You are on page 1of 12

Câu 1: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật

Bản đã dần tư sản hóa?


A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Câu 2. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Liên bang.
Câu 3: Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
Câu 4: Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi thực hiện những cải cách về
tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội là gì?
A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây.
B. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
Câu 5: Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng tư sản triệt để.
C. Chiến tranh đế quốc.
D. Cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 6: Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ,thực dân
Anh đã thực hiện thủ đoạn
A. Dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. Loại bỏ các thế lực chống đối.
C. Câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ.
D. Chia để trị.
Câu 7: Chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ trong 20 năm
đầu (1885 – 1905) là
A. Ôn hòa.
B. Cải cách.
C. Cực đoan.
D. Bạo lực.
Câu 8: Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?
A. đồng ý những đòi hỏi.
B. đồng ý nhưng có điều kiện.
C. kìm hãm bằng mọi cách.
D. thẳng tay đàn áp.
Câu 9:“Ngày quốc tang” với nhân dân Ấn Độ là ngày
A. Ti lắc bị bắt.
B. Đảng Quốc đại tan rã.
C. Khởi nghĩa Bom bay thất bại.
D. Đạo luật chia cắt Ben- gan bắt đầu có hiệu lực.
Câu 10: Thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ vì
muốn
A. hạn chế quyền lực của tầng lớp phong kiến người bản xứ.
B. với tay quản lí chính quyền địa phương.
C. hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. mua chuộc tầng lớp phong kiến người bản xứ.
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai
cấp nào?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Binh lính.
Câu 12: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung
Quốc?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 13: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là gì?
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng Dân chủ tư sản.
C. Chiến tranh đế quốc.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu 14: Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là
A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.
B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.
C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.
D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.
Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của các
quốc gia nào dưới đây?
A. Mĩ và Pháp.
B. Anh và Đức.
C. Anh và Pháp.
D. Anh và Mĩ.
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của
nhân dân Lào?
A. Khởi nghĩa Chậu Pa chay.
B. Khởi nghĩa Pu côm bô.
C. Khởi nghĩa Ong kẹo.
D. Khởi nghĩa Pha ca đuốc.
Câu 17: Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản
chủ nghĩa là
A. Rama.       
B. Rama IV.
C. Rama V.      
D. Chulalongcon.
Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng
nổ cuối thế kỉ XIX là do
A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp
B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp
C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến
D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc
Câu 19: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến
thành thuộc địa vì
A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo theo khuôn mẫu từ các nước
phương Tây.
B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn, kêu gọi sự ủng hộ của Pháp.
C. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách
ngoại giao mềm dẻo.
D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.
Câu 20: Trước khi bị thực dân châu Âu xâm lược, ngành kinh tế nào phát triển ở
châu Phi?
A. Chăn nuôi.
B. Trồng trọt.
C. Dệt và gốm.
D. Luyện sắt.
Câu 21: Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu
tranh ở châu Phi?
A. Ai Cập.
B. Ê-ti-ô-pi-a.
C. Li-bê-ri-a.
D. Xu- đăng.
Câu 22: Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập
của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX?
A. sự bóc lột của giai cấp tư sản.
B. sự cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
C. buôn bán nô lệ da đen.
D. sự bất bình đẳng trong xã hội
Câu 23: Tác động của những chính sách do Mĩ đề ra đối với khu vực Mĩ Latinh
vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã
A. làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống chế độ tay sai thân Mĩ.
B. thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
C. thúc đẩy nền kinh tế Mĩ Latinh phát triển.
D. làm xuất hiện nhiều giai cấp mới.
Câu 24: Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm
A. Anh, Pháp, Nga.
B. Đức, Áo–Hung, Italia.
C. Anh, Đức, Italia.
D. Pháp, Áo-Hung, Italia.
Câu 25: Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ
hung hăng nhất vì :
A. có tiềm lực kinh tế và quân sự.
B. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
C. có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.
D. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.
Câu 26: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thắng nào của phe Hiệp ước đã
làm thất bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh ” của Đức
A. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ.
B. quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu và giành thắng lợi hoàn toàn.
C. quân Anh -Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ.
D. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ, quân Anh cũng đổ bộ lên
lục địa châu Âu.
Câu 27: Nguyên cớ nào dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
B. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.
C. Nga tấn công vào Đông Phổ.
D. phe Hiệp ước thành lập.
Câu 28: . Năm 1917 cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô Viết ra
đời, thông qua Sắc lệnh Hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến
A. ủng hộ phe Hiệp ước.
B. ủng hộ phe Liên minh.
C. chấm dứt chiến tranh.
D. ủng hộ nước Nga.
Câu 29. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh
tế Nhật Bản là gì?
A. Sản xuất quy mô lớn.
B. Công nghiệp phát triển.
C. Thương mại hàng hóa.
D. Nông nghiệp lạc hậu.
Câu 30: Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 31: Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế
nào?
A. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính trị đất nước.
B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời.
C. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
D. Chiếm ưu thế cạnh tranh với công ti độc quyền của các nước khác.
Câu 32: Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868, đưa Nhật Bản trở thành nước
A. đế quốc mạnh nhất thế giới.
B. công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới.
C. đế quốc duy nhất ở Châu Á.
D. nông nghiệp tiên tiến.
Câu 33: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 34: Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh

A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản.
B. bị bần cùng, nghèo đói, mất ruộng đất.
C. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến.
D. đời sống ổn định, phát triển.
Câu 35: Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài
chính trị?
A. Đảng Quốc dân Đại hội(Quốc đại) thành lập.
B. Đảng Quốc đại đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Anh.
C. Đảng Quốc đại trở thành Đảng cấm quyền.
D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trong xã hội.
Câu 36: Đảng Quốc đại là chính đảng cùa giai cấp nào?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Địa chủ.
Câu 37: Thực dân Anh thực hiện đạo luật Ben- gan nhằm mục đích gì?
A. Khai thác tài nguyên.
B. Phát triển kinh tế.vm
C. Ổn định xã hội.
D. Chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Câu 38: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì
A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền
thực dân Anh.
B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền
thực dân Anh.
C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính
quyền thực dân Anh.
D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của
chính quyền thực dân Anh.
Câu 39: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng
nào?
A. Đông đảo nhân dân.
B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời.
C. Giai cấp địa chủ phong kiến.
D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến.
Câu 40: Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu
tiên ở đâu?
A. Bắc Kinh.      
B. Vũ Hán.
C. Vũ Xương.       
D. Nam Kinh.
Câu 41: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi
(1911)?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc
C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc
Câu 42: Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là?
A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.
B. Một số người lãnh đạo Đồng Minh hội chủ trương thương lượng,nhượng bộ,
không kiên quyết.
C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.
D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách
mạng.
Câu 43: Vào cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX, ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 44: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của
nhân dân Campuchia?
A. Khởi nghĩa Hoàng thân Sivôtha.
B. Khởi nghĩa A- cha- Xoa.
C. Khởi nghĩa Pucômbô
D. Khởi nghĩa Commađam.
Câu 45: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo
khuôn mẫu từ
A. Các nước phương Đông.      
B. Các nước phương Tây.
C. Nhật Bản.       
D. Trung Quốc.
Câu 46: Giữa thế kỉ XIX, các nước Âu và Bắc Mĩ đua nhau bành trướng thế lực,
xâm chiếm thuộc địa ở hầu hết các nước Đông Nam Á vì căn bản đã hoàn thành
A. cách mạng công nghiệp.
B. cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. cách mạng tư sản.
D. cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 47: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất
nước.
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng
một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng
với các đế quốc Anh, Pháp.
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát
triển.
Câu 48: Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi
A. Kênh đào Xuy-ê hoàn thành.
B. Kênh đào Panama hoàn hành.
C. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ.
D. Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu.
Câu 49: Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là
A. Pêru.       
B. Haiti.
C. Mêhicô.       
D. Puéchiến tranhô Ricô.
Câu 50: Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ
Latinh phải tiếp tục đối mặt là
A. Tình trạng nghèo đói
B. Kinh tế, xã hội lạc hậu
C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo
D. Chính sách bành trướng của Mĩ
Câu 51: Mục đích của những chính sách mà Mĩ áp dụng tại các nước Mĩ Latinh là
A. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Bồ Đào Nha.
B. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
C. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Tây Ban Nha.
D. giành độc lập cho Mĩ Latinh.
Câu 52: Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc
“trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
A. vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới.
B. vấn đề thuộc địa.
C. chiến lược phát triển kinh tế.
D. mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại.
Câu 53: Năm 1916, Đức mở chiến dịch tấn công Véc-đoong nhằm
A. kết thúc chiến tranh.
B. gây thiệt hại nặng cho Pháp.
C. tiêu diệt quân chủ lực của Pháp.
D. gây thiệt hại nặng cho Pháp để kết thúc chiến tranh.
Câu 54: Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất,
đã
A. mở đầu chiến tranh.
B. gây cho Anh nhiều thiệt hại.
C. làm thất bại âm mưu đánh nhanh của Pháp.
D. buộc Mĩ phải tham chiến về phe Liên minh.
Câu 55: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 )
do
A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
C. sự hiếu chiến của đế quốc Đức.
D. chính sách trung lập của Mĩ.
Câu 56: Trong chiến thế giới thứ nhất( 1914-1918 ), nước nào được hưởng lợi
nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Nga.
Câu 57: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Thiên Hoàng. B. Tư sản. C. Tướng quân. D. Thủ tướng.
Câu 58: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ
XIX, Nhật Bản đã:
A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 59: Đến giữa TK XIX, Ấn Độ là thuộc địa của Đế quốc nào?
A. Nga. B. Anh. C. Nhật. D. Mĩ.
Câu 60: Trong Đảng Quốc đại, Tilắc là thủ lĩnh của phái
A. Lập hiến.        B. Ôn hòa. C. Cấp tiến.       D. Cộng hòa.
Câu 61: Thực dân Anh thực hiện đạo luật Ben gan nhằm mục đích gì?
A. Phát triển kinh tế. B. Ổn định xã hội.
C. Khai thác tài nguyên. D. Chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Câu 62: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là
A. Trần Thắng. B. Ngô Quảng.
C. Hồng Tú Toàn.        D. Chu Nguyên Chương.
Câu 63: Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là
A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.
B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.
C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.
D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.
Câu 64: Vào cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở
thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp.
Câu 65: Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân
hai nước Việt Nam và Campuchia là
A. Khởi nghĩa của Acha Xoa.       B. Khởi nghĩa của Pucômbô.
C. Khởi nghĩa của Commađam.       D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.
Câu 66: Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của
nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX?
A. sự bóc lột của giai cấp tư sản.
B. sự cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
C. buôn bán nô lệ da đen.
D. sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 67: Giữa TK XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Chiếm hữu nô lệ. B. Tư bản.
C. Phong kiến. D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 68: Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là
A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.
B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.
C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.
D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.
Câu 69: Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh
phải tiếp tục đối mặ là
A. Tình trạng nghèo đói.
B. Kinh tế, xã hội lạc hậu.
C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo.
D. Chính sách bành trướng của Mĩ.
Câu 70: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã lai. B. Xin ga po. C. Bru nây. D. Xiêm.

