You are on page 1of 11

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bài 1 NHẬT BẢN


Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị 1868 diễn ra trong bối cảnh
A. chế độ Mạc phủ thực hiện những cải cách quan trọng.
B. kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
C. các nước tư bản phương Tây tự do buôn bán.
D. xã hội phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Câu 2. Cho đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản được coi là một quốc gia
A. phong kiến trì trệ. B. tư bản chủ nghĩa.
C. phong kiến quân phiệt. D. quân chủ lập hiến.
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng biện pháp gì để ép Nhật
Bản phải “mở cửa”?
A. Áp lực quân sự. B. Phá hoại kinh tế.
C. Tấn công xâm lược. D. Đàm phán ngoại giao.
2. Ấn độ
Câu 1. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ vào
thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVII B. Giữa thế kỉ XVIII
C. Giữa thế kỉ XIX D. Giữa thế kỉ XX.
Câu 2. Các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp tranh nhau xâm lược
Ấn Độ khi
A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lãnh chúa phong kiến trong nước làm Ấn
Độ suy yếu
B. Anh và Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
C. Mâu thuẫn trong nội bộ Ấn Độ diễn ra
D. Ấn độ đang phát triển lên con đường tư bản chủ nghĩa
Câu 3. Vai trò của Ấn Độ khi thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa là gì?
A. Trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất
B. Trở thành nơi cung cấp nguyên liệu
C. Trở thành thuộc thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh
D. trở thành căn cứ quân sự quan trọng ở Đông Nam Á
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính
trị?
A. Đảng Quốc dân Đại hội(Quốc đại) thành lập
B. Đảng Quốc đại đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Anh
C. Đảng Quốc đại trở thành Đảng cấm quyền
D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trong xã hội
Câu 5. Phong trào đấu tranh của giai cấp nào đã thức tỉnh tư sản Ấn Độ đấu tranh?
A. Công nhân, tiểu tư sảnB. Nông dân , quí tộc
C. Công nhân, nông dân D. Vô sản, địa chủ
Bài 3: TRUNG QUỐC
Câu 1. Từ giữa thế kỉ XIX triều đại phong kiến nào đang cai trị Trung Quốc?
A. Nhà Minh B. Nhà Đường
C. Nhà Mãn Thanh D. Nhà Tống
Câu 2. Nước tư bản phương Tây đầu tiên nào đã tìm cách đòi chính quyền Mãn Thanh
phải mở cửa?
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức
Câu 3. Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc?
A. Triều đình nhà Thanh cấm đạo, giết giáo sĩ
B. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng
C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh
D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh
Câu 4. Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi
là gì?
A. Chiến tranh lạnh. B. Chiến tranh thuốc phiện
C. Chiến tranh cục bộ. D. Chiến tranh vũ khí
Câu 5. Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?
A. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược
B. Bỏ mặc nhân dân
C. Thỏa hiệp với các nước đế quốc
D. Trông chờ ào sự giúp đỡ từ bên ngoài
Câu 6. Trước thái độ thỏa hiệp của triều đình nhà Thanh, nhân dân Trung Quốc đã có
hành động gì?
A. Liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến
B. Thỏa hiệp với thực dân ,phong kiến
C. Đầu hàng thực dân, phong kiến
D. Dựa vào các nước đế quốc khác để chống lại thực dân, phong kiến
3.2. Lập bảng so sánh về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỷ
XIX-đầu thế kỷ XX
Bài 4:
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
các nước thực dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-lip-pin. C. Xiêm. D.Việt Nam.
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Chiếm hữu nô lệ B. Tư sản C. Phong kiến D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai
đoạn như thế nào?
A. Mới hình thành B. Bước đầu phát triển
C. Phát triển thịnh đạt D. Khủng hoảng triền miên
Câu 4. Vua Ra-ma V đã không thực hiện chính sách nào để đưa Xiêm phát triển ?
