You are on page 1of 11

Câu 1: Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước cách mạng, người dân phải tuân theo

A. các đạo luật khắt khe do Chính phủ Anh đề ra.


B. các đạo luật khắt khe do chính quyền mỗi thuộc địa đề ra.
C. các đạo luật cởi mở do Chính phủ Anh đề ra.
D. các đạo luật cởi mở do chính quyền mỗi thuộc địa đề ra.
Câu 2: Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản là
A. dân tộc và dân chủ
B. chính trị và xã hội
C. công bằng và văn minh
D. tiền tài và quyền lực
Câu 3: Đâu không phải là nhà tư tưởng của Pháp trước cách mạng?
A. S. Montesquieu
B. Ph. Voltaire
C. G. Rousseau
D. F. Engels
Câu 4: Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” của Thomas More miêu tả
A. tình cảnh khốn khổ của nông dân Pháp cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
B. tình cảnh khốn khổ của nông dân Anh cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
C. tình cảnh khốn khổ của nông dân Hà Lan cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
D. tình cảnh khốn khổ của nông dân Đức cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
Câu 5: Lí thuyết nào của S. Montesquieu đã đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước
tư sản ở Tây Âu thời kì cận - hiện đại?
A. Ngũ hành bát quái
B. Chủ nghĩa xã hội khoa học
C. Tam quyền phân lập
D. Kinh tế tư bản khoa học
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tình trạng xã hội ở Pháp trước cách mạng tư sản?
A. Ngoài việc phải nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, nông dân còn phải chịu nhiều
nghĩa vụ khác đối với nhà thờ.
B. Công nhân tập trung ở các thành thị lớn, điều kiện lao động và đời sống rất khó khăn
(ngày làm việc kéo dài, lương thấp,...).
C. Những người bình dân thành thị như thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, sống tạm bợ,
chen chúc nhau trong những vùng ngoại ô.
D. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý tộc phong kiến và tư sản với nông dân và các tầng lớp vô
sản khác ngày càng gay gắt.
Câu 7: Trong các cuộc cách mạng tư sản, đâu là động lực quyết định thắng lợi của cách
mạng?
A. Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân
B. Những hứa hẹn về một tương lai tương sáng của giai cấp lãnh đạo cho nhân dân.
C. Số tiền mà quần chúng nhân dân nhận được khi giành chiến thắng
D. Giai cấp lãnh đạo
Câu 8: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới ở thời gian nào?
A. Sau cách mạng tư sản Anh
B. Sau cách mạng tư sản Pháp
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ trước
cách mạng tư sản?
A. Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát
triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.
B. Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai
thác mỏ, luyện kim,…
C. Nhiều trung tâm công – thương nghiệp, tài chính xuất hiện như Antwerpen,
Amsterdam (Netherlands), London (Anh), Marseille (Pháp), Boston (Bắc Mỹ),…
D. Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng tự cung tự cấp, có tính chuyên môn hoá
cao.
Câu 10: Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội
loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản vì
A. đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh, thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến
B. dẫn đến sự hình thành hệ tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản.
C. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
D. đánh dấu dự hình thành, phát triển của chủ nghĩa phát xít.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về vai trò của quân chúng nhân dân trong các cuộc
cách mạng tư sản?
A. Trong Cách mạng tư sản Anh, quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công,..) giữ
vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng.
B. Trong Cách mạng Đức, quần chúng nhân dân giữ vai trò thứ yếu vì giai cấp tư sản ở
đây đã chế tạo ra được các loại vũ khí chất lượng cao.
C. Trong Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, trại chủ, nông dân, công nhân, nô lệ ở 13
thuộc địa là lực lượng chính.
D. Với Cách mạng tư sản Pháp, nông dân, thợ thủ công và công nhân tích cực tham gia
chống phong kiến cùng các thế lực phản động trong và ngoài nước, trở thành đồng minh
quan trọng của giai cấp tư sản.
Câu 12: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao
về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc:
A. một bộ phận lớn công nhân vô sản trở thành tầng lớp tư sản
B. xuất hiện hàng loạt các phát minh về khoa học - kĩ thuật.
C. tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa.
D. một bộ phận lớn công nhân trở thành nông dân
Câu 13: Trong số các nước đế quốc, nước nào được mệnh danh là “đế quốc Mặt Trời
không bao giờ lặn”?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 14: Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì chủ nghĩa tư bản
A. tự do cạnh tranh
B. độc quyền
C. hiện đại
D. Tơ-rớt.
Câu 15: Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên
ngoài dưới hình thức:
A. Cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, phát triển giao thông vận tải.
B. Gửi tiết kiệm.
C. Hỗ trợ các nước kém phát triển trong việc khai hoá văn mình.
D. Liên doanh với các công ty ở các nước thuộc địa.
Câu 16: Nước Pháp ở thời kì mở rộng và phát triển chủ nghĩa tư bản được gọi là:
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
C. chủ nghĩa thâu tóm quyền lực
D. đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn
Câu 17: Một trong những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị
của nhà nước.
