You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT YÊN MÔ B

Năm học 2021-2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I -MÔN SỬ KHỐI 11


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở ĐNÁ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường 
B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ 
C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến 
D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
Câu 2: Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở
Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 
A. Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc 
B. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
C.  Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 
D.  Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực
Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất?
A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt 
B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh 
C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị 
D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản
Câu 4: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc
lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 
B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập 
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 
D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 5: Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét 
B. Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh 
C. Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia 
D. Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ
Câu 6: Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A.Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động 
B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản 
C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản 
D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản
Câu 7: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX? 
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo 
B. Khởi nghĩa Commađam 
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam 
D. Khởi nghĩa Chậu Pachay
Câu 8: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ
năm 1930?
A. Đảng Cộng sản Lào 
B. Đảng Cộng sản Việt Nam 
C. Đảng Cộng sản Campuchia 
D. Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 9: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã
thành lập tổ chức chính trị gì?
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương 
B.  Mặt trận Dân tộc Đông Dương 
C.  Mặt trận Giải phóng Đông Dương 
D.  Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
1
Câu 10: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương
lại bùng lên mạnh mẽ?
A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp 
B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp 
C. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp 
D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp
Câu 11: Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít? 
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức 
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ  
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít 
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít
Câu 12: Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối
đối ngoại như thế nào? 
A. Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít 
B. Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít 
C. Theo chủ nghĩa trung lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ 
D. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
Câu 13: Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít? 
A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít 
B.  Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô 
C.  Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình 
D.  Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Câu 14: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là
A. Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản 
B. Do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa 
C. Do cuộc khủng hoảng về kinh tế chính trị của các nước tư bản 
D. Sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc
Câu 15: Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn
tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước 
B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn 
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 
D. Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ
Câu 16: Từ con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ
hòa bình, an ninh thế giới là gì?
A. Phải giải hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc 
B. Phải có sự thống nhất về đường lối đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến 
C. Phải có sự nhân nhượng phù hợp với các thế lực hiếu chiến 
D. Chấp nhận hi sinh lợi ích của dân tộc để đổi lấy hòa bình
Câu 17: Sự kiện nào buộc Mĩ phải từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941. 
B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941. 
C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941. 
D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ ngày 11/12/1941.
Câu 18: Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện trong Chiến tranh
thế giới thứ hai là gì? 
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
B. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc 
C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao 
D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật
Câu 19: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?
A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa 
B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa 
C.  Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa 
D. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
Câu 20: Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc lại tạo cơ hội để các dân tộc thuộc địa đứng lên giành
độc lập? 
2
A. Do sự phát triển gay gắt của mâu thuẫn dân tộc 
B. Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và vô sản ở thuộc địa 
C. Do sự giúp đỡ của Liên Xô 
D. Do kẻ thù của các dân tộc thuộc địa đã bị tiêu diệt hoặc suy yếu
Câu 21: Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 mang
tính chất
A. xâm lược, phi nghĩa 
B. đế quốc, phi nghĩa 
C. phi nghĩa đối với các nước phát xít và chính nghĩa với các nước tư bản dân chủ 
D. đế quốc, xâm lược, phi nghĩa
Câu 22: Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?
A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc 
B.  Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ   
C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ 
D.  Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến
Câu 23:Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là gì?
A. Góp phần quan trọng.
B. Góp phần quan trọng.
C. Trụ cột, đóng vai trò quyết định.
D. Vai trò trực tiếp.
Câu 24: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào
đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu 
B. Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật 
C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít 
D. Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại
Câu 25: Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là 
A. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền  B. Là vùng tự trị của Trung Hoa 
C. Là một quốc gia tự do  D. Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa
Câu 26: Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?
A. Du kích  B.  Đánh vào tâm lí giặc 
C.  Đánh thần tốc  D. Vườn không nhà trống
Câu 27: Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”
của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?
A. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng.
C.  Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông.
D. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định.
Câu 28: Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là
A. Tập trung phát triển các hoạt động nội thương. 
B. Nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.
C. Không giao thương với thương nhân phương Tây 
D. Cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.
Câu 29: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực
nào?
A. Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. 
B. Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. 
C. Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn. 
D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 30: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh
xâm lược Việt Nam?
A.  Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với
Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì. 
B. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho
triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị 
C. Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì 

3
D. Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà
Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862
Câu 31: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn?
A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. 
B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. 
C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. 
D.  Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Câu 32: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong
kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Patơnốt 1884 B. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 D. Hiệp ước Hácmăng 1883
Câu 33: Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ
nhất?
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình
D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam
Câu 34: Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào
đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?
A.Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì 
B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng 
C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì 
D. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam
Câu 35: Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?
A. Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp 
B. Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì. 
C. Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược 
D. Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán
Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. 
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. 
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 4. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược có điểm gì nổi bật? Đặt
Việt Nam trong bối cảnh Châu Á và thế giới lúc đó em có suy nghĩ gì?
a/. Chính trị:
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền song chế độ phong
kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.......
b. Đối ngoại: Nhà nước có những chính sách sai lầm nhất là "cấm đạo", đuổi giáo sĩ phương Tây. Làm rạn
nứt khối đại đoàn kết dân tộc.
c. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Sa sút bởi ruộng đất phần lớn rơi vào tay địa chủ, cường hào, hạn hán, mất mùa, đói kém
xảy ra thường xuyên.
- Công thương nghiệp : Bị đình đốn lạc hậu do chính sách độc quyền về công thương và "bế quan tỏa cảng "
của nhà Nguyễn.
d.Quân sự: Lạc hậu….
e.Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra : Khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở Nam Định,Thái
Bình(1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình ( 1833)…
Suy nghĩ: Trong lúc Việt Nam đang suy yếu, khủng hoảng thì chủ nghĩa tư bản Âu – Mĩ đang đẩy
mạnh xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam và Đông Nam á là khu vực quan trọng, giàu tài
nguyên. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, vì vậy tất yếu Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của
thực dân phương Tây (Việt Nam cũng như các nước châu Á khác, đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
Câu 6. Đánh giá trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân
Pháp.

4
- Trong buổi đầu Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn cũng có quyết tâm trong việc chống giặc:
cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc ở Đà Nẵng; cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà Nội để giữ lấy
Bắc Kì…..
-Tuy nhiên
+ với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có
những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận, sai lầm làm cho
tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp
dẩy mạnh xâm lược.
+ Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng,bỏ lỡ nhiều cơ hội, sợ dân hơn sợ giặc, chủ yếu thiên
về thương thuyết, nghị hòa.
-Triều đình nhu nhược, quan lại hèn nhát, đường lối kháng chiến không đúng đắn: Nặng về phòng thủ, ít chủ
động tấn công.
Kết luận: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt Nam rơi vào tay Pháp.

You might also like