You are on page 1of 3

PHIẾU HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 11

Họ và tên………………………………………………………………
Lớp………………………………………………………..

I. Trắc nghiệm: 4 điểm


Câu 1: Giữa thế kỉ XVIII, kinh tế miền Bắc cuả Bắc Mĩ phát triển theo con đường nào?
A. Kinh tế đồn điền.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Nét nổi bật trong lĩnh vực công thương nghiệp ở Pháp vào cuối thể ki XVIII là:
A. Sản xuất được nhiều mặt hàng mĩ phẩm.
B. Công nghiệp nặng phát triển mạnh mẽ.
C. Công nghiệp chế biến trờ thành ngành kinh tế then chốt.
D. Các công ty thương mại buôn bán với nhiều nước châu Âu và châu Á.
Câu 3: Đến giữa thế kỷ XVIII, nước thực dân nào đã lập ra 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Pháp B. Anh C. Mĩ D. Đức
Câu 4: Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp (XVIII) là gì?
A. Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc
B. Phong kiến, Tăng lữ với nông dân
C. Nông dân với quý tộc phong kiến
D. Công nhân, nông dân với quý tộc
Câu 5: Trong đẳng cấp thứ ba gồm có các giai cấp, tầng lớp nào của xã hội Pháp?
A. Tư sản, nông dân B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. Tư sản, quý tộc phong kiến. D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
Câu 6: Ở Pháp, vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê. B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ. D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 7: Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX) là :
A. Hình thành thị trường dân tộc thống nhất.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
C. Xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội.
D. Xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 8: Giai cấp lãnh đạo chủ yếu trong các cuộc cách mạng tư sản chống chế độ phong kiến và
thực dân ở Anh, Pháp, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là:
A. Công nhân và nông dân. B. Nông dân và binh lính,
C. Tư sản, Quý tộc mới và chủ nô. D. Nông dân và quý tộc mới.
Câu 9: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn :
A. tự do cạnh tranh.
B. cải cách đất nước.
C. đế quốc chủ nghĩa.
D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 10: Nửa sau thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở
A. Châu Âu.
B. Đông Nam Á.
C. Đông Phi.
D. Tây Phi.
Câu 11: Đến thế kỉ XVII, ngành sản xuất nào trở nên có lợi nhất ở nước Anh?
A. Nông nghiệp.
B. Thủy tinh.
C. Len dạ.
D. Đồ gỗ.
Câu 12: Giữa thế kỉ XVIII, kinh tế miền Nam cuả Bắc Mĩ chủ yếu là:
A. Kinh tế đồn điền.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Câu 13: Trước cách mạng, nước Anh theo thể chế chinh trị nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hòa tư sản.
C. Ọuân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế.
Câu 14: Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu
thế kỉ XX) là:
A. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội.
D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 15: Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản Âu-Mĩ khi chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa là
A. chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ.
B. xâm lược thuộc địa bằng vũ lực.
C. tập thể hóa nông nghiệp.
D. quốc hữu hóa các xí nghiệp.
Câu 16: Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất ?
A. Đức. B. I-ta-li-a. C. Nhật D. Anh.
Câu 17: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một trong những quốc gia ở Châu Á đưa đất nước theo
con đường tư bản chủ nghĩa là:
A. Thụy Điển.
B. Phần Lan.
C. Nhật Bản.
D. Ba Lan.
Câu 18: Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa
rộng khắp ở nơi nào?
A. châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu.
B. châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ.
C. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
D. châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu.
Câu 19: Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công các
nước tư bản phương Tây đã tăng cường :
A. Hợp tác và mở rộng đầu tư.
B. Thu hút vốn đầu tư bên ngoài.
C. Xâm lược và mở rộng thuộc địa.
D. Tự do cạnh tranh trong nước.
Câu 20: Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Quân sự, văn hóa.
B. Văn hóa – giáo dục.
C. Chính trị, ngoại giao.
D. Khoa học – công nghệ.
Câu 21: Nội dung nào sau đây là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ.
B. Sự sáp nhập của các công ty độc quyền lũng đoạn.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển.
D. Khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
Câu 22. “ Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác- lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp
tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” là mục tiêu của cách
mạng tư sản nào?
A. Nga B. Pháp.
C. Anh. D. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Câu 23. Ý nghĩa của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là
A. lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
B. thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập Mĩ Latinh.
C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
Câu 24. Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
A. lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa.
C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
Câu 25. Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại khác nhau là do
A. điều kiện lịch sử. B. giai cấp lãnh đạo.
C. động lực cách mạng. D. nhiệm vụ cách mạng.

II. Tự luận: 6 điểm


Câu 1: Tại sao các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ lại đặt nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ
dân chủ? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp?
Câu 3:
-Phát hiện ảnh ( là những hình ảnh trong bài 2- SGK). Từ ảnh giới thiệu về nội dung ảnh đó
- tiềm năng, thách thức cửa CNTB hiện đại
- các giai đoạn phát triển của CNTB
Câu 4:
Em hãy rút ra đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Đặc điểm của CNTB hiện đại

You might also like