B. sự đảm bảo công bằng tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các công ty
lớn với các công ty nhỏ.
C. sự kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao.
D. sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự của nhà nước phong kiến với sức mạnh chính trị
của nhà nước tư sản.
Câu 18: Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau
đó lan ra các nước Pháp, Đức,... đã tạo ra:
A. Những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các này và
khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
B. Tiền để để tiến tới hình thành hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
C. Cơ hội cho các nước đói nghèo khi đó thay đổi và vươn mình trở thành các cường
quốc.
D. Cơ hội cho các nước giàu tài nguyên thay đổi và trở thành các nước nghèo tài nguyên.
Câu 19: Chủ nghĩa đế quốc là:
A. Hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi
nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
B. Hệ quả gián tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi
nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
C. Hệ quả trực tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường.
D. Hệ quả gián tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường
Câu 20: Tổ chức độc quyền là
A. tập hợp các công ty chuyên về nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm liên quan đến độc
dược.
B. hình thức tổ chức quân sự dưới dạng liên minh các công ty kinh doanh nhằm củng cố
cho nhà nước.
C. sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để chi phối nền kinh tế trong một hay nhiều lĩnh
vực.
D. hình thức tổ chức chính trị dưới dạng liên minh các công ty kinh doanh nhằm củng cố
cho nhà nước
Câu 21: Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống
thuộc địa ở:
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Khu vực Mỹ Latin
D. Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latin
Câu 22: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ
A. một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay với
những biểu hiện mới.
B. một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
nay với những biểu hiện mới
C. một chiến lược phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, trong đó sự kết hợp khoa học
công nghệ hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao.
D. những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập,
nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh kiểu mới.
Câu 23: Trong khoảng 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) ở các nước tư bản,
cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và
nhỏ bị phá sản, dẫn đến:
A. sự xuất hiện các tổ chức độc quyền.
B. sự suy thoái của chủ nghĩa đế quốc.
C. sự biến chất của nhiều tầng lớp trong xã hội.
D. sự khủng hoảng năng lượng.
Câu 24: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 3 – 1921.
B. Tháng 12 – 1922.
C. Tháng 3 – 1923.
D. Tháng 1 – 1924.
Câu 25: Đâu không phải là ý nghĩa quốc tế đối với việc thành lập Liên bang Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Nhiều quốc gia giành độc lập và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tiền đề về kinh tế của cuộc Cách
mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)?
A. Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
B. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
C. Luân Đôn là trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không xâm nhập vào nông nghiệp.
Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những tiền đề về xã hội của các
cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa thực
dân.
C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới để làm cách
mạng.
D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến.
Câu 28. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại?
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho
nhân dân.
B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc
mới.
C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân chính quốc với nhân dân thuộc địa.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc mới, chủ nô ngày càng sâu sắc.
Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh
sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?
A. Củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
B. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
C. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. Ngăn cản cách mạng tư sản Pháp nổ ra và phát triển .
Câu 30. Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.
B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.
Câu 31. Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là thúc đẩy
sự phát triển của
A. kinh tế hàng hóa.
B. kinh tế tự nhiên.
C. cơ chế kế hoạch hóa.
D. cơ chế quan liêu bao cấp.
Câu 32. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp
(cuối thế kỉ XVIII?
A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.
Câu 33. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002, tập 9, tr.314).
Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách
mạng tư sản?
A. Tiền đề của cách mạng.
B. Mục tiêu của cách mạng.
C. Động lực của cách mạng.
D. Hạn chế của cách mạng.
Câu 34. “Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc
quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản
trên lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. giáo dục.
Câu 35. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế
quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã
A. được xác lập ở châu Phi và khu vực Mỹ la tinh.
B. được xác lập ở các quốc gia: Anh, Pháp, Bắc Mĩ.
C. mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
D. suy yếu và bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng.
Câu 36. Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở
ngoài châu Âu?
A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).
B. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).
C. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).
D. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).
Câu 37. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh.
B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Câu 38. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 39. Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 40. Một trong những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
C. phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Câu 41. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. Giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. Hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tồn tại và phát triển.
Câu 42. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của
chủ nghĩa tư bản từ
A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
B. nửa sau thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.
C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
D. cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 43. “Một bộ phận rất nhỏ thậm chí là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của
cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính , tri thức, phương tiện thông tin đại
chúng và do đó chi phối toàn xã hội”
(Sách giáo khoa lịch sử 11. Chân trời sáng tạo, nhà xuất bản giáo dục, 2023, trang 18)
Tư liệu trên đề cập đến vấn đề nào của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Sự phát triển.
B. Tiềm năng.
C. Thách thức.
D. Sự suy thoái.
Câu 44. Xác định từ còn thiếu trong câu trích dẫn sau?
Giống như mặt trời chói lọi,… chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hành triệu người bị
áp bức, bóc lột trên trái đất.
