You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM- LỊCH SỬ 11- HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2011

BÀI 1: NHẬT BẢN


Câu 1.Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Thiên Hoàng. B. Tư sản. C. Tướng quân. D. Thủ tướng.
Câu 2. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 3. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật
Bản đã:
A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 4. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến.
C. Quân chủ chuyên chế. D. Liên bang.
Câu 5. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?
A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng tư sản triệt để.
C. Chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 6. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 7. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến. B. Để thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
C. Để tiêu diệt Tướng quân. D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
C. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.
D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.
Câu 9. Yếu tố được xem là chìa khóa được rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị cho công cuộc xây
dựng đất nước ta hiện nay?
A. Chú trọng bảo tồn văn hóa. B. Chú trọng yếu tố giáo dục.
C. Chú trọng phát triển kinh tế. D. Chú trọng công tác đối ngoại.
Câu 10. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách
Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?
A. Mở rộng hệ thống trường học.
B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.
C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.
D. chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật.
Câu 11. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản
là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
Câu 12. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến
trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Câu 13. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước
năm 1868?
A. Nhiều đảng phái ra đời
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
Câu 14. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư
sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Câu 15. Việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan(1874), Chiến
tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), chiến tranh Nga – Nhật ( 1904 – 1905) đã chứng tỏ
A. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
B. Nhật Bản đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn
C. Cải cách Minh Trị giành thắng lợi hoàn toàn
D. Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi
Câu 16. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng     B. Sôgun (Tướng quân)
C. Thiên hoàng     D. Nữ hoàng
Câu 17. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 18. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
do
A. Sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
D. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
Câu 19. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
C. Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
Câu 20. Ý nào sau dây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh
Trị
A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc
C. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu
D. cho phép mua bán ruộng đất

BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á


Câu 1. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Philíppin, Brunây, Xingapo       B. Việt Nam, Lào, Campuchia
C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia       D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)
Câu 2. Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?
A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
B. Chính phue Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp
C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ cuối thế kỉ
XIX là do
A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp
B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp
C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến
D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc
Câu 4. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Campuchia trong những năm
1861 – 1892 là
A. Acha Xoa        B. Pucômbô
C. Commađam       D. Sivôtha
Câu 5. Năm 1893, sự kiện nào đã diễn ra liên quan đến vận mệnh của nước Lào?
A. Chính phủ Xiêm kí hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào
B. Các đoàn hám hiểm của Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào
C. Nghĩa quân của Phacađuốc giải phóng được tỉnh Xavannakhét
D. Nghĩa quân Phacađuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavannakhét
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlôven ở Lào trong những năm 1901 – 1937 do ai
lãnh đạo?
A. Phacađuốc       B. Ong Kẹo và Commađam
C. Pucômbô        D. Thiên hộ Dương
Câu 7. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối TKXIX đầu TK
XX thất bại?
A.Mang tính lẻ tẻ
B.Thiếu đường lối,thiếu tổ chức, diễn ra tự phát.
C.Chưa có sự đoàn kết cần thiết.
D.Hai nước không đoàn kết với nhau
Câu 8. Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản chủ nghĩa là:
A. Rama II. B. Rama IV. C. Rama V. D. Rama III.
Câu 9. Vua Ra-ma V (1868-1910) đã không thực hiện chính sách nào để đưa Xiêm phát triển?
A. Xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giảm nhẹ thuế ruộng.
B. Giải phóng nguồn lao động được tự do làm ăn sinh sống.
C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.
D. Tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa với các nước phương Tây.
Câu 10. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các
nước đế quốc biến thành thuộc địa vì:
A. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.
C. tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
D. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.
Câu 11. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX được thể
hiện ở việc:
A. vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước.
B. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ
thuộc để giữ gìn chủ quyền.
C. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh,
Pháp.
D. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển.
Câu 12. Chính sách ngoại giao cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đã đưa đến hậu quả gì cho
nước Xiêm?
A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị
C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn
D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn.
Câu 13. Sau cuộc Cải cách của vua Ra-ma V (1868-1910), thể chế chính trị của Xiêm là:
A. quân chủ chuyền chế.
B. quân chủ lập hiến.
C. thành lập nền cộng hoà.
D. chế độ trung lập.
Câu 14. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập?
A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V.
B. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV.
C. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ.
Câu 15. Cuộc cải cách của vua Ra-ma V (1868- 1910) ở Xiêm được gọi là cuộc cách mạng tư
sản vì:
A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
B. do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 16. Từ thời Môngkút (vua Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), Xiêm đã thực hiện
chủ trương gì để phát triển đất nước?
A. Kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài
B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
C. Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp.
D. Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế.
Câu 17. Tính chất cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm và Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản
cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đều là:
A. cách mạng tư bản.
B. cách mạng tư sản triệt để.
C. cách mạng tư sản không triệt để.
D. cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 18. Tại sao đến năm 1868, nước Xiêm phải tiến hành công cuộc cải cách toàn diện?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Để củng cố và tăng cường quyền lực của quý tộc phong kiến.
D. Để bảo vệ nền độc lập, đưa đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.
Câu 19. Chính sách ngoại giao cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đã đưa đến hậu quả gì cho nước
Xiêm?
A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị.
C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn.
D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn.
Câu 20. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân Campuchia và Việt Nam trong cuộc đấu tranh
chống Pháp được thể hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của Com-ma-đam
D. Khởi nghĩa của Ong Kẹo.

