You are on page 1of 5

Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.

Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần


mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van
xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân 7
trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần
có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc
nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả
cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm
đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông
tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé.
Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày
thạch trận trên sông
Trong chuyến hành trình ngược dòng thời gian khám phá dòng sông Tây
Bắc, độc giả luôn được Nguyễn Tuân dẫn dắt đến một cảm giác mới mẻ trên từng
đoạn, từng khoảnh sông khác nhau. Và tiếp đến, ta thấy cái hùng vĩ và hung bạo
của sông Đà hiển hiện qua hình ảnh thác đá với tiếng nước réo gầm được miêu tả
từ xa đến gần. Đọc đến đoạn này ta chợt nhớ về những con chữ đầu trong tập tùy
bút: “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá.”. Tuy câu văn được sử dụng
để gợi lên nét hùng vĩ của sông Đà thể hiện qua nhiều hình ảnh, nhiều phương
diện, thế nhưng lại làm cho người đọc không khỏi bồn chồn, tự hỏi tại sao “thác
đá” ấy được Nguyễn Tuân đưa lên đầu của thiên tùy bút. Có lẽ lời lí giải chân
thành nhất cho câu hỏi ấy chính là bởi những đóng góp to lớn của thác đá tạo nên
nét hùng vĩ đặc trưng của dòng sông Tây Bắc, tạo nên những sáng tạo nghệ thuật
mang đậm dấu ấn của Nguyễn Tuân. Bằng tất cả sự quan sát tinh tế và cảm nhận
sâu sắc của một con người dành trọn đời mình cho vẻ đẹp của thiên nhiên, văn sĩ
họ Nguyễn đã dùng đôi tai của mình để cảm nhận thứ âm thanh rợn ngợp một góc
trời dù “còn xa lắm mới đến cái thác dưới”: “réo gần mãi lại réo xa mãi lên”. Kết
hợp với câu văn ngắn, nghệ thuật nhân hóa cùng với trường từ ngữ miêu tả âm
thanh có sự tăng tiến đã khắc họa rõ nét vẻ rùng rợn của thác đá “réo gần”, “réo
to”, “gằn”, “chế nhạo”, “khiêu khích”,... làm cho những âm thanh của thác được
nhân hóa như âm thanh rợn người của những loài thủy quái trú ngụ nơi rừng thiêng
nước độc, chờ ngày có người đến để được nuốt chửng cho thỏa cơn “thèm khát”.
Thác đá ấy làm cho người đi qua nó không khỏi choáng ngợp trước những thanh
âm réo rắt, những thanh âm mang đậm tâm trạng của một sinh thể biết buồn-vui-
hờn-giận. Có lẽ bao năm qua, biết bao con người đi qua mà không hề ngó ngàng
đến nó, nên giờ đây thác đá oán trách, giận dỗi rồi lại nguôi vơi tìm lời “van xin
tha thứ”? Để rồi cuối cùng thác đá kiêu ngạo, ngông nghênh “khiêu khích” con
người bằng tất cả sự chế nhạo rằng giữa nó và con người là một sinh thể tách biệt,
không thể hòa hợp. Lắng nghe được nỗi lòng của những sinh thể đầy xúc cảm và
tâm trạng thất thường ấy, tiếng lòng Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ với tình yêu
cảnh sắc thiên nhiên đất nước mãnh liệt, phút chốc cũng rung lên mạnh mẽ. Dường
như cảm nhận được những lời hồi đáp từ trong tâm tưởng ấy, thác đá bất chợt
“rống lên”: “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm
thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Tiếng rống của “một ngàn con trâu mộng”
ấy như làm thức tỉnh cả đất trời, cả không gian Tây Bắc hùng vĩ, bạt ngàn, làm ta
liên tưởng đến tiếng gầm oai linh của chúa tể sơn lâm trong những vần thơ của Tây
Tiến của nhà thơ Quang Dũng: 

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét”

Dù là con thác oai linh trong thơ của Quang Dũng hay con thác hung bạo với
những âm thanh réo rắt trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” hay, dòng sông Tây
Bắc ấy đều như ví von như những loài quái thú ngàn đời, khiến muôn loài khiếp
sợ, càng làm cho vẻ hùng vĩ của sông Đà to lớn hết bao giờ hết. Tiếng rống, tiếng
“gầm thét” của thác đá như tiếng của “một ngàn con trâu mộng” da cháy bùng
bùng đang gào lên, phá tan rừng lửa, giữa tiếng nổ đôm đốp, giòn tan của những
vầu, tre, nứa. Cùng sử dụng hình ảnh đàn trâu cho những tác phẩm của mình, ta
chợt nhớ đến những vần thơ trong “Qua thác Chiến Than” của Nguyễn Quang Bích
khi viết về hình ảnh đàn trâu sùng sục giữa trận thế hiểm nguy:

“ Nước reo sùng sục tựa trâu giống


Đá mọc lô xô tựa mũi lên
Trận thế rắn bò sông uốn khúc
Đoàn quân gấu dữ, núi như lên”

