You are on page 1of 8

BÀI 1: NHẬT BẢN

I.Nhận biết
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Kinh tế, văn hóa, quân sự.
D. Kinh tế , chính trị, quân sự.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
Câu 3. Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao?
A. Tư sản B. Địa chủ C. Quý tộc D. Quý tộc tư sản
Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?
A. Thiên Hoàng                 B. Tư sản. C. Tướng quân                 D. Thủ tướng
Câu 5. Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?
A. Tướng quân           B. Minh Trị C. Tư sản công nghiệp.                D. Quý tộc tư sản hóa.
Câu 6. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 7. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa             B. Tư sản C. Quý tộc phong kiến                     D. Địa chủ
Câu 8. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là
A. Cộng hòa.      B. Quân chủ lập hiến C. Quân chủ chuyên chế                 D. Liên bang.
II. Thông hiểu
Câu 9 . Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX,
Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến         B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây      D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 10. Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?
A. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
B. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.
C. Lũng đoạn về chính trị.
D. Chi phối nền kinh tế.
Câu 11. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 12. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách
nghiêm trọng là:
A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối.                
B. Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược.

1
C.Trong lòng xã hội phong kiến chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa.
Câu 13. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.
C. Để tiêu diệt Tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Câu 14. Nội dung nào Không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?
A.Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
B. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
C. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
D. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
III. Vận dụng
Câu 15. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
Tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
Câu 16. Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
A.Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn.
B. Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá.
D. Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy
trì.
Câu 17. Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với
các nước đế quốc khác ?
A. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .
Câu 18. Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở
Xiêm ?
A. đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.
B. sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.
C. mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.
D. giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
IV. Vận dụng cao
Câu 19. Yếu tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp
dụng cho Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay là
A.cải cách giáo dục.
B.cải cách kinh tế.
C.ổn định chính trị.
D.tăng cường sức mạnh quân sự.
Câu 20. Biện pháp đúng và mới để giải quyết khủng hoảng ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX là gì?
A.Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ để bị các nước phương Tây sâu xé.

2
B.Thay đổi nhân sự trong chính quyền phong kiến Nhật Bản, đưa những người có tư tưởng
tiến bộ lên nắm chính quyền.
C. Tiến hành Duy tân đất nước, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN.
D.Tăng cường quan hệ, hợp tác với các nước TBCN phương Tây.
Câu 21. Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành
công, nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc lại thất bại?
A. Thế lực phong kiến còn mạnh và không muốn cải cách.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C.Thiên hoàng có vị trí tối cao nắm quyền hành.
D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.

BÀI 2: ẤN ĐỘ
I. Trắc nghiệm
1. Nhận biết:
Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực
hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng
C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 2. Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ?
A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc.
B. Khởi nghĩa Xi-Pay.
C. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan.
D. Đấu tranh ôn hòa.
Câu 3. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây ?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Công nhân.
D. Nông dân.
Câu 4. Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại ở Ấn Độ là
A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
Câu 5. Nguyên nhân nào đánh dâu sự thất bại của cao trào cách mạng 1905–1908 ở Ấn Độ ?
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được nhân dân .
C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại.
D. Sự chênh lệch về lực lượng.
Câu 6. Năm 1885 ở Ấn Độ diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Anh hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ
B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ
C. Sự thành lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản
D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực
Câu 7. Anh đã thực hiện chính sách cai trị gì đối với đất nước Ấn Độ
A. Gián tiếp B. Đàn áp C. Mua chuộc D. Trực tiếp
Câu 8. Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

3
A. Ngày đạo luật chia cắt Bengan có hiệu lực
B. Phái cực đoan trong Đảng quốc Đại thành lập
C. Thực dân Anh bắt giam Tilac
D. Ngày Tilac bị khai trừ khỏi Đảng quốc Đại
Câu 9. Đế quốc nào đã hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức
2. Thông hiểu
Câu 10. Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ
A. Đưa đẳng cấp lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị ấn Độ.
B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
C. Chia để trị.
D. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
Câu 11. Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông
khác?
A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản
C. Là thuộc địa của các nước phương Tây
D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản
Câu 12. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp
phong kiến Ấn Độ nhằm:
A. xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ
B. cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ
C. làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình
D. biến họ thành tay sai đắc lực
Câu 13. Đỉnh cao nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Ấn Độ trong những
năm đầu thế kỉ XX là:
A. phong trào đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905
B. phong trào đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908
C. phong trào đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1908
D. phong trào của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905
Câu 14. Nguyên nhân cơ bản nhất khiến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm ngừng
vào cuối thế kỉ XX là:
A. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc Đại
B. Thiếu đường lối đúng đắn
C. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát
D. chưa tập hợp được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân
Câu 15. Hậu quả nặng nề nhất của chính sách cai trị thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ là:
A. biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
B. khoét sâu sự mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc trong xã hội.
C. làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân.
D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ.
Câu 16. Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng
dân tộc ở Ấn Độ?
A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước
lên vũ đài chính trị.
B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới

4
C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ
D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ
Câu 17. Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. Tư sản với công nhân B. Nông dân với phong kiến
C. Thực dân Anh với tư sản C. Toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh
Câu 18. Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh
A. Đồng ý những đòi hỏi của tư sản Ấn Độ.
B. Đồng ý những đòi hỏi đó nhưng phải có điều kiện
C. Thực dân Anh kìm hãm tư sản Ấn Độ phát triển bằng mọi cách
D. Thực dân Anh thẳng tay đàn áp
3. Vận dụng thấp
Câu 19. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước

A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ
B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các
nước thực dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-lip-pin
C. Xiêm
D. Việt Nam
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Tư sản
C. Phong kiến
D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như
thế nào?
A. Mới hình thành
B. Bước đầu phát triển
C. Phát triển thịnh đạt
D. Khủng hoảng triền miên
Câu 4. Những nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị các nước thực dân phương Tây
xâm lược?
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. Inđônêxia
D. Malaixia
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
A. thực dân phương Tây
B. thực dân Âu - Mĩ

5
C. Thực dân Anh
D. Thực dân Pháp
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu phong trào chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia?
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa
B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-pô
D. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam
Câu 7. Chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài của Xiêm bắt đầu đề ra từ
A. vua Ra-ma III
B. vua Ra-ma IV
C. vua Ra-ma V
D. vua Ra-ma VI
Câu 8. Tính chất của cuộc cải cách Ra-ma V là
A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để
B. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. cách mạng vô sản
Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông
Nam Á ?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo.
Câu 10. Thực dân Pháp tính đến việc thôn tính Lào khi nào ?
A. Sau khi xâm chiếm Thái Lan và Cam-pu-chia.
B. Sau khi đã hoàn thành bình định quân sự Việt Nam, Campuchia.
C. Khi tiến hành xâm lược Việt Nam và Campuchia.
D. Khi xâm chiếm xong hàng loạt các nước Đông Nam Á.
Câu 11. Giữa thế kỉ XIX, vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của nước nào ?
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha
C. Mĩ, Hà Lan, Pháp
D. Anh, Pháp.
Câu 12. Triều đại nào của vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa ngăn cản
thương nhân giáo sĩ phương Tây vào Xiêm
A. Triều đại Ra-ma
B. Triều đại Ra-ma IV
C. Triều đại Ra-ma V
D. Tất cả các triều đại trên
2. THÔNG HIỂU
Câu 13. Trước tình hình các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây có hành động
gì?
A. Đầu tư vào Đông Nam Á B. Thăm dò xâm lược
C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á D. Mở rộng và hoàn thành việc xâm lược.
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa lớn và kéo dài nhất gây cho Pháp nhiều khó khăn là
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa

6
B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-pô
D. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam
Câu 15. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào đấu
tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia ?
A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc
B. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học
D. Thực dân Pháp còn mạnh
Câu 16. Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là
A. quân chủ chuyên chế B. quân chủ lập hiến C. thành lập nền CH D. chế độ trung lập
Câu 17. Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập ?
A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V
B. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV
C. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa
D. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ
Câu 18. Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì
A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
B. do giai cấp vô sản lãnh đạo
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
Câu 19. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược và
tranh chấp thuộc địa ?
A. Thuộc địa là nơi đầu tư, tiêu thụ hàng hóa chính quốc.
B. Nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt.
C. Thuộc địa có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.
D. Vì các nước đế quốc cần nguyên liệu để phát triển kinh tế.
Câu 20. Mở đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa
nào ?
A. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam
C. Khởi nghĩa của Pa-chay D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
Câu 21. Đầu thế kỉ XX, ở Đông Nam Á có những giai cấp mới ra đời?
A. Nông dân và công nhân B. Địa chủ và nông dânC. Công nhân và ts D. Ts và nông dân
3. VẬN DỤNG.
Câu 22. Trước sự đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì
để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh
B. Mở rộng buôn bán với bên ngoài
C. Phát triển kinh tế trong nước
D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và
Campuchia cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc
B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học
D. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự

7
8

You might also like