You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 11

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


BÀI 2: ẤN ĐỘ
Câu 1. Trong hai mươi năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương
pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp đấu tranh vũ trang.
C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 2: Đảng Quốc Đại được thành lập có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải
phóng dân tộc ở Ấn Độ?
A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ
bước lên vũ đài chính trị.
B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới.
C. Là chính đảng của giai cấp vô sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn
Độ.
D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương liên minh với các nước đế quốc.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách mà thực dân Anh đã tiến hành ở
Ấn Độ?
A. Đưa đẳng cấp tầng lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị ấn Độ.
B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
C. Thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị.
D. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
Câu 4.Nguyên nhân nào đánh dấu sự thất bại của cao trào cách mạng 1905–1908 ở Ấn
Độ?
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại.
D. Đảng Quốc Đại chưa có sự liên kết với các phong trào đấu tranh trong các khu vực.
Câu 5: Cuối năm 1885, ở Ấn Độ diễn ra sự kiện quan trọng nào sau đây?
A. Anh hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ
B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ
C. Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản được thành lập.
D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực
Câu 6: Trước những đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thực dân Anh đã có những thái độ như
thế nào?
A. Đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. Đồng ý những đòi hỏi của giai cấp tư sản nhưng kèm theo các điều kiện.
C. Thực dân Anh tìm cách hạn chế hoạt động của tư sản Ấn Độ bằng mọi cách.
D. Thực dân Anh thẳng tay đàn áp tư sản Ấn Độ.

1
Câu 7: Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Nền kinh tế và văn hóa của Ấn Độ bị suy yếu nghiêm trọng.
B. Ấn Độ trở thành nơi tập trung mọi mâu thuẫn của thời đại.
C. Ấn Độ là một cường quốc tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất lúc bấy giờ.
D. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm Ấn Độ suy
yếu.
Câu 8: Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. tư sản với công nhân. B. nông dân với phong kiến.
C. thực dân Anh với tư sản. D. toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh.
Câu 9: Thực dân Anh thi hành chính sách mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp
phong kiến bản xứ nhằm mục đích gì?
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
B. Cấu kết với giai cấp phong kiến để đàn áp phong trào.
C. Tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D. Biến tầng lớp này thành tay sai đắc lực.
Câu 10. Đỉnh cao nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
trong những năm đầu thế kỷ XX là:
A. phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
B. phong trào đấu tranh của nhân dân Can-cut-ta năm 1908.
C. phong trào đấu tranh của công nhân Can-cut-ta năm 1905.
D. phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
Câu 11: Cao trào 1905 – 1908 có điểm khác biệt nào so với các phong trào đấu tranh giai
đoạn trước đó?
A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu vì độc lập
dân chủ.
B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, đấu tranh đòi quyền lợi chính trị,
kinh tế
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp công nhân,
nông dân
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, đoàn kết đấu tranh chống thực
dân Anh.
Câu 12: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
A. Ngày đạo luật chia cắt Bengan có hiệu lực
B. Phái cực đoan trong Đảng quốc Đại thành lập
C. Thực dân Anh bắt giam Tilac
D. Ngày Tilac bị khai trừ khỏi Đảng quốc Đại

2
BÀI 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA-TINH
(THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX)