Nguyễn Tuân đã lấy âm thanh để gợi hình ảnh, lấy lửa tả nước, lấy âm thanh và
hình ảnh gợi lên khung cảnh thực. Không cần đứng trên mặt trận thủy chiến sông
Đà, không cần miêu tả trực tiếp đến thác nước, nhà văn tài hoa ấy vẫn có thể vận
dụng hết tài hoa, uyên bác và đại dương ngôn từ của mình để dẫn dắt người đọc
đến chiêm ngưỡng vùng trời Tây Bắc, chiêm ngưỡng con thác hung dữ, man rợ của
sông Đà. Hình ảnh “con trâu mộng” hiện lên với số từ “một ngàn”  cùng với những
liên tưởng sâu sắc độc đáo mới mẻ làm cho người đọc không khỏi há hốc trước vẻ
hùng vĩ của thác đá. Con sông ở quãng thác này đúng là một con quái vật, một con
mãnh thú ngàn năm tuổi với sự hung hãn và sức mạnh khủng khiếp trời ban như
nhà thơ Bằng Việt đã từng miêu tả trong “Mai mốt đến sông Đà”:
“ Con khủng long vươn dài hai trăm cây số dốc
Quật nát những rừng già khoét lõm những hang sâu”

Những âm thanh chói tai rùng rợn của quãng thác ấy qua ngòi bút của Nguyễn
Tuân lại trở thành một bản tráng ca đầy mãnh liệt, hào hùng và man dại của đội
quân “sóng”, “nước” và “gió” đại diện cho tính cách ương ngạnh, khó chiều và vẻ
đẹp hùng tráng, hùng vĩ của thiên nhiên sông Đà. Qua đó, sự dữ dội và hung bạo
được đặc tả qua thủ pháp so sánh, nhân hóa linh hoạt, hàng loạt tường từ ngữ miêu
tả âm thanh theo chiều tăng tiến cùng với những câu văn trùng điệp liên hoàn
“rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu” đã làm cho câu văn trở nên gấp gáp, dồn dập hơn bao giờ hết. Không chỉ
dừng lại ở đó, ngòi bút đã được đẩy đến “cực tả” của Nguyễn Tuân đã làm nên một
trường đoạn âm thanh vô cùng hãi hùng, rùng rợn cho bức tranh về loài thủy quái
còn chưa “xuất hiện lộ diện”, khiến người đọc dường như cũng phải nín thở mà dõi
theo từng động thái, tiếng kêu của nó trên trang văn của tùy bút.  

“Tới cái thác rồi”. Câu văn tiếp theo chỉ vỏn vẹn bốn chữ nhưng đã mở
ra một chân trời mới, mở ra một khung cảnh bao la, bạt ngàn được người nghệ sĩ
Nguyễn Tuân ghi lại vào bằng những thước văn cho văn đàn của dân tộc. Câu văn
chỉ vỏn vẹn bốn chữ nhưng độc giả lại cảm nhận rất rõ sự thích thú, tiếng reo vang
đến tột độ của tác giả - một con người với đam mê “xê dịch”, dành trọn đời mình
cho những chuyến đi, để khám phá, phiêu lưu và lưu giữ những giá trị tốt đẹp trên
những trang văn của dân tộc. Có lẽ không chỉ riêng Nguyễn Tuân bất cứ ai đi qua
thác đá đó hay thậm chí là những độc giả đang ngồi đọc những câu chữ cũng phải
thảng thốt, giật mình trước cảnh “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Từng
cơn gió phả vào trong từng con sóng, đưa con sóng vươn mình lên cao rồi lại đập
vào bờ đá tạo thành những bọt sóng “trắng xóa” tinh khôi lôi cuốn người chiêm
ngưỡng nó. Những bọt sóng ấy cứ như chồng chất, chất chồng lên nhau thành lớp
khiến cho cả “chân trời đá” cũng mịt mù sắc trắng. Sắc “trắng xóa” giữa chân trời
đá hiện lên trước mắt người đọc qua những liên tưởng tinh tế của Nguyễn Tuân
không chỉ thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông ấy mà còn cho thấy sự man rợ,
táo tợn, nham hiểm của đám thủy binh “sóng”, “đá” và “gió”. Cùng nhắc về hình
ảnh “bọt sóng” trắng xóa, ta chợt nhớ đến những vần thơ của Phạm Ngọc Cảnh vào
thập kỉ 80 của thế kỉ XX:

