You are on page 1of 9

Câu 1.

Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga
Xô viết là
A. Nhà nước chỉ nắm ngành giao thông. B. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân
hàng.
C. Nhà nước không thu thuế lương thực. D. tư nhân được xây dựng xí nghiệp
nhỏ.
[<br>]
Câu 2. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có gì giống so
với tình hình nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng Mười năm 1917?
A. Bị các nước đế quốc liên kết tấn công vũ trang, bao vây cô lập.
B. Thù trong, giặc ngoài đe dọa đến chính quyền cách mạng.
C. Thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.
D. Hơn 90% dân số mù chữ, ngân sách nhà nước trống rỗng.
[<br>]
Câu 3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn

A. Sự hình thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc không thể dung hòa.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
[<br>]
Câu 4.Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân
quốc Việt Nam là mục đích của
A.Đông Kinh Nghĩa Thục. B.Việt Nam Quang phục hội.
C.Hội Duy Tân . D.cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì.
[<br>]
Câu 5: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã phản ánh điều gì?
A.Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân.
B.Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
C.Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
D.Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng giai
cấp.
[<br>]
Câu 6. “Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những
năm đầu thế kỉ XX có hạn chế lớn về xác định kẻ thù”. Đây là nhận định
A. đúng, vì phong trào chỉ xác định được một trong hai kẻ thù của nhân dân Việt
Nam.
B. sai, vì mục tiêu cao nhất của phong trào là đánh đuổi giặc Pháp để giành lại độc
lập.
C. sai, vì các sĩ phu yêu nước đều đưa khẩu hiệu đánh đuổi giặc Pháp gắn với “dân
chủ”.
D. đúng, vì các sĩ phu vẫn chưa xác định được đâu là kẻ thù chính của dân tộc Việt
Nam.
[<br>]
Câu 7. Trong các quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), quyết định nào đưa đến
sự phân chia thế giới thành hai cực trong quan hệ quốc tế?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
[<br>]
Câu 8: Liên hợp quốc đưa ra nguyên tắc hoạt động là tôn trọng quyền bình
đẳng,toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước dựa trên cơ sở nào sau
đây?
A. Muốn trực tiếp chống lại âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
B. Sự nhất trí của năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.
C. Khát vọng độc lập, bình đẳng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
D. Đây là những quyền tự nhiên của mỗi quốc gia, dân tộc.
[<br>]
Câu 9. “Định hướng Âu - Á” là chính sách đối ngoại của nước nào trong thập niên
90 của thế kỉ XX?
A.Liên bang Nga. B. Đức. C. Nhật Bản. D.
Pháp.
[<br>]
Câu 10. Ý nào sau đây không phản ánh đúng vị trí quốc tế của Liên Xô sau Chiến
tranh thế giới II đến năm 1991?
A. Liên Xô đi đầu trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, an ninh thế giới.
B. Liên Xô trở thành đối trọng với Mĩ trong trật tự thế giới đa cực.
C. Có nhiều đóng góp tích cực vào những hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc,
D. Có những đóng góp to lớn vào thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ.
[<br>]
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị của khu vực Đông Nam
Á có sự biến đổi sâu sắc vì
A. nhiều nước trở thành con rồng kinh tế.
B. các nước đã thành lập tổ chức ASEAN.
C. các nước trong khu vực đều giành được độc lập.
D. cuộc đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ phát triển.
[<br>]
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Sự giúp đỡ trực tiếp to lớn của Liên Xô.
C. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập.
D. Sự suy yếu của các nước Anh và Pháp.
[<br>]
Câu 13: Phương án Mao bát tơn mà người Anh thực hiện ở Ấn Độ phản ánh hình
thái nào của chủ nghĩa thực dân?
A.Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa đế quốc.
[<br>]
Câu 14: Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau
thế kỉ XX là do
A. xu thế liên kết khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
B. hai cường quốc Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
C. sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
D. sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ latinh sau khi giành độc lập.
[<br>]
Câu 15. Tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” của Mĩ trong thời kì hậu
Chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở nào?
A. Các nước đồng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự “đơn cực”.
B. Sức mạnh vượt trội về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật của Mĩ.
C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn trên trường quốc tế.
D. Hầu hết các nước mong muốn dựa vào Mĩ để phát triển kinh tế.
[<br>]
Câu 16: Tại sao các nước Tây Âu lại tham gia Định ước Henxinki năm 1975?
A.Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng.
B.Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ.
C.Do tác động của Chiến tranh lạnh kết thúc.
D.Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ.
[<br>]
Câu 17. GDP giành cho quốc phòng của Nhật Bản chỉ dưới 1% tổng GDP vì
A. nền công nghiệp quốc phòng của Nhật phát triển mạnh mẽ.
B. Nhật đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
C. Nhật thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.
D. Nhật đã có lực lượng quân đội thường trực hùng mạnh.
[<br>]
Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa vẫn còn tồn tại trong quan hệ giữa các nước.
B. Sự phân cực trong xã hội tiếp tục duy trì và ngày càng ra tăng ở các nước tư
bản.
C. Khả năng tự điều chỉnh và thích nghi kém nên thường xuyên khủng hoảng.
D. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã mất dần vai trò trong nền kinh tế.
[<br>]
Câu 19. Định ước Henxinki được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa
(1975) đã tạo ra một cơ chế để giải quyết các vấn đề
A. liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu. B. chống khủng bố ở
châu Âu.
