You are on page 1of 23

2.

MỞ RỘNG LIÊN HỆ VỚI


NHỮNG CÂU THƠ, CÂU
VĂN CÓ NỘI DUNG
TƯƠNG ĐỒNG
VD: Mỗi bài thơ đều chứa đựng tâm hồn. Đó là tâm hồn của người cầm bút viết lên nó,của
những người tiếp nhận, sống và mơ ước cùng nó.Vì thế chẳng phải ngẫu nhiên,Tố Hữu
từng nói" Thơ là chuyện đồng điệu", "là tiếng nói tri âm".Có lẽ vì thế mà khi đến với khổ
thơ cuối cùng của bài thơ "Sóng", tôi như cảm nhận được tiếng yêu tha thiết , những rung
động và khát khao cháy bỏng trong tâm hồn Xuân Quỳnh. Xuân Diệu khi còn sinh thời đã
từng viết về khát khao tình yêu luoon thường trực ngay cả khi không còn trên cõi đời này
"Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma"
Hay ông cũng từng mượn sóng để thể hiện đam mê tình yêu của mình
"Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi tóc vàng em
Khôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt"
Biển của Xuân Diệu dẫu nồng nàn đam mê thì vẫn có ngày thôi dào dạt, còn " sóng" của
Xuân Quỳnh thì ngàn năm vẫn vỗ. Phải chăng đó chính là khát vọng muốn bất tử hóa tình
yêu của Xuân Quỳnh....

3. Nếu trong truyện thì chọn


những chi tiết đắt giá để liên hệ
Còn trong thơ thì ta tìm ra nhãn
tự của câu để so sánh
VD: Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân của Mị, hình nahr con trâu, con ngựa, ô cửa sổ lỗ
vuông, Bức tranh buổi sớm bình minh của nghệ sĩ Phùng...
VD:Chi tiết bữa ăn trong buổi sáng ngyaf đầu làm dâu của Thị Trong "Vợ nhặt"
" Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách độc một lùm rau chuối thái rối
và một đĩa muối ăn với cháo", nhưng tất cả mọi người đều ăn rất ngon và vui vẻ. Bà cụ Tứ
vẫn tươi cười, trò chuyện rôm rả, thân mật với hai con. Bà nói toàn chuyện vui, chuyện
sung sướng sau này, bà bàn cho các con chuyện nuôi gà ... Nhưng câu chuyện vui vẻ ấy
như chậm lại và dần biến mất khi có sự xuất hiện của nồi " chè khoán" mà thực ra là nồi
cháo cám để đãi nàng dâu mới. Món ăn ấy vốn không dành cho người nhưng trong lời bà
cụ Tứ lại trở thành thứ" không phải nhà nào trong xóm cũng có".Ta như thấm thía hơn
nỗi khổ của những người nông dân nghèo trong truyện ngắn của Nam Cao vì miếng ăn,
một bà lão vì đói lâu ngày quá, khi ăn một bữa no , không chịu được lăn đùng ra chết,
Nguyễn Công Hoan thì kể chuyện người ta ăn đất sét, Lão Hạc phải ăn quả sung, củ chuối
để giữ nốt mảnh vườn cho con trai rồi cuối cùng để bảo toàn tình thương ấy, ông chọn
ăn bả chó với cái chết đau đớn, quằn quại...Trước khi đến với văn chương, chưa bao giờ
miếng ăn lại khiến cho con người ta day dứt như thế.Bữa cơm ngày đói dường như đã
làm Tràng, Thị và cả bà cụ Tứ thấm thía hơn cái tương lai mù mịt của số phận mình.
VD2: Chi tiết căn buồng Mị nằm
" Ở căn buồng Mị nằm có một ô cửa sổ lỗ vuông to bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng
thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng". Từng là người con gái giàu sức sống là
thế, sẵn sàng làm nương, làm ngô để trả nợ thay cha vậy mà giờ đây Mị trở thành người
vô cảm với chính bất hạnh của đời mình. Căn buồng với cái ô vuông nhỏ bằng lòng bàn
tay chính là ranh giới ngăn cách của thế giới bên trong và bên ngoài. Ở trong căn buồng
ấy, Mị hoàn toàn mất tri giác về không gian, thời gian, cuộc sống và thân phận của
mình.Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng từng dùng thơ để viết lên tiếng lòng của ngườicungx nữ
đầy mặc cảm, đau thương khi bị giam cầm nơi lãnh cung:
"Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa?
Người ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua"
4.So sánh với các tác phẩm
nước ngoài
VD: Khi viết về tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh ta có thể đưa vào những vần thơ tình của Puskin
hay Targo
"Sóng rì rầm ngoài bãi cát xa xôi
Cùng những cánh hải âu trở về trên biển
Mà hiểu lòng anh tháng ngày xao xuyến
Nhớ em theo dào dạt trong lòng
(Puskin)
"Nếu đời anh là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em
(Tago)
Hoặc khi miêu tả những vách đá đứng hiểm trở của sông Đà ta có thể liên hệ với câu thơ của Lý
Bạch trong "Vọng Lư Sơn bộc bố"

GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHỤ


Các đề thi thường có xu hướng tạo đề với
lệnh chính và lệnh phụ. Lệnh chính là phân
tích hình tượng, cảm nhận về một đoạn nào
đó từ đó yêu cầu lệnh phụ là nhận xét XYZ
có thể là ngòi bút nhân đạo, giá trị hiện thực,
cách nhìn mới mẻ, cách xây dựng nhân vật,
tư tưởng
Để làm được chúng ta phải làm theo quy
trình định nghĩa, biểu hiện và nêu đặc sắc...
Để tránh không bị mất mạch hoặc không
biết dẫn vào bằng cách nào thì chúng ta có
thẻ vận dụng linh hoạt những câu LLVH
Giá trị nhân đạo

1. “Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản
là lòng yêu thương con con người” (Từ điển văn học)

2. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo”
(Nguyên Ngọc)

3. “Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền
thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

4. “Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con
người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là
cảm hứng bao trùm” (Hoài Thanh)

Giá trị hiện thực


Tác phẩm nghệ thuật phỉa là một hình ảnh thực tại nhưng đó phải là hình ảnh có linh hồn mà
chính cái linh hồn này mới làm cho tác phẩm sống. Nghĩa là dù trải qua thời gian vẫn gây được
xúc động trong lòng người ( Nguyễn Đình Thi)

Chỉ có trường đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường mới dạy cho ta biết được những câu đẹp
đẽ ( Nguyễn Tuân)

Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại (Banzac)
Phong cách
- Nếu một tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được(
Sêkhop)

- Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ , một cách xúc
cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết thích một con người ( Hoài Thanh)

-Tôi quan niệm đã viết văn là phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương
cần sự độc đáo hơn bất kì lĩnh vực nào ( NGuyễn Tuân)

Định hướng: Giá trị hiện thực : nhận xét khái quát biểu hiện của giá trị hiện thực.

Trong truyện ngắn "Trăng sáng", Nam Cao đã từng viết: "Nghệ thuật không phải là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau
khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Quả thực, văn chương luôn bắt đầu từ điểm xuất
phát là cuộc đời. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chẳng thể nào tồn tại mãi nếu nó xa rời thực tế.
Hiện thực cuộc sống được người nghệ sĩ lựa chọn đưa vào trong tác phẩm qua cái nhìn,
quan điểm và ngòi bút của mình, đem đến với bạn đọc, để từ đó mở ra bức tranh đời rộng
lớn. Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (hoặc qua đoạn trích trên – đoạn vừa phân tích), ta sẽ
bắt gặp ở đó giá trị hiện thực sâu sắc, bức tranh đời đớn đau của những người dân miền núi.
Truyện không chỉ cho ta thấy sự tàn bạo độc ác trong chế độ cai trị của bọn chúa đất miền
núi qua hình ảnh cha con thống lí Pá Tra, A Sử và đám tay sai của chúng mà còn tái hiện lại
cuộc sống thống khổ bị bóc lột của người lao động vùng cao Tây Bắc dưới sức đàn áp của
cường quyền và thần quyền.. Giá trị hiện thực khiến cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn, gần
đời hơn.
Định hướng: Giá trị nhân đạo : nhận xét khái quát biểu hiện của giá trị nhân đạo.

"Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy", T. Sekhop đã từng khẳng
định như vậy. Nhà văn, bên cạnh việc phải phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống và con
người, còn cần phải đưa vào trong tác phẩm của mình, tình cảm, suy nghĩ và quan điểm của
mình về cuộc đời, về con người. Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (hoặc qua đoạn trích trên – đoạn vừa phân tích), ta sẽ thấy
được ở đó giá trị nhân văn, tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Điều đó được thể qua lòng cảm
thương sâu sắc của Tô Hoài dành cho số phận những người dân bị áp bức. Từ thương cảm,
nhà văn đã lên tiếng tố cáo chế độ phong kiến miền núi tàn ác, những hủ tục lạc hậu đã đẩy
con người vào tình cảnh khốn khổ (cúng trình ma, bắt vợ, xử kiện phạt vạ, cho vay nặng lãi.).
Đồng thời, nhà văn còn ca ngợi nâng niu và trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của những con
người miền núi. Không chấp nhận để nhân vật rơi vào ngõ cụt, nhà văn còn chỉ ra cho họ con
đường mới – con đường tìm đến cách mạng để tự giải phóng cuộc đời.
ĐÁNH GIÁ, NÂNG CAO,
KHẲNG ĐỊNH VẤN ĐỀ
Phần này nhiều bạn làm cho có nhưng thật ra, nó rất CẦN THIẾT
-Là một mắt xích quan trọng, góp phần không nhỏ giúp cho bài NL thêm sâu sắc,
toàn diện,để từ đó bày tỏ quan điểm, nhận định của người viết về giá trị của tác
phẩm, đóng góp của tác giả cho nền văn học
-Qua phần đánh giá cũng có thể rút ra được bản thân mình trải nghệm được gì khi
đọc tác phẩm
VD: "Leonop từng nói" Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình
thức và một khám phá về nội dung", và " Vợ nhặt" của KIm Lân là một tác phẩm như
thế.Bằng nghệ thuật viết văn già dặn,cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện
độc đáo, diễn biến tâm lí được miêu tả chân thật, tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản
dị,Kim Lân đã đem đến một lối đi riêng trong chủ đề nạn đói " những người đói dù
thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khoa khát một cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một
cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai".. " Cái đẹp cứu vớt con người" Vâng! Kim Lân
đã thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy của văn chương qua ngòi bút của mình. Ông đã
đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung, cho đề tài nạn đói nói riêng một
quan niệm mới về lòng người về tình người. Kim Lân còn cho tôi có cảm nhận sâu
sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Để viết lên một tác phẩm chân chính, người nghệ sĩ trước hết phải là người" nhân đạo
từ trong cốt tủy", "người cho máu", nên họ sống, cảm nhận, vắt kiệt suy nghĩ để đóng
góp vào trang viết tình người, tinh thần nhân đạo, hiến dâng bầu máu nóng của mình
để làm sáng ngời lên cốt cách và niềm tin của con người. Dẫu hành trình văn học có
băng xuyên đến đâu thì đích đến của mỗi tác giả hướng đến luôn phải là nghệ thuật vị
nhân sinh.
Kết bài
Tương ứng với mở bài
- Kết thúc vấn đề và mở ra chiều sâu
-Gợi được liên tưởng cho người đọc
Nhà văn Nguyễn Tuân từ lâu đã ý thức được
" Chỉ có trường đời rộng rãi mới dạy cho ta
những câu đẹp đẽ ". Vậy nên trong chuyến
đi về miền Tây Bắc hiểm trở, ông đã mở rộng
nhãn quan của mình để nhìn nhận cuộc
sống, con người và viết nên " Người lái đò
sông Đà". Và không biết tới bao giờ, tôi mới
quên những dòng ký ấy của Nguyễn Tuân
bới chúng như nước sông Đà, đá sông Đà cứ
ghim và chảy mãi trong lòng, để rồi mỗi lần
đến với tác phẩm tâm hồn lại bồi hồi, xao
xuyến
" Con thuyền ngược, gió xuôi, nước xiết
Người chèo thuyền như một nét phù điêu
Ngày trở lại tôi tạc hình sông nước
Đôi bàn tay xòe trắng ngang chiều "
( Đỗ Quốc Thuấn)
Nguyễn Minh Châu khi xưa từng ngậm ngùi " Mình
viết văn, cả đời tràng giang đại hải có khi chỉ còn lại
một vài cái truyện ngắn". Và thiết nghĩ , sự còn lại
của " Chiếc thuyền ngoài xa như thế" hẳn cũng thật
đáng tự hào và ngưỡng mộ, mê say. Không nằm im
trên trang viết, Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
nnhưtrowr mình cựa quậy và dẫu trải qua bao ănm
tháng vẫn hoàn thành sứ mệnh "nâng giấc cho
những kẻ cùng đường tuyệt lộ, bênh vực ai không
còn ai để bênh vực ", kéo con người về dúng "
chân-thiện-mĩ" của cuộc đời và rồi mãi về sau ta
vẫn tin vào ngày mai tươi sáng dẫu hôm nay giông
tố mịt mù.
CẢM ƠN ĐÃ
LẮNG NGHE
<3

You might also like