“Muốn có người xuôi để hỏi


Lời mênh mang ai thấu hết sông Đà
Tháng trước lũ về không biết nói
Chỉ ồn ào bọt sóng tràn qua”
Có lẽ không chỉ có Phạm Ngọc Cảnh mà ngay cả Nguyễn Tuân cũng không thể
hiểu thấu được sông Đà, không thể thấu hiểu được cái tính ương ngạnh, khó chiều
của nó, dẫu vậy, họ vẫn đưa sông Đà vào thơ, vào thơ để lưu giữ vẻ đẹp kiêu hùng
tuyệt vời của sông Đà trên những trang sách của nghệ thuật Việt Nam. Không chỉ
dừng lại ở sức mạnh khủng khiếp trời ban của một con thủy quái nghìn năm tuổi,
sông Đà có nhiều mưu lắm kế, “tâm địa của một thứ kẻ thù số một”, vô cùng nham
hiểm qua những thạch trận mà nó dùng để dẫn dụ con người: “Đá ở đây ngàn năm
vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện
ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông
là một số bèn nhổm cả dậy vồ lấy thuyền”. Người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác ấy đã
sử dụng một loạt hình ảnh nhân hóa vô cùng độc đáo và ngày càng thú vị hơn;
những hòn đá vô tri vô giác ấy qua lăng kính của Nguyễn Tuân lại trở thành những
sinh thể đầy nham hiểm, xảo quyệt, mưu mô đến lạ thường. Những tảng đá lởm
chởm ẩn mình trong góc khuất, như những đoàn vệ binh “mai phục hết trong lòng
sông” chờ đợi kẻ thù truyền kiếp của chúng - những người lái đò nhỏ bé khinh suất
tay lái - cả ngàn năm, luôn chực chờ đến khi “có chiếc nào nhô nào”  để chúng “vồ
lấy”, nuốt chửng những con thuyền và cả những con người bé nhỏ trên đó. Trong
không gian “ầm ầm mà quạnh hiu” của dòng sông Tây Bắc ấy, thứ để lại ấn tượng
sâu sắc trong tâm tưởng của Nguyễn vẫn là tiếng thác nước dội xuống, những tảng
đá nằm dưới lòng sông Đà phút chốc trở thành những tay sai trung thành, dày dặn
kinh nghiệm của sông Đà, nghe lời sai khiến sông Đà mà bày đủ mọi mưu kế, chờ
thời cơ để bóp chết những sinh mạng “nghênh ngang” đi qua. Có lẽ Nguyễn Tuân
đã phải dành tất cả tâm huyết, tình yêu thương và sự trân trọng khôn cùng của ông
đối với mảnh đất hồn thiêng sông núi này mới có thể quan sát một cách tỉ mỉ tinh
tế đến thế trong suốt chuyến đi thực tế những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỉ XX:
“Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả
cái mặt nước chỗ này”. Những thớ đá vô tri vô giác của Đà giang như được
Nguyễn Tuân thổi hồn mình vào, được ông dùng sức mạnh điêu khắc ngôn từ của
mình bằng một loạt những động từ trùng điệp kết hợp với những kiến thức từ các
ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như võ thuật, quân sự, hội họa,.. phối hợp với thủ
pháp, liên tưởng, so sánh cùng những câu văn ngắn đan xen đầy tính tạo hình, gân
guốc, để gợi lên cái bí ẩn, hiểm ác, hung dữ ngàn năm của đá sông Đà, đồng thời
khắc họa nên cảnh tượng cuộc chiến không cân sức giữa con người nhỏ bé và thiên
nhiên hùng vĩ đầy ác hiểm. 

Bằng những tư liệu phong phú và chính xác, Nguyễn Tuân tiếp tục làm
người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ và tính chất hung bạo của sông Đà
qua ba trùng vi thạch trận của nó. Từng lời văn của tùy bút khiến ta cứ ngỡ như là
lời tâm tình của văn nhân dành cho những độc giả có cùng thú “xê dịch” và đam
mê khám phá thiên nhiên bạt ngàn, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ miêu tả từng tảng đá,
từng hòn nhỏ giữa khúc sông trắng xóa để tải vào lòng người đọc một thước phim
vô cùng sống động: “Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những
tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá
to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn”. Nếu như ở đoạn
trước, Nguyễn Tuân dẫn dắt độc giả quay về chứng kiến khoảnh khắc “sóng bọt”
trắng xóa bắn tung tóe ở “chân trời đá”, thì đến với đoạn này nhà văn càng đẩy
mạnh nét hùng vĩ hung bạo của sông Đà lên một tầm cao mới: Không còn là sóng
bọt trắng xóa mà giờ đây là cả một “mặt sông trắng xóa”. Quả thật, càng đọc về
sau ta càng thấy ngộp thở với nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo và thủ pháp
nhân hóa của Nguyễn Tuân, càng thấy tính chất hung bạo của dòng sông Tây Bắc
tăng lên gấp bội, như không hề có điểm dừng. Những tảng đá to, đá bé sững sờ,
ngang nhiên, không sợ “trời cao đất dày” mà cứ “nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo
sở thích” tùy theo ý muốn của nó, không ai có thể làm trái với ý nó. Thế nhưng,
trong suy nghĩ của Nguyễn Tuân, có lẽ bọn thủy binh đang tuân lệnh mệnh lệnh
của “con quái vật” khổng lồ Đà giang. 

You might also like