A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ,Giảm nhẹ thuế ruộng
B. Giải phóng nguồn lao động được tự do làm ăn sinh sống
C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp
D. Tiếp tục nhận thực hiện chính sách đóng cửa với các nước phương Tây.
Câu 5. Đâu không phải là nguyên nhân khiến ĐôngNam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm
lược ?
A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu
B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lý thuận lợi
C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào
D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển
Bài 5:
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn tới việc các nước Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi ?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Có nhiều thị trường để buôn bán.
C. Nguồn nhân công dồi dào. D. Sau khi xây dựng xong Kênh đào Xuy-ê
Câu 2. Châu Phi không là thuộc địa của đế quốc nào cuối thế kỉ XIX ?
A. Hoa kì. B. Anh. C. Pháp. D. Đức.
Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX, nước thực dân phương Tây nào chiếm được thuộc địa nhiều
nhất ở châu Phi?
A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Bồ Đào Nha
Câu 4. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu phi nổ ra mạnh mẽ đầu
tiên ở khu vực nào?
A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Đông Phi D. Nam Phi
Câu 5. Từ thế kỉ XV, các nước Mĩ latinh là thuộc địa sớm nhất của nước nào ?
A. Mĩ B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Anh
Câu 6. Sau khi giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Mĩ la tinh
tiếp tục phải đương đầu với chính sách bành trướng của nước nào?
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ
Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)

Câu 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX biểu hiện như
thế nào?
A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị
B. Phát triển đồng đều về kinh tế, chính trị
C. Chậm phát triển về mọi mặt
D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa
Câu 2. Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX,có sự thay đổi sâu sắc trong so sánh lực lượng
giữa các nước đế quốc. Các đế quốc trẻ hình thành là
A. Anh, Pháp, Đức B. Anh, Mĩ, Nga
C. Anh, Pháp, Mĩ D. Mĩ, Nhật, Đức
Câu 3. Các đế quốc già có đặc điểm gì nổi bật?
A. Phát triển lâu đời B. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn
C. Có tiềm lực kinh tế D. Có tiềm lực quân sự
Câu 4. Giới cầm quyền nước nào đã từng than vãn về sự chậm trễ của kẻ “đến bàn tiệc
muộn”?
A. Mĩ B. Nhật C. Đức D.Pháp
Câu 5. Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”?
A. Đế quốc Mĩ B. Đế quốc Nhật Bản C. Đế quốc Đức D. Đế quốc Pháp
Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. sự thù địch giữa Anh và Pháp.
B. sự hình thành phe liên minh
C. sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
3.2. Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
Bài 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
Câu 1. Bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII được gọi là
A. Buổi đầu thời cận đại.
B. Kết thúc thời cận đại.
C. Trung kì thời cận đại.
D. Buổi đầu thời hiện đại.
Câu 2. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm
A. Triết học, kinh tế- chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. Triết học Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
C. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
D. định luật bảo toàn năng lượng và thuyết tiến hóa.
Câu 3. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là
A. "Những người khốn khổ".
B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".
C. "Chiến tranh và hòa bình".
D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch".
Câu 4. Tư tưởng “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ?
A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
B. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
Câu 5. Trào lưu “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII đã sản sinh ra những nhà tư
tưởng
A. Xanh- xi-mông, Rút –xô, Vôn- te. B. Phu- ri- ê, Vôn- te, Ô- oen.
C. Mông- te- xki-ơ, Rút-xô, Vôn- te. D. Vôn- te, Mông- te-xki-ơ, Ô- oen.
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Câu 1. Năm 1854, Nhật Bản phải kí hiệp ước mở cửa Si-mô-đa và Ha-cô-đa-tê cho nước
nào vào buôn bán?