Câu 1. Nguyên nhân nào thúc đẩy các nước thực dân Châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu
Phi?
A. Lãnh thổ hẹp, nghèo nàn. B. Trình độ phát triển cao
C. Đây là lục địa lớn, giàu tài nguyên. D. Cư dân thưa thớt.
Câu 2. Điều kiện nào thúc đẩy các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi
trong những năm 70, 80 của thế kỷ XIX?
A. Kênh đào Xuy-ê hoàn thành. B. Kênh đào Pa-na-ma hoàn thành.
C. Kênh đào Amsterdam hoàn thành. D. Kênh đào Stockholm hoàn thành.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Châu Phi?
A. Do chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
B. Buôn bán nô lệ da đen ở Châu Phi.
C. Sự bất bình đẳng trong xã hội Châu Phi.
D. Các nước thực dân đua nhau xâu xé Châu Phi.
Câu 4. Sau khi giành được nền độc lập, nhân dân Mỹ Latinh phải tiếp tục đối mặt với
vấn đề quan trọng nào?
A. Chính sách bành trướng của Mỹ. B. Tình trạng đói nghèo.
C. Kinh tế, xã hội nghèo nàn, lạc hậu. D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Câu 5. Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mỹ thực chất là:
A. dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mỹ Latinh, từ đó ép các nước này phải
phụ thuộc vào Mỹ.
B. dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mỹ Latinh phải phụ thuộc Mỹ.
C. dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mỹ Latinh phải phụ thuộc Mỹ.
D. dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mỹ Latinh phải phụ
thuộc vào Mỹ.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tham vọng của Mỹ trong việc thành
lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mỹ” năm 1889?
A. Tiếp tục thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực Mỹ Latinh.
B. Đoàn kết với các nước Châu Mỹ để cùng nhau phát triển.
C. Biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” của Mỹ.
D. Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mỹ Latinh.
Câu 7. Nguyên nhân nào quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân
của nhân dân Châu Phi thất bại?
A. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ. B. Vũ khí còn lạc hậu, thô sơ.

3
C. Trình độ thấp, lực lượng còn chênh lệch. D. Lực lượng các nước thực dân mạnh.
Câu 8. Mâu thuẫn chủ yếu nào dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Châu Phi bùng nổ mạnh mẽ?
A. Mâu thuẫn giữa các nước thực dân.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Châu Phi với các nước thực dân.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với các nước thực dân.
Câu 9. Tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” đề ra những cải cách mang tính chất gì?
A. Vô sản. B. Dân chủ. C. Dân chủ. D. Tư sản.
Câu 10. Từ thế kỷ XVI, XVII, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều trở thành thuộc địa của
các nước thực dân nào?
A. Đức và Hà Lan. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Pháp và Tây Ban Nha. D. Đức và Bồ Đào Nha.
Câu 12. Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha ở khu vực Mỹ Latinh là:
A. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ.
B. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
D. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc.
Câu 13. Mỹ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn-rô (1823) “Châu Mỹ của người châu
Mỹ” nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mỹ để Mỹ có thể độc
chiếm vùng lãnh thổ giàu có này.
B. Đoàn kết với các nước châu Mỹ để cùng nhau phát triển, tiến đánh các nước thực dân
khác.
C. Liên minh với các nước tư bản nhằm tiến tới tiêu diệt, xóa sổ khu vực Mỹ Latinh.
D. Mỹ muốn giúp đỡ các nước trong khu vực Mỹ Latinh, thiết lập đồng minh trong lĩnh
vực quân sự.
Câu 14. Đến đầu thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ
Latinh có điểm gì khác so với khu vực châu Phi?
A. Khu vực Mỹ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
B. Các phong trào đấu tranh chống thực dân đều bị thất bại.
C. Các quốc gia độc lập ở Mỹ Latinh lần lượt được hình thành.
D. Khu vực Mỹ Latinh đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân.
Câu 15. Từ đầu thế kỷ XX, Mỹ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mỹ
Latinh?
A. “Ngoại giao đồng đô la”. B. “Cái gậy và củ cà rốt”.

4
C. “Cái gậy lớn”. D. “Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô
la”.

Câu 16. Mục tiêu bao trùm của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh là:
A. biến các nước Mỹ Latinh thành sân sau của Mỹ.
B. hỗ trợ các nước Mỹ Latinh xây dựng phát triển kinh tế.
C. tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển.
D. biến các nước Mỹ Latinh thành đồng minh của Mỹ.
Câu 17. Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu
Phi và khu vực Mỹ Latinh là:
A. diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. B. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc.
C. phong trào đấu tranh đều thất bại. D. được sự giúp đỡ từ các nước bên
ngoài.

CHỦ ĐỀ: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC


CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) (Tích hợp bài 11+12+13+14).
Câu 1. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm
nào?
A. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
Câu 2. Các nước đế quốc tham dự Hội nghị Vecxai – Oasinhtơn nhằm mục đích nào?
A. Làm suy yếu nước Đức. B. Tập hợp lực lượng tiêu diệt nước Nga Xô
viết.
C. Phân chia thành quả chiến tranh. D. Thiết lập nền hòa bình bền vững.
Câu 3. Vì sao nói quan hệ giữa các nước tư bản trong Hệ thống Vecxai – Oasinhtơn chỉ
là tạm thời và rất mong manh?
A. Bất đồng giữa các nước thắng trận với các nước bại trận về quyền lợi, thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước tư bản bại trận.
C. Bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 4. Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hit-le đã thực hiện các chính
sách gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, giảm giá thành sản phẩm tạo điều kiện đất nước phát triển.