C. liên quan kinh tế, tài chính ở châu Âu. D. văn hóa ở châu
Âu.
[<br>]
Câu 20. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở để Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu
với tham vọng làm bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.
B. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản.
C. Sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phong dân tộc.
[<br>]
Câu 21: Sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa trong thời kì Chiến tranh lạnh thể hiện qua sự kiện nào sau đây?
A. Chiến tranh Triều Tiên. B. Chiến tranh Đông Dương.
C. Chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam. D. Chiến tranh vùng vịnh.
[<br>]
Câu 22:Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, các xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo
Ban căng và một số nước châu Phi là một trong những
A. Di chứng của cuộc chiến tranh lạnh.
B. Biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố.
C. Sự trỗi dậy của các thế lực mới trong trật tự đa cực.
D. Sự tranh chấp quyền lực giữa các nước lớn.
[<br>]
Câu 23. Nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất là
A. Chính phủ Pháp. B. Tư sản mại bản.
C. Ngân hàng Đông Dương. D. Toàn quyền Đông Dương.
[<br>]
Câu 24. Ở Việt Nam, Nam đồng thư xã là cơ sở đầu tiên của tổ chức
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Phục Việt.
[<br>]
Câu 25. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có
điểm gì tương đồng so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1987 – 1914)?
A. Chỉ chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.
D. Không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
[<br>]
Câu 26. Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối
quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?
A. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.
B. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
D. Thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
[<br>]
Câu 27. Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây với
lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
C. Là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
D. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang khuynh hướng vô sản.
[<br>]
Câu 28: Ý nào sau đây phản ánh điểm tương đồng của ba tổ chức cách mạng ở
Việt Nam (1925 – 1930)?
A. Thành phần tham gia. B. Mục tiêu đấu tranh.
C. Tính chất điển hình. D. Địa bàn hoạt động.
[<br>]
Câu 29 : Vì sao trong gần một thế kỉ thực dân Pháp thống trị, các yếu tố kinh tế tư
bản đã du nhập vào nước ta nhưng Việt Nam không thể phát triển nền kinh tế tư
bản đúng nghĩa?
A. Vì những tàn tích phong kiến còn rất nặng nề trở thành cản lực đối với sự phát
triển.
B. Vì giai cấp tư sản Việt Nam không đủ thực lực để đưa nền kinh tế phát triển.
C. Vì giai cấp tư sản ra đời muộn nên không kịp nắm các lĩnh vực kinh tế chủ chốt.
D. Vì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam tạo ra nhiều cản lực đối với
sự phát triển.
[<br>]
Câu 30. Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về nhiệm vụ cách mạng
được xác định trong Cương lĩnh chính trị (năm 1930)?
A. Bao gồm nhiệm vụ dân tộc, dân chủ. B. Nhiệm vụ dân tộc được nhấn
mạnh hơn.
C. Phù hợp với tình hình Việt Nam. D. Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt
ngang nhau.
[<br>]
Câu 31. Trong khoảng ba thập niên đầu của thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ
ở Việt Nam có bước phát triển nào sau đây?
A. Các mâu thuẫn tồn tại trong xã hội về cơ bản đã được giải quyết.
B. Chuyển từ nhiệm vụ đấu tranh chống phong kiến sang chống đế quốc.
C. Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhất là nông dân.
D. Giai cấp mới bước lên vũ đài chính trị giành quyền lãnh đạo cách mạng.
[<br>]
Câu 32: Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập, trực
thuộc Quốc tế Cộng sản từ sau
A. Hội nghị thành lập Đảng. B. phong trào dân chủ 1936 - 1939.
C. cao trào kháng Nhật cứu nước. D. phong trào cách mạng 1930 -
1931.
[<br>]
Câu 33: Tổ chức chính trị nào là thành viên của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh?
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Đảng Dân chủ Việt Nam.
C. Đảng Thanh niên. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
[<br>]
Câu 34. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, tổ chức nào có
nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ cả nước về quân sự?
A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. B.Đội Việt Nam Tuyên truyền
giải phóng quân.
C. Đội Việt Nam giải phóng quân. D. Trung đội Cứu quốc quân.
[<br>]
Câu 35. Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào cách mạng
1930-1931 ở Việt Nam?
A.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
B. Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ và thất bại.
C. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
[<br>]
Câu 36. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở
Việt Nam?
A. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Là một phong trào hiếm có ở một nước thuộc địa.
C. Khẳng định những nhân tố đảm bảo cho cách mạng thắng lợi.
D. Đảng cộng sản Đông Dương chưa chủ trương đòi quyền lợi dân tộc.
[<br>]
Câu 37: Quá trình khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8-1945) là một bước
phát triển của cách mạng Việt Nam vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Thành lập được nhà nước của nhân dân lao động, do nhân dân làm chủ.
B. Tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng chế độ mới.
C. Giải quyết được yêu cầu số một của nhân dân là giành độc lập dân tộc.
D. Giành quyền làm chủ cho quần chúng ở nhiều địa phương trong cả nước.
[<br>]
Câu 38: Nhận định nào sau đây là đúng về chủ trương của Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?
A. Khẳng định lại nhiệm vụ chủ yếu được đề ra trong luận cương chính trị.
B. Là sự trở về đầy đủ với tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
C. Đưa nhân dân ta bắt đầu bước vào thời kì vận động giải phóng dân tộc.
D. Tiến hành cách cách mạng tư sản dân quyền với một nhiệm vụ giải phóng dân
tộc.
[<br>]

