You are on page 1of 17

Câu 1.

 Cuộc cách mạng Nêđéclan bùng nổ vào thời gian nào?

A. Năm 1565      B. Năm 1566

C. Năm 1568      D. Năm 1570

Câu 2. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nêđéclan là

A. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

B. Lật đổ ách thống trị của phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển

C. Báo hiệu thời đại của các cuộc cách mạng tư sản, bước đầu suy vong của chế độ
phong kiến

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới

Câu 3. Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu

C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp

D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp

Câu 4. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật?

A. Nông nghiệp lạc hậu, manh mún

B. Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh

C. Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp

D. Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp
Câu 5. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân

B. Tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có
quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản

C. Tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân

Câu 6. Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã
thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là

A. Đặt ra nhiều thứ thuế mới

B. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì

C. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp

D. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè

Câu 7. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng đã tồn tại mâu thuẫn cơ bản nào?

A. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ

B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ
quân chủ

C. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới

D. Giữa nông dân, nô lệ với chủ đồn điền và giữa quý tộc mới tư sản

Câu 8. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, mâu thuần cơ bản nào mới xã hội

A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ

B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ

C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới

D. Giữa quý tộc mới với tư sản


Câu 9. Tháng 4 – 1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để

A. Thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy

B. Thông qua những chính sách cải cách

C. Thông qua những chính sách cải cách mới về chính trị quân sự

D. Phê chuẩn nội các mới

Câu 10. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là

A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa

B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không
được thông qua

C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua

D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt

Câu 11: Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ?  

A. Đạo luật hàng hải năm 1651

B. Luật chè năm 1770

C. Luật về ruộng đất năm 1763

D. Sự kiện chè Bô-xtơn

Câu 12: Ngày 4-7-1776 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ở Bắc Mĩ?  

A. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga

B. Đại hội lục địa lần thứ nhất

C. Đại hội lục địa lần thứ hai

D. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập


Câu 13: Chiến thắng nào đã tạo ra bước ngoặt chiến tranh của quân đội thuộc địa?

A. Xa-ra-tô-ga

B. I-oóc- tao

C. Vaimy

D. Le-xinh-ton

Câu 14: Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mĩ là  

A. G.Oasinhtơn

B. A.Lincôn

C. B.Phranklin

D. T.Giépphécxơn

Câu 15: Hiến pháp 1787 đã xác lập thể chế chính trị của Hoa Kì là  

A. Cộng hòa đại nghị

B. Cộng hòa tổng thống

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa xô viết

Câu 16: Thực dân Anh đã không thực hiện chính sách gì để kìm hãm sự phát triển
kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

B. Chỉ được mở các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ.

C. Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh.

D. Không được tự do buôn bán với các nước khác

Câu 17: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là
A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp

B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp

C. Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. Phát triển các đồn điền, trang trại lớn ở cả hai miền

Câu 18: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ là gì?  

A. Giải phóng 13 thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát triển

B. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.

C. Đưa ra bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền bất khả xâm phạm của con người

D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ
Latinh

Câu 19: Hạn chế lớn nhất của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ là  

A. Duy trì chế độ nô lệ ở miền Nam

B. Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước

C. Quyền con người không bao gồm phụ nữ, nô lệ

D. Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến

Câu 20: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?  

A. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị Anh kìm hãm

B. Chính sách khai thác, bóc lột nặng nề của thực dân Anh

C. Đạo luật chè năm 1770

D. Sự kiện chè Bô-xtơn


Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc
lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. Hình thức đấu tranh

B. Kết quả

C. Lực lượng tham gia

D. Phương pháp

Câu 22: Điểm tiến bộ nào của bản Tuyên ngôn độc lập Mĩ đã và đang được nhân loại
kế thừa và phát huy đến ngày nay?  

A. Khẳng định quyền dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

B. Đề cao vai trò của người phụ nữa

C. Khẳng định đề cao quyền con người là những quyền bất khả xâm phạm

D. Đề cao quyền tư hữu

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là  

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển

C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều

D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Câu 2: Trước khi cách mạng bùng nổ, nước Pháp theo thể chế chính trị gì?  