5
B. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
C. Đức rút ra khỏi Hội Quốc liên để tự do chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh xâm lược.
D. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
Câu 5. Vì sao Đức, Italia, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước?
A. Vì phát xít hóa bộ máy nhà nước mới có điều kiện khôi phục kinh tế.
B. Vì bị thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Vì các nước ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.
D. Vì các nước này là những nước quân phiệt hiếu chiến.
Câu 6. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
của các nước tư bản vì:
A. Đây là một nước nghèo tư bản phát triển mạnh mẽ.
B. Đây là thuộc địa và chịu phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
C. Bởi vì cuộc khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.
D. Đây là thị trường trao đổi buôn bán của các nước.
Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã đưa tới sự hình thành hai
khối đế quốc đối lập nhau là:
A. Mỹ, Anh, Pháp và Đức, Italia, Nhật Bản.
B. Mỹ, Anh, Đức và Pháp, Nhật Bản, Italia.
C. Mỹ, Nhật Bản, Đức và Anh, Pháp, Italia.
D. Anh, Pháp, Nhật Nhật Bản và Mỹ, Italia, Đức.
Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở Mỹ bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Tài chính ngân hàng.
Câu 9. Chính quyền Mỹ thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1933)
nhằm mục đích gì?
A. Đáp ứng lợi ích của nước Mỹ. B. Hình thành liên minh chống phát xít.
C. Xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội Mỹ. D. Từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Câu 10. Nước Mỹ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933?
A. Thực hiện “Chính sách mới”. B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
C. Dân chủ hóa lao động. D. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.
Câu 11. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933?
A. Thực hiện “Chính sách mới”. B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
C. Dân chủ hóa lao động. D. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.
Câu 12. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 –
1933 ở các nước tư bản?
A. Tác động của cao trào cách mạng thế giới năm 1918 – 1923.

6
B. Chạy đua vũ trang kéo dài, chi phí cho quốc phòng tăng cao.
C. Các nước tư bản không kích thích được sức mua của nhân dân.
D. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
Câu 13. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã đưa tới hậu quả nghiêm
trọng gì về mặt xã hội cho các nước tư bản?
A. Chấm dứt thời hoàng kim của nền kinh tế của các nước tư bản.
B. Nạn thất nghiệp khắp nơi, bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân lao động.
C. Các nước tư bản đều thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
D. Đe dọa đến sự tồn tại của giai cấp phong kiến cầm quyền.
Câu 14. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những
năm 30 của thế kỷ XX là:
A. Dẫn tới sự bất đồng trong nội bộc của giới cầm quyền.
B. Đưa Đảng Cộng sản lên cầm quyền ở Nhật Bản.
C. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
D. Thủ tiêu quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.
Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 –
1933 là:
A. hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
C. hệ thống Vecxai – Oasinhtơn sụp đổ.
D. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
Câu 16. Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mỹ
đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?
A. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu hai cực, hai phe.
C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau và nguy cơ chiến tranh thế giới.
Câu 17. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là:
A. Đảng Công nhân quốc gia xã hội. B. Đảng Cộng sản Đức.
C. Đảng Xã hội dân chủ. D. Đảng Liên minh dân chủ.
Câu 18. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nền kinh tế Đức
như thế nào?
A. Không ảnh hưởng, tác động đến nước Đức.
B. Tạo điều kiện cho công nghiệp Đức phát triển.
C. Làm cho phong trào công nhân phát triển.
D. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức.