A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha B. Nước Mĩ
C. Anh, Pháp, Nga D. Mĩ, Đức, Pháp
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu
Phi chống thực dân phương Tây bị thất bại là
A. Trình độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng
B. Phong trào nổ ra chưa đồng bộ
C. Các nước phương Tây liên kết nhau đàn áp
D. Các nước châu Phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống thực dân
Câu 3. Ngày 1-1-1877 diễn ra sự biến gì ở Ấn Độ?
A. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ
B. Ấn Độ tuyên bố độc lập
C. Ấn Độ chính thức rơi vào ách thống trị của thực dân Anh
D. Nữ Hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ Hoàng Ấn Độ

Câu 4. Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật(1894-1895), Nhật Bản thôn tính các vùng nào ở
châu Á?
A. Triều Tiên, Phi –lip-pin, Đài Loan. B. Triều Tiên, Đài Loan, Bành Hồ
C. Đông Nam Á, Triều Tiên. D. Đông Nam Á và Tây Á
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở
Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX là
A. Bom-bay và Can-cut-ta. B. Đê-li và Bom-bay.
C. Xi-pay. D. Mi-rút.
Câu 6. Trong Đảng Quốc đại của Ấn Độ đã hình thành phái dân chủ cấp tiến do B.Ti-lắc
đứng đầu thường được gọi là
A. Phái “Cấp tiến”. B. Phái “Ôn hòa”
C. Phái “Cực đoan”. D. Phái “Dân chủ”
Câu 7. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản
B. Khuynh hướng tư sản
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản
D. Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa
Câu 8. Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. Không thủ tiêu tận gốc chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
B. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
C. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Tất cả đều đúng .
Câu 9. Nước nào ở Đông Nam Á trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế
quốc Anh và Pháp?
A. Xiêm(nay là Thái Lan). B. Miến Điện(nay là Mianma)
C. Mã Lai(nay là Ma-lai-xi-a). D. Xing-ga-po
Câu 10. “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, đó là chủ trương của
A. Quốc tế thứ nhất.
B. Quốc tế thứ hai.
C. Mác và Ăng-ghen trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Quốc tế cộng sản.
Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH
BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)
Bài 11
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Câu 1: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau
ở Véc-xai( Nước Pháp) nhằm:
A. Kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
B. Bàn cách đối phó chống lại liên xô.
C. Bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở Châu âu.
D. Bàn cách hợp tác về quân sự.
Câu 2: Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị
Véc-Xai là :
A. Anh, Pháp Mỹ, Nhật. C. Pháp, Đức, Nga.
B. Mĩ, Anh, Đức,Ý. D. Tây Ban Nha, Nhật bản.
Câu 3: Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các
nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:
A. Tổ chức liên hợp quốc. C. Hội quốc Liên.
B. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội Tư bản.
Câu4: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
do :
A. Các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm1924-1929 dẫn đến
cung vượt qua cầu .
C. Người dân không đủ tiền mua hàng hoá.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.

Bài 12:
NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THẾ GIỚI
( 1918 – 1939 )

Câu 1. Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở
Đức?
A. Đức là nước bị tàn phá nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đức là nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Đức là nước thua trận và bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933.
D. Đức có ít thuộc địa và nghèo tài nguyên nhất trong hệ thống các nước tư bản chủ
nghĩa.
Câu 2.Tại sao Hít-le lại tiến hành khủng bố trước hết nhắm vào Đảng Cộng sản Đức?
A. Vì Đảng Cộng sản Đức là chính đảng lớn ở Đức.
B. Vì Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C. Vì Đảng Cộng sản Đức muốn xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đức.
D. Vì Đảng Cộng sản Đức tìm cách liên kết với các đảng tiến bộ khác.
Câu 3. Tháng 10 – 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên nhằm mục đích
A. không muốn thực hiện các thỏa thuận được kí kết với các nước thắng trận.
B. để được tự do hành động, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
C. để được tự do phát triển nền kinh tế, không bị ràng buộc bởi các nước tư bản khác.
D. để chuẩn bị cho hoạt động xâm lược thuận lợi hơn.
Câu 4. Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le, nền kinh tế Đức được phát triển theo
hướng
A. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp.
B. chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự.
C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
D.hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Câu 5. Việc làm đầu tiên của Hít-le sau khi lên nắm quyền ở Đức là
A. tập trung phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp nặng.
B. xây dựng quân đội thường trực mạnh chuẩn bị cho chiến tranh.
C. thiết lập nền chuyên chính, độc tài, công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ, trước
hết là Đảng Cộng sản.
D. tiến hành cải cách đất nước theo hướng dân chủ hóa
Bài 13:
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
( 1918 – 1939 )
Câu 1. Tổng thống nào của Mỹ thực hiện chính sách kinh tế mới để giải quyết khủng
hoảng?
A. Ru- dơ-ven. B. Tơ-ru-man.
C. Ai- xen-hao. D. Ken-nơ-đi.
Câu 2. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng
hoảng kinh tế của Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng. B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp. D. Đạo luật phục hưng thương
mại.
Câu 3. Mỹ đã tiến hành cải thiện quan hệ với các nước ở khu vực nào?
A. Châu âu. B. Châu phi.
C. Mỹ Latinh. D. Đông Nam Á.
Câu 4. Chính phủ Rudơven của Mỹ đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm
A. đặt quan hệ ngoại giao với liên xô.
B. biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm”.
C. cải thiện quan hệ với các nước Mỹ Latinh.
D. khống chế các nước Mỹ Latinh.
Câu 5. Đứng trước cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, tổng thống Rudơven đã duy trì
chế độ
A. dân chủ tư sản. B. cộng hòa tư sản.
C. độc tài phát xít. D. cộng hòa đại nghị.

Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử chính phần lịch sử thế giới hiện đại đã học
Niên Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
đại
I. Nước Nga - Tổng bãi công chính trị ở - Lật đổ chế độ Nga Hoàng
2-1917 (Liên Xô) Petơrograt. - Hai chính quyền song song
Cách mạng - Khởi nghĩa vũ trang tồn tại
dân chủ tư - Nga Hoàng bị lật đổ - Cách mạnh dân chủ tư sản
sản kiểu mới
11- Cách mạng - Chiếm các vị trí then chốt ở - Thành lập chính quyền Xô
1917 XHCN thủ đô. Viết do Lênin đứng đầu.
- Chiếm cung điện Mùa Đông - Đưa giai cấp công nhân và
- Toàn bộc chính phủ lâm thời nhân dân lao động Nga lên
tư sản bị bắt (trừ thủ tướng làm chủ đất nước.
Kerenxki) - Là tấm gương cổ vũ phong
trào CMTG đi theo con
đường CMVS.
1918- Chống thù - Quân đội 14 nước đế quốc - đẩy lùi cuộc tấn công của
1920 trong giặc câu kết với bọn phản động kẻ thù.
ngoài trong nước mở cuộc tấn công - Nhà nước Xô viết được bảo
vũ trang vào nước Nga Xô vệ và giữ vững.
Viết.
- Thực hiện chính sách cộng
sản thời chiến.
1921- Chính sách - Trong nông nghiệp thay thế - Hoàn thành công cuộc khôi
1925 kinh tế mới chế độ trưng thu lương thực phục kinh tế.
và công cuộc thừa bằng thu thuế lương - Phục vụ cho công cuộc xây
khôi phục thực. dựng chủ nghĩa xã hội ở một
kinh tế - Trong công nghiệp, tập số nước hiện nay.
trung khôi phục công nghiệp
nặng.
- Trong thương nghiệp: Tự do
buôn bán, phát hành đồng
Rup mới.