A. Quân chủ lập hiến

B. Cộng hòa tổng thống

C. Quân chủ chuyên chế

D. Cộng hòa đại nghị


Câu 3: Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?  

A. Quý tộc, tư sản và công nhân

B. Quý tộc, tư sản và nông dân

C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân

D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba

Câu 4: Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính
trị tương xứng?  

A. Thương nhân

B. Thị dân

C. Tư sản

D. Nông dân

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ ở nước
Pháp?  

A. Chiếm đa số trong dân cư

B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế

C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội

D. Muốn duy trì sự tồn tại chế độ phong kiến

Câu 6: Trào lưu triết học ánh sáng có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của
cách mạng tư sản Pháp?  

A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng
bùng nổ

B. Phác họa mô hình của một chế độ xã hội mới

C. Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản


D. Là ngọn cờ tập hợp lực lượng quần chúng nổi dậy đấu tranh

Câu 7: Đâu không phải là lý do nông nghiệp Pháp trước cách mạng kém phát triển?  

A. Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu

B. Đất đai bị bỏ hoang, năng suất cây trồng thấp

C. Quan hệ phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ

D. Một số địa chủ chuyển sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là  

A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất
phong kiến

B. Chế độ phong kiến Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng

C. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến

D. Sự cổ vũ từ cách mạng tư sản Anh, Hà Lan và chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ

Câu 9: Bối cảnh bùng nổ cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp có nét gì
tương đồng?  

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp

B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới

C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp

D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến

Câu 10: Di sản chính trị nào của Mông-te-xki-ơ đã và đang được nhân loại sử
dụng hiện nay?  

A. Cơ chế tam quyền phân lập

B. Chế độ nghị viện 


C. Chế độ cộng hòa 

D. Chế độ đại nghị

Câu 11: Ý nào sau đây không phản ánh điểm tương đồng của các nhà triết học
Ánh sáng Pháp thế kỉ XVII – XVIII?  

A. Đều chấp nhận ánh sáng tự nhiên.

B. Đều vứt bỏ siêu hình học.

C. Chấp nhận toán học như là một mô hình duy nhất của khoa học.

D. Đã có một quan niệm khác về con người.

B. Tiến Trình Và Ý Nghĩa Của Cách Mạng Tư Sản Pháp

Câu 1: Vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (5 – 1789) với mục đích gì?  

A. Đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới

B. Ban bố tình trạng chiến tranh

C. Thông qua Chính phủ mới

D. Thông qua Hiến pháp mới

Câu 2: Sự kiện nào mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789?  

A. Vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.

B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố là Quốc hội.

C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.

D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.

Câu 3: Sau sự kiện ngày 14-7-1789, chính quyền ở Pháp thuộc về lực lượng chính trị
nào?  

A. Phái lập hiến


B. Tư sản công thương

C. Quý tộc mới

D. Tư sản và quý tộc mới

Câu 4: Theo Hiến pháp 1791 nước Pháp lựa chọn theo thể chế chính trị nào?  

A. Quân chủ chuyên chế

B. Quân chủ lập hiến

C. Cộng hòa tư sản

D. Chế độ cộng hòa

Câu 5: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của
nước Pháp là  

A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập

B. Tự do - Bình đẳng - Hạnh phúc

C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái

D. Tự do - Bình đẳng - Phát triển

Câu 6: Từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793 là thời kì cầm quyền của lực lượng chính trị
nào ở Pháp  

A. Đại tư sản lập hiến

B. Phái Gi-rông-đanh

C. Phái Gia-cô-banh

D. Tư sản Téc-mi-do

Câu 7: Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII phát triển theo trình tự như thế nào?

A. Quân chủ lập hiến, bước đầu của nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ
cách mạng Gia-cô-banh.
B. Bước đầu của nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách
mạng Gia-cô-banh.

C. Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, bước đầu
của nền cộng hòa.

D. Bước đầu của nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh,
quân chủ lập hiến.

Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?  

A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.

B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.

C. Chỉ lo củng cố quyền lực.

D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.

