nói đặc điểm bao trùm sáng tác cho các em của Tô Hoài là sự
trong sáng và luôn luôn mới mẻ. Văn của ông lúc thì sôi nổi, lúc thì thủ thỉ tâm
tình, những đoạn đối thoại, độc thoại đều rất gọn và hấp dẫn. Có thể đưa ra ở
đây một đoạn tác giả tả tâm trạng của một em bé đợi chim như đợi một người
bạn thân thiết: “Bé có ý đợi. Bé nóng ruột đợi chích bông. Hồi năm ngoái
trước khi đi, chích bông có hẹn sẽ về sớm. Vả lại, bé mong là phải như chúng
ta đã biết đấy, chích bông là bạn thân nhất của bé. Chích bông cũng bé mà
ngoan và chăm như bé” hoặc trong kịch bản “Con mèo lười”, chú mèo đã
chống chế bằng cách lý luận: “Chẳng may tớ phải sinh làm giống mèo mũi đỏ,
tớ không biết bắt chuột, tớ chỉ biết ăn vụng”. Tóm lại, Tô Hoài là một trong
những nhà văn có nhiều tác phẩm tốt cho thiếu nhi, một cây bút xuất sắc của
các em. Ông là người mở đầu và có những cống hiến đáng kể cho nền văn
học thiếu nhi hiện đại và là người có công đầu trong việc đề xuất, vận động
thành lập một nhà xuất bản dành riêng cho các em đặt dưới sự phụ trách trực
tiếp của Trung ương Đoàn (6/1957) – Nhà xuất bản Kim Đồng.

II. GIỚI THIỆU ĐỒNG THOẠI: “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ”

Sáng tác vào tháng 12/1941 trước Cách mạng tháng Tám, không
những trẻ em thích mà cả người lớn cũng say mê. Gồm 10 chương. Tác
phẩm thuộc dòng văn học tiến bộ trước Cách mạng tháng Tám. Nó đã được
dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nơi trên thế giới như: Đức, Tiệp,
Ba Lan, Mông Cổ, Rumani, Nam Tư, Miến Điện, Ấn Độ, Nhật Bản và mười ba
nước cộng hòa ở Liên Xô (cũ). Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3iXewaP
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
– Là tác phẩm đặc sắc nhất trong các truyện loài vật mô tả những cuộc
phiêu lưu của một chú dế mèn qua thế giới loài vật và con người, qua đó nhà
văn bộc lộ khả năng quan sát và miêu tả tinh tế, dí dỏm, tâm hồn nhạy cảm
với thiên nhiên và cuộc sống hoà bình, thân ái.

− Thiên truyện kể về cuộc đời vô cùng sôi nổi nhưng đầy sóng gió của
một chú dế mèn trẻ tuổi vốn là hình ảnh sinh động của cả một lớp tuổi trẻ thời
bấy giờ. Trong hoàn cảnh tối tăm của xã hội cũ tác giả cũng đã gởi gắm vào
đấy ước mơ của lớp trẻ muốn thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt đương thời.

* Tô Hoài đã có công lớn trong việc xây dựng nên những truyện loài vật
có sức sống lâu dài trong văn học thiếu nhi. Nó mãi mãi mang ý nghĩa giáo
dục to lớn cho các em và cho cả người lớn. Ông quả là bậc thầy của truyện
đồng thoại Việt Nam, cho có nhà văn nào qua được ông từ đó đến nay ở
mảng đề tài độc đáo này. Phải có tấm lòng yêu thương, gắn bó với quê
hương xóm làng, yêu thiết tha thiên nhiên, loài vật và nhất là phải có tài quan
sát nhạy bén, tinh tế, sắc sảo, óc tưởng tượng phong phú, ông mới có những
trang viết chính xác, linh hoạt và sâu sắc đến như vậy.

Bài 10. THƠ CỦA PHẠM HỔ VIẾT CHO TRẺ EM


I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

− Sinh ngày 28/11/1926 tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình
Định.

− Sống trong một gia đình có truyền thống văn học, say mê văn học từ
nhỏ, nhất là văn học thiếu nhi.

− Thích sáng tác và từ nhỏ đã viết một số tác phẩm.

− Sau Cách mạng tháng Tám hoạt động thông tin tuyên truyền ở Qui
Nhơn. Được sống và làm việc với Trần Mai Ninh− một nhà thơ một nhà văn
cách mạng dìu dắt nên chịu ảnh hưởng tích cực của nhà văn này.

− 1954 tập kết ra Bắc làm công tác văn nghệ, lần lượt công tác ở các
Nhà xuất bản Kim Đồng, Văn học, báo Văn nghệ. Từ năm 1976 là ủy viên ban
biên tập tuần báo này.

Cùng với Tô Hoài, Võ Quảng thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.

− Sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và
cả phê bình nữa, nhưng tiếng vang của những tác phẩm này trong người đọc
không nhiều. Thành công hơn cả là trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt
là lứa tuổi nhi đồng. Sáng tác của Phạm Hổ có thể chia làm 3 loại:

+ Những tập thơ viết cho nhi đồng.

+ Những câu chuyện về các loài hoa và quả.

+ Những vở kịch viết về con người Việt Nam anh hùng kể cả trong
truyền thuyết.

4133625

You might also like