12- Liên bang - Gồm 4 nước Cộng hoà Xô - Tăng cường sức mạnh về
1922 CHXHCN viết đầu tiên là Nga, Ucraina, mọi mặt để xây dựng thành
Xô Viết Blorutxia và ngoại Cápcadơ. công CNXH.
thành lập
1925- Liên Xô xây - Thực hiện kế hoạch 5 năm - Đưa Liên Xô từ một nước
1941 dựng CNXH lần thứ nhất (1928-1932) nông nghiệp lạc hậu thành 1
- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai cường quốc công nghiệp
(1933-1937) XHCN, có nền văn hoá,
khoa học kỹ thuật tiên tiến
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 và vị thế quan trọng trên
(từ năm 1937) bị gián đoạn do trường quốc tế.
phát xít Đức tấn công 6-1941.
II. Các nước - Ký kết các hoà ước và các - Một trật tự thế giới mới
1919- TBCN hiệp ước phân chia quyền lợi. được thiết lập (trật tự
1922 - Hội nghị - Các nước tư bản thắng trận Vecxai-Oasinhtơn).
Véc xai và giành nhiều lợi lộc. - Mâu thuẫn giữa các đế
HNOasinhton - Các nước bại trận chịu nhiều quốc tiếp tục căng thẳng.
điều khoản nặng nề.
1918- Khủng hoảng - Nền KT bị chiến tranh tàn - Đẩy hệ thống TBCN vào
1923 kinh tế – phá, gặp rất nhiều khó khăn. tình trạng không ổn định.
Chính trị - Chính trị – Xã hội bất ổn - Tạo điều kiện cho phong
định, cao trào cách mạng trào CMTG phát triển mạnh,
dâng cao suốt những năm làm ra đời các ĐCS tổ chức
1918-1923 QTCS (1919).
1924- ổn định và - Các ngành công nghiệp phát - Tạo nên giai đoạn ổn định
1929 phát triển triển nhanh chóng. tạm thời của CNTB.
kinh tế - Là thời kỳ phồn vinh của - nảy sinh mầm mống dẫn
kinh tế Mỹ. tới khủng hoảng kinh tế.
- KT phát triển không đồng
bộ và thiếu kế hoạch, thiếu
điều tiết.
1929- Đại khủng - Nổ ra đầu tiên ở Mỹ, rồi lan - Tàn phá nặng nề nền kinh
1933 hoảng kinh tế khắp thế giới tư bản. tế, chính trị xã hội rối loạn,
- Kéo dài gần 4 năm (1929- phong trào CM bùng nổ.
1933) trầm trọng nhất là năm - Các nước TB tìm lối thoát
1932. bằng những con đường khác
nhau: Cải cách (Mỹ, Anh,
Pháp), thiết lập chế độ độc
tài phát xít (Đức, Italia, N B)
1933 Chủ nghĩa - 30/1/1933 Hít le lên làm - Mở ra thời kỳ đen tối trong
phát xít lên Thủ tướng Chính phủ, thiết lịch sử nước Đức.
cầm quyền ở lập chế độ độc tài phát xít ở - Báo hiệu nguy cơ chiến
Đức Đức. tranh thế giới.
- Thi hành chính sách chính
trị, kinh tế, đối ngoại phản
động nhằm phát động chiến
tranh phân chia lại thế giới.
1933- Chính sách - Thực hiện một hệ thống các - Cứu nguy chủ nghĩa tư bản
1935 mới (New chính sách, biện pháp của nhà Mỹ khỏi cơn nguy kịch.
deal) của nước trên các lĩnh vực KT tài - Làm cho nước Mỹ duy trì
tổng thống chính và chính trị xã hội.` được chế độ dân chủ tư
Mỹ Ru-dơ- sản ,không đi theo con
ven) đường chủ nghĩa phát xít.
Nửa Hình thành 2 - 1936-1937, khối phát xít - Quan hệ quốc tế căng
cuối khối đế quốc Đức, Italia, Nhật bản (còn gọi thẳng, dẫn tới bùng nổ cuộc
những đối địch nhau là trục tam giác Bðclin – chiến tranh thế giới lần thứ
năm Roma – Tôkiô) được hình hai.
1930 thành. .

You might also like