Câu 9: Bộ phận nào sau đây không thuộc tầng lớp đại tư sản ở Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Chủ ngân hàng

B. Chủ hãng buôn lớn

C. Tư sản công nghiệp lớn

D. Tư sản công thương

Câu 10: Đâu không phải lý do khẳng định nền chuyên chính dân chủ cách
mạng Giacôbanh là thời kì đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?  

A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ

B. Chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng.

C. Ban bố hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi.

D. Lật đổ được nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa

Câu 11: Động lực cơ bản thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên là  
A. quý tộc mới

B. tư sản

C. chủ nô

D. quần chúng nhân dân

Câu 12: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của
cách mạng Pháp?  

A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền nhà Vua.

B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri. 

C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.

D. Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng.

Câu 13: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt
để nhất thời cận đại?  

A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo

B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Câu 14: Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là gì?  

A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến
trong nước và bên ngoài

B. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng

C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng

D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ


Câu 15: Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo của cách mạng tư sản Pháp so với
cách mạng tư sản Anh là gì?  

A. Liên minh phong kiến và tư sản lãnh đạo

B. Giai cấp tư sản lãnh đạo

C. Liên minh giữa quý tộc mới và tư sản lãnh đạo

D. Liên minh giữa chủ nô và tư sản lãnh đạo

Câu 16: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Pháp (1789) đều thể hiện sự tiến bộ ở điểm nào?

A. Đề cao quyền cơ bản của con người.

B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Câu 17: Bài học kinh nghiệm lớn nhất của cách mạng tư sản Pháp để lại cho các cuộc
đấu tranh thời kì sau là gì?  

A. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng trong tiến trình cách mạng

B. Cách mạng phải do một giai cấp tiên tiến lãnh đạo

C. Không được phép nhân nhượng, thỏa hiệp với kẻ thù

D. Phải có sự đoàn kết quốc tế trong quá trình đấu tranh

Câu 1: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ thời gian nào?  

A. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XVIII.

B. Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII.

C. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XVII.

D. Từ những năm 80 của thế kỷ XVIII.


Câu 2: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu
thế kỷ XIX là  

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Câu 3: Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?

A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết

B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay

C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh

Câu 4:

Thành tựu Người sáng chế

1. Máy kéo sợi a) Estmơn Cácrai

2. Máy dệt chạy bằng sức nước b) Xtiphenxơn

3. Máy hơi nước c) Giêm Oát

4. Đầu máy xe lửa d) Giêm Hagrivơ

A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.
Câu 5: Đâu không phải điều kiện để nước Anh có thể tiến hành một cuộc cách mạng
công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII?

A. Nguồn nhân công dồi dào

B. Sự tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong các công trường thủ công

C. Có chỗ dựa vững chắc là tôn giáo

D. Có nguồn vốn lớn

Câu 6: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ không xuất phát từ lí
do nào sau đây?

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

C. Thị trường tiêu thụ rộng

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Câu 7: Tác động quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp đến sự phát triển
của Anh là gì?

A. Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội

B. Giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản

D. Đưa Anh trở thành công xưởng của thế giới

Câu 8: Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một
bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?

A. Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu

B. Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải

C. Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới
D. Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa

Câu 9: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là  

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng
máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và
thương nghiệp

Câu 10: Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp có tác động như thế nào đến
tình hình châu Âu cuối thế kỉ XVIII?  

A. Thúc đẩy sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII

B. Thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu

C. Thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp tư sản châu Âu

D. Thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp vô sản châu Âu

Câu 11: Sự vươn lên của nước Anh trong những năm cuối thế kỉ XVIII đã để lại cho
Việt Nam bài học kinh nghiệm gì trong việc nắm bắt cuộc cách mạng 4.0 hiện nay?  

A. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật để đón đầu cách mạng

B. Phải có nguồn tích lũy tư bản lớn

C. Phải có một thể chế chính trị phù hợp để phát triển

D. Phải có đội ngũ người lao động lành nghề


TỰ LUẬN

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi cua
công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng
TBCN ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát
triển của cách mạng.

- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản
trên phạm vi thế giới.

You might also like