TỰ LUẬN

Câu 1: Vì sao trong hoàn cảnh của Châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã
thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc?

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:


+ Hầu hết các nước Châu Á vẫn còn đanh ở tình trạng lạc hậu, chế độ phong kiến đã lỗi
thời, nền kinh tế xã hội lạc hậu.
+Các nước Phương Tây: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh dẫn đến nhu
cầu lớn về thị trường và nguồn nguyên liệu. Châu Á trở thành mục tiêu xâm lược. Kết
quả hầu hết các nước bị bọn thực dân Phương Tây biến thành thuộc địa.
- Nhật Bản: chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng. Chủ nghĩa đế quốc Mĩ dùng
vũ lực gây sức ép buộc chính quyền Nhật Bản phải ký các hiệp ước bất bình đẳng và đòi
“mở cửa”. Nước Nhật đứng trước nguy cơ bị xâm nhập.
- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược là do kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị:
thực chất là một cuộc cách mạng tư sản đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
Nhật. Ba mươi năm cuối thế kỉ XIX, Nhật trở thành một đế quốc hùng mạnh duy nhất ở
Châu Á.
Câu 2: Từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam học tập
kinh nghiệm nào trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế ở nước ta hiện nay.
- Tiếp thu, cải tiến và áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Điều đó thể hiện rõ
thông qua đường lối đổi mới kinh tế.
- Nâng cao chất lượng giáo dục tạo nguồn nhân lực lao động chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nước

Câu 3: Phân tích nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 – 1918).

- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ
XIX- đầu thế kỉ XX dẫn tới so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi.
+ Đế quốc “già” (Anh, Pháp): hệ thống thuộc địa rộng lớn, vị trí kinh tế suy giảm. + Đế
quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản); ít thuộc địa, kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ
-Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc gay gắt về vấn đề thuộc địa, đặc biệt là Đức với âm
mưu giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Nhiều cuộc chiến tranh đế quốc nổ ra cuối
thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX: Trung-Nhật (1894-1895), Mĩ-Tây Ban Nha (1898), Nga-Nhật
(1904-1905)...
- Thái độ và hành động của đế quốc Đức làm cho quan hệ quốc tế căng thẳng ở châu Âu.
Hai khối quân sự đối đầu hình thành (Liên minh và Hiệp ước) ôm mộng xâm lược, cướp
đoạt và giành giật thị trường, tăng cường vũ trang.
- Như vậy, mâu thuẫn đế quốc về vấn đề thuộc địa (trước hết là giữa Anh và Đức) là
nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 4: Từ kết cục của Chiến tranh thế giớ thứ nhất Trách nhiệm của học sinh trong việc
chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới

Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù
địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực
trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia. Ra sức học tập,
nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn

Câu 5: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX
đến Nói cho tôi biết bạn muốn làm gì. đầu thế kỉ XX
-Quy mô: diễn ra liên tục, rộng lớn, quyết liệt, sôi nổi và đạt được những kết quả nhất
định.
- Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản.
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.
- Kết quả: đều thất bại.
- Tính chất: mang tính dân tộc sâu sắc.
- Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa
khu vực Châu Á. Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân
Trung Quốc và để lại những bài học kinh nghiệm cho cách mạng
Câu 6: Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương thể hiện như thế nào
trong giai đoạn hiện nay?
- Phát huy truyền thống đoàn kết chiến đấu trong lịch sử, xuất phát từ vị trí địa lí... -
Trong kinh tế: phát triển tiểu sông Mê Kong (Mianma, Campuchia, Lào, Thái Lan và
Việt Nam)

You might also like