Câu 39. Phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939 và
phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực
tiễn
A. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là nhiệm vụ trực tiếp của cách
mạng.
B. Sức mạnh của lực lượng chính trị khi được kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ
trang.
C. Khả năng cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân khi được tổ chức và giác
ngộ.
D. Vai trò tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân của mặt trận dân tộc thống
nhất.
[<br>]
Câu 40: Tính chất dân tộc của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân lao động.
B. Góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới II.
C. Thành lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nhân dân.
[<br>]
Câu 41: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về lực lượng vũ trang trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Là nhân tố xung kích, giữ vai trò quyết định thành công của Tổng khởi
nghĩa.
B. Giữ vai trò quan trọng trong tổng khởi nghĩa, quyết định đến thắng lợi ở
nông thôn.
C. Ít về số lượng, thiếu về trang bị, nhưng có vai trò quan trọng trong vũ trang
tuyên truyền.
D. Lực lượng quan trọng, quyết định đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.
[<br>]
Câu 42: “Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…thực sự là nhà nước của dân do
dân vì dân”. Đó là mục đích của
A. cuộc Tổng tuyển của bầu Quốc hội khóa I (1946).
B. Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. mười chính sách của Mặt trận Việt Minh.
D. bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).
[<br>]
Câu 43. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng
2/1951) đã thông qua những văn kiện quan trọng nào?
A. Báo cáo Chính trị và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
D. Báo cáo Bàn về cách mang Việt Nam và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
[<br>]
Câu 44: Một trong những mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chủ
chương mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A. mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
B. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn ngoại giao.
C. giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.
D. giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.
[<br>]
Câu 45: Từ thu - đông năm 1953 đến xuân năm 1954, thực dân Pháp tập trung ở
đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 44 tiểu đoàn quân cơ động là để
A. giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường chính.
B. phá vỡ những cuộc tiến công lớn của Việt Minh ở chiến trường chính.
C. giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta đàm phán trên thế thua.
D. thực hiện tiến công chiến lược trên toàn Đông Dương.
[<br>]
Câu 46: Cuộc đấu tranh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt
Nam trong năm 1946 đã
A. buộc thực dân Pháp chấm dứt xung đột ở Nam Bộ.
B. làm cho tất cả người Pháp ủng hộ Việt Nam.
C. làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ vấn đề Việt Nam.
D. tỏ rõ thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
[<br>]
Câu 47. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam tác động như thế nào đến tình hình
thế giới?
A. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
B. Đánh dấu mốc hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. Mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Quyết định sự xói mòn và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.
[<br>]
Câu 48: Hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
của nhân dân Việt Nam là nơi
A. kẻ thù thực hiện chính sách bình định, chiếm đất.
B. đứng chân an toàn của bộ đội và dân quân du kích.
C. thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của kẻ thù xâm lược.
D. an toàn tuyệt đối để xây dựng lực lượng cách mạng.
[<br>]
Câu 49. Nội dung nào không phản ánh đúng hạn chế của Hiệp định Giơnevơ về
Đông Dương năm 1954?
A. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài.
B. Quá trình tập kết, chuyển quân tạo cho kẻ thù cơ hội gây rối loạn.
C. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước.
D. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài.
[<br>]
Câu 50: Tư tưởng chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954) là
A. một điển hình sáng tạo của Đảng và nhân dân ta trong kháng chiến.
B. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đối với cuộc kháng chiến của ta.
C. điều kiện không thể thiếu được cho sự bùng nổ của cuộc kháng chiến.
D. yếu tố quan trọng làm cho cuộc kháng chiến diễn ra trên cả nước.
[<br>]

You might also like