BÀI 6. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918


Câu 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) giữa các đế
quốc là:
A. do mâu thuẫn về thuộc địa.
B. do mâu thuẫn về kinh tế.
C. do mâu thuẫn về chính trị.
D. do mâu thuẫn về văn hóa.
Câu 2. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Phe Hiệp ước gồm các nước:
A. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a. B. Anh, Pháp, Nhật.
C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp, Đức.
Câu 3. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế
kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản.
B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.
C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều.
D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây.
Câu 4. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì:
A. vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới.
B. vấn đề thuộc địa
C. chiến lược phát triển kinh tế.
D. mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
Câu 5. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế
quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường.
B. chủ động đàm phán với các nước đế quốc Anh, Pháp, Nga.
C. liên minh với các nước đế quốc Mĩ, Nhật Bản.
D. gây chiến với các nước đế quốc láng giềng.
Câu 6. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha.
2. chiến tranh Trung – Nhật.
3. chiến tranh Anh – Bô-ơ.
4. chiến tranh Nga – Nhật.
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 1, 3, 4. C. 3, 2, 1, 4 D. 1, 4, 2, 3.
Câu 7. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ
XX vì:
A. nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa
B. nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ
C. nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu
D. giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác
Câu 8. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế
quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành các khối,các liên minh chính trị.
B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế.
C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự.
D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước.
Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Phe Liên
minh và Phe Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?
A. Để lôi kéo đồng minh.
B. Để tăng cường chạy đua vũ trang.
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản.
D. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau.
Câu 10. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.
D. Thái tử Áo – Hung bị một người Xécbi ám sát.
Câu 11. Ý nào sau đây không phải là kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nền kinh tế các nước châu Âu bị kiệt quệ.
B. Thiệt hại nặng về người và của.
C. Mĩ giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí.
D. Nước Nga vẫn tiếp tục chiến tranh đế quốc.
Câu 12. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là:
A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức.
B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức.
C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập.
Câu 13. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện rõ tính chất là gì?
A. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, của nhân dân.
B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, giữa các nước đế quốc.
C. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, của các tập đoàn tư bản.
D. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 14. Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học nào là quan trọng nhất
được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn.
C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
D. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Câu 15. Tại sao nói CTTG thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
A.33 nước cùng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa của chiến tranh.
B. Là cuộc Chiến tranh giành,phân chia thuộc địa của các nước đế quốc.
C.10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
D.Chi phí chiến tranh đến 85 tỉ đô la.

BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG

Câu 1. Hình thức đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa tháng Mười ở Nga là gì?
A. Khởi nghĩa vũ trang. B. Biểu tình đi đến khởi nghĩa vũ trang.
C. Hòa bình đến khởi nghĩa vũ trang. D. Chính trị đi đến khởi nghĩa vũ trang.
Câu 2. Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng 1905-1907 là gì?
A. Chế độ Cộng hòa. B. Chế độ dân chủ.
C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 3. Cách mạng tháng Hai ở Nga đã lật đổ được
A. chế độ Nga hoàng Nicolai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở nga.
B. chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Nga phát triển.
C. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, xây dựng giai cấp công nhân.
D. chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền cho giai cấp vô sản.
Câu 4. Mục tiêu và đường lối cách mạng tháng Mười Nga được Lê nin trình bày rỏ trong tác
phẩm nào?
A. Luận cương tháng tư.
B. Nhà nước và cách mạng.
C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.
D. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 5. Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
A. Dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Xã hội chủ nghĩa. D. Vô sản kiểu mới.
Câu 6. Tình hình nước Nga như thế nào khi tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Suy yếu và khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội.
B. Phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Có tiềm lực mạnh về quân sự và kinh tế.
D. Duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Câu 7. Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?
A. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.
B. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị.
C. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.
D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
Câu 8. Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã
diễn ra ở nước Nga?
A. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.
B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.
C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.
D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
Câu 9. Vì sao từ tháng 2 đến tháng 10, đảng Bôn sê vich lựa chọn phương pháp đấu tranh hòa
bình?
A. Thỏa hiệp với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Tranh thủ thời gian để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
C. Xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ của Đảng Bôn sê vich.
D. Đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
Câu 10. Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
A. Bãi công chính trị. B. Biểu tình.
C. Vũ trang. D. Hòa bình.
Câu 11. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách
mạng tháng Hai?
A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
B. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.
Câu 12. Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?
A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.
C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.
D. Cách mạng do Đảng Bôn sê vich và Lê nin lãnh đạo.
Câu 13. Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào ?
A. Thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là duy nhất.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế.
C. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
D. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 14. Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả
các cuộc cách mạng vô sản?
A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản. B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
C. Xây dựng khối liên minh công nông. D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.
Câu 15. Cách mạng tháng Mươi Nga, có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
B. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
C. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.
D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công
nông.

You might also like