7
Câu 19. Các nước Anh, Pháp, Mỹ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 bằng biện pháp nào?
A. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
B. Hạ giá thành sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
C. Tiến hành cải cách kinh tế xã hội, đổi mới quá trình quản lí, sản xuất.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 20. Các nước Đức, Italia, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá thành hàng hóa, sản phẩm cho nhân dân với hình thức mua trả góp.
B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất trong nước.
D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
Câu 21. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất?
A. Liên Hợp Quốc. B. Hội quốc liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội liên hiệp tư bản.
Câu 22. Những lĩnh vực kinh tế nào được Hít-le tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp
và phục vụ nhu cầu quân sự?
A. công nghiệp và giao thông vận tải. B. giao thông vận tải và xây dựng đường xá.
C. giao thông vận tải và dịch vụ. D. công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 23. Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn?
A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan. B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 24. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có đặc điểm gì?
A. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản
chủ nghĩa.
B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản
chủ nghĩa.
C. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ
nghĩa.
D.Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa
Câu 25. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. D. chủ nghĩa đế quốc bành trướng.
Câu 26. Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức
là kẻ hung hăng nhất?
A. Là kẻ đứng đầu trong phe liên minh phát xít.

8
B. Có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ.
C. Giới cầm quyền đã vạch sẵn kế hoạch chiến tranh.
D. Tiềm lực về kinh tế và quân sự lớn mạnh nhưng ít thuộc địa.
Câu 27. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là:
A. khủng hoảng thừa. B. khủng hoảng thiếu.
C. khủng hoảng chính trị. D. khủng hoảng năng lượng.

Câu 28. Nội dung nào không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà
nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX?
A. Quá trình quân phiệt hóa kéo dài.
B. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.
C. Có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng.
D. Thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và lực lượng phát xít.
Câu 29. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Nhật
Bản là:
A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân quyết liệt.
B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Nhật.
D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 30. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa tới vấn đề nào?
A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
B. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
Câu 31. Hội nghị nào kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn.
C. Hội nghị hòa bình tại Vecxai. D. Hội nghị hòa bình tại Oasinh tơn.
Câu 32. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản vì:
A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến.
B. là ngành kinh tế chủ chốt.
C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

9
II. TỰ LUẬN.
Chủ đề: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941) (Tích hợp bài 9 + bài 10).
- Vì sao trong năm 1917, ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng. Đánh giá ý
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và đối với
thế giới.
Năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng vì:

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) . Tuy nhiên, cùng lúc
ấy, tại nước Nga tồn tại 2 chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và
binh lính.

⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu
dài.
- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn
quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/vi-sao-nam-1917-o-nuoc-nga-da-c86a10851.html#ixzz7nYsVbkca

- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam.
 Cách mạng Tháng Mười Nga thúc đẩy phòng trào giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Cách mạng tháng Mười đã cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân
tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945.
 Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở đường cho Chủ nghĩa Mác - Lê-nin thâm
nhập vào Việt Nam.
 Cách mạng tháng Mười Nga để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho cách mạng
Việt Nam
o Về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản
o Về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
o Về xây dựng củng cố khối liên minh công nông
o Về phương pháp bạo lực cách mạng...

10
=> Những bài học trên luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận
dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng.

Chủ đề: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
(Tích hợp bài 11+12+13+14).
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).Tại sao cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:
- Về kinh tế:
+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Về chính trị - xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần
hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Về quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới, vì:
- Cuộc khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình
thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của
cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
+ Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không hoặc có ít thuộc địa, thiếu thốn về
vốn, nguyên liệu, thị trường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị.
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Hình thành hai khối
đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy
đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cuoc-khung-hoang-kinh-te-1929-c86a10909.html#ixzz7nYtqP0mX

- Trong những năm 1933-1939, Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế,
chính trị và đối ngoại như thế nào? Đánh giá việc thực hiện những chính sách đó
của chính phủ Hít-le.
Trong những năm 1933 - 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, đối
ngoại phản động. Cụ thể:
* Chính trị:

11
- Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng
Cộng sản Đức.

- Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ nền Cộng hòa Vai-ma.

* Kinh tế:
- Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

- Tháng 7-1933, thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.

⟹ Nền kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chóng.
* Đối ngoại:
- Chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh.

- Tháng 10-1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

- Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập quân đội thường trực và bắt đầu triển khai các
hoạt động quân sự.

⟹ Đức trở thành một trại lính khổng lồ và ráo riết tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm
lược.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trong-nhung-nam-1933-1939-chinh-c86a10965.html#ixzz7nYuakp6Q

---HẾT---

12

You might also like