A. Cách mạng tư sản Pháp.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tháng Hai.
D. Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 45. “Ngày 27/10/1917( lịch Nga cũ) chính quyền Xô viết tuyên bố những nguyên tắc
về chính sách đối ngoại của chính quyền xô viết, lên án chiến tranh đế quốc, kêu gọi các
nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất nhanh chóng đàm phán để kí kết
một hòa ước..”
Đây là nội dung chính của văn kiện nào?
A. Sắc lệnh ruộng đất.
B. Hiệp ước Xô- Đức không xâm phạm nhau.
C. Sắc lệnh hòa bình.
D. Hòa ước Vec xai- Oasinhton.
Câu 46. Ngày 30/12/1922 gắn với sự kiện nào dưới đây?
A. Cách mạng tháng Hai Nga giành thành lợi.
B. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập.
D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tan rã.
Câu 47. Từ năm 1919 đến cuối năm 1920, nhân dân Nga làm nhiệm vụ gì?
A. Đấu tranh lật đổ chính quyền phong kiến Nga hoàng.
B. Đấu tranh lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
C. Chống lại sự xâm lược của phát xít Đức.
D. Chống sự can thiệp của 14 nước đế quốc.
Câu 48. Sự kiện “làm rung chuyển thế giới”, là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của
thế kỷ XX là
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Đại cách mạng tư sản Pháp thành công.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 49. Sự kiện nào đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập nhà nước Liên bang cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết?
A. Quân cách mạng tấn công cung điện mùa Đông.
B. Bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
C. Bắt giam chính phủ tư sản lâm thời.
D. Cắm lá cờ đỏ trên nóc điện Kremli.
II. TỰ LUẬN.
Câu 1. Trình bày mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.
- Mục tiêu chung:
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Xác lập chủ nghĩa tư bản.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về kinh tế: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
+ Về chính trị: xây dựng được nhà nước pháp quyền.
- Nhiệm vụ cơ bản:
+ Dân tộc: giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị
trường dân tộc; hình thành quốc gia dân tộc.
+ Dân chủ: xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; xác lập nhà nước cộng hòa tư sản
hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản.
Câu 2. Cho biết tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Tiềm năng:
+ Được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học – công nghệ, kinh
nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển.
+ Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ
của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất
thế giới.
- Thách thức:
+ Khó giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
+ Không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.
+ Không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh
lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết.
- Ý nghĩa trong nước:
+ Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
+ Giải quyết đúng đắn, triệt để vấn đề dân tộc trong một nhà nước Liên bang nhiều dân
tộc.
+ Từng bước trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới, tăng cường vị thế của
Liên Xô trên trường quốc tế, đảm bảo lợi ích cho nhân dân lao động.
- Ý nghĩa quốc tế:
+ Trở thành biểu tượng và chỗ dựa tinh thần, vật chất cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 4. Đọc tư liệu:
Phong trào "Chiếm Phố Wall" (còn gọi là là phong trào“99 chống lại 1”) khởi phát
bởi một nhóm sinh viên tại công viên Zuccotti, New York (Hoa Kỳ) vào ngày
17/9/2011, nhằm phản đối tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Từ New York, phong
trào này nhanh chóng lan rộng khắp các thành phố lớn của nước Mỹ rồi sau đó lan
sang nhiều nước khác và trở thành một phong trào toàn cầu. Ngày 15/10/2011, các
cuộc biểu tình của người lao động đã diễn ra ở hàng trăm thành phố của hơn 80 quốc
gia trên khắp thế giới.
Trả lời câu hỏi sau:
1. Đoạn tư liệu trên nói về thách thức nào của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
2. Em hãy đề xuất giải pháp để vượt qua thách thức này.
* Đoạn tư liệu trên nói về 1 trong thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại : sự chênh
lệch giàu nghèo quá lớn, dẫn đến các cuộc đấu tranh từ New York lan sang nhiều thành
phố trên khắp nước Mỹ và thế giới.
* Một số giải pháp vượt qua thách thức này:
-Tạo việc làm cho người lao động.
- Trả lương phù hợp với công sức người lao động.
- Quan tâm chính sách phúc lợi xã hội: Trợ cấp thất nghiệp, tạo điều kiện cho công nhân
và người thân của họ có nơi, sinh hoạt ở ổn định….
Câu 5. Phân tích ý nghĩa Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất của chính quyền
Xô viết?
Phân tích ý nghĩa Sắc lệnh hòa bình
- Đáp ứng mong muốn hòa bình, chấm dứt chiến tranh của đại đa số quần chúng nhân
dân lao động. Chiến tranh kéo dài gây bao tổn thất, thiệt hại về người và của……
Phân tích ý nghĩa Sắc lệnh ruộng đất
- Ruộng đất của địa chủ được trao cho nông dân, đáp ứng quyền lợi thiết thực của người
nông dân. Lần đầu tiên toàn thể nông dân ở Nga có ruộng đất để cày cấy… cuộc sống ổn
định, no đủ hơn…

You might also like